Đề tài Vài nét về chế độ và quá trình bầu cử của Hoa Kỳ

Sau hơn 200 năm lịch sử hình thành và phát triển, Hoa Kỳ từ 13 tiểu bang nhỏ bé ban đầu ở Bắc Mỹ đã trở thành một liên bang hùng mạnh với 50 tiểu bang, một quận thủ đô Columbia District (hay Washington D.C) và một số quốc đảo nhỏ. Theo bản Hiến pháp được Hội nghị Lập hiến soạn thảo năm 1787, chính quyền liên bang Hoa Kỳ là hệ thống tam quyền phân lập với việc phân chia quyền lực rõ ràng cho ba bộ phận độc lập của Nhà nước: Tổng thống, Quốc hội và Toà án. Trong đó, quyền hành pháp được trao cho Tổng thống, quyền Lập pháp cho Quốc hội và quyền tư pháp thuộc về Toà án. Nhưng trên thực tế thì Tổng thống Hoa Kỳ nắm giữ quyền lực lớn nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ: là người đứng đầu Nhà nước, người đứng đầu Chính phủ, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, người lãnh đạo Đảng chính trị mà Tổng thống đại diện, nhà ngoại giao chủ chốt của đất nước,. Và các cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ luôn thu hút được sự chú ý, sự quan tâm theo dõi trên toàn thế giới. Điển hình là năm 2004 vừa qua, cuộc cạnh tranh giữa hai ứng cử viên Geogre W.Bush và John Kerry vào chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ thực sự sôi động và thu hút không chỉ đối với người dân Hoa Kỳ mà còn đối với nhân dân thế giới nói chung. Điều này dẫn đến nhu cầu tìm hiểu về chế độ bầu cử ở Hoa Kỳ bao gồm bầu cử Tổng thống và bầu cử Quốc hội (Hạ viện và Thượng viện). Tuy nhiên, bầu cử Quốc hội tại Hoa Kỳ là một chế độ tương đối ổn định, không gây nhiều tranh cãi. Vì vậy, đó là lý do của việc báo cáo khoa học này nghiên cứu chủ yếu về bầu cử Tổng thống.

doc29 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vài nét về chế độ và quá trình bầu cử của Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Sau hơn 200 năm lịch sử hình thành và phát triển, Hoa Kỳ từ 13 tiểu bang nhỏ bé ban đầu ở Bắc Mỹ đã trở thành một liên bang hùng mạnh với 50 tiểu bang, một quận thủ đô Columbia District (hay Washington D.C) và một số quốc đảo nhỏ. Theo bản Hiến pháp được Hội nghị Lập hiến soạn thảo năm 1787, chính quyền liên bang Hoa Kỳ là hệ thống tam quyền phân lập với việc phân chia quyền lực rõ ràng cho ba bộ phận độc lập của Nhà nước: Tổng thống, Quốc hội và Toà án. Trong đó, quyền hành pháp được trao cho Tổng thống, quyền Lập pháp cho Quốc hội và quyền tư pháp thuộc về Toà án. Nhưng trên thực tế thì Tổng thống Hoa Kỳ nắm giữ quyền lực lớn nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ: là người đứng đầu Nhà nước, người đứng đầu Chính phủ, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, người lãnh đạo Đảng chính trị mà Tổng thống đại diện, nhà ngoại giao chủ chốt của đất nước,... Và các cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ luôn thu hút được sự chú ý, sự quan tâm theo dõi trên toàn thế giới. Điển hình là năm 2004 vừa qua, cuộc cạnh tranh giữa hai ứng cử viên Geogre W.Bush và John Kerry vào chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ thực sự sôi động và thu hút không chỉ đối với người dân Hoa Kỳ mà còn đối với nhân dân thế giới nói chung. Điều này dẫn đến nhu cầu tìm hiểu về chế độ bầu cử ở Hoa Kỳ bao gồm bầu cử Tổng thống và bầu cử Quốc hội (Hạ viện và Thượng viện). Tuy nhiên, bầu cử Quốc hội tại Hoa Kỳ là một chế độ tương đối ổn định, không gây nhiều tranh cãi. Vì vậy, đó là lý do của việc báo cáo khoa học này nghiên cứu chủ yếu về bầu cử Tổng thống. NỘI DUNG CHÍNH I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ BẦU CỬ HOA KỲ Luật bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ được quy định trong Điều 2 Hiến pháp Hợp chủng quốc với 4 điều khoản cụ thể. Theo đó, cứ 4 năm thì bầu Tổng thống 1 lần theo cơ chế đại cử tri. Không một người nào có quyền được bầu làm Tổng thống nếu không phải là công dân sinh ra trên đất Hoa kỳ, phải từ 35 tuổi trở lên và có trên 14 năm cư trú trên lãnh thổ Hợp chủng quốc. Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống điều hành bộ máy hành chính gồm hơn 3,1 triệu người, với 60 cơ quan độc lập, 14 bộ và Văn phòng Tổng thống. Ngoài ra, Tổng thống có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm nhiều quan chức chủ chốt trong nhánh hành pháp như các nhân viên Nhà Trắng, bộ trưởng các bộ, và những quan chức cao cấp trong các bộ và các cơ quan độc lập. Có thể vì vậy mà cơ chế bầu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ rất cụ thể, diễn ra trong một thời gian dài và chịu nhiều tác động của các tổ chức chính trị-xã hội. II. QUÁ TRÌNH BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ Các chính trị gia Hoa Kỳ cho rằng cách bầu cử Tổng thống của họ là một trong những tiến trình cởi mở và dân chủ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài thì đây lại là cuộc bỏ phiếu phức tạp nhất. Thông thường, đối với đa số các nước, bầu cử chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với Hoa Kỳ thì bầu cử kéo dài qua nhiều giai đoạn nhưng cơ bản thì có 2 giai đoạn chính: Bầu cử sơ bộ Đại hội đảng Tổng tuyển cử 1. Bầu cử sơ bộ Giai đoạn này có thể được coi là giai đoạn đề cử ứng cử viên Tổng thống. Các thủ tục, điều kiện đề cử ứng cử viên Tổng thống không được quy định rõ ràng trong Hiến Pháp và hệ thống này thường rất phức tạp và có thể coi là hỗn loạn, luôn ở trong tình trạng thay đổi liên tục. Và những ứng cử viên thành công nhất là người hiểu được những sự rắc rối và có thể xoay sở tốt với chúng. Có nhiều hình thức đề cử ứng cử viên Tổng thống: -Từ năm 1796: những nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ gắn liền với một trong số các chính Đảng thời đó họp mặt không chính thức để thoả thuận về những người được đề cử cho vị trí Tổng thống và phó Tổng thống của Đảng họ. Đây thường được gọi là “Họp kín để bầu lãnh tụ” (King Cancus). Chế độ này tồn tại trong gần 30 năm và tan vỡ vào năm 1824. -Sau năm 1824, các Hội nghị đề cử toàn quốc đã thay thế chế độ họp kín với sự tham gia của đại biểu các bang để chọn ra các ứng cử viên Tổng thống, phó Tổng thống và để thoả thuận về quy định và chính sách của họ. Trong suốt thế kỷ XIX sang thế kỷ XX, các hội nghị đề cử được điều hành bởi lãnh đạo Đảng ở các bang, những người này sử dụng ảnh hưởng của mình để chọn ra các đại biểu của bang họ. Nhưng về sau thì cho phép Đảng viên của các bang được lựa chọn đại biểu dự Hội nghị trong các cuộc bầu cử sơ bộ. Cho đến năm 1916, hơn một nửa các bang tổ chức bầu cử Tổng thống sơ bộ.Và đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, sau bầu cử sơ bộ, các ứng cử viên còn có thể thông qua việc xuất hiện trên truyền hình để thể hiện sức lôi cuốn, sự nổi tiếng và khả năng trúng cử của mình. Jonh Kennedy, Richard Nixon đã từng thành công phần lớn là nhờ vào hình thức này. Trong giai đoạn này có rất nhiều biến cố xảy ra và nhờ nó mà tiến trình bầu cử sơ bộ thay đổi rất nhiều, có rất nhiều cải cách. Vào năm 1831, một Đảng nhỏ chiếm thiểu số là đảng Chống Mason họp mặt tại thành phố Baltimore, bang Maryland, để lựa chọn ứng cử viên và xây dựng một cương lĩnh gồm các nguyên tắc và chính sách một chính Đảng hoặc ứng cử viên sẽ áp dụng. Và ngay năm sau đó, các đảng viên đảng Dân Chủ họp trong cùng địa điểm để chọn ra những ứng cử viên của họ. Ngoài ra, Chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ giữa những năm 1960 và kéo dài sang những năm 1970, đã gây chia rẽ trong nội bộ đảng Dân Chủ, tạo ra sức ép đòi cải cách hơn nữa. Đó là những cuộc biểu tình mạnh mẽ của phong trào phản chiến trên các đường phố của Chicago, năm 1968. Bất chấp việc đó, đảng Dân Chủ đã chọn phó Tổng thống Hubert Humphrey, người trước đó quyết định không tham gia bất cứ cuộc bầu cử sơ bộ nào của đảng Dân Chủ và do đó trở thành đối tượng của những hoạt động đấu tranh phản chiến. -Ngày nay, nhờ những cải cách lớn mà các Đảng viên Dân Chủ tiến hành ở trên đã khuyến khích hầu hết các chính quyền bang, chính phủ lập ra luật bầu cử cho cư dân của mình, tổ chức bầu cử sơ bộ. Theo quy định hiện nay, một cuộc bầu cử sơ bộ là một cuộc bầu cử giữa những người ủng hộ cùng một Đảng để chọn ra những ứng cử viên của Đảng đó sẽ tham gia cuộc tổng tuyển cử. Tuỳ theo luật pháp của từng bang, cử tri có thể bỏ phiếu trực tiếp cho các ứng cử viên Tổng thống của một Đảng hoặc có thể bỏ phiếu gián tiếp cho những đại biểu dự Hội nghị đề cử - những người cam kết sẽ ủng hộ ứng cử viên đó. Ngoài ra, các bang có thể lựa chọn một cách khác là tổ chức họp kín - hội nghị đa cấp. Trong đó:các Đảng viên sống trong một khu vực địa lý tương đối nhỏ - một phân khu cục bộ - họp mặt và bầu cho những đại biểu cam kết sẽ ủng hộ những ứng cử viên nhất định.Những đại biểu này đại diện cho cho phân khu của mình tại Hội nghị cấp hạt chọn ra những đại biểu để tham dự hội nghị cấp bang.Các đại biểu tại Hội nghị cấp bang chọn đại biểu đại diện cho bang đó tại hội nghị toàn quốc. Ví dụ như cuộc họp kín ở IOWA: 1.Các buổi họp kín được tổ chức tại hơn 2000 phân khu trên khắp bang Iowa để chọn ra hơn 1500 đại biểu dự 99 hội nghị cấp hạt. 2.Các hội nghị được tổ chức ở các hạt để chọn ra hơn 3000 đại biểu tham gia 5 hội nghị của khu vực bầu cử Quốc hội. 3.Các hội nghị được tổ chức tại các khu vực bầu cử Quốc hội để chọn ra các đại biểu của vùng tham dự hội nghị toàn quốc của Đảng.Đây cũng là những đại biểu tham dự hội nghị của bang. 4.Các hội nghị của bang bầu chọn những đại biểu đại diện bang để tham dự hội nghị toàn quốc của Đảng. Các Đảng viên Dân Chủ cũng lựa chọn các đại biểu là lãnh đạo Đảng ở bang và các quan chức được bầu. Hệ thống này kéo dài , đòi hỏi mất nhiều thời gian song việc ủng hộ các ứng cử viên về cơ bản được quy định ở vòng bỏ phiếu đầu tiên. Số lượng đại biểu tới Hội nghị toàn quốc dựa vào: dân số của bang, sự ủng hộ trước đây của bang đó đối với các ứng cử viên Tổng thống của Đảng, số lượng các quan chức được bầu và lãnh đạo Đảng đang phục vụ trong cơ quan công quyền. Hệ thống bầu cử này có nhiều khác nhau giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà. -Đối với các đảng viên Dân Chủ: Chỉ có những đảng viên Dân Chủ có đăng ký, sống trong phân khu và đủ tư cách bỏ phiếu mới được tham gia. Những người tham gia được yêu cầu gia nhập những nhóm ủng hộ cho các ủng hộ cho các ứng cử viên. Để đủ điều kiện tồn tại, một nhóm phải gồm ít nhất 15% số người có mặt. Những nhóm không đủ điều kiện sẽ bị giải tán. -Đối với các đảng viên Cộng Hoà: Những người tham gia phải có đủ tư cách bỏ phiếu song không nhất thiết phải đăng ky là đảng viên Cộng Hoà, họ bỏ phiếu ủng hộ ứng cử viên Tổng thống trong một cuộc bỏ phiếu kín. Các lá phiếu được xếp thành bảng trên cơ sở toàn bang. Những đại biểu tham dự hội nghị cấp hạt sau đó được lựa chọn bởi bất kỳ phương pháp nào mà hội nghị họp kín chọn, hoặc bằng cách bầu cử trực tiếp hoặc cân đối trên cở sở bỏ phiếu thử. Tuy nhiên, giữa hai Đảng vẫn có hai khuynh hướng chung quan trọng: -Ngày càng có nhiều bang chuyển các cuộc bầu cử sơ bộ và họp kín của họ đến thời điểm khởi đầu quá trình bầu cử nhằm tạo ra nhiều ảnh hưởng hơn đối với việc lựa chọn người được đề cử, khuyến khích các ứng cử viên giải quyết những nhu cầu và lợi ích của bang và chi tiền của chiến dịch tranh cử vào để giải quyết những vấn đề đó. -“Khu vực hoá”: các bang hợp tác với nhau để tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ và họp kín của họ vào cùng một thời điểm để tối đa hoá ảnh hưởng đối với một khu vực. Điều này buộc các ứng cử viên bắt đầu chiến dịch tranh cử sớm hơn để có thể kiếm được một chỗ đứng tại những bang tổ chức các cuộc bầu chọn ban đầu. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền thanh và truyền hình, cộng với sự ủng hộ của lãnh đạo Đảng tại bang đã đóng một vai trò rất quan trọng để các ứng cử viên có thể quan tâm tới tất cả các cử tri ở những bang mà có tổ chức bầu cử sơ bộ vào cùng một ngày. Việc này đem lại lợi ích rất to lớn cho những ứng cử viên được thừa nhận trên toàn quốc, ví dụ như Tổng thống đương nhiệm, thống đốc của các bang lớn, các Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ, những người có khả năng tiếp cận tiền bạc, giới truyền thông và sự hỗ trợ của các tổ chức kinh tế và xã hội. Năm 2004, 8 ứng cử viên Dân Chủ đã gây quỹ khoảng 25 triệu đô-la và chi 7 triệu đô-la tính đến ngày 31/3/2003. Trong số các ứng cử viên này, những người có ghế trong Quốc hội gây được quỹ nhiều nhất, thuê những cố vấn chính trị nổi tiếng nhất, bắt đầu xây dựng những tổ chức tiến hành những chiến dịch vận động tranh cử lớn nhất. Những cải cách trong quá trình đề cử ứng cử viên Tổng thống đã tạo cơ sở cho sự tham gia của dân chúng: Năm 1968: 12 triệu người bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sơ bộ, gần 11% số dân trong độ tuổi bầu cử. Năm 2000: 35 triệu người tham gia trong đó: 20 triệu người bỏ phiếu bầu chọn Geogre W Bush và các đối thủ của đảng Cộng Hoà, 15 triệu người bỏ phiếu bầu chọn Al Gore và các ứng cử viên của đảng Dân Chủ. Nhìn chung, đây là bước đầu tiên để chọn ứng cử viên Tổng thống của mỗi Đảng. ở hầu hết các nước, các Đảng tự chọn ứng cử viên. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, các cử tri tuyên bố ủng hộ Đảng này hay Đảng khác chọn ra một người từ danh sách ứng cử viên. Các ứng cử viên, cạnh tranh với chính thành viên của Đảng mình, phải giành đủ sự ủng hộ của các bang trong vòng đầu để có được đại đa số đại biểu tại đại hội Đảng. Một số bang như Iowa, sử dụng hệ thống họp kín, chứ không phải bỏ phiếu sơ bộ, để chọn ra ứng cử viên. Họp kín phức tạp hơn và hoạt động bằng cách chọn các đại biểu qua rất nhiều giai đoạn. SỐ LƯỢNG CÁC CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG SƠ BỘ VÀ TỶ LỆ % CÁC ĐẠI BIỂU HỘI NGHỊ TỪ CÁC BANG CHỦ YẾU TÍNH THEO ĐẢNG NĂM 1912-2000   Đảng Dân Chủ  Đảng Cộng Hoà   Năm  Số các cuộc bầu cử sơ bộ ở bang  % đại biểu từ các bang chủ yếu  Năm  Số các cuộc bầu cử sơ bộ ở bang  % đại biểu từ các bang chủ yếu   1912  12  32.9  1912  13  41.7   1916  20  53.5  1916  20  58.9   1920  16  44.6  1920  20  57.8   1924  14  35.5  1924  17  45.3   1928  17  42.2  1928  16  44.9   1932  16  40.0  1932  14  37.7   1936  14  36.5  1936  12  37.5   1940  13  35.8  1940  13  38.8   1944  14  36.7  1944  13  38.7   1952  15  18.7  1952  13  39.0   1956  19  42.7  1956  19  44.8   1960  16  38.3  1960  15  38.6   1964  17  45.7  1964  17  45.6   1968  17  37.5  1968  16  34.3   1972  23  60.5  1972  22  52.7   1976  29  72.6  1976  28  67.9   1980  31  74.7  1980  35  74.3   1984  26  62.9  1984  30  68.2   1988  34  66.6  1988  35  76.9   1992  39  78.8  1992  38  80.4   1996  34  62.6  1996  43  90.0   2000  40  85.7  2000  43  93.1   (Nguồn: số liệu của Uỷ ban Quốc gia của đảng Dân Chủ, Uỷ ban Quốc gia của đảng Cộng Hoà và Uỷ ban bầu cử Liên Bang) 2. Đại hội Đảng Những thay đổi trong quá trình đề cử ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ đã làm suy giảm tầm quan trọng của Hội nghị đề cử quốc gia. Thực tế thì những người được đề cử ra ứng cử viên Tổng thống được xác định bởi cử tri vào giai đoạn tương đối sớm trong quá trình đề cử. Tuy nhiên, các hội nghị này vẫn là một trong những sự kiện lớn trên chính trường Hoa Kỳ, được truyền hình Hoa Kỳ phát sóng hàng năm. Việc này chỉ nhằm mục đích là thông tin đến cử tri, huy động sự ủng hộ và tạo nên sự hứng khởi trong các đảng viên về ứng cử viên của Đảng mình, tập trung sự chú ý của đất nước vào cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Mỗi bang tới phòng họp với đại biểu và biểu ngữ tuyên bố ứng cử viên Tổng thống nào được hậu thuẫn. Đại biểu từ mỗi bang chính thức chọn ủng hộ ứng cử viên Tổng thống nào. ứng cử viên giành được sự ủng hộ của nhiều đại biểu nhất là chiến thắng. Và người giành chiến thắng cũng đề cử nhân vật liên danh chức phó Tổng thống với mình. Quá trình đề cử ứng cử viên Tổng thống chưa phải là hoàn thiện song trong những thế kỷ gần đây nó đã nâng cao sự tham gia của công chúng, cải thiện tính đại diện về dân số học, củng cố quan hệ giữa các Đảng viên bình thường và các ứng cử viên. Quá trình này tạo lợi thế cho những ứng cử viên nổi tiếng hơn, có thể quyên góp được nhiều tiền hơn, có thể tổ chức chiến dịch tranh cử tạo hiệu quả nhất và tạo nhiều sự hứng khởi nhất, trong cử tri ngay từ giai đoạn đầu tiên trong mùa bầu cử sơ bộ. 3. Tổng tuyển cử Vào ngày thứ ba tiếp sau ngày thứ hai đầu tiên trong tháng 11 vào những năm chia hết cho 4, là ngày tổng tuyển cử Tổng thống Hoa Kỳ. Thực chất là để ấn định thành phần cử tri đoàn. Công dân Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên sẽ được đi bầu cử nếu có đăng ký. Công dân Hoa Kỳ là tất cả người dân tại nước này, kể cả quân nhân, sỹ quan, viên chức, chuyên gia, và nhà ngoại giao của Hoa Kỳ đang có mặt ở các nước trên thế giới. Ngay cả những người đang ở trong tù cũng được bầu Tổng thống nếu tội án dưới 3 năm. 3.1.Vai trò người điều hành bầu cử Do bản chất địa phương của các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ nên có hàng ngàn người điều hành bầu cử chịu trách nhiệm tổ chức và tiến hành bầu cử. Đó là việc định ngày cho các cuộc bầu cử, chứng nhận tính hợp lệ của các ứng cử viên, đăng ký cho cử tri hợp lệ, chuẩn bị danh sách cử tri, lựa chọn các thiết bị phục vụ bầu cử, thiết kế lá phiếu, tổ chức lực lượng nhân viên điều hành việc bỏ phiếu trong ngày bầu cử, lập bảng kết quả bỏ phiếu và chứng nhận kết quả. Đây là một công việc đòi hỏi sự chính xác rất cao, vì vậy người điều hành bầu cử, thường là một nhân viên hồ sơ của quận hoặc thành phố, có một trách nhiệm nặng nề. Họ chịu trách nhiệm đăng ký cử tri trong suốt cả năm và xác định xem ai là người đủ điều kiện bỏ phiếu trong cuộc bầu cử. Họ phải thiết kế lá phiếu cho cuộc bầu cử để đảm bảo rằng tát cả các ứng cử viên được chứng nhận đều được liệt kê và tất cả những vấn đề cần quyết định đều được trình bày chính xác, càng đơn giản và càng rõ ràng càng tốt. Ngoài ra, họ còn phải lựa chọn những thiết bị bầu cử cụ thể sẽ sử dụng sao cho phù hợp với lá phiếu. Và họ chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo quản các thiết bị này trong thời gian giữa các cuộc bầu cử. Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của họ là thuê và huấn luyện một đội ngũ nhân viên tương đối lớn để có thể làm việc trong một ca dài khoảng từ 10h đến 15h trong ngày bầu cử. Công việc của họ thực sự khó khăn khi thiết bị bầu cử và mẫu lá phiếu thay đổi trong thời gian giữa các cuộc bầu cử. Trong hoàn cảnh này thì những công việc như kiểm tra tư cách cử tri phải giao cho những tình nguyện viên của các chính đảng lớn. 3.2.Quá trình bỏ phiếu Mỗi địa hạt đều có phòng bầu cử dành cho dân trong khu vực và có thể thay đổi mỗi năm. Thùng phiếu có thể tại một nhà chứa xe của một người phục vụ cộng đồng, có thể tại một trường học, hay một cơ quan. Giờ bầu cử khác nhau tuỳ vùng và tiểu bang, nhưng thông thường từ 7h sáng đến 8h tối theo giờ địa phương. Tại văn phòng bầu cử, ban vận động thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho đảng của họ một lần nữa. Mặc dù trước đó người ta đã nhận truyền đơn, điện thoại “quảng cáo” về các ứng cử viên. Trước khi vào phòng phiếu, nhân viên ban bầu cử hướng dẫn cách dùng máy bỏ phiếu mặc dù các cử tri đã biết. Đối với việc bỏ phiếu, Hoa Kỳ có rất nhiều loại thiết bị bầu cử và công nghệ này được thay đổi liên tục. Trước đây, khi công nghệ bầu cử chưa được hiện đại hoá thì đó là những lá phiếu đánh dấu “X” bên cạnh tên ứng cử viên được chọn. Tuy nhiên, tính đến năm 2004 thì đã có 6 hệ thống bỏ phiếu được sử dụng mang tính hiện đại hoá rất cao. Đó là: -Đục lỗ thẻ: Cử tri bấm lỗ bên cạnh sự lựa chọn của mình trên phiếu bầu giấy. Loại này chiếm 13,7% tổng số phiếu. -Cần gạt: Cử tri gạt một chiếc cần nhỏ bên cạnh tên của những ứng cử viên mình chọn, 14%. -Phiếu scan trên máy tính: Cử tri điền vào lá phiếu trên máy. Hình thức này chiếm 34,9%. -Thiết bị điện tử ghi nhận trực tiếp: Cử tri chọn ứng cử viên trực tiếp trên máy, 29,3%. -Phiếu giấy: Cử tri đánh dấu trên giấy và phiếu được kiểm bằng tay, 0,7%. -Hỗn hợp: Các thành phố trong mỗi hạt sử dụng các loại máy khác nhau. Trên đây là những hình thức bỏ phiếu trực tiếp hay còn gọi là bỏ phiếu kín, ngoài ra dân Hoa Kỳ có quyền không đi bầu nếu họ không thích cả hai vị ứng cử viên Tổng thống. Tuy nhiên, nếu muốn dự phần trong cuộc bầu cử dù ở đâu người ta cũng có thể bầu qua thể thức vắng mặt. Phong bì đã được gửi đến cho từng công dân Hoa Kỳ đã đăng ký vài tháng trước khi cuộc đua vẫn chưa đến luc căng thẳng. Sống ở nước ngoài, công dân Hoa Kỳ chỉ việc gửi thư của mình về tiểu bang đã đăng ký và chờ kết quả. Nhiều cử tri gặp khó khăn về phương tiện đi lại hay không thích đến những cơ sở bỏ phiếu kín thì bầu theo thể thức này, nhưng phải theo thời hạn quy định của từng tiểu bang và có xác nhận ngày gửi để xác minh tính trung thực. 3.3.Kiểm phiếu Hiện nay, có một điều khoản mới là “bỏ phiếu sớm”. Theo đó, các máy bầu cử được đặt trong các siêu thị và những nơi công cộng khác trong vòng 3 tuần trước ngày bầu cử. Các công dân có thể tiện đường ghé vào để bỏ phiếu. Và tỷ lệ công dân bỏ phiếu trước ngày bầu cử tăng lên nên ngày thứ 3 đầu tiên sau ngày thứ 2 đầu tiên trong tháng 11 có thể được coi là ngày kiểm phiếu. Những lá phiếu này chỉ được kiểm vào cuối ngày bầu cử nhằm mục đích là để trước khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa không có thông tin nào được tiết lộ về việc ứng cử viên nào đang dẫn điểm hay tụt lại sau. 3.4.Đại cử tri Khi cử tri Hoa Kỳ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống, nhiều người cho rằng họ đang tham gia vào một cuộc bầu cử Tổng thống trực tiếp. Về mặt pháp lý thì điều đó không đúng vì sự tồn tại của chế độ đại cử tri, một di sản Hiến pháp thế kỷ XVIII. Đại cử tri là tên đặt cho một nhóm “các đại biểu cử tri”, được các nhà hoạt động chính trị và thành viên các Đảng ở các bang đề cử. Khi đã cam kết với ứng cử viên này hoặc ứng cử viên kia, vào ngày bầu cử các đại biểu này được bầu theo phương thức phổ thông. Hoạt động của đại cử tri: Các cử tri đã đăng ký ở 50 bang và Quận Colombia bỏ phiếu bầu Tổng thống và phó Tổng thống vào thứ 3 đầu tiên sau thứ 2 đầu tiên của tháng 11 trong năm bầu cử. Những ứng cử viên naò giành thắng lợi trong cuộc bầu phiếu phổ thông ở bang thường giành được tất cả số phiếu bầu của đại biểu ở ba