Lãi suất là một phạm trù kinh tế quan trọng và phức tạp, diễn biến của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các chủ thể kinh tế về đầu tư, chi tiêu, tiết kiệm Về phía nhà nước, nhà nước sử dụng lãi suất làm công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh thị trường và các quan hệ kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Còn đối với các doanh nghiệp, lãi suất - đặc biệt là lãi suất tín dụng ngân hàng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Như vậy có thể nói, các chính sách vĩ mô thông qua việc điều chỉnh lãi suất của Chính phủ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp.
Trong thời gian vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính bắt đầu bằng khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007 và lan rộng trên phạm vi toàn thế giới trong 2008-2009 đã ảnh hưởng tiêu cực, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng chậm ở hầu hết các nước khác. Hệ thống tài chính Việt Nam mặc dù chưa hòa nhập chung với hệ thống tài chính toàn cầu nhưng cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, đó là việc chi phí vốn trở nên đắt đỏ, tín dụng dành cho doanh nghiệp khan hiếm và lãi suất vay vốn tăng cao, nhất là vào giữa năm 2008. Bên cạnh đó, một loạt các chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lạm phát của Chính phủ làm các doanh nghiệp càng khó khăn trong việc huy động vốn.
Trước tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn thua lỗ thậm chí đứng bên bờ vực phá sản, thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và một số quyết định khác về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh. Đây là một trong những chiến lược kích cầu, tăng đầu tư nhằm khôi phục sản xuất của Chính phủ Việt Nam nhằm nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi suy thoái. Có thể nói chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ tới các doanh nghiệp là “chiếc phao” cứu các doanh nghiệp ra khỏi khủng hoảng.
Chương trình hỗ trợ lãi suất hiện nay vẫn đang trên lộ trình thực hiện, tuy nhiên do tính thực tiễn và những ảnh hưởng sâu sắc của chính sách đến nền kinh tế nước ta nên nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Vài nét về chương trình hỗ trợ lãi suất 2009 của Chính phủ và tác động của nó đến các doanh nghiệp”.¬¬¬¬¬¬
28 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vài nét về chương trình hỗ trợ lãi suất 2009 của Chính phủ và tác động của nó đến các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần I: MỞ ĐẦU
Lãi suất là một phạm trù kinh tế quan trọng và phức tạp, diễn biến của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các chủ thể kinh tế về đầu tư, chi tiêu, tiết kiệm… Về phía nhà nước, nhà nước sử dụng lãi suất làm công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh thị trường và các quan hệ kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Còn đối với các doanh nghiệp, lãi suất - đặc biệt là lãi suất tín dụng ngân hàng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Như vậy có thể nói, các chính sách vĩ mô thông qua việc điều chỉnh lãi suất của Chính phủ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp.
Trong thời gian vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính bắt đầu bằng khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007 và lan rộng trên phạm vi toàn thế giới trong 2008-2009 đã ảnh hưởng tiêu cực, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng chậm ở hầu hết các nước khác. Hệ thống tài chính Việt Nam mặc dù chưa hòa nhập chung với hệ thống tài chính toàn cầu nhưng cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, đó là việc chi phí vốn trở nên đắt đỏ, tín dụng dành cho doanh nghiệp khan hiếm và lãi suất vay vốn tăng cao, nhất là vào giữa năm 2008. Bên cạnh đó, một loạt các chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lạm phát của Chính phủ làm các doanh nghiệp càng khó khăn trong việc huy động vốn.
Trước tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn thua lỗ thậm chí đứng bên bờ vực phá sản, thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và một số quyết định khác về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh. Đây là một trong những chiến lược kích cầu, tăng đầu tư nhằm khôi phục sản xuất của Chính phủ Việt Nam nhằm nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi suy thoái. Có thể nói chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ tới các doanh nghiệp là “chiếc phao” cứu các doanh nghiệp ra khỏi khủng hoảng.
Chương trình hỗ trợ lãi suất hiện nay vẫn đang trên lộ trình thực hiện, tuy nhiên do tính thực tiễn và những ảnh hưởng sâu sắc của chính sách đến nền kinh tế nước ta nên nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Vài nét về chương trình hỗ trợ lãi suất 2009 của Chính phủ và tác động của nó đến các doanh nghiệp”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài chỉ là xem xét một cách tổng quát về chương trình hỗ trợ lãi suất nằm trong gói kích cầu đầu năm 2009 của Chính phủ Việt Nam và tác động sơ bộ của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó tiểu luận đưa một số nhận xét, giải pháp đề xuất nhằm thực hiện tốt chương trình và một số giải pháp vĩ mô khác có thể giúp Việt Nam hạn chế tối đa những tác động xấu của cuộc khủng hoảng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu chương trình cho vay hỗ trợ theo lãi suất 4% của Chính phủ theo quyết định số 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và những tác động tới nền kinh tế Việt Nam từ tháng 02 tới đầu tháng 06 năm 2009.
Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã sử dụng các phương pháp thống kê, suy luận, phân tích kinh tế trên cơ sở phương pháp duy vật biên chứng.
Do thời gian thực hiện tiểu luận có hạn và tầm hiểu biết còn chưa sâu rộng nên bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những sai sót. Nhóm nghiên cứu kính mong thầy góp ý để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy!
Phần II: NỘI DUNG
I. Lãi suất – công cụ hiệu quả điều tiết nền kinh tế:
1. Lý thuyết chung về lãi suất:
Về định nghĩa, lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền đi vay hay tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền nhận được so với tổng số tiền cho vay. Đó chính là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng, năm).
Về bản chất, đây là một loại giá cả đặc biệt vì được hình thành trên giá trị sử dụng chứ không phải trên cơ sở giá trị. Đối với người đi vay, giá trị sử dụng của khoản vốn vay chính là khả năng mang lại lợi nhuận trong việc sản suất kinh doanh hay mức độ thỏa mãn một số nhu cầu nào đó khi sử dụng lượng vốn vay đó. Đối với người cho vay, lãi suất chính là tỷ lệ sinh lời mà anh ta thu được khi cho vay khoản vốn đó.
Trên thị trường tài chính (căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng) thường phân biệt các loại lãi suất sau:
- Lãi suất tín dụng ngân hàng là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng.
- Lãi suất tiền gửi ngân hàng (lãi suất huy động ngân hàng) là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi.
Cả hai loại lãi suất đều phụ thuộc vào loại tiền gửi (nội hay ngoại tệ), thời hạn, phương thức, quan hệ giữa người cho vay và người đi vay, mức độ rủi ro của khoản vay và tình hình thị trường.
- Lãi suất chiết khấu là lãi suất các ngân hàng áp dụng cho các khoản vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hay các giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa tới kỳ thanh toán. Đây là hình thức lãi suất được trả trước cho ngân hàng.
- Lãi suất tái chiết khấu tương tự như lãi suất chiết khấu, nhưng là lãi suất mà Ngân hàng Trung Ương cho các ngân hàng thương mại vay trong trường hợp các ngân hàng thương mại không có đủ tiền mặt cho thanh toán. Lãi suất tái chiết khấu thường nhỏ hơn lãi suất chiết khấu, tuy nhiên trong một số trường hợp cần hạn chế tín dụng, Ngân hàng Trung ương có thể đặt mức lãi suất tái chiết khấu cao hơn.
- Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho vay lẫn nhau. Lãi suất liên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và chịu sự chi phối của lãi suất tái chiết khấu.
- Lãi suất cơ bản là lãi suất cơ sở để các ngân hàng ấn định lãi suất tín dụng và lãi suất tền gửi. Lãi suất cơ bản có tính chất định hướng cho các loại lãi suất khác và là cơ sở giới hạn lãi suất tín dụng (ở Việt Nam, Ngân hàng Trung Ương có thể kiểm soát trực tiếp lãi suất cơ bản và theo Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 lãi suất tín dụng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản). Đây là một công cụ hiệu quả mà Chính phủ có thể tác động tới nền kinh tế thông qua tín dụng.
Các loại lãi suất này tuy biến động phức tạp nhưng thường thay đổi cùng chiều và khá tương đồng theo nguyên tắc tăng dần: lãi suất cơ bản, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất nhận gửi, lãi suất cho vay. Trong đó lãi suất tín dụng có vai trò quan trọng nhất, tác động trực tiếp tới tiết kiệm, đầu tư và ảnh hưởng lớn nhất tới nền kinh tế. Do đó, trong phạm vi của bài tiểu luận, nhóm nghiên cứu chỉ chủ yếu đề cập đến lãi suất tín dụng ngân hàng - lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng.
Lãi suất cũng là một biến số nằm trong mối quan hệ với các biến số kinh tế khác nên cũng chịu tác động của các biến số đó. Khi xét các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất ta thường sử dụng hai mô hình: “Khuôn mẫu tiền vay” và mô hình “Khuôn mẫu ưa thích tiền mặt”:
- Mô hình “Khuôn mẫu tiền vay” xác định lãi suất cân bằng trên thị trường các công cụ nợ (các khoản vay) với các nhân tố ảnh hưởng: lợi tức dự tính; lạm phát dự tính; rủi ro; tính lỏng của các công cụ nợ… và tình hình ngân sách Chính phủ.
- Mô hình “Khuôn mẫu ưa thích tiền mặt” xác định lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ dưới sự tác động của: thu nhập; mức giá; cung tiền…
Trong điều kiện kinh tế thông thường, các yếu tố trên cùng với nhân tố nước ngoài như lãi suất quốc tế, đầu tư nước ngoài, tài trợ, viện trợ quốc tế… tác động lên thị trường tạo ra mức lãi suất cân bằng. Mức lãi suất này thể hiện đúng bản chất của lãi suất như đã nêu trên: chi phí của việc sử dụng vốn của người đi vay và là lợi nhuận của người cho vay.
Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế không ổn định, suy thoái hay khủng hoảng thì lãi suất còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác như tình hình chính trị, quân sự,… và có diễn biến rất phức tạp. Trong giai đoạn gần đây, dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, lãi suất Việt Nam biến động tương đối mạnh và đạt mức cao kỷ lục 21%/năm, bằng với mức lãi suất tối đa. Điều này được xem là một trong những biểu hiện xấu nhất của khủng hoảng, làm đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, là dấu hiệu của suy thoái trong giai đoạn tiếp theo. Phần tiếp sau đây sẽ đưa ra cơ chế ảnh hưởng của lãi suất tới hoạt động của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
2. Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, lãi suất có ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế, có vai trò định hướng hoạt động tiết kiệm và đầu tư của các chủ thể kinh tế:
- Quyết định của các cá nhân: chi tiêu hay để dành, mua nhà hay mua trái phiếu hay gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm.
- Quyết định các doanh nghiệp như: đầu tư mua thiết bị mới cho các nhà máy hoặc để gửi tiết kiệm trong một ngân hàng.
Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức tác động của lãi suất đến hoạt động của các doanh nghiệp để có thể thấy rõ tầm quan trọng của lãi suất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong hoạt động của các doanh nghiệp, vốn đóng vai trò là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất. Các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động đều phải dựa trên cơ sở gia tăng lượng vốn đầu tư. Trong đó, hình thức huy động vốn phổ biến, nhanh chóng và hiệu quả nhất là huy động vốn thông qua kênh tín dụng ngân hàng. Ở đó, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các doanh nghiệp phải trả cho người cho vay là các NHTM. Đối với các doanh nghiệp, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn – một trong những chi phí đầu vào quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Có thể nói, mọi loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất đều coi yếu tố lãi suất là một trong những nhân tố có tính chất định hướng cho mọi quyết định của mình. Do đó, mọi biến động về lãi suất trên thị trường đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và đẩy giá thành sản phẩm lên cao, do đó làm suy giảm lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu lãi suất lên cao tới một mức nào đó còn có thể gây ra tình trạng thua lỗ thậm chí là phá sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu hoặc doanh nghiệp mới thành lập. Xu hướng tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại sẽ dẫn đến xu hướng cắt giảm, thu hẹp qui mô và phạm vi của các hoạt động sản xuất, đầu tư. Đó chính là dấu hiệu của một nền kinh tế bất ổn và cũng là dấu hiệu của sự suy thoái, khủng hoảng.
Ngược lại, khi lãi suất tín dụng giảm sẽ làm giảm chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận và tiến tới mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này tạo tiền đề cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Ở Việt Nam, do thị trường tài chính chưa thật sự phát triển, các kênh huy động vốn khác còn yếu kém thì vai trò của lãi suất tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp càng tỏ ra hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, có tới 87,9% doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với số vốn chỉ khoảng 20% tổng nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp (2008), thường xuyên nằm trong tình trạng thiếu vốn thì vai trò của lãi suất tín dụng ngân hàng càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế. Trong năm 2008, lãi suất cho vay của các NHTM trên thị trường đã có những biến động bất thường và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế, trong đó khu vực doanh nghiệp là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Những tác động tiêu cực của lãi suất đến các doanh nghiệp trong năm vừa qua có thể khái quát lại như sau:
- Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đã bị giảm sút, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm.
- Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình trạng hầu hết các doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động.
- Nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi suất cao, không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đã phải ngừng hoạt động, giải thể và phá sản.
Có thể thấy lãi suất đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam thì ảnh hưởng của lãi suất tới nền kinh tế tương đối sâu sắc và toàn diện. Lãi suất có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nhưng đây cũng có thể là một công cụ hiệu quả mà các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng để định hướng sản xuất kinh doanh, kích thích phát triển kinh tế.
II. Chương trình hỗ trợ lãi suất của Việt Nam:
1. Bối cảnh thực hiện: khủng hoảng kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới (cuối năm 2008)
a. Tình hình thế giới:
Cuối năm 2008, nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra. Bắt đầu từ nước Mỹ, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan sang Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… và tạo thành cuộc khủng hoảng “tồi tệ nhất trong vòng 60 năm” (Olivier Blanchard – kinh tế trưởng của IMF).
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ làn sóng vay tiền để mua nhà ở của người dân Mỹ giai đoạn 2004-2006. Hàng triệu hộ gia đình Mỹ sở hữu những căn nhà vay từ vốn vay tín dụng bất động sản dưới chuẩn đã đẩy nguồn vốn này lên tới 20% tổng dư nợ cho vay bất động sản ở Mỹ năm 2005 và 2006. Những khoản vay rủi ro này lại được chuyển thành MBS-chứng khoán được đảm bảo bằng bất động sản dể bán cho các nhà đầu tư. Các ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại mua MBS đồng thời cho quỹ rủi ro và nhà đầu tư khác vay để mua MBS. Khi giá nhà giảm, thị trường chứng khoán đóng băng vào năm 2007, các ngân hàng phát hiện trong sổ sách có khoảng 600 tỷ USD tài sản tài chính được thiết kế trên các MBS, CDO… và các loại chứng khoán khác mà giá trị của chúng không thể xác định được. Tổng mệnh giá của chúng lên tới 2500 tỷ USD, do ngân hàng và các nhà đầu tư nắm giữ. Tình trạng nợ xấu và xiết nợ giữa các ngân hàng và các hộ gia đình làm cho “bong bóng kinh tế Mỹ” vốn đã phình to càng trở nên dễ vỡ.
Khi tình trạng mất ổn định xảy ra, người ta soi xét giá trị nền tảng của nhiều loại công cụ tài chính. Giá thị trường của các hợp đồng phái sinh tăng từ 75000 tỷ USD trong năm 1997 lên tới 600000 tỷ USD trong năm 2007, tức là gấp hơn 10 lần GDP toàn cầu.
Tình trạng thiếu hụt thanh khoản ngay sau đó đẩy nền công nghiệp ô tô Mỹ tới bờ vực phá sản, các hãng ô tô châu Âu, Nhật Bản , Hàn Quốc, Trung quốc cũng phải nhận hỗ trợ từ chính phủ. Doanh số bán hàng các công ty sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Sau sự sụp đổ của Lehman Brother – ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ, ngày 15/9/2008 thì cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã lộ rõ thành một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hết sức nghiêm trọng, cả về phạm vi, cấp độ, sức lan tỏa (Tổng số nợ thế chấp nhà ở được chứng khoán hóa vào năm 2006 đã lên tới 14.000 tỷ USD, tương đương GDP của Mỹ). Năm 2008, Mỹ cắt giảm 2 triệu việc làm, trong đó riêng tháng 11 là gần nửa triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp bị đẩy lên tới 6,7%. Công nghiệp chế biến của Mỹ, khu vực đồng Euro, Anh, Nhật Bản và cả Trung Quốc đều suy giảm. Tới tháng 11/2008 xuất khẩu của Nhật Bản giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, Đài Loan là 24% và Hàn Quốc là 18%. Singapore và Hong Kong liên tiếp giảm tốc độ tăng trưởng trong hai quý liên tiếp, Trung Quốc cũng phải đối mặt với suy giảm xuất khẩu sau 7 năm liên tục tăng trưởng, giá nhà Thượng Hải giảm tới 20% trong quý 3 năm 2008… Cuối năm 2008 nhiều nước châu Âu đã phải nhận trợ giúp của IMF.
b. Tình hình Việt Nam:
Trước tình hình khủng hoảng toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng do là một nước nhỏ, nhập siêu, có độ mở cửa cao (khoảng 160%), phụ thuộc nhiều vào kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng có tác động xấu tới nền kinh tế Việt Nam qua các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, xuất khẩu có xu hướng giảm do Việt Nam có tới trên 50% nhu cầu xuất khẩu đến từ Mỹ, Nhật Bản và châu Âu (năm 2007: Mỹ 26%, Nhật 16%, châu Âu 19%) . Kim ngạch xuất khẩu Việt nam xấp xỉ 70% GDP nên sự suy giảm này có thể tác động mạnh tới kinh tế Việt Nam, đặc biệt là qua tiêu dùng.
Thứ hai, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam giảm do: đầu tư nước ngoài, du lịch và kiều hối đều có xu hướng giảm. Điều này tác động rất xấu tới một nền kinh tế nhỏ, mở cửa và có tỷ lệ “Đôla hóa” khá cao như Việt Nam. Vốn FDI đăng ký năm 2008 ở Việt Nam là 60 tỷ USD nhưng chỉ có một lượng nhỏ phần vốn này được giải ngân, Financial Times dự báo FDI toàn cầu sẽ giảm mạnh trong 2009, khoảng 15%. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu tín dụng trầm trọng, không thể vay hoặc phải trả lãi suất quá cao, có thể dẫn tới phá sản.
Cuối cùng, ngân sách Chính phủ có thể bị thâm hụt lớn hơn do giá hàng hóa cơ bản giảm, nguồn thu từ các loại thuế đều có xu hướng giảm. Thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu và thụ tiêu thụ đặc biệt chiếm tới 16% ngân sách Chính phủ đều giảm. Sự thâm hụt ngân sách kéo dài có thể đẩy nền kinh tế vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn khi Chính phủ buộc phải tăng cung tiền để bù đắp bội chi ngân sách.
Tóm lại, có thể thấy cuộc khủng hoảng làm suy giảm sản lượng của những nền kinh tế hàng đầu thế giới, kéo theo là đà suy giảm toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tiêu dùng và đầu tư trong nước giảm, thương mại quốc tế, các dòng vốn và đầu tư bị thu hẹp… Nhiều nước được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng âm trong năm 2009. Các nước đang phát triển giảm tăng trưởng khoảng 30%. Các nền kinh tế lớn đều hạn chế suy thoái bằng hạ lãi suất, khôi phục thanh khoản và chỉ tiêu ngân sách. Trong khi đó khủng hoảng toàn cầu lại làm Việt Nam bị giảm đầu tư trong nước và kim ngạch xuất khẩu nên sẽ bị giảm cầu nội địa. Năm 2008, nhiều chỉ số kinh tế của Việt Nam diễn biến phức tạp, không đạt mục tiêu kế hoạch:
- GDP thực tế tăng 6,23% (trong khi năm 2007 là 8,48% và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là 7,0%), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%, đóng góp 0,68 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%, đóng góp 2,65 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,2%, đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Đặc biệt năm 2008 khu vực xây dựng gần như không có tăng trưởng.
- Giá tiêu dùng tăng khá cao và diễn biến phức tạp; kết quả là giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89% và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 22,97%.
- Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính bằng 13,7% tổng số chi, trong đó 77,3% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 22,7% được bù đắp từ nguồn vay nước ngoài.
- Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đều tăng. Xuất khẩu tăng mạnh chủ yếu do giá thế giới tăng. Trong khi đó nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu chững lại ở những cuối năm do sản xuất có dấu hiệu đình trệ, còn nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng tăng lại thể hiện sự “tấn công” của hàng tiêu dùng nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ước tính nhập siêu năm 2008 là 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Thất nghiệp gia tăng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị ước tính 4,65%. Thiên tai, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra liên tiếp thêm vào đó giá cả hàng hoá tiêu dùng, xăng dầu và vật tư nông nghiệp tăng cao đã tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nông dân. Theo báo cáo của các địa phương, năm 2008 cả nước có 957,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, tăng 32,3% và 4 triệu lượt nhân khẩu thiếu đói, tăng 32,7% so với năm 2007.
Có thể thấy mặc dù Việt Nam chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nhưng tác động của cuộc khủng hoảng tới tăng trưởng kinh tế nước ta là không nhỏ. Nếu Chính phủ không có những hành động đúng đắn can thiệp vào nền kinh tế thì Việt Nam có thể sẽ suy giảm mạnh trong 2009 (hầu hết các tổ chức quốc tế như Ngân hàng phát triển châu Á ADB, quỹ tiền tệ thế giới IMF, BMI, Citigroup đều dự đoán năm 2009 Việt nam chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 5%, nhiều tổ chức còn đưa ra những con số thấp hơn). Do đó việc kích thích tổng cầu, tăng đầu tư là một trong những chiến lược tất yếu nhằm nhanh chóng đưa Việt Nam ra khỏi khủng hoảng và tăng trưởng ổn định trở lại. Một