Lý do đầu tiên khiến em chọn đề tài này đó là do tính cấp thiết của nó đối với tình hình nền kinh tế đất nước ta hiện nay. Việt Nam vừa chính thức trở thành thành viên của WTO, vấn đề giao thoa kinh tế giữa các nước trên thế giới đang rất được quan tâm. Chính vì vậy, ngoại thương đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với Việt Nam đang trên đà tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá rất cần sự đầu tư từ nước ngoài.
21 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của ngoại thương đối với sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý do đầu tiên khiến em chọn đề tài này đó là do tính cấp thiết của nó đối với tình hình nền kinh tế đất nước ta hiện nay. Việt Nam vừa chính thức trở thành thành viên của WTO, vấn đề giao thoa kinh tế giữa các nước trên thế giới đang rất được quan tâm. Chính vì vậy, ngoại thương đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với Việt Nam đang trên đà tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá rất cần sự đầu tư từ nước ngoài.
Thứ hai, là một sinh viên của trường Đại học Ngoại thương, việc quan tâm đến vấn đề này sẽ giúp ích rất nhiều cho em trong học hành cũng như thực tế công việc sau này đòi hỏi phải có một sự hiểu biết căn bản về ngành học.
2. Nội dung
Trong đề tài này, những nội dung cần được quan tâm và đề cập là:
- Vai trò của ngoại thương đối với sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
- Những thành tựu đã đạt được trong nền kinh tế ngoại thương ở nước ta trong các năm gần đây.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại trong giai đoạn mới.
- Thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào một số ngành ở nước ta.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Vai trò của ngoại thương đối với sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở nước ta hiện nay
Lịch sử ngành Ngoại giao đã trải qua 3 thời kỳ phát triển:
- Góp phần bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, phục vụ công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược(1945-1954).
- Tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước(1954-1975)
- Phục vụ đất nước thời kỳ xây dựng hoà bình và đổi mới(1975-2007).
Trong đó, ở chặng đường thứ 3,ngoại thương phát triển mạnh mẽ nhất và đóng một vai trò khá chủ chốt. Đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn,là đối tác tin cậy với các nước trong cộng đồng quốc tế, VIỆT NAM đă hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới và đã có quan hệ ngoại giao với 167 nước, quan hệ kinh tế thương mại với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vị thế và uy tín của VIỆT NAM ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Bước sang thế kỷ XXI, tiếp tục phát huy truyền thống và những thành tựu đối ngoại về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngoại giao Việt Nam chuyển hướng mạnh mẽ sang phục vụ kinh tế trong đó nhiệm vụ hang đầu là tạo môi trường hoà bình, ổn định và điều kiện quốc tề thuận lợi đẻ phát triển kinh tế, lấy việc mở rộng kinh tế đối ngoại làm trọng tâm.hoạt động ngoại giao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng được tăng cường và mở rộng, góp phần xây dựng chính sách, khuôn khổ pháp lý cho quan hệ kinh tế đối ngoại, nghiên cứu đánh giá các vấn đề chính trị, kinh tế quốc tế tác động đến Việt Nam, nghiên cứu chính sách kinh tế, tìm hiểu tiểm năng thế mạnh của các nước, để thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, giáo dục- đào tạo, văn hoá, du lịch, lao động…
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi nguồn vốn rất to lớn. Do đó, mở rộng quy mô hoạt động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một điều kiện, tiền đề quan trọng để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công.Tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu làm cho việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế hết sức khó khăn, đặc biệt là trong thời kỳ đầu. Để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn: Vì nghèo nên tích luỹ thấp; tích luỹ thấp thì tăng trưởng kinh tế chậm và khó thoát khỏi đói nghèo; vì nghèo nên tích luỹ thấp… cẩn phải tận dụng mọi khả năng để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Đây là nguồn vốn có vai trò rất quan trọng, không những giúp các nước nghèo khắc phục một phần khó khăn về vốn trong thời kỳ đầu mà còn góp phần nâng cao trình độ quản lý và công nghệ, tạo việc làm cho người lao động… Vì thế, tranh thủ nguồn vốn bên ngoài là một nhân tố đẩy nhanh thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong xu thế toàn cầu hoá , quan hệ kinh tế đối ngoại càng phát triển rộng rãi và có hiệu quả bao nhiêu thì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước càng được tiến hành thuận lợi và càng thành công nhanh chóng bấy nhiêu. Thực chất của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là việc thu hút nhiều nguồn vốn bên ngoài, là việc tiếp thu nhiều kỹ thuật và công nghệ hiện đại, là việc mở rông thị trường cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thuận lợi. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cùng với xu thế toàn cầu hoá kinh tế đã và đang tạo ra mối lien hệ và sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia. Do đó, việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước khác trở thành một tất yếu kinh tế, tạo ra khả năng và điều kiện để các nước chậm phát triển tranh thủ vốn, kỹ thuật ,công nghệ ,kinh nghiệm tổ chức quản lý… để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiêp hoá hiên đại hoá đất nước .
Ngày 11/1/2007,Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chừc Thương Mại Thế Giới (WTO). Đây là sự kiện rất quan trọng trong tiển trình hội nhập kinh tế quốc tề của Viêt Nam, đánh dấu việc Viêt Nam tham gia sâu rộng va toàn diện vào hệ thống thương mại toàn cầu
Từ thời điểm này ,Việt Nam sẽ bắt đầu quá trình thực thi các cam kết gia nhập và các quy định cam kết chung trong WTO, đồng thời đươc hưởng một cách đầy đủ các quyền lợi và vai trò bình đẳng trong quan hệ vơí các WTO khác. Việc gia nhập WTO tạo cho Viêt Nam những cơ hội lớn để mở rộng thị trường xuầt khẩu hang hoá và dịch vụ ,tăng đối tác,tăng thu hút FDI, giải quyết các tranh chấp thưong mại trong cơ chế WTO.Bên cạnh đó việc gia nhâp WTO cũng đặt ra những thách thức không nhỏ, đòi hỏi các ngành ,các cấp,nhất là các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức
Là một thành viên mới Việt Nam sẽ tham gia môt cách có hiệu quả và đóng góp tích cực vào việc xây dựng một hệ thống Thương Mại đa phương ,công bằng và cùng có lợi.
2. Những thành tựu đã đạt được trong nền kinh tế ngoại thương ở nước ta trong các năm gần đây
- Việc đăng cai tổ chức thành công Năm APEC 2006, được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại và được các nước châu Á đề cử làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, đã khẳng định vai trò, vị thế ngày càng cao cảu Việt nam trên trường quốc tế.
Chưa bao giờ hoạt động ngoại giao của Việt Nam lại sôi động và hiệu quả như trong năm vừa qua. Trong năm đã có 12 vị nguyên thủ, 17 vị Thủ tướng, Phó Thủ tướng và 12 vị Chủ tịch, Phó chủ tịch Quốc hội các nước vào thăm Việt Nam.
- Ngựoc lại, các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện các chuyến công du tới 12 nước trên thế giới, tham dự nhiều diễn đàn khu vực và quốc tế như: Hội nghị cấp cao Không lien kết 14 tại Cuba; Hội nghị cấp cao ASEM6 tại Phần Lan; Hội nghị Diễn đàn Nghị viện châu Á- Thái Bình Dương tại Inđonesia và Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN 17 tại Philippin…Qua các chuyến thăm, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế đã không ngừng được tăng cường, mở rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Cùng với những nỗ lực thúc đẩy quan hệ chính trị ngoại giao giữa các nước, các đối tác đi vào chiều sâu, bền vững hơn, công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế được đặc biệt coi trọng, cả trên bình diện song phương và đa phương nhằm mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển, tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho sự phàt triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Nhìn lại các hoạt động đối ngoại lớn của nước ta trong năm qua, có thể thấy nội dung nổi bật trong các chuyến thăm, các cuộc hội đàm, tiếp xúc giữa lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo các nước, đều tập trung vào thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.
Riêng trong chuyến thăm hữu nghị chính thức của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào tới Việt Nam, 2 bên đã ký 10 hiệp định, văn bản hợp tác, tổng trị giá hơn 3 tỷ USD; nhất trí sớm hoàn thành mục tiêu thương mại kim ngạch hai chiều đạt 10 tỷ USD; và phấn đáu đạt 15 tỷ vào năm 2010. . Hai bên thống nhất thúc đẩy triển khai chương trình hợp tác "Hai hành lang, một vành đại kinh tế"; thỏa thuận thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời thực thi các biện pháp hạn chế nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc.
Nhân chuyến thăm của Tổng thống Liên bang Nga V.Putin, hai bên cũng đã ký 5 văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí, ngân hàng, du lịch...
Quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào cũng không ngừng được củng cố, tăng cường theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hợp tác, phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, dành sự ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau, phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Đến nay, Việt Nam đã trở thành nước đầu tư lớn thứ hai vào Lào với tổng số vốn đăng ký gần 600 triệu USD.
Quan hệ Việt Nam - Campuchia có những bước phát triển mới theo phương châm "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài." Hai bên đã thỏa thuận nhiều biện pháp tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực và quyết tâm nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 2 tỷ USD vào năm 2010.
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục được thúc đẩy lên một tầm cao mới, hướng tới xây dựng đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á. Hai bên nhất trí bắt đầu thảo luận về Hiệp định đối tác kinh tế song phương; đẩy mạnh Sáng kiến chung Nhật - Việt giai đoạn II và phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều từ 8,5 tỷ USD năm 2005 lên 15 tỷ USD vào năm 2010.
Năm 2006 cũng đã chứng kiến nhiều bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, với việc thông qua dự luật về Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam (PNTR); đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước "Quan tâm đặc biệt về tôn giáo" (CPC). Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục phát triển mạnh mẽ; kim ngạch buôn bán giữa hai nước dự kiến có thể đạt 10 tỷ USD. Nhiều tập đoàn công ty lớn của Mỹ đã quan tâm đến buôn bán, đầu tư với Việt Nam, thể hiện qua chuyến thăm của Chủ tịch Tập đoàn Microsoft Binghết và đặc biệt là Tập đoàn Intel quyết định đầu tư tại Tjàm phố Hồ Chí Minh dự án trị giá 1 tỷ USD, lớn nhất từ trước đến nay.
EC và các nước thành viên EU tiếp tục là nhà tài trợ cho Việt Nam với các cam kết viện trợ của EC là 160 triệu euro/năm trong giai đoạn 2007-2013; Pháp 1,4 tỷ euro giai đoạn 2006-2010; Anh 500 triệu USD trong 5 năm tới; Đan Mạch 67 triệu USD/năm cho đến năm 2010; Hà Lan 60 triệu USD/năm trong giai đoạn 2006-2008.
Hoạt động ngoại giao trong năm qua đã góp phần quan trọng nâng kim ngạch xuất khẩu lên 39,6 tỷ USD, tăng 22,1% so với năm 2005 và vượt 6,4% so với kế hoạch. Thu hút đầu tư nước ngoài cũng đạt xấp xỉ 9 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, vượt ngưỡng kỷ lục của năm 1996.
Mới đây nhất tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, diễn ra ở Hà Nội, tổng cam kết tài trợ năm 2007 cho Việt Nam đạt hơn 4,4 tỷ USD, phá vỡ kỷ lục về mức cam kết tài trợ của năm 1996 là 3,7 tỷ USD. Điều đó phản ánh niềm tin và sự tín nhiệm của cộng đồng tài trợ quốc tế đối với Việt Nam, đồng thời thể hiện quyết tâm cao độ của Việt Nam trên con đường cải cách, phát triển.
Nổi bật nhất trong năm 2006 là việc đăng cai tổ chức thành công Năm APEC 2006 mà đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao vào tháng 11 vừa qua. Thành công của Hội nghị cấp cao APEC 14 đã tạo dấu ấn sâu đậm về hình ảnh một nước Việt Nam năng động, cởi mở, mến khách và ổn định; chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ về chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và chủ trương hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.
Thông qua Năm APEC 2006, Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của APEC, với việc thông qua nhiều văn kiện quan trọng, đặc biệt là Kế hoạch Hành động Hà Nội thực hiện lộ trình Busan, xác định các phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên theo hướng hiệu quả và thiết thực hơn, tăng cường hợp tác kinh tế kỹ thuật, cải tiến cơ chế hoạt động, nâng cao năng lực của APEC trong việc xử lý các vấn đề toàn cầu.
Thông qua việc tổ chức Năm APEC 2006, Việt Nam đã tranh thủ được nhiều cơ hội để mở rộng thị trường, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch, khoa học - công nghệ, tranh thủ sự hỗ trợ của các thành viên APEC trong việc đàm phán gia nhập WTO, phòng chống cúm gia cầm, đồng thời tăng lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Việt Nam.
Tranh thủ Tuần lễ cấp cao APEC 2006, với sự có mặt của hơn 10.000 khách quốc tế, trong đó có hàng ngàn tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn trên thế giới - nước chủ nhà Việt Nam đã tăng cường các hoạt động quảng bá tiềm năng, xúc tiến thương mại, đầu tư và đã ký kết được rất nhiều hợp đồng, dự án hợp tác có giá trị lớn với các đối tác bên ngoài. Riêng tại Diễn đàn xúc tiến thương mại và đầu tư với Việt Nam, đã có tới 8 hợp đồng, văn bản, dự án hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài được ký kết, tổng trị giá gần 2 tỷ USD.
Sau 11 năm tích cực chuẩn bị, đàm phán, ngày 7/11/2006, Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và ngày 28/11/2006, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức phê chuẩn việc này. Đây là một sự kiện chính trị - đối ngoại quan trọng của Việt Nam, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta trong việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việc Việt Nam gia nhập WTO là kết quả của hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những nỗ lực vượt bậc của Việt Nam trong quá trình cải cách và mở cửa, là minh chứng sống động nhất chứng tỏ Việt Nam đã trở thành "đối tác tin cậy" của bạn bè thế giới.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam được các nước châu Á đề cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, đã khẳng định vai trò, vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Các hoạt động ngoại giao đa phương của các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước cũng đã được triển khai nhịp nhàng và sôi động tại nhiều diễn đàn khu vực và quốc tế khác, qua đó không ngừng nâng cao vai trò, vị thế Việt Nam.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại trong giai đoạn mới
Trong bước chuyển quan trọng của đất nước, với chủ đề "Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại trong giai đoạn mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ", Hội nghị lần này tổng kết sâu sắc công tác của Ngành kể từ Hội nghị Ngoại giao 24 (tháng 8/2003), và đề ra phương hướng và những biện pháp cụ thể nhằm đưa hoạt động đối ngoại lên tầm cao mới, hiệu quả hơn, đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra khi nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới và khu vực.
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Ngoại giao Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng, góp phần đắc lực vào những chiến công hiển hách vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong sự nghiệp Đổi mới của đất nước 20 năm qua, Ngoại giao đã kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp rất đỗi tự hào của ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, không ngừng tự đổi mới và ngày càng đáp ứng tốt những yêu cầu và nhiệm vụ của đất nước. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định và tạo những điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nâng cao hơn nữa vị thế và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
Hiện nay, quan hệ quốc tế của nước ta tiếp tục được mở rộng hơn bao giờ hết. Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 170 quốc gia và từng bước đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, nhất là với các nước láng giềng khu vực, các nước lớn, các trung tâm kinh tế chính trị quan trọng trên thế giới đi vào chiều sâu và hiệu quả. Ngoại giao đã có nhiều cố gắng góp phần vào việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại liên quan đến biên giới lãnh thổ, từng bước xây dựng đường biên giới giữa nước ta với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Ngoại giao phục vụ kinh tế đã trở thành một trong những công tác trọng tâm và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, gia tăng thu hút đầu tư (FDI), viện trợ phát triển (ODA), thúc đẩy du lịch, xuất khẩu lao động…; đưa nước ta chủ động và tích cực hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực. Việc Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu bước chuyển mới của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết hợp nhịp nhàng với ngoại giao song phương, hoạt động ngoại giao đa phương tiếp tục có bước phát triển mạnh, góp phần nâng cao vị trí và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Đến nay chúng ta đã tham gia vào hầu hết các tổ chức và diễn đàn quốc tế và khu vực. Việc ta tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM) tháng 10/2004, Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/2006… đã chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ đối với thế giới và bạn bè quốc tế về một Việt Nam trên đường đổi mới thành công, về sự đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, và về khả năng đóng góp của Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề chính trị - kinh tế quan trọng của khu vực và thế giới.
Ngoài ra, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, công tác bảo hộ công dân, công tác văn hoá, thông tin đối ngoại tiếp tục được cải tiến, và ngày càng hiệu quả.
Những thành tựu đã gặt hái được thời gian qua trước hết là do sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ đối với các hoạt động đối ngoại. Chúng ta đã quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, bài học về "kết hợp tốt sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại" trong tình hình mới. Trước những diễn biến mau lẹ và phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, chúng ta đã kiên trì nguyên tắc độc lập tự chủ, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ nghĩa xã hội nhưng rất linh hoạt về sách lược, "dĩ bất biến, ứng vạn biến"; đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm về đối tác - đối tượng, về hợp tác - đấu tranh trong quan hệ với các nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá IX.
Trong 5 - 10 năm tới, Việt Nam đứng trước những thời cơ lớn song cũng phải đối phó với những thách thức không nhỏ. Đại hội X đã nhận định trên thế giới, hoà bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Sau 20 năm đổi mới, thế và lực của ta đã tăng lên nhiều. Quan hệ quốc tế của nước ta được mở rộng, vị thế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Các nước và các đối tác quan trọng đều coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Đó là những thuận lợi lớn. Mặt khác, chúng ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức mới. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra còn tồn tại, có mặt sâu sắc hơn. Tình hình thế giới vẫn có những diễn biến phức tạp; tập hợp lực lượng quốc tế rất sôi động, đa dạng; hợp tác và đấu tranh đan xen. Quá trình toàn cầu hóa tiếp tục đẩy nhanh, cuốn hút mọi quốc gia, trong đó có chúng ta, vào sân chơi rộng lớn hơn và phức tạp hơn. Quá trình này vừa đem lại cơ hội song cũng tạo ra nhiều thách thức mới.
Đại hội X đã đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2006-2010 là "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ Đại hội X đề ra, vai trò của Ngoại giao là rất vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề. Ngoại giao phải chủ động hơn, năng động, sáng tạo hơn, phát huy vai trò là một mặt trận quan trọng trong thời bình, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quố