Sản xuất gắn liền với thiên nhiên,với môi trường và gặp nhiều rủi ro,nhất là đối với các nước mà nền kinh tế chưa phát triển,khoa học_kỹ thuật còn lạc hậu.Trừ các nước công nghiệp phát triển,đại bộ phận các nước đang phát triển và kém phát triển thì trên 80% dân số và 70%lao động xã hội tập trung ở nông thôn với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
18 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của nhà nước với việc phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu:
Nông thôn rộng lớn trải ra trên một địa bàn rộng lớn với tính đa dạng của nó,gắn liền với đặc tính xã hội,nhân văn và tính lịch sử nhất định.Dân cư nông thôn gắn liền với nông nghiệp .Sản xuất gắn liền với thiên nhiên,với môi trường và gặp nhiều rủi ro,nhất là đối với các nước mà nền kinh tế chưa phát triển,khoa học_kỹ thuật còn lạc hậu.Trừ các nước công nghiệp phát triển,đại bộ phận các nước đang phát triển và kém phát triển thì trên 80% dân số và 70%lao động xã hội tập trung ở nông thôn với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.Người nông dân với các hộ gia đình của họ vừa là những người chủ,vừa là những người lao động chính ở nông thôn và cho ngành sản xuất vật chất quan trọng này.Việc phát triển toàn diện nông thôn có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của cả nước.Kinh nghiệm thế giới đã chỉ ra rằng,nếu không phat triển nông thôn thì không một nước nào phát triển ổn định,bền vững với tốc độ cao một cách lâu dài được.Trong những năm đổi mới nhờ những chính sách của nhà nước vào việc phát triển mà kinh tế nông thôn ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể trên nhiều mặt và lĩnh vực cả trong nông nghiệp,công nghiệp,dịch vụ,lâm nghiêp… góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Chính vì sự quan trọng và cần thiết của kinh tế nông thôn mà tôi chọn đề tài “Vai trò của nhà nước với việc phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay” để nghiên cứu,để nhận thức được vai trò của nhà nước với việc phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay.
Phần nội dung
I: Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở việt nam
Vấn đề cơ bản và hết sức quan trọng của việc phát triển kinh tế –xã hội nông thôn là xác định cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý,làm cơ sở tiền đề cho việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,tạo điều kiện phát triển nhanh các ngành kinh tế nông thôn,góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế _xã hội đất nước.Đặc biệt đối với Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80%dân số sống ở nông thôn và khoảng 70%lao động xã hội làm việc trong khu vực này,nông thôn còn chiếm tới 90%diện tích đất đai của cả nước.Chính vì thế mà vấn đề trên càng có ý nghiã to lớn hơn.Xét về mặt kinh tế _kỹ thuật,kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như:nông nghiệp,công nghiệp,ngư nghiệp,tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ…phân công lao động càng phát triển ở trình độ cao thì sự phân chia các ngành càng đa dạng,sâu sắc và chi tiết.
1.Nông nghiệp:
1.1.Cung cấp lương thực,thực phẩm cho xã hội.
Nhu cầu ăn là nhu cầu cơ bản ,hàng đầu của con người .Xã hội có thể thiếu nhiều loại sản phẩm nhưng không thể thiếu lương thực,thực phẩm cho xã hội.Do đó,việc thỏa mãn các nhu cầu vê lương thực,thực phẩm trở thành điều kiên quan trọng để ổn định xã hội,ổn định kinh tế.Sự phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với việc thỏa mãn nhu cầu này. Đảm bảo nhu cầu về lương thực ,thực phẩm không chỉ là yêu cầu duy nhấtcủa nông nghiệp, mà còn là cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế xã hội
Sản xuất lương thực, thực phẩm nước ta đã đạt được kết quả to lớn từ 13,478 triệu tấn lương thực năm 1976 đã tăng lên 34,254 triệu tấn năm 1999.Từ khi giải quyết được vấn đề lương thực mới có điều kiện đa dạng hóa theo hướng giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả … Năm 2000 tỷ trọng cây lương thực giảm xuống 67,11% trong đó lúa chiếm 61,38% tỷ trọng cây công nghiệp tăng lên 6,33%. Lương thực dồi dào, nguồn thức ăn phong phú đã tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi. Đàn trâu tăng từ 2,2565 triệu con năm 1976 lên 2,8972 triệu con năm 2000.chăn nuôi gia cầm đang phát triển mạnh vế sản lượng và chủng loại.Những năm gần đây thủy sản có bước phát triển đáng kể, công tác nuôi trồng thủy sản được coi trọng, nhất là vùng ven biển. Những cơ sở sản xuất giống và nuôi tôm được triển khai ở ven biển miền trung
1.2.Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiêp nhẹ.
Các ngành công nghiệp nhẹ như : chế biến lương thực thực phẩm,chế biến hoa quả , công nghiệp dệt, giấy đường … phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp. Quy mô ,tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết định quy mô,tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp này.
1.3.Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội.Để công nghiệp hóa thành công, đất nước phải giải quyết rất nhiều vấn đề và phải có vốn . Là nước nông nghiệp ,thông qua việc xuất khẩu nông sản phẩm,nông nghiệp, nông thôn có thể góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
1.4. Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ
Với những nước lạc hậu,nông nghiệp,nông thôn tập trung phần lớn lao động và dân cư, do đó đây là thị trường quan trọng của công nghiệp và dịch vụ.Nông nghiệp, nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hóa tư liệu sản xuất như : thiết bị nông nghiệp, điện năng phân bón… càng tăng đồng thời các nhu cầu về dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như: vốn, thông tin và giao thông vận tải … cũng ngày càng tăng . Mặt khác sự phát triển của nông nghiệp nông thôn làm cho mức sống,mức thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên và nhu cầu về các loại sản phẩm công nghiệp như:ti vi, tủ lạnh , xe máy , vải vóc …và nhu cầu về dich vụ văn hóa ,y tế ,giáo dục ,thể thao….cũng ngày càng tăng. Nhu cầu về các loại sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của khu vực kinh tế rộng lớn là nông nghiệp nông thôn góp phần đáng kể mở rộng thị trường của và dịch vụ .Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp ,dịch vụ
1.5.Phát triển nông nghiệp nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế chính trị ,xã hội
Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất nước.Phát triển kinh tế nông thôn,một mặt đảm bảo nhu cầu lương thực , thực phẩm cho xã hội ;nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ ;là thị trường của công nghiệp và dịch vụ … Do đó, phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định , phát triển nông thôn trực tiếp nâng cao đời sống vật chất ,tinh thần cho dân cư nông thôn .Do đó ,phát triển nông thôn chính là cơ sỏ ổn định chính trị ,xã hội.Hơn thế nữa, cư dân nông thôn chủ yếu là nông dân,người bạn là chỗ dựa đáng tin cậy của giai cấp công nhân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần củng cố liên minh công nông ,tăng cường sức mạnh của chuyên chính vô sản
Đối với toàn nền kinh tế Việt Nam, nông –lâm-ngư nghiệp và nông thônlà thị trường rộng lớn tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp; từ hàng tiêu sản xuất ,vật tư đến các sản phẩm hàng tiêu dùng, từ đơn giản đến cao cấp.Đây là động lực kích thích các ngành công nghiệp phát triển và cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các ngành kinh tế phát triển trong quá trình công nghiệp hóa.
Với vị trí quan trọng như vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam luôn xác định rõ nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân
2. Công nghiệp
2.1: Phát huy năng lực nội sinh, khai thác kịp thời những lợi thế vốn có ở nông thôn.
Công nghiệp hóa nông thôn lá quá trình biến đổi kinh tế nông thôn duới sự tác động kép của quá trình biến đổi tự nó hay còn gọi là năng lực nôi sinh và quá trình tác động của Nhà nước các cấp trung ương, địa phương và cơ sở.Ơ những trình độ phát triển nhất định ,bản thân nông thôn bao giờ cũng tự hàm chứa những xu hướng và những điều kiện biến đổi của chính nó và được bộc lộ ra duới dạng là những nhu cầu biến đổi khách quan của nền kinh tế nông thôn.Mặt khác các ngành công nghiệp nông thôn cũng sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu tác động đúng lúc ,đúng chỗ của các cơ quan Nhà nước các cấp.Các hoạt động công nghiệp nông thôn chỉ có thể phát triển vững chắc khi nó được tiến hành như một đòi hỏi khách quan và một khâu tiếp theo của sản xuất nông nghiệp ở nông thôn , xuất phát từ chính nhu cầu cuả nông thôn
Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chỉ đựoc coi là một ngành nghề phụ trong các hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ.Tiến hành công nghiệp hóa đòi hỏi phải huy động các nguồn lực nội sinh .Trong khi đó đại bộ phận tài nguyên thiên nhiên , nhân lực, các tinh hoa truyền thống chủ yếu phân bổ ở các vùng nông thôn .Do vậy, cũng có thể nói đây là những lợi thế của nông thôn.Trong bối cảnh đó việc đưa các nguồn tài nguyên này vào quá trình công nghiệp hóa đất nước tất yếu phải thông qua các ngành công nghiệp nông thôn, ít nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa
2.2. Tạo ra sự phát triển cân đối các ngành vùng của kinh tế nông thôn
Trong quá trình công nghiệp hóa, phát triển các ngành công nghiệp nông thôn phù hợp với các điều kiện cụ thể từng nơi sẽ tạo ra mối liên hệ phía sau sản xuất nông nghiệp.Nghĩa là một lực hút của các nhu cầu sẽ được tạo ra từ phía các ngành công nghiệp chế biến để kích thích nông nghiệp phát triển cững chắc theo chiều sâu.Mặt khác, phát triển công nghiệp nông thôn cũng góp phần hình thành các mối liên kết phía trước sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành dịch vụ.Chính vì vậy, phát triển các ngành công nghiệp nông thôn trong giai đoạn đầu thời kì công nghiệp hóa là cách đi vững chắc tạo nên các liên kết ngành và liên kết vùng, cho phép khai thác tối đa năng lực nội sinh của nền kinh tế .
2.3.Phân bổ lại lao động và dân cư, tạo việc làm tại chỗ , tăng thu nhập và sức mua cho thị trường nông thôn
Việc làm cho người lao động là vấn đề kinh tế xã hội phổ biến và luôn mang tính thời ở mọi quỗc gia, bởi vì đảm an toàn việc làm là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo phát triển bền vững.Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã thực hiện một hệ thống chính sách đồng bộ về khuyến khích đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,đa dạng hóa ngành nghề … nên đã tạo thêm hàng triệu chỗ làm việc mỗi năm.Tuy nhiên đến năm 2000,tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn chiếm 6,44% lực lượng lao động,và mức sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 73,86%.Thiếu việc làm ở nông thôn dẫn đến tình trạng di dân ra thành thị , tạo nên nhiều bức xúcvề các vấn đề xã hội. Phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp đặc biệt các ngành công nghiệp nông thôn sẽ tạo ra việc làm tại chỗ , góp phần phân bố lao động và dân cư hợp lýđảm bảo phát triển theo phương châm “ly nông bất ly hương”.Hơn nữa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn thường cho thu nhập cao hơn làm nông nghiệp nên góp phần tăng thu nhập và tăng sức mua cho thị trường nông thôn.
2.4. Phát triển công nghiệp nông thôn góp phần hiện đại hóa nông thôn,xây dựng nông thôn mới
Để đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng ở nông thôn như hệ thống giao thông, điện, nước thông tin liên lạc,các tụ điểm hay trung tâm giao lưu kinh tế … phải ngày càng được nâng cấp và phát triển.Ngược lại,công nghiệp nông thôn ngày càng phát triển sẽ tạo điều kiện để tích lũy xây dựng kết cấu hạ tầng của vùng nông thôn.Với tính cách là kết quả của sự tác động biện chứng trong quá trình phát triển như trên ,phát triển công nghiệp nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông thôn,xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó làm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn,đảm bảo công bằng xã hội, tạo cơ hội sống không quá khác nhau cho mọi ngưòi công dân bất kể người đó ở thành thị hay ở nông thôn.
2.5. Phát triển công nghiệp nông thôn là cơ hội để củng cố,tăng cường và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Phát triển các ngành nghề công nghiệp nông thôn, đặc biệt là các ngành nghề thủ công truyền thống, sẽ góp phần củng cố, tăng cường, phát huy những truyền thốngvăn hóa quý báu của dân tộc,thể hiện ở các mặt hàng được chế biến, chế tác bằng tay khéo léo,khối óc tinh tế của những người thợ thủ công Việt Nam,giới thiệu những nét đẹp và độc đáo của văn hóa Việt Nam với thế giới.Do vậy nói đến lơị thế và để phát huy lợi thế của Việt Nam là nguồn lao động dồi dào,truyền thống cần cù,khéo tay của họ thì nhất thiết phải chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn,đặc biệt của tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
Như vậy,chúng ta hiểu công nghiệp nông thôn là một bộ phận của cả nứơc .Thực chất của công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam hiện nay là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng phát triển các ngành phi nông nghiệp, trong đó sự phát triển công nghiệp nông thôn giữ vai trò quan trọng đặc biệt
3.Dịch vụ
Kinh tế nông thôn là một khu vực kinh tế của đất nước, bao gồm nhiều ngành nghề phát triển gắn bó hũư cơ với nhau và mỗi ngành nghề có vai trò nhất định trong phát triển kinh tế nông thôn.Thương mại dịch vụ là một ngành kinh tế quan trọng,là một bộ phận cấu thành kinh tế nông thôn ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa.Tùy theo từng giai đoạn phát triển kinh tế nông thôn,vai trò của các ngành dịch vụ biểu hiện khác nhau.Sự phát triển của các ngành dịch vụ cáo vai trò quan trọng biểu hiện trên các khía cạnh chủ yếu sau đây
3.1.Tổ chức và thực hiện việc lưu thông hàng hóa dịch vụ ra vào nông thôn.
Các ngành dịch vụ và từng loại dich vụ cụ thể phải nghiên cứu và nắm vững nhu cầu thị trường nông thôn,huy động và sử dụng hợp lý mọi nguồn vật tư hàng hóa để đáp ứng mọi nhu cầu của các hoạt động kinh tế xã hội nông thôn; tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ,tiểu thủ công nghiệp nông thôn;đặc biệt là sản phẩm của các vùng chuyên môn hóa và các vùng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu;thiết lập hơp lý các mối quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa sao cho vừa phù hợp với lợi ích của các chủ thể kinh doanh dịch vụ,vừa phù hợp với yêu cầuphát triển nông nghiệp, nông thôn trong từng giai đoạn phát triển nhất định
3.2.Các dịch vụ này giữ vai trò tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông
Do vậy dịch vụ này có vai trò gắn sản xuất với thị trường ,gắn thị trường nông thôn với thị trường thành thị và gắn với thị trường cả nứơc thực hiện giá trị sản phẩm hàng hóa được tạo ra trong khu vực nông thôn.Với vai trò này các ngành dịch vụ cần phải :
Thực hiện tốt việc vận chuyển ,tiếp nhận, bảo quản, phân loại, … đối với các loại vật tư hàng hóa cung ứng cho nông thôn và sản phẩm hàng hóa từ các ngành kinh tế nông thôn.
Một số dịch vụ liên quan như: cung cấp mặt hàng cơ bản cho miền núi, vùng cao vùng sâu,tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho các vùng chuyên canh… cần phải được tổ chức và quản lý chặt chẽ để tránh nảy sinh những tác động tiêu cực trong khi thực hiện các dịch vụ.
3.3. Đối với các hoạt động dịch vụ không gắn với thương mại, mua bán sản phẩm hàng hóa
Các dịch vụ đó là: dịch vụ tài chính nông nghiệp, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ bảo vệ chăm sóc sức khỏe,dịch vụ giáo dục,văn hóa … Do đó các dịch vụ này giữ vai trò tạo ra những điều kiện cho sự phát triển toàn diện con người cũng như phát triển toàn diện các cộng đồng dân cư ở nông thôn.Với vai trò này ,các ngành dịch vụ không gắn với thương mại hàng hóa cần được phát triển hài hòa,cân đối giữa các loại hình dịch vụ,thể hiện đuợc đúng đường lối của Đảng vế phát triển nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Thương mại và dịch vụ là một ngành kinh tế ,cấu thành cơ cấu kinh tế nôngthôn.Trên cơ sở phân công lao động xã hội và việc chuyên môn hóa các hoạt động trao đổi đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển ngành thương mại dịch vụ nông thôn.Các ngành dịch vụ nông thôn phát triển là của nông thôn văn minh ,vì vậy các ngành dịch vụ có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển nông thôn.Tuy vậy cần chú ý những đặc điểm riêng của ngành trong đó đặc điểm quan trọng nhất là sự phát triển dịch vụ nông thôn phải dựa vào phát triển ngành nông nghiệp, coi trọng các dịch vụ cho sự phát triển nông nghiệp là các dịch vụ chủ yếu.
II.Vai trò của nhà nước trong việc phát triển kinh tế nông thôn
1.Nội dung phát triển kinh tế nông thôn
1.1.Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Một trong ba nội dung cơ bản của công nghiệp hóa là xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp lý .Kinh tế nông thôn là một bộ phận của nền kinh tế, vì vậy xây dựng cơ cáu các ngành kinh tế nông thôn theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tất yếu khách quan.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có nghĩa là cơ cấu các ngành kinh tế phải thay đổi theo hướng :
Giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp,tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ.Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, năng suất lao động và hiệu quả thấp.Trong khi đó,phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc tạo việc làm cho người lao động, vừa làm tăng hiệu quả cho kinh tế nông thôn, nâng cao thu phập, mức sống cho dân cư nông thôn.Phát triển làng nghề truyền thống góp phần đáng kể khai thác các tiềm năng kinh tế của các địa phương và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.Như vậy giảm dần tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp, Tăng tỷ trọng của tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn góp phần phát triển kinh tế nông thôn,thực hiện mục tiêu “dân giàu nứơc mạnh “ ở nông thôn . Phá thế độc canh trong nông nghiệp , đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp,hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và xuất khẩu.Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp vừa tạo điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện ,đáp ứng nhu cầu về nhiều loại sản phẩm nông nghiệp của dân cư. Sự hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học-công nghệ,nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm,nâng cao khả năng cạnh tranh của nông phẩm.
Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn phải đặt trong điều kiện cơ chế thị trường,không được chủ quan duy y chí, mà phải hết sức chú ý những nhân tố khách quan như: khả năng về vốn liếng, về tổ chức quản lý… đặc biệt là điều kiên thị trường
1.2.Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong nông nghiệp nông thôn
Công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa.Việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thể hiện tập trung ở những lĩnh vực sau :
Cơ giới hóa: Các hoạt động sản xuất ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động thủ công,kỹ thuật lạc hậu ,do đó năng suất lao động và chất lượng sản phẩm rất thấp.Cơ giới hóa là cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp vừa giảm nhẹ lao động của con người,vừa nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả. Cơ giói hóa nông nghiệp phải tập trung vào những khâu lao động nặng nhọc và những khâu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩmvà hiệu quả sản xuất kinh doanh (chế biến)
Thủy lợi hóa: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Việt Nam là nước nông nghiệp nhiệt đới ,nắng lám mưa nhiều do đó hạn hán và úng lụt thường xuyên xảy ra.Để hạn chế tác động tiêu cưc của thiên nhiên,việc xây dựng hệ thống thủy lợi để chủ động tưới tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Điện khí hóa:Điện khí hóa vừa nâng cao khả năng của con người trong việc chế ngự tự nhiên, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, vừa tạo điều kiện cho cư dân nông thôn tiếp cận với văn minh nhân loại.
Phát triển công nghệ sinh học:Đây là lĩnh vực khoa học và công nghệ mới bao gồm nhiều ngành khoa học, di truyền học,hóa sinh học.Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học đã được những thành tựu to lớn : những nông phẩm biến đổi gien có năng suất và chất lượng rất cao; lai tạo được những cây trồng có khả năng kháng vi rút, sâu bệnh sinh sản vo tính … Những thành tựu của công nghệ sinh học đã đem lại những lợi ích to lớn,không chỉ tạo ra những sản phẩm mới mà còn tiết kiệm được tài nguyên và bảo vệ được môi trường.Phát triển công nghệ sinh học là đòi hỏi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học –công nghệ vào n