Đề tài Vai trò của quyết định trong quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay

Ra quyết định - đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản trị. Thường thì những quyết định của người quản trị có ảnh hưởng tới hiệu quả của đơn vị mình quản lý. Nếu có thể tổng hợp thành một từ để nói lên phẩm chất của một nhà quản trị giỏi, ta có thể nói rằng đó là “tính quyết định”.

doc25 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của quyết định trong quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Ra quyết định - đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản trị. Thường thì những quyết định của người quản trị có ảnh hưởng tới hiệu quả của đơn vị mình quản lý. Nếu có thể tổng hợp thành một từ để nói lên phẩm chất của một nhà quản trị giỏi, ta có thể nói rằng đó là “tính quyết định”. Quyết định là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức nhằm để giải quyết vấn đề đã chín muồi. Trên cơ sở sự hiểu biết các qui luật vận động khách quan của hệ thống quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện tượng của hệ thống đó. Để ra quyết định nhà quản trị phải hiểu được quy luật để đưa ra quyết định trên cơ sở khoa học. Lý thuyết quyết định thống kê trên lý thuyết là một cơ sở khoa học nhất hiện nay mà các nhà quản trị chưa hiểu hết tác dụng và vận dụng nó làm cơ sở tiền đề cho việc ra quyết định. áp dụng lý thuyết quyết định này sẽ đưa ra việc lựa chọn hành động và cả việc lựa chọn có ý tưởng hợp lý về các hậu quả kinh tế, xã hội, chính trị của việc lựa chọn hành động đó. Đề án của em viết về vấn đề này còn nhiều thiếu xót. Em mong thầy xem xét và cho em những lời khuyên xác đáng. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hữu Chí. Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2004 Sinh viên Mai Văn Hùng 1. Khái niệm, bản chất và vai trò của quyết định trong quản trị 1.1. Khái niệm Trong mọi tổ chức luôn luôn tồn tại nhu cầu giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản trị. Để giải quyết các vấn đề này người ta thường phải xây dựng và lựa chọn các phương án tối ưu. Việc này tất yếu đòi hỏi các nhà quản trị cân nhắc, lựa chọn và đi đến quyết định. 1.2. Bản chất Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chín muồi, trên cơ sở sự hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống bị quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện tượng của hệ thống đó. 1.3. Vai trò Các quyết dịnh về quản trị có vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động về quản trị. Bởi vì: - Các quyết định luôn luôn là sản phẩm chủ yếu và là trung tâm của mọi hoạt động về quản trị. Không thể nói đến hoạt động về quản trị mà thiếu việc ra các quyết định, cũng như không thể nói đến việc kinh doanh mà thiếu dịch vụ và hàng hóa. - Sự thành công hay thất bại trong các tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định của các nhà quản trị. - Xét về mặt tổng thể thì không thể thay thế các quyết định về quản trị bằng tiền bạc, vốn liếng, sự tự phát, sự tự điều chỉnh hoặc bất cứ thứ tự đồng bằng máy móc tinh xảo nào. - Mỗi quyết định về quản trị là một mắt xích trong toàn bộ hệ thống các quyết định của một tổ chức nên mức độ tương tác ảnh hưởng giữa chúng với nhau là cực kỳ phức tạp và hết sức quan trọng. Không thận trọng trong việc ra quết định thường có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. 1.4. Chức năng của các quyết định Quyết định là trái tim của mọi hoạt động về quản trị, nó cần phải thực hiện được những chức năng chủ yếu sau: - Lựa chọn phương án tối ưu - Định hướng - Bảo đảm các yếu tố thực hiện - Phối hợp hành động - Chức năng động viên, cưỡng bức - Bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện. - Bảo đảm tính hiệu quả trong kinh doanh - Bảo đảm tính hiệu lực 2. Lý thuyết quyết định là cơ sở khoa học của việc ra quyết định Từ xưa đến nay quản lý xã hội, quản ly nhân sự là một nghề nghiệp và cộng việc quan trọng nhất của những người quản lý là ra các quyết định. Không phải chỉ có quan chức cấp Chính phủ hay giám đốc một đơn vị sản xuất kinh doanh là râ các quyết định, mà các nhà quản lý ở cấp cơ sở, địa phương đều phải ra các quyết định. Vậy cơ sở của việc ra các quyết định ở những con người này là gì? Thực tế từ lâu đã chứng tỏ rằng các quyết định thiếu cơ sở khoa học thường phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Nghiên cứu những cơ sở của việc ra quyết định một cách khoa học sẽ giúp ta nhận thức đúng đắn những cơ sở khoa học, những quy luật chi phối và lường trước được những hậu quả tất yếu sẽ xảy ra nếu như các quyết định được chấp nhận. Hầu hết những quyết định quản lý đều phải thực hiện trong những điều kiện bất định vì các nhà quản trị hầu như không có thông tin hoàn chỉnh về những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Trong 25 năm gầy đây các nhà quản lý đã sử dụng phương pháp và kỹ thuật suy luận thống kê để giải quyết nhiều vấn đề mà thông tin nó bị thiếu, bất định, hoặc một số trường hợp hầu như thiếu hoàn chỉnh. Lĩnh vực thóng kê mới này có tên gọi: Lý thuyết quyết định thống kê hoặc đơn giản là Lý thuyết quyết định. Lý thuyết này là công cụ khoa học nhất mà các nhà quản lý cần hiểu biết và dùng để ra quyết định. Khi đưa ra một vấn đề cần phải quyết định, cần phải kiểm định giả thiết các mặt chính của vấn đề, ta phải xem xét vấn đề kiểm định là chấp nhận hay bị bác bỏ. Trong lý thuyết quyết định chúng ta phải quyết định lựa chọnv ấn đề trong những điều có thể (được gọi là hành động), nhờ vào việc tính toán ảnh hưởng của hành động dưới dạng tiền đề. Một nhà quản lý, người phải lựa chọn từ trong số những việc đầu tư có giá trị, cần phải xem xét những lợi nhuận hoặc những thiệt hại mà nó có thể là hậu quả của mỗi hành động. áp dụng lý thuyết quyết định hợp lý về các hậu quả kinh tế của việc lựa chọn hành đồng đó. Bởi vậy, các phương pháp thường được dùng để tính toán lợ nhuận hoặc thiệt hại của từng hành động. 3. Những vấn đề chung của lý thuyết quyết định 3.1. Môi trường quyết định Môi trường ra quyết định là những lực lượng và yếu tố bên ngoài hệ thống ra quyết định, nhưng lại có ảnh hưởng sâu sắc tới việc ra quyết định. Ví dụ: một nhà quản lý trong một tình huống gay cấn khi tình hình tài chính thì eo hẹp của đơn vị mình, không thỏa mãn về điều kiện làm việc, không yên ổn về gia đình, nội bộ thì không đoàn kết... thì sẽ không thể nào lại bình tĩnh đưa ra được các quyết định sáng suốt, chính vì thế việc nhận thực đúng đắn ảnh hưởng của môi trường để cải tạo, thích nghi và để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra được những quyết định đúng đắn và khoa học là một việc cần quan tâm. Các yếu tố cấu thành môi trường ra quyết định là: Môi trường bên ngoài ở tầm vi mô: xã hội, thu nhập quốc dân, tự nhiên,... Môi trường bên trong: văn hóa của đơn vị, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, quan hệ... - Môi trường bên ngoài ở tầm vi mô: Đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người trung gian, gia đình người ra quyết định. Để tạo ra được môi trường ra quyết định được thuận lợi, thoải mái người ta phải biết cách phân tích ảnh hưởng của môi trường tới quá trình ra quyết định. Nội dung của những cuộc phân tích này là nhằm vào việc phân tích cơ chế, quy luật ảnh hưởng của từng yếu tố, môi trường đến các khâu, các mặt của hoạt động ra quyết định. Trên cơ sở những kết luận về môi trường ra quyết định người ta sẽ tìm ra giải pháp thích hợp để cải tạo, biến đổi, thích nghi và tồn tại chung với chúng một cách có lợi nhất. 3.2. Những yếu tố chung của lý thuyết quyết định 3.2.1. Mục tiêu của quyết định Khác với các loài động vật trong tự nhiên mọi hoạt động con người (bình thường chứ không phải là những người mất trí) đều cần nhằm vào một hay một số mục tiêu nào đó. Các hoạt động về quyết định trong quản trị cũng vậy, muốn không bị lạc đường, mất phương hướng đèu cần phải xác định rõ mục tiêu nhằm giải quyết những vấn đề gì? Thông thường mục tiêu được hiểu là cái đích để nhằm vào hay cần đạt tới để hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy mục tiêu của các quyết định là cái đích cần đến trong các quyết định về quản trị. Trong thực tế chúng ta cũng gặp thuật ngữ “mục đích” của các quyết định. Vậy mục đích là gì? Và quan hệ của nó với mục tiêu ra sao? Theo quan điểm của tôi thì chúng ta nên thừa nhận quan điểm “mục đích” là cái đích cuối cùng cần đạt tới, còn mục tiêu là cái đích cụ thể cuối cùng cần đạt tới. Sự cần thiết khách quan của mục tiêu là ở chỗ không thể ra quyết định quản lý mà không có mục tiêu. Vì mục tiêu là lĩnh vực hoạt động tất yếu, là cơ sở, là điểm xuất phát của mọi hoạt động quản trị khác. Vai trò quan trọng của mục tiêu trong việc ra quyết định quản trị là ở chỗ nó có tính định hướng cho các hoạt động, là cơ sở để đánh giá các phương án, các quyết định và là căn cứ để đề ra các quyết định về quản trị. Việc xác định đúng đắn mục tiêu trong việc ra quyết định quản trị là một yêu cầu hết sức quan trọng. Như vậy cần phải giải quyết vấn đề xác định mục tiêu như thế nào là khoa học nhất. Muốn làm được việc này phải xuất phát từ cơ sở khoa học của nó. Sau đây là những cơ sở khoa học chủ yếu: - Những vấn đề cốt lõi cần giải quyết khi phải ra quyết định là gì? - Đòi hỏi của việc sử dụng các quy luật khách quan trong lĩnh vực ra quyết định và thực hiện các quyết định về quản trị. - Khả năng tổ chức thực hiện các quyết định của những người thừa hành. Những yêu cầu cơ bản đối với các mục tiêu ở đây thường là: - Phải rõ ràng - Có tính khả thi - Có thể được kiểm soát được. - Phải phù hợp với đòi hỏi của các quy luật khách quan. - Phải nhằm giải quyết những vấn đề then chốt quan trọng. Hệ thống mục tiêu: trước khi ra quyết định cần phải xem xét toàn diện những vấn đề có liên quan để đề ra các mục tiêu có tính hệ thống khoa học là một đòi hỏi khách quan đối với các nhà quản trị khi đưa ra các quyết định về quản trị. Các bước xác định mục tiêu trong việc ra quyết định được mô tả theo sơ đồ sau: ý thức vấn đề Thu thập thông tin Lựa chọn và quyết định mục tiêu Xác định mục tiêu dự kiến 3.2.2. Những chiến lược Chiến lược kinh doanh là phương thức cụ thể hóa cách thực hiện mục tiêu, là cơ sở quan trọng trong lĩnh vực ra quyết định quan trọng. Chức năng của chiến lược là: - Định hướng chiến lược cho hoạt động của tổ chức. - Bảo đảm thế chủ động khi thực hiện các mục tiêu. - Huy động, khai thác và tập trung sử dụng mọi nguồn lực trong cơ sở. - Đảm bảo tính thích nghi với mọi điều kiện của môi trường tác động đến quyết định. - Phòng ngừa chiến lược rủi ro và nguy cơ nếu nó có khả năng xuất hiện và tận dụng mọi cơ hội, thời vận trong tương lai. Nội dung của chiến lược phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung của các quyết định. 2.3.2. Tình huống hậu quả Những sự kiện xẩy ra ngoài sự kiểm soát của người ra quyết định thường gọi là những hậu quả hay những tình huống tự nhiên và sự tồn tại của chúng tạo nên nhiều khó khăn hơn thuận lợi trong điều kiện bất định. Để đưa ra những quyết định sáng suốt các nhà quản trị cần đưa ra những giả thiết về những tình huống có thể xẩy ra đối với những quyết định của mình từ những giả thiết về các tình huống có thể xảy ra, để đưa ra các biện háp khắc phục những hậu quả xấu có thể xảy ra và phát triển những mặt tích cực của hậu quả 2.2.4. Xác suất của tình huống hậu quả Tính bất định gắn với những hậu quả hay tính huống tự nhiên sẽ xuất hiện một cách thực sự. Những nhà quản trị cần đặt ra những giả thiết về những tình huống bất định có thể xẩy ra. Qua việc thu thập các thông tin về các yếu tố của môi trường có tác động đến quyết định, từ những thông tin đó cần xử lý các thông tin bằng các phân tích định tính và định lượng rồi tính xác suất rủi ro của tình huống hậu quả có thể xảy ra. 2.2.5. Những kết quả hay những kết toán Những quyết định đưa ra có khoa học thì quyết định đó phải dựa trên cơ sở của một bản kế hoạch. Bản kế hoạch đó phải đặt ra các mục tiêu cần đạt được. Mục tiêu của các nhà chính trị là xã hội, còn mục iêu của các doanh nhân đặt lên hàng đầu đó là lợi nhuận. Đo lường, tính toán lợi nhuận hay giá trị của những hành động khác nhau, ta có được những kết quả hay những kết toán. Trong tính toán cần phải tính doanh thu sẽ thu được so với mức chi phí bỏ ra. Chi phí có thể có hiệu quả hoặc không có hiệu quả. 3. Xác định giá trị xác suất lợi nhuận Dự đoán trong điều kiện bất định và xác định để đưa ra những quyết định 3.1. Tính xác suất của hành động (sự kiện) của một quyết định Trong hoạt động kinh doanh lợi nhuận thường đi với rủi ro. Những ngành có lợi nhuận lớn thì mức rủi ro về thua lỗ lại cao và ngược lại thì những ngành đem lại lợi nhuận thấp thì rủi ro về thua lỗ thường lại thấp. Điều này dẫn đến nhà quản trị trước khi ra quyết định cần phải tính toán mức độ xác suất thành công, có đủ dũng cảm để đưa ra các quyết định để đạt hiệu quả tối ưu. Sau đây là một thí dụ: Người bán báo mua một tờ báo là 800 đồng và bán nó với giá 1.000đ. Bất cứ tờ bào nào không được bán trong ngày đều hoàn toàn không còn giá trị đối với anh ta. Vấn đề đặt ra với người bán báo là xác định số báo mua tối ưu trong ngày. Người bán báo đã thực hiện ghi chép tình hình bán hàng của anh ta trong 100 ngày qua bảng 1 như sau: Số lượng báo bán hàng ngày (tờ) Số ngày bán báo mức tương ứng Xác suất bán báo của từng mức bán (lần) 300 15 0,15 400 20 0,2 500 45 0,45 600 15 0,1 700 5 0,005 10 1 Như vậy, để đạt được quyết định tối ưu anh ta sẽ quyết định mua 500 tờ báo vào ngày mai để bán lại. Bởi vì xác suất anh ta bán được hết 500 tờ báo là 0,45 là xác suất cao nhất đối với mức báo mà anh ta đặt khác có mức xác suất bánhết hàng là thấp hơn. 3.2. Trong mỗi quyết định đưa ra phải đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thay cho tối thiểu hóa thiệt hại. 3.2.1. Trước mỗi sự thay đổi của môi trường cần có những quyết định hợp lý để thích nghi với môi trường. Cách đây hơn một năm, khi cuộc chiến tranh Mỹ - Irắc nổ ra. Giá của các nguyên liệu đầu vào tăng, một số doanh nghiệp chịu sức ép của thương trường. Giá một số nguyên liệu đầu vào quan trọng như xăng, dầu, điện, ga, sắt thép, giá các dịch vụ sinh hoạt... tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhà sản xuất. Khi các Nhà nước điều chỉnh giá xăng dầu các doanh nghiệp đã phải chuẩn bị tâm lý về việc giá xăng dầu tăng sẽ làm tăng giá thành các sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể, giá thành vận tải đường sông tăng 0,7%; đường biển tăng 1,2%; xi măng tăng từ 0,73 đến 1,1% tùy loại; thép tăng 0,35%; giấy tăng 2,4%; cá xa bờ tăng 100đồng/kg và lúa đồng bằng sông Cửu Long tăng 3 đ/kg. Điều này có nghĩa là khi đó chiến tranh Mỹ - Irắc đang xẩy ra ác liệt. Giá dầu thô trên thị trường thế giới đã tăng lên đến 38 USD/thùng, nếu chiến tranh kéo dài thì giá dầu thô sẽ tăng vọt. Chịu tác đông của giá dầu, giá nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu gốc hóa dầu tăng vọt. Giá các loại nhựa như PEHD, PELD, PP, PVC chủ yếu dùng trong sản xuất nhựa gia dụng, bao bì nhựa công nghiệp đang đồng loạt tăng giá với mức chóng mặt. Giá nguyên liệu nhập khẩu PEAB từ 670 USD/tấn đã tăng lên 750 USD/tấn, PELD từ 700 lên 770 USD/tấn, PP từ 800 lên 900 USD/tấn, PVC từ 550 USD/tấn lên 750 USD/tấn. Và không chỉ có hạt nhựa, nhiều loại nguyên liệu có gốc hóa dầu khác cũng tăng giá. Các loại dung môi chiết xuất từ xăng dầu phục vụ ngành sản xuất sơn cũng đang tăng lên từ 30 đến 40% so với trước, mà giá dung môi chiếm khoảng 30% giá thành sản phẩm. Trước sép ép phải tăng giá sản phẩm do giá đầu vào sẽ tăng lên do cuộc chiến tranh Mỹ - Irắc có thể kéo dài. Nhưng theo phân định tình hình thì xác suất cuộc chiến tranh Mỹ - Irắc kéo dài là rất thấp, bởi vì tiềm lực quân lực của Mỹ rất mạnh so với Irắc, cuộc chiến tranh sẽ sớm kết thức, giá dầu mỏ sẽ sớm bình ổn trở lại như cũ. Có một số doanh nghiệp đã quyết định tăng giá thành làm giảm năng lực cạnh tranh với hàng hóa từ nước ngoài. Một số doanh nghiệp đã quyết định giảm sản lượng sản xuất xuống để hạn chế mức thiệt hại. Một số doanh nghiệp đã hủy bỏ các đơn đặt hàng từ nước ngoài, khi các đơn đặt hàng này được đặt hợp đồng cách đây vài tháng. Những doanh nghiệp này đã làm mất dần thị trường của mình. Nhưng có một số doanh nghiệp quyết định giữ nguyên giá cũ để tăng khả năng cạnh tranh, không hủy bỏ, từ chối các đơn đặt hàng xuất khẩu với giá cách thời điểm đó vài tháng, chấp nhận những thiệt hại trước mắt. Khi cuộc chiến tranh Mỹ - Irắc sớm kết thúc, giá dầu mỏ bình ổn trở lại, giá các nguyên liệu đầu vào giảm trở lại. Những doanh nghiệp này vẫn giữ được thị trường trong và ngoài nước, mở rộng sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận. Những doanh nghiệp này đã làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta ở mức cao. Nước ta vẫn được xếp là nước có tiềm năng tăng trưởng cao về kim ngạch trong năm 2003. 3.2.2. Trong hoạt động thương mại Quyết ra quyết định phải tính trước mức tối đa hóa lợi nhuận thay cho sự tối thiểu hóa thiệt hại. Trong hoạt động thương mại, những hàng hóa tồn kho đang thường gây ra thiệt hại. Do chi phí bảo quản, lưu kho cao, hàng hóa bị hư hỏng, số vòng quay của vốn chậm. Nhưng cái đòi hỏi nhà quản trị phải có quyết định đúng đắn về số lượng hàng hóa để đạt được mức lợi nhuận tối đa thay cho tối thiểu hóa thiệt hại nói trên. Quyết định đó phải có cơ sở khoa học thì mới đem lại hiệu quả. Sau đây là một thí dụ điển hình. Người bán rau quả mua ra tươi với giá 35.000đ một giỏ và bán lại với giá 50.000đ một giỏ. Ta giả định sản phẩm sẽ không còn giá trị nếu không bán được vào ngày đầu tiên. nếu người mua ngày mai yêu cầu số giỏ nho nhiều hơn mức người bán dự trữ thì lợi nhuận sẽ bị mất theo mỗi giỏ mà không có bán là 15.000đ (= 50.000 - 35.000). Mặt khác, cũng phải tính chi phí do thiệt hại do dự trữ quả giỏ nho cho một ngày nào đó. Nếu người bán dự trữ 13 giỏ nhưng chỉ bán được 10 giỏ thì mức lợi nhuận của anh ta là 150.000đ (= 15.000 x 10 giỏ). Nhưng lợi nhuận phải đi là 105.000đ. Đó là chi phí của 3 giỏ nho không bán được và không còn giá trị. Quan sát 100 ngày bán hàng cho những thông tin trong bảng sau: Bảng 11.2: Tình hình bán nho trong 10 ngày Số giỏ bán được trong 1 ngày Số ngày bán được hàng mức tương ứng Xác suất bán hàng ở mức tương đương 10 15 0,15 11 20 0,20 12 40 0,40 13 25 0,25 100 100 Xác suất dùng để tính lợi nhuận * Lợi nhuận có điều kiện Bảng 11.3: Bảng lợi nhuận có điều kiện Khả năng nhu cầu về nho (giỏ) Mức dự trữ có thể được 10 giỏ 11 giỏ 12 giỏ 13 giỏ 10 150.000 1.150.000 30.000 45.000 11 150.000 165.000 130.000 95.000 12 150.000 165.000 180.000 145.000 23 150.000 165.000 18.000 195.000 Trình bày mức lợi nhuận tạo ra do kết hợp giữa cung và cầu. Nó có thể dương hoặc âm. Nó có điều kiện ở chỗ một mức lợi nhuận nhất định thu được là do thực hiện mức dự trữ (10, 11, 12, 13 giỏ). Bảng lợi nhuận có điều kiện như vậy không ra cho người bán bao nhiêu giỉo nho anh ta cần phải dự trữ mỗi ngày để tối đa mức lợi nhuận thu được. Nó chỉ nhấn mạnh đến kết quả tương ứng giữa số lượng giỏ dự trữ nhất định (với số lượng giỏ được bán nhất định). * Lợi nhuận dự đoán Bảng 11.4: Lợi nhuận dự đoán trường hợp chỉ dự trữ 10 giỏ Mức nhu cầu thị trường về nho (giỏ) Lợi nhuận có điều kiện Xác suất bán hàng theo mức nhu cầu thị trường Lợi nhuận dự đoán 1 2 3 (4) = (3)x(2) 10 150.000 0,15 22.500 11 150.000 0,20 30.000 12 150.000 0,40 60.000 13 150.000 0,25 37.500 100 150.000 Bảng 11.5: Lợi nhuận dự đoán trường hợp dự trữ 11 giỏ Mức nhu cầu thị trường về nho (giỏ) Lợi nhuận có điều kiện Xác suất bán hàng theo mức nhu cầu thị trường Lợi nhuận dự đoán 1 2 3 (4) = (3)x(2) 10 115.000 0,15 17.250 11 165.000 0,20 33.000 12 165.000 0,40 66.000 13 165.000 0,25 41.250 100 15.700 Bảng 11.6: Lợi nhuận dự đoán trong trường hợp dữ trữ 12 giỏ Mức nhu cầu thị trường về nho (giỏ) Lợi nhuận có điều kiện Xác suất bán hàng theo mức nhu cầu thị trường Lợi nhuận dự đoán 1 2 3 (4) = (3)x(2) 10 80.000 0,15 12.000 11 130.000 0,20 26.000 12 180.000 0,40 72.000 13 180.000 0,25 450.000 100 155.000 Bảng 11.6: Lợi nhuận dự đoán trong trường hợp dữ trữ 13 giỏ Mức nhu cầu thị trường về nho (giỏ) Lợi nhuận có điều kiện Xác suất bán hàng theo mức nhu cầu thị trường Lợi nhuận dự đoán 1 2 3 (4) = (3)x(2) 10 45.000 0,15 6.750 11 95.000 0,20 19.000 12 145.000 0,40 58.000 13 195.000 0,25 48.750 100 132.500 Ta vừa mới tính được lợi nhuận dự đoán của mỗi hành động thuộc bốn hành động dự trữ một cách rõ ràng. Các mức này là: - Nếu 10 giỏ được dự trữ mỗi ngày, lợi nhuận dự đóan hàng ngày là 150.000đ - Nếu 11 giỏ được dự trữ mỗi ngày, lợi nhuận dự đoán hàng ngày là 157.500đ. - Nếu 12 giỏ được dự trữ mỗi ngày, lợi nhuận dự đoán hàng ngày