Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 đã vạch rõ: "Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng thời kì phát triển đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ tiếp tục phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa."
Thực hiện mục tiêu của Đảng đề ra, trong những năm qua nền kinh tế xã hội nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ phát triển trị giá tổng sản phẩm trong nước (GDP) liên tục vượt qua con số 9% năm 1995, cụ thể là năm 2000 tăng gấp đôi năm 1991 (2,07 lần), tích luỹ nội bộ nền kinh tế từ chỗ không đáng kể lên đến 27% GDP. Trong GDP, tỉ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống còn 24,3% - công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 36,6% - dịch vụ từ 30,6% tăng lên 39,1%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 220 USD (năm 1991) lên 400 USD (năm 2000). Bộ mặt kinh tế - xã hội nước ta không ngừng biến đổi, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh
Đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn với sự phát triển sôi nổi của thị trường tiêu dùng. Bên cạnh sự phục hồi và hoạt động bình thường của thị trường truyền thống đã và đang xuất hiện các loại hình thương mại và dịch vụ mới, đây là dấu hiệu của một tổ chức sinh hoạt đô thị mới đang nảy nở. Siêu thị là một trong những nét mới đó. Tổ chức thương mại này không những khác hẳn với cung cách của các ngôi chợ truyền thống vốn quen thuộc trước đây mà còn biểu hiện một nếp sống mới, một cách thức tiêu dùng mới, một sinh hoạt mới trong đời sống của cư dân một đô thị đang trên đà phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
73 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của siêu thị với người tiêu dùng Hà Nội hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp siêu thị Vinaconex và siêu thị Intimex Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1> Lý do chọn đề tài
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 đã vạch rõ: "Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng thời kì phát triển đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ tiếp tục phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa."
Thực hiện mục tiêu của Đảng đề ra, trong những năm qua nền kinh tế xã hội nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ phát triển trị giá tổng sản phẩm trong nước (GDP) liên tục vượt qua con số 9% năm 1995, cụ thể là năm 2000 tăng gấp đôi năm 1991 (2,07 lần), tích luỹ nội bộ nền kinh tế từ chỗ không đáng kể lên đến 27% GDP. Trong GDP, tỉ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống còn 24,3% - công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 36,6% - dịch vụ từ 30,6% tăng lên 39,1%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 220 USD (năm 1991) lên 400 USD (năm 2000). Bộ mặt kinh tế - xã hội nước ta không ngừng biến đổi, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh…
Đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn với sự phát triển sôi nổi của thị trường tiêu dùng. Bên cạnh sự phục hồi và hoạt động bình thường của thị trường truyền thống đã và đang xuất hiện các loại hình thương mại và dịch vụ mới, đây là dấu hiệu của một tổ chức sinh hoạt đô thị mới đang nảy nở. Siêu thị là một trong những nét mới đó. Tổ chức thương mại này không những khác hẳn với cung cách của các ngôi chợ truyền thống vốn quen thuộc trước đây mà còn biểu hiện một nếp sống mới, một cách thức tiêu dùng mới, một sinh hoạt mới trong đời sống của cư dân một đô thị đang trên đà phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Hà Nội là một thành phố trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá- khoa học và công nghệ, là đầu mối giao thông và giao dịch thiết yếu của cả nước cũng như cả khu vực. Hà Nội có sức thu hút và khả năng lan toả rộng lớn, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế chung, đặc biệt là đối với "tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh". Đây cũng là nơi có quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế mạnh mẽ nhất nước ta. Siêu thị xuất hiện và trở thành một hiện tượng mới, tất yếu trên tổ chức sinh hoạt không gian của thành phố trung tâm này.
Chọn đề tài này, tác giả muốn dùng cách tiếp cận xã hội học để nghiên cứu về siêu thị không phải chỉ trên khía cạnh kinh tế thuần tuý mà chủ yếu hướng vào các khía cạnh xã hội. Mục đích là tìm hiểu mối quan hệ giữa siêu thị và người tiêu dùng thông qua nhu cầu, thái độ, hành vi của nhóm khách hàng ở các siêu thị. Với đề tài: "Vai trò của siêu thị với người tiêu dùng Hà Nội hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp siêu thị Vinaconex và siêu thị Intimex Hà Nội)". Tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc nhận diện những vấn đề mới mà cuộc sống đang đặt ra trong phương thức tổ chức đô thị.
2> Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lí luận
Đây là một đề tài nghiên cứu trường hợp nên có ý nghĩa nhất định đối với những nghiên cứu chọn mẫu hay nghiên cứu tổng thể về sau. Các thông tin thực nghiệm từ thực tế xã hội sẽ có vai trò như một trong rất nhiều cơ sở dữ liệu cho việc phân tích và khái quát lí luận của xã hội học lối sống đô thị.
Bên cạnh đó với việc vận dụng một số lí thuyết xã hội học vào giải quyết một vấn đề cụ thể của thực tiễn, đề tài có tác dụng phát triển hướng lí luận về nhận thức và hành động trong xã hội học, chúng ta sẽ có cơ hội để kiểm định khả năng thích ứng của các lí thuyết này trong đời sống xã hội.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nắm bắt những mặt tích cực cũng như tiêu cực của siêu thị hiện nay thông qua phân tích mục đích, hành vi, cung cách đi siêu thị của người tiêu dùng từ đó góp phần nhận dạng tổ chức thương mại này một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Trên cơ sở đó, cung cấp cho các nhà quản lí một cách nhìn khoa học và thực chứng để kịp thời phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực nhất là trong công tác quản lí và điều hành. Đề tài phần nào cũng có ý nghĩa tham khảo đối với các cấp quản lí siêu thị và thương mại nói chung.
3> Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Tìm hiểu mục đích đi siêu thị của người tiêu dùng Hà Nội hiện nay.
3.2. Tìm hiểu vai trò của siêu thị với người tiêu dùng.
3.3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của người tiêu dùng (giới tính, tuổi, học vấn, nghề nghiệp…) với mục đích đi siêu thị để thấy được cung cách, nhu cầu đi siêu thị.
3.4. Đưa ra một số kết luận và giải pháp mang tính chất dự báo và đề xuất trước những vấn đề thực tế trên.
4> Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của siêu thị với người tiêu dùng Hà Nội hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Người tiêu dùng mua hàng tại hai siêu thị trên.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Từ tháng 3/ 2004 đến tháng 5/2004
- Không gian: Siêu thị Vinaconex- 24 Hai bà Trưng và siêu thị Intimex- 26_ 32 Lý thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
4.4. Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu
Thực ra đề tài không nghiên cứu về kinh tế nên tác giả không dựa trên sự thành công về kinh doanh, nghĩa là không chọn siêu thị trong nhóm làm ăn có hiệu quả- trong quá trình lựa chọn siêu thị để nghiên cứu, tác giả có cân nhắc đến cơ sở pháp lí của việc thành lập siêu thị , vị trí, đặc điểm… mỗi siêu thị và quan trọng là khả năng tiếp cận và thu thập thông tin của tác giả. Điều này sẽ có hạn chế về cái nhìn tổng thể nhưng khi đi vào phân tích cũng thấy được các đặc điểm chung của hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội.
5> Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp thu thập thông tin tư liệu:
- Tập hợp một số từ điển, niên giám, văn kiện, bài đăng trên các tạp chí lí luận và báo cáo… về lối sống, thương mại, tiêu dùng và các vấn đề có liên quan.
- Thu thập các thông tin về hoạt động của siêu thị thông qua một số báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Thương mại Hà Nội và của hai siêu thị.
Các tài liệu này được sắp xếp theo danh mục tài liệu tham khảo.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin định lượng:
Đây là phương pháp thu thập thông tin chính của đề tài. Thu thập thông tin qua bảng ankert trong thời gian từ 15/4/2004 đến 3/5/2004. Do đặc điểm khó nắm bắt và tiếp xúc của đối tượng, bảng hỏi gói gọn trong những thông tin về đặc điểm đối tượng (như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, học vấn, chi tiêu) và nội dung gồm các câu hỏi về lí do đi siêu thị, mức độ đi siêu thị, nhận định về hoạt động siêu thị.
Cơ cấu mẫu gồm 203 mẫu gồm những khách hàng đi mua hàng trong hai siêu thị trên. Do đặc điểm siêu thị Vinaconex dễ tiễp xúc với khách hàng hơn nên tôi chọn mẫu nghiên cứu đông hơn siêu thị Intimex 50 phiếu.
Mẫu được chọn ngẫu nhiên trong số những người có mua hàng trong siêu thị hơn là nhóm những người đi siêu thị không với mục đích đi mua sắm hoặc chỉ mua ở các gian hàng thuê mặt bằng cùng siêu thị.
Mẫu được chia đều tương đối cho hai giới nam và nữ; tập trung trong độ tuổi trên 18 vì những người này có khả năng độc lập về thu nhập và chi tiêu cũng như làm chủ hành vi tiêu dùng của mình.
Cụ thể là:
Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra
STT
Tiêu chí
Tần suất
Tỉ lệ (%)
1
Giới tính: Nam
Nữ
89
114
43.6
56.2
2
Học vấn: PTTH
Sơ cấp- Trung cấp
Cao đẳng- Đại học
Sau Đại học
9
25
136
33
4.4
12.3
67
16.3
3
Nghề nghiệp: Nội trợ
HS- SV
Cán bộ Nhà nước
Cán bộ ngoài quốc doanh
Kinh doanh
4
24
98
57
20
2.0
11.8
48.3
28.1
9.9
4
Tuổi: Dưới 18
18- 24 tuổi
25- 40 tuổi
40- 55 tuổi
Trên 55 tuổi
2
31
112
54
4
1.0
15.3
55.2
26.6
2.0
5
Nhân khẩu: Sống 1 mình
Sống cùng người khác
19
184
9.4
90.6
6
Chi tiêu/ tháng: Dưới 1triệu
1 triệu- 2 triệu
2 triệu- 3 triệu
Trên 3 triệu
24
91
48
40
11.8
44.8
23.6
19.7
5.3. Phương pháp thu thập thông tin định tính:
- Quan sát nhiều lần ở hai siêu thị và quan sát có tham gia tại siêu thị Vinaconex nên những thông tin thu nhận được ở siêu thị Vinaconex sẽ nhiều hơn.
- Phỏng vấn sâu có ghi âm 10 khách hàng và phỏng vấn có ghi chép 10 nhân viên siêu thị (mỗi siêu thị 5 người).
- Trao đổi với cán bộ phụ trách về siêu thị ở Sở Thương mại và Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, hai cán bộ quản lí của hai siêu thị.
5. 4. Phương pháp xử lí thông tin
- Các thông tin tư liệu được đọc, xem kĩ, có phân tích và tập hợp theo từng chủ đề cần sử dụng để trình bày trong phần tổng quan, xây dựng khung lí thuyết, tình hình chung về siêu thị ở Hà Nội…
- Các thông tin định lượng: được sử lý bằng chương trình SPSS 10.0. Riêng về mức độ đi siêu thị bảng hỏi yêu cầu khách hàng tính theo tuần, theo tháng và mức chi tiêu cũng được qui về theo đơn vị tháng.
- Các thông tin định tính: được phân tích và lọc ra theo từng chủ đề dưới dạng trích dẫn báo cáo quan sát, trích dẫn gỡ băng hoặc trích dẫn ghi chép phỏng vấn sâu, toạ đàm. Trong khi trình bày tác giả sử dụng các trích dẫn này song song với các số liệu thống kê định lượng.
6> Giả thuyết nghiên cứu
6.1. Siêu thị ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống tiêu dùng của cư dân Hà nội hiện nay.
6.2. Nhận định về vai trò của siêu thị ở các nhóm tiêu dùng khác nhau cũng khác nhau.
6.3. Những yếu tố như giới tính, nghề nghiệp, học vấn… có ảnh hưởng nhất định đến mục đích, hành vi đi siêu thị của người tiêu dùng.
6.4. So với các loại hình kinh doanh mua bán khác, siêu thị còn có một vai trò xã hội đặc biệt đó là vai trò liên kết xã hội.
7> Khung lí thuyết
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1>Cơ sở lí luận
1.1.Phương pháp luận Mác - xít:
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; luôn xem xét sự vật- hiện tượng trong một quá trình phát triển với những mối liên hệ phổ biến và tác động lẫn nhau. Vận dụng cách tiếp cận này, tác giả đi sâu lí giải về nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng đi siêu thị như kết quả tác động của nhiều yếu tố trong đó tập trung vào các yếu tố cơ bản là: văn hoá xã hội, tâm lí, kinh tế.
1.2. Các lí thuyết nghiên cứu.
Lí thuyết hành vi
Lý thuyết hành vi quan tâm nghiên cứu về hành vi của chủ thể, lý thuyết này rất phát triển ở Mỹ. Lý thuyết này cho rằng chúng ta không thể nghiên cứu được những gì chũng ta không thể trực tiếp quan sát được. Do đó, đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hành vi là những phản ứng quan sát được của các cá nhân khi họ trả lời kích thích. Chủ nghĩa hành vi cho rằng các các tác nhân quy định các phản ứng của con người, do đó qua các phản ứng cũng có thể hiểu được các tác nhân. Mô hình hành vi theo lý thuyết hành vi bào gồm một chuỗi các kích thích và phản ứng: S ( R, trong đó S là tác nhân kích thích và R là phản ứng của chủ thể trước kích thích đó.
Theo sơ đồ này, hành vi của con người mang tính máy móc và không có sự tham gia của yếu tố nhận thức của chủ thể. Sau này, các nhà hành vi luận hiện đại đã bổ sung thêm nhân tố S ( I ( R đề cao các tác nhân trung gian trong quá trình con người đưa ra các phản ứng của mình trước các tác nhân kích thích. Điều đó đồng nghĩa với việc khẳng định có nhiều nhân tố có thể tác động đến hành vi của con người, không chỉ là các kích thích có thể quan sát được.
Vận dụng vào đề tài nghiên cứu, chúng tôi quan niệm sự xuất hiện của hệ thống các siêu thị như một nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng của người dân Hà Nội, từ đó có thể tìm hiểu về vai trò của hệ thống siêu thị trong đời sống của người tiêu dùng Hà Nội hiện nay.
Lí thuyết hành động xã hội
Các lý thuyết xã hội học về hành động có nguồn gốc từ M. Weber, G. Mead, F. Znaniecki, T. Parsons… những tác giả này đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Và mặc dù tiếp cận ở các góc độ khác nhau song các tác giả này đã gặp nhau ở các điểm sau:
- Hành động xã hội là hành động hướng tới người khác.
- Hành động xã hội là hành động có tính định hướng mục đích.
- Trong hành động xã hội luôn có sự tham gia của yếu tố ý thức dù mức độ có thể khác nhau. Nói cách khác, chủ thể của hành động luôn gắn cho hành động đó một ý nghĩa chủ quan nhất định.
Trong đời sống của con người, tồn tại cả hành động xã hội và hành động không mang (hoặc ít có) tính xã hội. Đó có thể là những hành động như: đang chạy bị vấp ngã, bị té… Đối với những dạng hành động này, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy không có sự tham gia của yếu tố ý thức. Nhà xã hội học gọi đó là hành động vật lý- bản năng.
Khác với các nhà hành vi luận trước đây chỉ quan tâm nghiên cứu những phản ứng quan sát được của các cá nhân khi họ trả lời các kích thích, các nhà xã hội học rất quan tâm đến cấu trúc của hành động xã hội và cung cấp cho chúng ta mô hình sau:
Sự phân chia các bộ phận của chúng chỉ là tương đối, trên thực tế, chúng tồn tại gắn bó và có mối liên quan hữu cơ với nhau.
Vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu của mình, tác giả xác định việc đi siêu thị của người tiêu dùng là một dạng hành động xã hội vì:
- Hành động này là hành động có ý thức, có sự cân nhắc của chủ thể. Xét trong cấu trúc của hành động xã hội: siêu thị và đồ trong siêu thị chính là " công cụ" mà chủ thể của hành động xuất phát từ nhu cầu- động cơ thúc đẩy đã quyết định lựa chọn hành vi nhằm đạt được mục đích của mình.
- Tính định hướng mục đích của hành động đi siêu thị được thể hiện trong các hành vi như: đi xem hàng hoá, đi mua đồ, đi chơi, giải trí…
- Đặt trong hoàn cảnh của hành động xã hội, việc đi siêu thị chịu những tác động nhất định của các giá trị, chuẩn mực xã hội: như nhiều người cho rằng siêu thị chỉ bán đồ cao cấp, chỉ dành cho những người có thu nhập cao…
Lí thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lí
Lý thuyết này bắt nguồn từ chủ nghĩa hành vi và thuyết lựa chọn hợp lí với các học giả tiêu biểu là: Thibaut và Keley, G. Homans, P.Blau, Emerson…
Lí thuyết lựa chọn hợp lí.
Friedman và Hechter đã đưa ra lí thuyết lựa chọn hợp lí với mục đích là các chủ thể (actor). Cả hai tác giả không quan tâm đếntính chất sở thích hay là cơ sở tạo ra sự mong muốn (nhu cầu) của chủ thể mà chủ yếu quan tâm đến sự lựa chọn của chủ thể phù hợp với hệ thống sở thích của họ. Nghĩa là không quan tâm đến cái mà chủ thể mong muốn mà chỉ quan tâm đến cách mà chủ thể sử dụng để đạt đến mục đích cuối cùng và kết quả đạt được có phù hợp với mong muốn của chủ thể hay không.
Friedman và Hechter cho rằng đối với chủ thể thì không có nhiều sự lựa chọn hay cơ may có sẵn bởi trên thực tế không có nhiều cơ may cho các trường hợp. Như vậy, bắt buộc họ phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu hay những sở thích cơ bản, cần thiết nhất và đạt đến mục đích cuối cùng. Nhưng trong khi đó chủ thể cũng luôn có xu hướng tính đến lợi ích kế tiếp của họ nên hai ông đã đặt vấn đề trong sựu lựa chọn của chủ thể có xét đến chi phí (cost) với cái mà anh ta đạt được, có tính đến khả năng thực hiện của bản thân. Nếu chủ thể nhận thức mục đích với giá trị cao nhất không phù hợp với khả năng hiện tại của bản thân thì anh ta dễ dàng lựa chọn một phương án khác phù hợp với khả năng của anh ta hơn.
Tuy nhiên, ông phát hiện ra chủ thể trong quá trình hành động chịu tác động của hai nhóm yếu tố:
- Thứ nhất, sự hiếm hoi của các tiềm năng. Mỗi chủ thể hành động có các tiềm năng khác nhau cũng như cách thâm nhập khác nhau vào các tiềm năng khác nhau. Trong đề tài này, có thể hiểu tiềm năng là mức sống, thông tin về siêu thị, về hàng hoá, dịch vụ… của người tiêu dùng. Đối với những người có nhiều tiềm năng, mục đích có thể đạt được dễ dàng hơn so với những người có ít tiềm năng. Liên quan đến vấn đề tiềm năng là vấn đề chi phí, giá phải trả. Trong việc theo đuổi mục đích, các chủ thể phải quan tâm đến giá của hành động lôi cuốn nhất kế tiếp của họ. Các chủ thể có thể chọn cách không theo đuổi mục đích có giá trị cao nhất nếu cơ may quá ít và tiềm năng của bản thân là không đáng kể. Tóm lại, các chủ thể hành động luôn tối đa hoá điều lợi cho mình.
- Thứ hai, các thể chế xã hội. Các thể chế xã hội đã áp đặt các khuôn mẫu hành động cho các cá nhân thông qua các tiêu chí, các qui luật, các nguyên tắc tạo ra sự ảnh hưởng có hệ thống tới các kết quả xã hội.
Lí thuyết trao đổi của Homans
Lí thuyết trao đổi của Homans đưa ra 6 định đề để lí giải hành động của các cá nhân. Theo ông, hành động của cá nhân là kết quả của sự tính toán nhằm tối đa điều lợi cho họ. Các cá nhân luôn tính toán, so sánh giữa chi phí bỏ ra (cost) với số lượng phần thưởng (reward) mà họ đạt được như là kết quả của hành động.
- Định đề thành công: đối với mọi hành động do cá nhân thực hiện, một hành động cụ thể của cá nhân càng được ban thưởng nhiều càng có khả năng sẽ thực hiện hành vi đó.
- Định đề giá trị: kết quả hành động của một cá nhân càng có giá trị với anh ta càng có khả năng anh ta sẽ thực hiện hành động.
- Định đề kích thích: nếu trong quá khứ có một hay một tập hợp các kích thích khiến cho hành động cá nhân nhận được ban thưởng thì kích thích hiện tại càng giống với quá khứ càng có khả năng cá nhân thực hiện hành động đó.
Định đề hợp lí: trong quá trình lựa chọn hành động, chủ thể hành động sẽ lựa chọn hành động mà theo nhận thức của anh ta vào lúc đó, giá trị của hành động là lớn nhất.
- Định đề thiếu thốn- dư thừa: một cá nhân càng nhận được sự ban thưởng cụ thể trong một quá khứ gần, ban thưởng đó càng trở nên ít có giá trị với anh ta. Mối lợi mà cá nhân nhận được như là kết quả hành động của anh ta ngày càng lớn, càng có khả năng anh ta sẽ thực hiện hành động.
- Định đề gây hấn- bằng lòng: một là, khi anh ta không nhận được phần thưởng mà mình mong đợi hay nhận được sự trừng phạt mà anh ta không mong đợi, anh ta sẽ nổi giận- anh ta sẽ thực hiện hành vi gây hấn và kết quả hành vi đó trở nên có giá trị hơn đối với anh ta. Hai là, khi hành động đó nhận được phần thưởng mà anh ta kì vọng thậm chí nhiều hơn anh ta mong đợi, hoặc không phải nhận sự trừng phạt anh ta sẽ hài lòng- anh ta có khả năng hơn để thực hiện hành vi và kết quả của hành vi đó trở nên có giá trị hơn đối với anh ta.
Tóm lại, chủ thể hành động khi thực hiện hành vi của mình đã có sự cân nhắc, tính toán về tính hợp lí kết quả của hành vi đó.
Vận dụng lí thuyết này vào trong đề tài, tác giả thấy rằng hành vi đi siêu thị của người tiêu dùng như là một quá trình trao đổi có tính xã hội trong đó nhũng gì mà chủ thể mất đi trong quá trình trao đổi được coi là chi phí (cost) và những gì mà chủ thể nhận được từ quá trình trao đổi đó được coi là phần thưởng (reward). Những chi phí và phần thưởng này bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần.
Việc vận dụng lí thuyết trao đổi và lí thuyết lựa chọn hợp lí dễ cho ta một nhận định chủ quan về người tiêu dùng đó là những kẻ vị lợi thuần tuý. Tuy nhiên, ở đề tài này tác giả xem xét hành vi của người tiêu dùng qua các yếu tố kinh tế, tâm lí xã hội, xã hội… do vậy sự vị lợi của họ được coi là hoàn toàn hợp lí trong điều kiện có thể phù hợp với các giá trị kinh tế, tâm lí xã hội, xã hội của họ.
2> Khái niệm công cụ
2.1. Vai trò
Khái niệm vai trò ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xã hội học và tâm lý học xã hội. Khái niệm này xuất hiện từ đầu thế kỷ XX trong những công trình nghiên cứu của Horton Coolay, Herbert Mead… Nó được dùng như một trong những yếu tố căn bản để lý giải các quan hệ xã hội (giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và nhóm, cá nhân và tập thể xã hội…)
Trong Từ điển xã hội học của G. Endruweit và G. Trommdorff (xuất bản năm 2002) thì vai trò được hiểu như sau: "Vai trò là tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi của một người mang các địa vị nhất định." {Tr536; 910}
Ý nghĩa của khái niệm này được vận dụng trong đề tài là ở lĩnh vực kinh tế. Cụ thể những khía cạ