Đề tài Vai trò và thách thức trong khai thác tài nguyên biển

Biển có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển và an ninh của các nước nói riêng và thế giới nói chung Vùng biển Việt Nam chiếm phần lớn diện tích biển Đông, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với diện tích khoảng 1 triệu km2. Qua thăm dò, khảo sát cho thấy, tiềm năng tài nguyên biển Việt Nam tuy không thuộc hàng giàu có của thế giới, nhưng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước

doc14 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò và thách thức trong khai thác tài nguyên biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò và thách thức trong khai thác tài nguyên biển     Biển có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển và an ninh của các nước nói riêng và thế giới nói chung Vùng biển Việt Nam chiếm phần lớn diện tích biển Đông, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với diện tích khoảng 1 triệu km2. Qua thăm dò, khảo sát cho thấy, tiềm năng tài nguyên biển Việt Nam tuy không thuộc hàng giàu có của thế giới, nhưng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước Việt Nam có đội tàu khai thác biển với khoảng 95 ngàn chiếc, hoạt động ven bờ khoảng 51%, vùng lộng 35% và xa bờ khoảng 14%     Biển Việt Nam được phân chia thành 5 vùng chính: Vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ, vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ và vùng biển Giữa Biển Đông. Tại các vùng biển này hình thành nhiều ngư trường với sản lượng thủy sản lớn, phục vụ các nghề khai thác: nghề lưới rê, nghề câu vàng, nghề lưới kéo đáy đơn... Từ năm 2000-2005, tổng trữ lượng khai thác thủy sản biển đạt khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lượng cá nổi khoảng 2,8 triệu tấn, chiếm khoảng 70% tổng trữ lượng Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là hiện nay tại những vùng ven bờ đã và đang bị tận dụng khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Với 84% số lượng tàu thuyền lắp máy có công suất dưới 90CV và thuyền thủ công hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ đã gây sức ép quá lớn cho nguồn lợi thủy sản ven bờ, làm tăng nguy cơ cạn kiệt. Vì nhiều lý do mà lượng tàu phát triển một cách tự phát, không theo định hướng quy hoạch phát triển biển và số lượng tàu cá có công suất nhỏ vẫn tăng bình quân 2.300 chiếc/năm, số lượng ngư dân trực tiếp khai thác hải sản tăng bình quân 23.155 người/năm. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong khai thác ven bờ với cường độ cao, ráo riết hơn. Vì cuộc sống trước mắt, nhóm ngư dân này dùng mọi biện pháp để đánh bắt: Giảm kích thước mắt lưới, tăng cường độ khai thác hoặc dùng những biện pháp khai thác mang tính hủy diệt, như: Sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện… Sự suy giảm nguồn lợi cá đã ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt của các loại nghề khai thác hải sản. Tỷ lệ cá tạp, cá con trong các mẻ lưới ngày càng cao, chiếm 40-95% sản lượng đánh bắt, tùy theo loại ngành nghề khai thác, kéo theo doanh thu các hoạt động khai thác có xu hướng thấp dần. Công tác kiểm tra, giám sát trên biển chưa được thường xuyên, vì hiện tại số người làm công tác thanh tra chỉ có khoảng 600 người và 30 kiểm soát viên được đào tạo.     Cùng với thực trạng chung cả nước, đã qua và hiện nay, tình hình khai thác trên biển, ven bờ và an ninh trên biển ở Cà Mau chưa có sự quản lý chặt chẽ. Thực trạng ngư dân xâm phạm vùng biển các nước láng giềng ngày càng nhiều, sử dụng phương tiện khai thác không mang tính bảo tồn sinh vật biển, đặc biệt là các nghề: Lưới te, đóng đáy, cào… Dù đã có nhiều dự án, chương trình nhằm hạn chế nạn khai thác ven bờ, nhưng do chưa theo kịp tốc độ phát triển và thiếu quản lý, nên nạn khai thác ven bờ ở vùng biển Tây Nam Bộ diễn ra tràn lan, vượt tầm kiểm soát. Hàng ngàn phương tiện khai thác nhỏ “chà đi, xát lại” đã làm sinh vật biển trên ngư trường Cà Mau đang dần bị tận diệt, vùng sinh sản hải sản đang bị phá vỡ. Dự báo trong tương lai gần, sản lượng hải sản trên vùng biển Cà Mau và các vùng lân cận sẽ giảm dần, không còn là biển bạc.       Từ hiện trạng và thách thức trên, ngành Thủy sản nói triêng và chính quyền các cấp đã có những nỗ lực rất lớn, đề ra những giải pháp, tuy nhiên vẫn còn đó những bất cập cần phải giải quyết. Trong thời gian tới, ngành Thủy sản tập trung chỉ đạo xây dựng các giải pháp và tổ chức thực hiện để ngành khai thác thủy sản phát triển ngày càng mạnh và ổn định, tạo thế trận toàn dân gắn với thế trận an ninh trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển, đảo. Quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nêu rõ: “Phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển… Có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực phát triển kinh tế biển… giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển”. Hiện nay, ngành Thủy sản đang xây dựng các giải pháp về quản lý; điều chỉnh năng lực tàu thuyền, cơ cấu nghề nghiệp; cơ sở hậu cần nghề cá; khoa học - công nghệ; bảo vệ phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản; đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế trong khai thác thủy sản. Theo đó, dự kiến đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP và 55-60% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Để đạt được kết quả trên, Nhà nước, ngư dân và hậu cần nghề khai thác hải sản phải cùng chung tay, liên kết chặt chẽ hơn nhằm khép kín lộ trình thành một dây chuyền sản xuất, đưa nghề khai thác hải sản trở thành một trong những ngành kinh tế đầu tàu, góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển chung của đất nước. Đối với Cà Mau, ngành Thủy sản và chính quyền các cấp đang cố gắng quản lý, khống chế lượng tàu thuyền khai thác ven bờ, phương tiện có công suất nhỏ, nhằm hướng đến chuyển đổi ngành nghề cho đối tượng ngư dân này một cách hợp lý, trong điều kiện khai thác hợp lý. . Biển cung cấp ngày càng nhiều và đa dạng các loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: cá, tôm, cua, sò, mực, rong, ngọc trai… dưới dạng đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng. Ngành thuỷ sản (chủ yếu là hải sản) trong những năm gần đây đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta. Năm 2002, giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm 17,76% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt ngành thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao, ước đạt 2.024 triệu USD năm 2002, đứng thứ 3 về xuất khẩu của cả nước sau dầu thô và dệt may. Năm 2002, ngành thuỷ sản đã đánh bắt và trồng được 2,57 triệu tấn, trong đó cung cấp cho công nghiệp chế biến khoảng 600 ngàn tấn. Dự báo, đến năm 2010 ngành thuỷ sản có thể khai thác và nuôi trồng được khoảng 3,5 - 4 triệu tấn, trong đó cung cấp khoảng 1 triệu tấn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và có thể đại giá trị xuất khẩu từ 4,5 - 5 tỷ USD. Như vậy, phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản ở nước ta ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước nói chung và công nghiệp nói riêng. Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản đã trở thành ngành mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao của ven biển nước ta. Ngày 7/12/2009, ông Lê Trọng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải chủ trì Hội nghị; nhằm đánh giá kết quả thực hiện: nuôi trồng, khai thác, thu mua chế biến và dịch vụ thủy sản trong năm 2009 – Đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm 2010. Đến dự có, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, các ngành chuyên môn của Sở; Chủ tịch UBND các xã – thị trấn. Đồng chí Nguyễn Văn Cách, tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Duyên Hải đến dự và phát biểu chỉ đạo.  Thực hiện kế hoạch năm 2009 trong điều kiện môi trường, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, nhưng Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải quyết tâm vượt qua khó khăn; đưa tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản 42.210 tấn tôm cá các loại, đạt 106,7% kế hoạch năm. So năm 2008 tăng 8.284 tấn, giá trị sản xuất và dịch vụ thủy sản đạt 1.086 tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm 2008. Trong đó: nuôi trồng 16.517 tấn, đạt 74,8% kế hoạch, có 7.060 tấn tôm sú,  6.371 tấn cua…; khai thác 25.693 tấn tôm cá các loại.  Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá tình hình nuôi trồng, khai thác, thu mua chế biến và dịch vụ của ngành thủy sản trên địa bàn huyện thời gian qua. Qua phân tích cho thấy, trên lĩnh vực sản xuất thủy sản còn nhiều bất cập từ khâu tổ chức sản xuất, phối hợp kiểm tra phòng trừ dịch bệnh, chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật đến hạ tậng cơ sở và vốn đầu tư cho phát triển sản xuất. Phát triển kinh tế thủy sản làm ô nhiễm môi trường biển (VFEJ)-Phát triển kinh tế thủy sản đang gây ô nhiễm môi trường biển, làm mất đi vẻ đẹp thơ mộng tại một số khu du lịch sinh thái biển. Trong khi đó, có nơi bãi biển lại trở thành nơi "giải quyết nỗi buồn". Xả nước thải ra biển Do thiếu quy hoạch, các doanh nghiệp, cá nhân ở khu du lịch huyện đảo Cát Bà-Hải Phòng đua nhau ra biển quây lồng nuôi cá, đã dẫn đến việc cán bộ quản lý hết sức khó khăn, đặc biệt về lĩnh vực môi trường. Mặc dù chưa có được số liệu quan trắc cụ thể nhưng, chỉ bằng cảm quan, cũng thấy ô nhiễm môi trường biển ở đây đang diễn biến hết sức phức tạp. Cuối năm 2008 chúng tôi có chuyến ra thăm đảo, tận mắt chứng kiến, mỗi ngày ở những ô lồng nuôi cá giò, người nuôi đã đưa xuống vịnh Bến Bèo một lượng thức ăn nuôi cá gồm hàng chục tấn các loại. Cá ăn không hết, thức ăn hoặc lọt qua lưới xuống đáy biển, trôi khắp khu vực biển gần đó. Đã vậy, mỗi bè lại có một kiểu cho cá ăn riêng. Các loại cá sống, cá chết đựơc băm nhỏ dùng làm thức ăn, rồi tinh bột, rau tươi…Tất cả đều tống xuống hàng chục nghìn ô lồng.  Cùng với nghề nuôi, việc khai thác hải sản thiếu khoa học cũng như sự quá tải các phương tiện tàu thuyền hoạt động trong vùng biển cũng là những tác nhân khiến vùng biển Cát Bà không còn trong xanh, thơ mộng, hữu tình như cách đây mấy năm về trước.  Ngư dân ở khu vực vịnh Bến Bèo cho biết, mùa sứa năm 2008, mỗi ngày có đến hàng trăm tàu thuyền ra vào cung ứng sứa nguyên liệu cho xưởng chế biến trên đảo.  Còn phần thân, công nhân quăng luôn xuống biển, khiến vùng biển Cát Bà, nhất là khu vực Bến Bèo nước chuyển màu đen đục, bốc mùi hôi rất khó chịu...ảnh hưởng không nhỏ đến quần thể du lịch vùng biển Cát Bà.    Nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng ô nhiễm là thức chấp hành kỷ luật của các cá nhân, tổ chức làm kinh tế thủy sản ở biển còn kém. Ngoài ra, vấn đề quy hoạch biển cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương cũng còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Quy hoạch hạn chế còn do mâu thuẫn lợi ích đa ngành trong một vùng biển quy hoạch.  Cần có sự đồng thuận trong cách quản lý Để bảo vệ môi trường biển nói chung và một số địa điểm có tên trên nói riêng, trước hết, các cơ quan, ban, ngành, cụ thể là Bộ Tài nguyên&Môi trường và Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn cần thống nhất để có được sự đồng thuận trong cách quản lý, những chế tài giữa nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường.  Phú Yên: Giải pháp khai thác bền vững vùng đất ngập nước đầm Ô Loan (15:23 14/10/2009) Môi trường của di tích thắng cảnh Quốc gia đầm Ô Loan, huyện Tuy An (Phú Yên) tiếp tục bị suy thoái do việc khai thác nguồn lợi thủy sản theo kiểu tận thu, tận diệt. Ngoài ra, hầu hết các chất thải từ sinh hoạt và chăn nuôi của hơn 900 hộ dân  sống quanh đầm đã làm cho môi trường của đầm càng bị hủy hoại nghiêm trọng.          Trước đây mỗi năm, người dân có thể khai thác trong đầm ít nhất 200 tấn tôm, 150 tấn cá, 20 tấn cua, hàng trăm tấn rau câu; đặc biệt là các loài nhuyễn thể được xem như là đặc sản của Phú Yên như hàu, điệp và sò huyết. Tuy nhiên, nguồn lợi này hầu như còn rất ít.    Như sò huyết Ô Loan là một đặc sản rất nổi tiếng trong nước thì nhiều năm qua ít thấy xuất hiện vì lượng khai thác đã giảm đến 95% và có nguy cơ biến mất khỏi đầm...       Kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu, Quản lý và Phát triển vùng duyên hải thuộc Đại học Huế cho thấy, trong đầm Ô Loan có 159 loài cá, trong đó có 28 loại được xem là mang lại giá trị kinh tế và sản lượng khai thác khá cao, 5 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam ở mức sẽ nguy cấp (VU- Vulnerable). Người dân sống quanh đầm khai thác 9 loại nghề, trong đó các nghề trể, xiếc tuy bị cấm từ những năm 1980 nhưng họ vẫn lén lút hoạt động. Ngoài ra, những năm gần đây xuất hiện thêm nghề mới, đó là nghề lưới 3 màn (3 kích thước mắc lưới) và nghề lờ du nhập từ Trung Quốc hoạt động theo kiểu tận thu, tận diệt nên làm thiệt hại đến nguồn lợi thủy sản.   Theo Trung tâm Nghiên cứu, Quản lý và Phát triển vùng duyên hải (Đại học Huế) để khai thác hiệu quả kinh tế trong đầm Ô Loan, trước hết tỉnh Phú Yên cần lập lại trật tự mới trong hoạt động khai thác dựa vào cộng đồng. Theo đó, tỉnh Phú Yên không cho người dân đánh bắt liên xã, mà thiết lập địa giới ngư trường theo từng xã và hoạt động khai thác dưới sự quản lý của chính quyền xã đó. Tùy theo loại nghề, những hộ dân sẽ thành lập theo nhóm nghề cụ thể và được chính quyền xã cấp Giấy chứng nhận quyền khai thác thuỷ sản. Mỗi nhóm nghề có Ban quản lý do ngư dân bầu ra; đồng thời đề ra bản nội quy được chính quyền xã chấp nhận. Qua đó, chính quyền từng xã thống kê, kiểm soát được số lượng ngư cụ cũng như hộ khai thác để vận động ngư dân không sử dụng các loại ngư cụ tác động đến nền đáy như giã cào, cào sò, lờ...   Bình Thuận ngăn chặn sử dụng chất nổ khai thác thủy sản Trước tình trạng ngư dân sử dụng chất nổ khai thác thủy sản, hủy hoại nguồn lợi gia tăng, UBND tỉnh Bình Thuận vừa có Công văn yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển cần chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương phối hợp với các đoàn thể chính trị tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân hiểu, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Để ngăn chặn có hiệu quả tình hình trên, UBND tỉnh Bình Thuận vừa có Công văn yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển cần chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương phối hợp với các đoàn thể chính trị tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân hiểu, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là cấm sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản theo Chỉ thị số 01, ngày 2/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp tàng trữ, mua bán, vận chuyển vật liệu nổ nhằm hạn chế, ngăn chặn việc sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản. UBND tỉnh giao trách nhiệm cho chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo. Đồng thời, UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND tỉnh trường hợp còn để xảy ra tình trạng ngư dân, tàu cá thuộc địa phương mình quản lý sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản. Web.ĐTN: Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển và ngày càng trở nên nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, sức ép kinh tế, khả năng quản lý và sử dụng kém hiệu quả các tài nguyên biển.   Hơn nữa, cơ sở hạ tầng vùng ven biển và hải đảo còn thiếu thốn và lạc hậu; sự phát triển kinh tế biển còn yếu kém, phiến diện, sản xuất nhỏ, lạc hậu; tài nguyên biển chưa được khai thác đầy đủ so với tiềm năng, còn bị phá hoại và khai thác quá mức, thường xuyên bị tàu nước ngoài xâm phạm, tranh giành; vấn đề phòng, chống và khắc phục hậu quả của bão lụt, thiên tai từ hướng biển còn nhiều hạn chế; sự thiếu hiểu biết pháp luật về biển nhất là pháp luật bảo vệ môi trường biển của những người tham gia hoạt động khai thác sử dụng, quản lý biển cũng góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó, các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam còn chung chung, chưa cụ thể và thiếu thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Cho đến nay, quản lý môi trường biển, ven biển và hải đảo vẫn được rập khuôn theo cách tiếp cận của ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, chưa tính đến đặc điểm về tính chất xuyên biên giới, đa ngành, đa mục đích sử dụng cho nên hiệu quả quản lý yếu kém và bộc lộ nhiều thiếu sót và bất cập. Một nguyên nhân cũng cần phải kể đến là việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT cũng như việc tham gia ký kết và thực thi các Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển của chúng ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Đến nay, Việt Nam tích cực tham gia các điều ước ở phạm vi thế giới và khu vực về vấn đề bảo vệ môi trường biển. Các điều ước quốc tế ở lĩnh vực này mà Việt Nam đã tham gia bao gồm: Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNLOSC) là bộ luật hoàn chỉnh nhất về biển, dành phần XII qui định việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển , gồm có 11 mục và 46 điều khoản (từ điều 192 đến 237). Việc tham gia vào Công ước này tạo cơ sở pháp lý giúp chúng ta bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biênr biển chung. Điểm nổi bật của Công ước là xác định rõ ràng quyền hạn và nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong việc BVMTB khỏi ô nhiễm; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78): Ra đời năm 1973, đây là bộ luật chuyên ngành hàng hải của thế giới, đã được thông qua tại Hội nghị quốc tế về ô nhiễm biển. Công ước đưa ra những qui định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra do tai nạn hoặc do vận chuyển hàng hóa là dầu mỏ, hàng nguy hiểm, độc hại bằng tàu, cũng như do nước, rác và khí thải ra từ tàu. Ngành thủy sản thế giới đang bị đe dọa Cập nhật lúc 09:52, Thứ Ba, 15/12/2009 (GMT+7) , Thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào nguồn thực phẩm thủy sản. Tuy nhiên, một báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã cảnh báo rằng hiện tượng biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thủy sản là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng - Ảnh: fao Ngư trường là những nơi đánh bắt thủy sản trên biển. Hiện nay, 90% ngư trường của thế giới nằm ở các khu vực thuộc châu Á và châu Phi. Ngành đánh bắt thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở các quốc gia nghèo. Tiến sĩ Tim Daw, giảng viên trường đại học East Anglia (Anh quốc) và là đồng tác giả báo cáo mới này của FAO, đã kêu gọi cần xem biến đổi khí hậu như một yếu tố ảnh hưởng tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. “Ngành đánh bắt thủy sản có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Ước tính khoảng 500 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc vào nguồn thực phẩm từ thủy sản. Ngoài ra, đây là còn là một nguồn thực phẩm rất giàu chất protein cần thiết cho cơ thể chúng ta”, tiến sĩ Tim Daw nói. “Ngành đánh bắt thủy sản thường được hình thành ở những khu vực có các ngành kinh tế khác kém phát triển. Do vậy, bạn thấy ngành đánh bắt thường đóng vai trò mũi nhọn trong cơ cấu nền kinh tế ở các khu vực ven biển xa xôi". Ngư dân là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của BĐKH tới sự mưu sinh của mình - Ảnh: research4development “Những ngư trường nội địa đặc biệt quan trọng đối với vấn đề an ninh lương thực”, tiến sĩ Tim Daw nói. “Những ngư trường này thường ở các sông, hồ lớn hay ở những vùng nông thôn xa xôi”. Mặc dù vậy, ông cũng cho biết các ngư trường rất nhạy cảm đối với vấn đề thay đổi nhiệt độ. “Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi đáng kể lượng mưa hàng năm và làm các dòng sông băng tan chảy nhanh hơn. Do vậy, những thay đổi lớn này có thể khiến lượng nước trong các hồ và dòng sông liên tục bị biến động. Với sự biết đổi bất thường của lượng mưa và nạn hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, chúng ta có thể chứng kiến sự đổ vỡ của các hệ sinh thái thủy sản“, tiến sĩ Tim Daw lo ngại. Trong khi đó, có rất nhiều cảnh báo cấp thiết về biến đổi khí hậu đang được đưa ra, những ảnh hưởng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy ngay lập tức. Báo cáo của FAO cho biết: Những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu sẽ tác động tới 25% hệ sinh thái thủy sản nội địa ở châu Phi vào năm 2100. Tiến sĩ Daw nói: “Sẽ có một thách thức to lớn đối với các hệ sinh thái, nên chúng ta cần phải ý thức được những gì chúng ta đang làm sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các thế hệ sau trong tương lai. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời, thì những ảnh hưởng mà chúng ta đã biết được sẽ tác động đến tương lai của chúng ta”.  Môi trường sinh thái biển bị đe dọa trầm trọng nếu như chúng ta không kịp thời ngăn chặn những kiểu đánh bắt hải sản bằng các phương tiện trên. Còn trong quán ăn, quán cà phê, nơi đông người... người ta tha hồ thả khói thuốc vô tội vạ. Những người xung quanh họ phải hít thở làn khói thuốc bất đắc dĩ đó. Như vậy là ở đâu, đi đâu, môi trường quanh ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chúng ta đang tuyên chiến với cái chết do chính
Tài liệu liên quan