Đề tài Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc

Ngày nay phần đông các nhà khoa học công nhận một thực tế rằng tất cả các nền văn minh đều hình thành, phát triển và suy tàn. Nhưng văn minh nhân loại là phát triển không ngừng bởi vì nó kế thừa những di sản của các nền minh suy tàn trước đó để lại như một quy luật bất biến của lịch sử nhân loại. Qua đó, ta nhận thức được rằng, các nền văn minh dù lớn hay nhỏ thì cũng là thành quả sáng tạo của con người. Sự hình thành và phát triển của các nền văn minh với những thành tựu của nó đã khẳng định được vai trò to lớn của con người, của quần chúng lao động chứ không phải do tự nhiên mà có. Những thành tựu văn minh là kết quả chung của loài người đã sáng tạo nên qua bao thế hệ, trở thành kho tàng tri thức chung của mọi cộng đồng được tích lũy trong suôt tiến trình lịch sử. Trung Quốc là một trong những nền văn minh lâu đời và có tính liên tục nhất trên thế giới. Lịch sử Trung Quốc là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đáo tuy ra đời sau các nền văn minh khác như văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ nhưng tồn tại lâu nhất. Nền văn minh Trung Quốc đã cống hiến cho nhân loại những thành tựu hết sức to lớn như: chữ viết, văn hóa, kiến trúc, tư tưởng,. Trong số những thành tựu đó thì bốn phát minh lớn về kỹ thuật đã khẳng định được bước nhảy vọt về khoa học kỹ thuật của văn minh Trung Quốc nói riêng và nhân loại nói chung. Bốn phát minh lớn này không chỉ có vai trò và ý nghĩa lớn đối với thời đại xưa, mà nó còn được nhân loại không ngừng cải tiến phục vụ cho nhu cầu của con người thời đại ngày nay.

doc37 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 11821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay phần đông các nhà khoa học công nhận một thực tế rằng tất cả các nền văn minh đều hình thành, phát triển và suy tàn. Nhưng văn minh nhân loại là phát triển không ngừng bởi vì nó kế thừa những di sản của các nền minh suy tàn trước đó để lại như một quy luật bất biến của lịch sử nhân loại. Qua đó, ta nhận thức được rằng, các nền văn minh dù lớn hay nhỏ thì cũng là thành quả sáng tạo của con người. Sự hình thành và phát triển của các nền văn minh với những thành tựu của nó đã khẳng định được vai trò to lớn của con người, của quần chúng lao động chứ không phải do tự nhiên mà có. Những thành tựu văn minh là kết quả chung của loài người đã sáng tạo nên qua bao thế hệ, trở thành kho tàng tri thức chung của mọi cộng đồng được tích lũy trong suôt tiến trình lịch sử. Trung Quốc là một trong những nền văn minh lâu đời và có tính liên tục nhất trên thế giới. Lịch sử Trung Quốc là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đáo tuy ra đời sau các nền văn minh khác như văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ… nhưng tồn tại lâu nhất. Nền văn minh Trung Quốc đã cống hiến cho nhân loại những thành tựu hết sức to lớn như: chữ viết, văn hóa, kiến trúc, tư tưởng,... Trong số những thành tựu đó thì bốn phát minh lớn về kỹ thuật đã khẳng định được bước nhảy vọt về khoa học kỹ thuật của văn minh Trung Quốc nói riêng và nhân loại nói chung. Bốn phát minh lớn này không chỉ có vai trò và ý nghĩa lớn đối với thời đại xưa, mà nó còn được nhân loại không ngừng cải tiến phục vụ cho nhu cầu của con người thời đại ngày nay. Nhận thức được điều đó nên chúng tôi chọn đề tài “Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc”. Để một lần khẳng định những đóng góp, vai trò to lớn của nền văn minh Trung Quốc đối với nền văn hóa, văn minh nhân loại. Qua việc tìm hiểu những phát minh đó cũng cho phép chúng tôi hiểu hơn về con người và đất nước Trung Quốc. Qua đó, có cái nhìn về nền văn hóa, văn minh dân tộc ta trong sự đối sánh với nền văn minh Trung Quốc. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về nền văn minh Trung Quốc ở nước ta, từ xưa đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau có giá trị lớn. Trong đó, tập trung nhiều nhất là các công trình nghiên cứu tập trung về vấn đề lịch sử, tư tưởng… hoặc đó là các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn minh dân tộc Việt Nam trong quá trình tiếp biến với nền văn hóa, văn minh Trung Quốc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về nền văn minh Trung Quốc, đặc biệt là những thành tựu của nền văn minh này trong thời kỳ cổ đại thì lại còn rất hạn chế, chỉ mới bắt đầu trong vài thập kỷ trở lại đây. Đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị như: Đàm Gia Kiện (1993), Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Đỗ Đình Hãng (1993), Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, tập II: Văn minh Trung Quốc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Hoàng Minh Thảo (1997), Almanach những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Vũ Dương Minh (2007), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục… Những công trình trên bước đầu đã chỉ ra được những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc, trong đó có dành các bài viết nhỏ nói về bốn phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc. Chứ chưa có một tác giả nào dành thời gian, công sức và tâm huyết để xây dựng một công trình chuyên sâu về bốn phát minh lớn này. Cũng chính vì vậy, việc nghiên cứu về “Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc”. Đang còn là một vấn đề khá mới mẻ. Kế thừa từ những bài viết nhỏ của các công trình trên về việc bước đầu đã liệt kê, phân tích… bốn phát minh lớn đó của văn minh Trung Quốc. Chúng tôi muốn xây dựng một bài viết chuyên sâu hơn về vai trò và ý nghĩa của bốn phát minh lớn này. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về đề tài “Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc”, trong bài luận này chúng tôi nhằm các mục đích sau: - Chỉ ra và khẳng định bốn phát minh lớn về kỹ thuật của văn minh Trung Quốc. - Phân tích vai trò và ý nghĩa của bốn phát minh lớn này, đối với văn minh Trung Quốc nói riêng và văn minh nhân loại nói chung. - Qua việc tìm hiểu vai trò và ý nghĩa của bốn phát minh lớn đó, để hiểu hơn về con người và văn hóa Trung Quốc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc. - Phạm vi nghiên cứu: Do những hạn chế nhất định, nên ở đề tài này chúng tôi không thể đi sâu vào những thành tựu về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc. Mà chỉ tìm hiểu, nghiên cứu về bốn phát minh lớn về kỷ thuật: giấy, nghề in, la bàn và thuốc súng. Từ đó, tập trung chỉ ra vai trò và ý nghĩa của bốn phát minh lớn này đối với nền văn hóa văn minh Trung Quốc và thế giới. 5. Phương Pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài tiểu luận này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp so sánh, liên ngành 6. Đóng góp của đề tài - Công trình nghiên cứu này đóng góp vào công trình nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc và kho tàng tri thức của nhân loại. - Việc nghiên cứu đề tài này góp phần giúp cho sinh viên có những hiểu biết sâu sắc hơn về những phát minh lớn về kỹ thuật cuả văn minh Trung Quốc. Từ đó hiểu thêm về nền văn minh Trung Quốc và con người nơi đây. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận ra, bài tiểu luận của chúng tôi chia thành hai chương. Chương 1: Tổng quan về nền văn minh Trung Quốc Chương 2: Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc PHẦN NỘI DUNG Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC 1.1. Giới thuyết thuật ngữ. 1.1.1. Khái niệm về văn hóa và văn minh Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá. trái với văn minh là dã man. Ví dụ: Văn minh Phương Đông, văn minh Hy Lạp… Thuật ngữ “civilazation” còn có nghĩa là hoạt động khai hoá làm thoát khỏi trạng thái nguyên thuỷ. Như vậy , khi định nghĩa văn minh người ta buộc phải đề cập đến khái niệm “văn hoá”. Vậy văn hoá là gì? Hiện nay đa số học giả đều cho rằng “văn hoá là tổng thể nhữmg giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Nói khác đi, tất cả những cái gì không phải là tự nhiên thì là văn hoá. Như vậy chúng ta có sự phân biệt giữa văn minh và văn hoá Văn minh là khái niệm chỉ trình độ hiện thực hoá khả năng con người thành sức mạnhvật chất và tinh thần để khám phá và chiêm nghiệm và đánh giá thế giới. Do đó, khi đánh giá văn minh của một cộng đồng nào đó là đánh giá trình độ phát triển của cộng đồng đó. Văn minh mang tính chất động (biến động của lịch sử) – cái chuyển biến, đổi mới, sáng tạo còn văn hoá mang tính tĩnh (hằng số/ mẫu số/ ổn định/ bảo tồn thông qua tất cả giá trị biến động) Văn minh mang tính quốc tế, mọi thành tựu của sự sáng tạo về nguyên tắc đều có thể được truyền bá, thâm nhập phổ biến từ cộng đồng này sang cộng đồng khác. Văn hoá được giữ gìn, bảo tồn tôn vinh bản sắc của mỗi chủi thể /dân tộc, cộng đồng. Văn minh trừu xuất đi tất cả những gì là sắc thái riêng, độc đáo để hướng tới sự chú ý vào trình độ phát triển của từng cộng đồng trong tương quan với các cộng đồng khác. Văn hoá và văn minh đều là những giá trị. Những giá trị tiêu cực của văn minh là những giá trị phái sinh chứ không phải giá trị tự thân. Ví dụ thuốc súng, vũ khí, tự thân chúng là những tiến bộ về phương diện văn minh. Ví dụ : Văn minh sông hồng – Cái đặc trưng cho nền văn minh Sông Hồng về mặt văn minh lại không phải là cách thức hoạt động sống mà là trình độ của hoạt động sống. Đó là không phải mọi cộng động vào lục đương thời đều đã đạt đến trình độ biết canh tác lúa nước, tức là biết làm chủ được những quy luật phức tạp của hoạt động vật chất lúc bấy giờ 1.1.2. Khái niệm về vai trò và ý nghĩa Vai trò là tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức (Từ điển tiếng việt) Ở khái niệm này chúng ta đề cập đến hai vấn đề : tác dụng và chức năng. Tác dụng được hiểu là những cái tác động đến sự vật và làm cho ít nhiều biến đổi tạo nên kết quả của tác động. Chức năng là hoạt động, tác dụng bình thường hoặc đặc trưng của một người nào đó, một cái gì đó. Như vậy với đề tài này chúng ta hiểu vai trò của bốn phát minh lớn về kĩ thuật của Trung Quốc là nói tới tác dụng, chức năng của bốn phát minh đó trong sự hoạt động, sự phát triển chung của Trung Quốc và của toàn thể nhân loại. Ý nghĩa là giá trị nội dung chứa đựng trong sự vật đối với một cộng đồng nào đó và toàn thể nhân loại. Để tìm hiểu được ý nghĩa của bốn phát minh lớn về kĩ thuật của văn minh Trung Quốc chúng ta phải tìm hiểu giá trị nội dung chứa đựng trong bốn phát minh đó đối với sự phát triển của đất nước Trung Quốc và giá trị của nó đối với nhân loại. 1.2. Vài nét về lịch sử và những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc 1.2.1. Về lịch sử Trung Quốc là đất nước có bề dày lịch sử lâu đời trải qua các thời kì lịch sử : Thời kì tiền sử, thời kì cổ đại và thời kì trung đại. 1.2.1.1 Thời kì tiền sử Thời tiền sử (thượng cổ) bắt đầu từ thiên niên kỷ X đến giữa thiên niên kỉ II TCN, xã hội nguyên thuỷ hình thành và phát triển trên chặng đường tiến hoá tới các xã hội văn minh. 1.2.1.2 Thời kì cổ đại Nhà Hạ (XXI – XVII TCN) Đây là nhà nước đầu tiên của thời kỳ xã hội cổ đại ở Trung Hoa. Triều đại mở đầu thời kì chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Về kinh tế thời đại này người Hạ đã biết chế tạo, sử dụng những công cụ, vũ khí bằng đồng và có dấu hiệu xuất hiện văn tự, các tri thức mới ở giai đoạn phôi thai. Lúc cường thịnh nhất, nhà Hạ đã thống trị cả một vùng đất đai rộng lớn ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà. Vương triều trung ương theo chế độ thế tập, đóng đô ở Am ấp (nay thuộc tỉnh Sơn Tây). Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp quý tộc, bộ máy quan lại, nhà tù, quân đội đã được thiết lập tuy còn rất đơn giản. Mặc dù vậy, tổ chức thiết chế xã hội của triều Hạ đã là một bước tiến lớn, là một tiêu chí để đánh dấu xã hội Trung Quốc đã vượt qua giai đoạn “dã man” sang giai đoạn văn minh. Nhà Thương (XVI – XII TCN) Khoảng nửa đầu thế kỷ XVII tr.CN, Thành Thang - người đứng đầu bộ tộc Thương đã lật đổ vua Kiệt nhà Hạ, lập nên nhà Thương đặt đô ở đất Bạc (thuộc tỉnh Hà Nam bây giờ). Đến thế kỷ XIV tr.CN, Bàn Canh dời đô về đất Ân (thuộc huyện An Dương, Hà Nam ngày nay). Vì vậy nhà Thương còn gọi là nhà Ân Triều. Nhà nước trung ương tập quyền của triều Thương được tổ chức chặt chẽ, vua được đề cao. Các vua nhà Thương mở rộng lãnh thổ bằng cách chinh phục các bộ lac xung quanh. Dưới triều Thương , lãnh thổ bao gồm cả hạ lưu và trung sông Hoàng Hà. Kinh tế bắt đầu phát triển tuy nhiên vẫn còn ở trình độ sản xuất còn thấp, công cụ sản xuất còn lạc hậu (đồ sắt chưa phổ biến). Về văn hoá đã phát minh ra chữ viết, đã quan sát được sự vận hành của mặt trăng, các vì sao, tính chu kỳ lên xuống của nước sông, làm ra âm lịch, lịch mùa dựa trên “can” và “chi”. Về tư tưởng, con người ở thời nhà Thương đã bước vào giai đoạn thờ tổ tiên thay cho tín ngưỡng Tôtem giáo. Xã hội đã có sự phân hoá rõ rệt. Quý tộc, khi sống được hưởng giàu sang, khi chết được chôn theo đồ dùng và nô lệ. Nhà Thương còn gọi là nhà Ân vì ông vua cuối cùng là Bàn Canh đã dời đô sang đất Ân (vùng An Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay). Nhà Chu (XI – 221 TCN) Khoảng thế kỷ XI tr.CN, Chu Vũ Vương – con trai Chu Văn Vương đã diệt vua Trụ nhà Thương, lập nên nhà Chu, đóng đô ở Thiểm Tây ngày nay, phía tây nước Chu, gọi là Tây Chu, đưa chế độ nô lệ ở Trung Hoa lên đỉnh cao. Hình thái kinh tế - xã hội thời Tây Chu có những đặc điểm cơ bản sau: Nhà Chu thực hiện chế độ quốc hữu về tư liệu sản xuất (ruộng đất) và sức lao động. Về nguyên tắc, ruộng đất và mọi thành viên đều thuộc quyền quản lý của vua nhà Chu. Trong xã hội có sự phân chia thành hai hạng người, đó là quân tử (quý tộc) và tiểu nhân (kẻ hèn). Sự phân công lao động, chia tách xã hội lần thứ nhất chưa triệt để. Về tư tưởng có sự gắn chặt giữa thần quyền và thế quyền. Triều Chu gắn với hai gia đoạn sau : Giai đoạn Tây Chu (XI – VIII TCN) và Giai đoạn Đông Chu (VIII – 221 TCN). Xã hội cổ đại Trung Quốc thời Tây Chu đạt đến sự phát triển rất lớn. Lãnh thổ mở rộng ra toàn bộ phía Đông Trung Quốc. Nhà nước Tây Chu được tổ chức chặt chẽ. Vua được gọi là Thiên tử. Vua nhà Chu đã phong đất cho con em và vương thần để họ lập thành nược chư hầu cai trị dân khắp nơi. Chư hầu có bổn phận triều kiến theo định kỳ và cống nạp của cải, sản vật quý và con gái đẹp cho Thiên tử và theo sự điều động của Thiên tử đi đánh dẹp các nơi khác. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc Đây là thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến, còn gọi là thời Đông Chu, do Chu Bình Vương dời đô về phía Đông (Lạc Dương, Hà Nam ngày nay).Thời Xuân Thu (khoảng 770 – 475 tr.CN). Thời Chiến Quốc (475 – 221 tr.CN): Về lực lượng sản xuất: Đồ sắt phát triển khá phổ biến, kỹ thuật canh tác phát triển. Nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng cao. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế đã có tác động mạnh đến hình thức sở hữu ruộng đất, kết cấu và địa vị kinh tế của các giai tầng trong xã hội. Về chính trị: Thời Xuân Thu, mệnh lệnh của Thiên tử nhà Chu không còn được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, kỷ cương xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cátcứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên. Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế độ thị tộc nhà Chu, hình thành xã hội phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Sự biến chuyển sôi động đó của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. 1.2.1.3 Thời trung đại Thời kì trung đại nói chung là thời kì thống trị của các vương triều phong kiến Trung Quốc thống nhất. Thời kì này bắt đầu từ nhà Tần (221 TCN) đến năm 1840 tức là năm xảy ra cuộc chiến tranh thuốc phiện giưa Trung Quốc và Anh lam cho Trung Quốc từ một nước phong kiến trở thành một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa Trong thời gian hơn 2.000 năm đó, Trung Quốc đã trải qua các triều đại sau: Thời phong kiến thịnh trị bao gồm các triều Tần (221 -206), Hán (202 TCN – 220), Tuỳ (581 – 618), Đường (618 – 906), Tống (960 – 1279), và Nguyên (1279 – 1368). Đây là giai đoạn văn minh Trung Quốc tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho nền văn minh nhân loại bởi những thành tựu rực rỡ như học thuyết Tống Nho, thơ Đường, Vạn lí trường thành, Trường An, thuốc súng, giấy, la bàn… Thời phong kiến khủng hoảng và suy vong gồm các triều đại Minh (1368 – 1644) và Thanh (1644 – 1911). Trong thời nhà Thanh, Trung Quốc bbắt đầu suy yếu do bị phương Tây xâm lược. Năm 1991, cách mạng Tân Hợi (CMTS) đã lật đổ sự thống trị của triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Văn minh Trung Quốc trong thời kì này không còn đạt được được những thành tựu và bước ngoặt lớn như trước nữa. 1.2.2 Những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc Trung Quốc là một nước do một dân tộc chủ thể là dân tộc Hoa (sau gọi là dân tộc Hán) ập nên và tồn tại liên tục lâu dài trong lịch sử. Kể từ khi dựng nước về sau, nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo ra một nền văn hoá vô cùng rực rỡ so với thế giới đương thời mà sau đây là những thành tựu chủ yếu : 1.2.2.1 Chữ viết Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng đế, sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết. Sự thực, đến đời Thương, chữ viết của Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ đầu tiên này khắc trên mai rùa và xương thú gọi là chữ Giáp cốt. Phương pháp cấu tạo chữ Giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng hình. Ví dụ : Chữ “Nhật” vẽ một vòng tròn nhỏ, ở giữa có một chấm; Chữ “Sơn” vẽ ba đỉnh núi; Chữ “Thủy” vẽ ba làn sóng. Đến đời Tây Chu số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản. Chữ viết tiêu biểu thời kì này là Kim đỉnh văn (chữ viết được ghi trên chuông). Thời Chiến Quốc : chữ viết được ghi trên thẻ tre gọi là chữ Tiểu triện. Chữ Hán (chữ Nho), vẫn là chữ tượng hình nhưng đã được cải tiến trên cơ sở chữ Lệ có đời cuối đời Tần Thuỷ Hoàng (216 – 206). Thời gian sử dụng chữ Lệ tuy không lâu nhưng chữ Lệ có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ chân tức là chữ Hán ngày nay. 1.2.2.2 Văn học Văn học Trung Quốc là một nền văn học rất phong phú và đa dạng, phát triển linh hoạt qua mỗi thời, phản ánh chân thực mmõi thời kì lịch sử, mỗi vương triều. - Thời cổ đại, trước khi thống nhất các vương triều, văn học thời này quen gọi là văn học tiền Tần, trong nền văn học Trung Quốc đã xuất hiện nhiều tác phẩm kiệt xuất, trong đó nổi tiếng nhất là bộ Kinh thi và Sở từ. Kinh thi là bộ tổng tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc, tập thơ cổ nhất của văn học Trung Quốc được viết dưới thời Chu. Kinh thi gồm những bài thư, ca dao, dân ca của nhân dân lao động và tầng lớp quý tộc(305 bài). Ngoài ra có 6 bài gọi là sinh thi (bài hát có tiếng sinh đệm theo) có đề mục mà không có lời. Kinh thi chia là ba phần : Phong, Nhã , Tụng. Phong là dân ca cấc nước (gồm 15 nước) nên gọi là Quốc Phong (15 Quốc Phong). Nhã là âm nhạc vùng vương triều nhà Chu trực tiếp thống trị, do tầng lớp quý tộc sáng tác gồm Đại Nhã (phản ánh sinh hoạt của tầng lớp quý tộc) và Tiểu Nhã (phản ánh sinh hoạt của tiểu quý tộc). Tụng là loại thơ ca tán tụng công đức của các triều vua dùng trong tế tự ở tông miếu và dùng để bói toán, gồm Thương Tụng, Chu Tụng và Lỗ Tụng. Trong Kinh thi, Quốc Phong chiếm một nửa số bài và cũng là phần có giá trị nhất của Kinh thi bởi giá trị nội dung , tư tưởng và nghệ thuật của nó. Trước nhất nó phản ánh chân thực xã hội đương thời. Đây cũng là khởi điểm sáng chói truyền thống chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ Trung Quốc. Đặc biệt là những bài dân ca trong đó “người đói ca hát về miếng ăn, người lao động ca hát về công việc” đã phản ánh nhiều tư tưởng và tình cảm của nhân dân lao động, phản ánh cảnh đói nghèo, cùng khổ đồng thời cũng diễn tả lòng căm ghét của nhân dân đối với chiến tranh, tinh thần phản kháng đối với sự bóc lột. Bên cạnh đó, trong Kinh thi còn có những bài phản ánh tình yêu, hôn nhân của quần chúng đương thời (lớp giữa và lớp giữa xã hội), phản ánh tình cảm thẳng thắn, tình yêu lành mạnh của họ; lại cũng có bài biểu hiện nỗi thống khổ của người phụ nữ do những cuộc hôn nhân bất hợp lý đem lại Những bài thơ trong “Nhã” và trong “Tụng” phản ánh các tầng lớp trong giai cấp thống trị và tình trạng kinh tế, quân sự, chính trị của xã hội đương thời từ nhiều góc độ. Ngoài ra, còn có một số bài lên tiếng chê trách tình trạng hôn nhânquân, nịnh thầ, qua đó bộc lộ những nguy cơ xã hội. Nghệ thuật biểu hiện của Kinh thi chủ yếu là tứ ngôn, phần lớn dùng hình thức “trùng chương điệp cú”, cùng ngôn ngữ chất phác cách điều mới mẻ. Thư pháp Kinh thi đã được người đời sau khái quát thành : Phú, Tỉ, Hứng.Kinh thi đã ảnh hưởng rất sâu sắcđến văn học Trung Quốc sau này. Kinh thi còn được dùng làm giáo trình cho nho sĩ. Lúc đầu gọi là Thi, sau là Kinh Thi (kinh điển). Sở từ là tác phẩm của nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên (340 – 278), người nước Sở, vào thời Chiến Quốc. Sở từ là một thể thơ mới, sau Kinh thi. Thời bấy giờ , Ở vùng Giang hán lưu hành một loại dân ca lâu dài, câu ngắn với hình thức tương đối tự do, hay dùng chữ “Hề”. Khuất Nguyên đã dùng hình thức ấy đẻ sáng tác Ly Tao, đó là Sở từ hay cũng gọi là “Tao thề”
Tài liệu liên quan