Đổi mới sắp xếp lại DNNN là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước ta. Sau hơn 10 năm điều chỉnh, đến nay số DNNN đã giảm mạnh từ 12.300 doanh nghiệp năm 1990 xuống còn 5.280 doanh nghiệp đầu năm 2001. Cùng với việc tổ chức hoạt động cơ theo mô hình Tổng công ty 90 – 91, cổ phần hoá và đa dạng hoá một bộ phận DNNN, việc sắp xếp lại DNNN ở các Bộ, ngành và địa phương cũng có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu vốn và lao động cơ.
38 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề lao động dôi dư trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại Doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Đổi mới sắp xếp lại DNNN là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước ta. Sau hơn 10 năm điều chỉnh, đến nay số DNNN đã giảm mạnh từ 12.300 doanh nghiệp năm 1990 xuống còn 5.280 doanh nghiệp đầu năm 2001. Cùng với việc tổ chức hoạt động cơ theo mô hình Tổng công ty 90 – 91, cổ phần hoá và đa dạng hoá một bộ phận DNNN, việc sắp xếp lại DNNN ở các Bộ, ngành và địa phương cũng có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu vốn và lao động cơ. Điều đó đã góp phần tích cực xây dựng và phát triển kinh tế Nhà nước trở thành lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, đóng góp tỷ trọng lớn vào tăng trưởng đất nước và là một công cụ để Nhà nước định hướng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, việc đổi mới, sắp xếp lại DNNN mới chỉ thu được kết quả bước đầu. Bên cạnh những thành tựu đạt được, DNNN vẫn còn nhiều mặt yếu kém. Tiến trình cổ phần hoá, sáp nhập, giải thể, bán, khoán, cho thuê một số DNNN hết sức khó khăn và chậm lại do chưa xử lý được công nợ, lao động dôi dư và tâm lý xã hội…
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, bên cạnh việc tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp các doanh nghiệp cũ, Nhà nước cần đưa ra những giải pháp để khắc phục các vấn đề còn tồn đọng trên. Đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hưởng và hậu quả tiêu cực trong quá trình đổi mới DNNN thời gian tới. Trong giai đoạn trước mắt cần tập trung giải quyết lao động dôi dư trong DNNN.Đó là một vấn đề cấp thiết hiện nay vì nếu không giải quyết tốt việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động trong DNNN sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Vì vậy, em chọn đề tài “Vấn đề lao động dôi dư trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN” làm đề án môn học.
Do thời gian nghiên cứu không nhiều và sự hạn chế về trình độ, bản đề án của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đánh giá quý báu của cô.
Em xin chân thành cảm ơn. Chương i. Đổi mới, sắp xếp lại DNNn - hướng đi đúng trong nền kinh tế thị trường
I. Tổng quan về DNNN
1. Khái niệm DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập tổ chức, quản lý,hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.
Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Nhà nước quản lý (Điều1- Luật doanh nghiệp Nhà nước). ở nước ngoài, có người cho DNNN là một tổ chức trong đó sự kết hợp giữa các yếu tố “công ích” và các yếu tố “doanh nghiệp”.
2. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường .
Doanh nghiệp Nhà nước là một bộ phận cấu thành kinh tế Nhà nước. Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, các DNNN đã đóng góp rất lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay vai trò chủ đạo đó cũng không hề thuyên giảm trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
2.1. Vai trò mở đường cho mọi thành phần kinh tế khác.
Trong cơ chế kinh tế thị trường để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận các doanh nghiệp, ngoài quốc doanh chỉ tập trung kinh doanh ở những vùng, những ngành có hệ số sinh lời cao và hệ số rủi ro thấp, các doanh nghiệp này luôn luôn né tránh đầu tư vào một số ngành có hệ số sinh lời thấp và hệ số rủi ro cao, cũng như các ngành yêu cầu vốn đầu tư lớn. Trong tình hình đòi hỏi sự có mặt của các DNNN để giải quyết sự mất cân đối giữa các ngành các vùng của nền kinh tế quốc dân. Sự có mặt của các DNNN để xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu vùng xa sẽ là hạt nhân tạo điều kiện tiền đề cho các loại hình doanh nghiệp khác ra đời và phát triển.
Ngoài các vùng sâu vùng xa cơ sở hạ tầng các nơi khác của nước ta hiện nay nói chung còn ở trình độ rất thấp kém, với cơ sở hạ tầng như hiện nay chúng ta chưa có đủ các điều kiện để doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẵn sàng đầu tư phát triển kinh tế. Trong khi đó vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần rất lớn, thu hồi chậm, độ rủi ro cao nên không phải là đối tượng đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì vậy sự có mặt của DNNN trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò tạo ra các điều kiện tiền đề cần thiết để các doanh nghiệp khác có thể hoạt động .
Vai trò của DNNN ở nước ta hiện nay còn thể hiện ở góc độ đóng góp vào ngân sách nhà nước. Trong suốt quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta từ trước đến nay DNNN đã, đang và sẽ là lực lượng tạo ra nguồn thu lớn nhất cho ngân sách Nhà nước.
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của nước ta hiện nay, DNNN còn góp phần đáng kể vào việc tạo ra các hình thức mới trong nền kinh tế quốc dân. Đó là phần lớn các đối tác trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ cao (diện điện tử, bưu chính viễn thông...), đi đầu trong việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các ngành mũi nhọn then chốt.
Tóm lại, nền kinh tế nước ta hiện nay đòi hỏi phải duy trì một số doanh nghiệp có quy mô lớn ở một số lĩnh vực nhất định, chỉ có các DNNN mới có đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu này. Bên cạnh đó DNNN còn phát triển ở nhiều quy mô khác nhau, đặc biệt là ở quy mô vừa. Việc phát triển DNNN dưới nhiều hình thức khác nhau, như DNNN độc lập, DNNN là các tổng công ty... góp phần làm phong phú các hình thức DNNN của nền kinh tế quốc dân.
2.2. Kinh tế Nhà nước tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Vai trò này được thể hiện chủ yếu theo các hướng sau đây:
Thứ 1: Thúc đẩy, tạo đà và dẫn dắt các doanh nghiệp khác cùng góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều đó DNNN phải giữ vị trí then chốt trong một số ngành cũng như một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhưng các ngành, các lĩnh vực then chốt này cũng thay đổi theo các giai đoạn phát triển của lịch sử. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế phù hợp cho từng thời kỳ.
Thứ 2 : Doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò thúc đẩy, chuyển giao và phát triển công nghệ kỹ thuật hiện đại. Trong nhiều lĩnh vực chuyển giao công nghệ không phải và không thể phát huy tác dụng trong thời gian ngắn và cũng xảy ra nhiều trường hợp việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật vào ngành này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy kỹ thuật và tăng trưởng ngành khác có liên quan. Trong trường hợp đó cũng chỉ DNNN vừa có đủ điều kiện về vốn, lao động kỹ thuật và cũng vừa “dám” lĩnh trọng trách ở các lĩnh vực cần đổi mới công nghệ kỹ thuật mà chưa hoặc không hy vọng đem lại lợi nhuận trực tiếp ở lĩnh vực đầu tư.
Thứ 3: Vai trò giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Môi trường và bảo vệ môi trường đang là vấn đề thời sự nóng hổi không phải chỉ đối với nước ta mà với toàn thế giới. Tuy nhiên trong thực tế việc giảm ô nhiễm môi trường lại mâu thuẫn với tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp và cũng mâu thuẫn với vốn kinh doanh ít ỏi của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì vậy DNNN là một chủ thể đứng ra cung cấp các công nghệ kỹ thuật đảm bảo chống ô nhiễm môi trường và DNNN cũng là lực lượng đi đầu trong việc chấp hành bảo vệ môi trường.
Thứ 4: Doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng, đặc biệt đối với điạ phương nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, với các vùng kinh tế khó khăn vùng sâu, vùng xa DNNN phải có mặt và phát triển tại các lĩnh vực mà các doanh nghiệp khác không muốn làm hoặc không có khả năng làm, để đảm bảo cung cấp các hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho nhu cầu các tầng lớp dân cư.
2.3. Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ hợp tác và giúp đỡ các doanh nghiệp khác.
Nền kinh tế nước ta đến nay bao gồm chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, vốn đầu tư thấp kỹ thuật thủ công lạc hậu. Vì vậy hầu hết các doanh nghiệp nước ta không đủ khả năng sản xuất một sản phảm công nghiệp hoàn chỉnh với công nghệ cao. Thông thường mỗi doanh nghiệp chỉ đủ sức làm vệ tinh ,gia công hàng cho một DNNN nào đó. Hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước ta từ trước đến nay luân đóng vai trò làm hạt nhân trong một nhóm sản phẩm naò đó. Cho đến nay mặc dù cơ cấu kinh tế đã có nhiều thay đổi, song vai trò tạo điều kiện hình thành các nhóm sản phảm hiệp hội, thực hiện các mối liên kết dọc, ngang trong nền kinh tế vẫn thuộc về DNNN.
2.4. Tạo điều kiện cho việc xây dựng xã hội mới.
Vai trò xây dựng xã hội mới được thể hiện ở việc hạn chế các khuyết tật của cơ chế thị trường , cung cấp các hàng hoá công cộng.....
II. Sự cần thiết phải đổi mới, sắp xếp lại DNNN
1. Những tồn tại yếu kém của DNNN
Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay việc phát huy vai trò chủ đạo của DNNN còn những mặt tồn tại, chưa thực sự làm đòn bẩy để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định; chưa giải quyết được những vấn đề cơ bản về mặt xã hội, vai trò mở đường, hướng dẫn, giúp đỡ các thành phần kinh tế khác và vai trò đối tác chính của DNNN trong liên doanh còn yếu, chưa tạo đủ vật chất để đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế và để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tình trạng tham ô lãng phí, tham nhũng trong DNNN còn gia tăng....
Những tồn tại trên chưa khắc phục được vì bản thân DNNN còn có những yếu kém sau đây:
1.1. Số lượng DNNN còn quá lớn và dàn trải:
Số lượng DNNN chưa được phân loại chồng chéo theo cơ quan quản lý và ngành nghề, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô nhỏ và vừa; số lượng các công ty thành lập quá nhiều trong thời gian ngắn và chưa được chuẩn bị đầy đủ, nhất là các tổng công ty do các Bộ thành lập chưa có bước đi và điều kiện hợp lý nên nhiều tổng công ty mới chỉ làm được chức năng trung gian, gom đầu mối quản lý. Trong số trên 5000 doanh nghiệp, có tới 25% doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỷ đồng, trong đó 50% doanh nghiệp có số vốn dưới 500 triệu đồng. Thậm chí có tỉnh thành phố còn một số doanh nghiệp có vốn dưới 100 triệu đồng. Trong số những tổng công ty mới hình thành có một số công ty hình thành chưa đầy đủ các điều kiện nên hoạt động còn lúng túng, khó khăn kết quả còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng của DNNN có xu hướng chững lại chỉ có số ít các doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ hiện đại có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực.
Nhiều DNNN cùng loại hoạt động trong tình trạng chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, cấp quản lý tạo ra sự cạnh tranh không đáng có trong chính khu vực DNNN với nhau. Các doanh nghiệp thuộc cùng một ngành nghề kinh tế kỹ thuật rất manh mún, phân tán, trực thuộc nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Điển hình là trong các lĩnh vực thương mại tư vấn, xây dựng. Sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp Nhà nước với nhau và với doanh nghiệp Nhà nước thuộc các thành phần kinh tế khác còn lỏng lẻo và chưa nề nếp.
Sự chồng chéo, trùng lặp về ngành nghề, về sản phẩm. Trên một thị trường còn chưa được phát triển và sức mua chưa cao dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đầu tư dàn trải trong khi nguồn vốn hạn hẹp, quan hệ cung cầu luôn không cân đối.
1.2. Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN chưa cao và đang giảm dần.
Tốc độ tăng trưởng năm của các DNNN tiếp tục tăng 13% cho đến năm 1998 và năm 1999 đến năm 2001 giảm xuống còn 8 – 9%. Hiệu quả sử dụng vốn giảm năm 1998 một đồng vốn Nhà nước tạo được 3,46 đồng doanh thu và 0,19 đồng lợi nhuận. Tỷ lệ tương ứng của năm 2000 là 1 đồng vốn chỉ làm ra được 2,9 đồng doanh thu và 0,14 đồng lợi nhuận. Thậm chí trong ngành công nghiệp một đồng vốn chỉ làm được 0,02 đồng lợi nhuận.
Số doanh nghiệp thua lỗ, hoà vốn còn lớn, nhất là các DNNN ở địa phương, số doanh nghiệp làm tăng nợ khó đòi, không có khả năng trả lỗ kéo dài ngày càng nhiều.
Tính đến hết tháng 4 năm 2001, số DNNN còn có đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 5.531, mức vốn bình quân là 17,9 tỷ đồng/doanh nghiệp. Như vậy, so với trước thời kỳ chuyển đổi đã giảm hơn một nửa. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất của các DNNN vẫn còn rất thấp. Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp năm 2000 chỉ có 45% số DNNN làm ăn có lãi; 40,6% số doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, số còn lại thua lỗ nặng. Đáng chú ý là một số doanh nghiệp lớn thuộc các ngành mà mấy năm trước có lãi nay cũng nằm trong số những doanh nghiệp bị lỗ như dân dụng, khách sạn, điện…
1.3. Mặt hàng đơn điệu, cơ cấu sản xuất lỏng lẻo không hợp lý, năng suất chất lượng hàng hoá thấp, số doanh nghiệp vi phạm pháp luật tăng.
Do hiệu quả sản xuất thấp, giá thành cao nên khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực thấp, sản lượng và giá xuất khẩu không cao. Số Giám đốc doanh nghiệp vi phạm pháp luật, quy định của Nhà nước tăng lên, có vụ nghiêm trọng như TAMEXCO, dệt Nam Định … Việc quy định về tính giá trị sản phẩm, vấn đề công khai tài chính, giao vốn và bảo toàn vốn, tính giá thành, hạch toán có mặt chưa hợp lý, còn sơ hở nên dẫn đến tình trạng báo cáo “lãi giả, lỗ thật” làm cho việc tính toán và đánh giá hiệu quả chưa chính xác. vì vậy sức cạnh tranh của DNNN và khả năng tự tái đầu tư yếu.
1.4. Liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài bị thua thiệt lớn, thậm chí mất vốn.
Tuy DNNN liên doanh với nước ngoài có tác dụng thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh xuất khẩu không thực hiện được, vốn của DNNN bị lỗ, tỷ trọng giảm, vì các chủ đầu tư nâng giá đầu tư của các thiết bị đầu tư (C1 và C2) lên, có loại đầu vào tăng lên 1,5 lần thậm chí 2 lần. Bằng cách đó nhà đầu tư tăng thu nhập riêng cho họ mà không ai kiểm soát được về thực chất chủ đầu tư đã lấy lợi nhuận thông quả hình thức tăng chi phí đầu vào mà phía Việt Nam không kiểm soát được … Nhìn bề ngoài là lỗ nhưng thực chất là lãi, lãi này chủ đầu tư thu trước còn lỗ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu. Đó là hậu quả của việc thiếu cơ chế kiểm tra, quản lý, kiểm soát nhất là về mặt hạch toán tài chính. Đây là sự thiếu cơ chế bảo đảm của Việt Nam trong liên doanh với nước ngoài.
2. Nguyên nhân chủ yếu những tồn tại yếu kém của DNNN hiện nay.
2.1. Nguyên nhân do quá trình hình thành và phát triển lịch sử.
Nhiều DNNN phải gánh chịu hậu quả do quá trình lịch sử hình thành và phát triển. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, giá trị sử dụng của số tài sản, thiết bị thấp nhưng tính giá trị để bảo toàn vốn và khấu hao lớn, ngược lại một số tài sản thiết bị có giá trị cao không được tính theo giá thị trường nên giá trị vốn còn thấp. Cơ chế bao cấp để lại một đội ngũ lao động quá lớn, trình độ thấp, sức khoẻ kém không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện nay. Trong khi đó cũng còn một số DNNN lại tăng biên chế, nhưng “người làm thì ít, người ăn thì nhiều” nên năng suất không cao, thu nhập thấp.
Chủ sở hữu DNNN là Nhà nước, nhưng phải thông qua nhiều chủ sở hữu gián tiếp. Do nhiều đại diện quản lý nên tính năng động của kinh tế Nhà nước không cao, quyết toán không kiên quyết và kịp thời so với các thành phần kinh tế khác. Thêm vào đó do quy định trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi chưa thật rõ ràng cho từng đại diện chủ sở hữu nên việc quản lý và sự phối hợp trong quản lý gặp nhiều khó khăn, lúng túng, hiệu lực thấp.
Ngoài ra, DNNN còn có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ xã hội công cộng làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới. Vì lẽ đó, DNNN tuy được coi là kinh doanh cũng phải tham gia phát triển một số mặt mang tính công ích. Như vậy, sẽ có nhiều nhân tố tác động đến tốc độ tăng trưởng của DNNN.
2.2. Do những tồn tại, yếu kém trong quản lý Nhà nước, việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Chưa có chiến lược quy hoạch dài hạn đầy đủ để phát triển các ngành kinh tế, kinh doanh, đặc biệt là quy hoạch phát triển doanh nghiệp Nhà nước trên các vung kinh tế, khi trọng điểm trong các ngành kinh tế - dịch vụ then chốt mũi nhọn. Do vậy, hệ thống DNNN chưa có cơ cấu hợp lý, DNNN quận/huyện còn tồn tại về hình thức kéo dài, DNNN chưa có chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp một cách đầy đủ và đúng.
Chính sách đổi mới công nghệ, phương thức, phương tiện trong sản xuất kinh doanh và quản lý chậm được thực hiện, nhất là các doanh nghiệp được xây dựng trong thời kỳ bao cấp. Trong những năm đổi mới, công nghệ thiết bị phương tiện sản xuất có hiện đại hơn nhưng lại do nhiều nước sản xuất nên hư hỏng thì thiếu phụ tùng thay thế, sửa chữa cải tạo và việc hiện đại hoá gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó một số DNNN trong quá trình tiếp thu công nghệ của nước ngoài một phần do trình độ kỹ thuật của chúng ta còn kém, một phần do cơ chế quản lý lỏng lẻo nên hiện tượng nhập khẩu tràn nan máy móc thiết bị cũ của nước ngoài là khá phổ biến gây xôn xao dư luận, có người còn coi Việt Nam liệu có phải là “bãi thải công nghiệp của thế giới”, làm trình độ công nghệ của các DNNN vốn đã lạc hậu, tiếp tục lạc hậu hơn. Thực trạng đó nếu không được chấn chỉnh thì sự tụt hậu nhanh của các DNNN là điều khó tránh khỏi trong những năm tới. Mặt khác việc khai thác sử dụng máy móc thiết bị còn thấp. Tính đến năm 2000 làm một ca máy một ngày đêm là 65%, 2 ca máy là 15%, 3 ca máy là 20%. Các doanh nghiệp giấy sử dụng 80% công suất thiết bị, Tổng công ty điện là 72,4% …
Một số chính sách tạo vốn để phát triển và kinh doanh chưa hợp lý và đồng bộ. Khi chuyển sang cơ chế mới doanh nghiệp không chỉ lo vốn cho một khâu mà cho cả 3 khâu: vốn cho đầu vào, vốn cho sản xuất, vốn cho tiêu thụ. Vốn Nhà nước trong thời kỳ bao cấp chủ yếu là vốn sản xuất, Nhà nước cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, số doanh nghiệp nợ Ngân hàng Nhà nước còn nhiều. Tình trạng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau là phổ biến và có xu hướng tăng lên, tỷ lệ lợi nhuận để lại cho tái đầu tư của doanh nghiệp còn quá nhỏ bé, số doanh nghiệp bị lỗ, hoà vốn không đủ để nộp thuế sử dụng vốn và tái đầu tư còn nhiều …
Số doanh nghiệp huy động vốn trong dân và cán bộ, công nhân viên cho phát triển còn ít. Thực tế đó đã làm cho tài chính của doanh nghiệp thiếu lành mạnh, số “nợ khoanh”, “nợ treo” trong từng thời gian tăng lên do nguyên nhân bất khả kháng chưa được giải quyết dứt điểm, nên số nợ ngày một lớn và kéo dài, làm cho tài chính của doanh nghiệp trở nên phức tạp và cũng không có khả năng để trang bị các dây chuyền công nghệ tiên tiến.
Hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế ban hành và thực hiện chưa cơ bản, còn mang tính chất tình thế, đặc biệt việc tổ chức thực hiện còn chậm, chưa nghiêm túc nên hiệu lực thực hiện còn thấp. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta mới chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN nên chưa đủ thời gian và kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế đồng bộ, có tính khả thi cao. Mặt khác, việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện chưa kịp thời nghiêm túc, một số chính sách kinh tế vĩ mô chưa ổn định, hợp lý, có văn bản vừa công bố đã tạm thời đình chỉ. Ngoài ra, việc quy định pháp luật, pháp lệnh đối với DNNN không thống nhất, chưa hợp lý nhưng chậm sửa đổi …, điều đó không những chưa tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định cho các doanh nghiệp phát huy tính chủ động sáng tạo, mà còn cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách tài chính của doanh nghiệp chưa hợp lý còn nặng về thu thuế suất cao, thuế tính chồng chéo và trùng lặp, thuế chưa khuyến khích tăng quy mô sản xuất và phát triển xuất khẩu, lãi suất cho vay còn cao, thủ tục phiền hà, điều kiện cần để vay và thế chấp tài sản nhưng lại thiếu cơ quan kiểm soát thế chấp. Điều hành chính sách xuất nhập khẩu thông qua cơ chế hạng ngạch nhưng lộn xộn, không kiểm tra và quản lý chặt chẽ nên hàng nước ngoài tràn vào thị trường trong nước đang “bóp chết” hàng trong nước. Tổ chức thực hiện quy chế đấu thầu chưa hợp lý, đang có nhiều biểu hiện tiêu cực, tổn hại đến lợi ích Nhà nước, trong nhiều trường hợp các tổ chức đấu thầu của ta đang phải làm thuê cho một nhóm doanh nghiệp tư nhân và tư bản nước ngoài; Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức đấu thầu Việt Nam tham gia đấu thầu quốc tế.
2.3. Do những yếu kém trong hoạt động của chính doanh nghiệp.
Những yếu kém về đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Một bộ phận không nhỏ các cán bộ bị thoái hoá, biến chất, vi phạm pháp luật gây thất thoát tài sản, tiền vốn làm tổn hại