Đề tài Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến. Hãy nêu những hiểu biết của mình về ly thân

Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa nào thật sự chính xác, phù hợp để giải thích thế nào là ly thân. Do đó, mỗi người lại có một quan niệm riêng khác nhau về vấn đề này. Đây đang là một vấn đề phổ biến, thể hiện ở việc khi ta gõ từ khóa “ly thân” trên thanh tìm kiếm google thì chỉ trong 0,29 giây cho ta khoảng 2.930.000 kết quả. Đúng là một con số bất ngờ. Tuy nhiên khi đi sâu vào các kết quả thì ta chỉ thấy các kết quả của ly hôn mà ly thân thì chỉ có trên tiêu đề. Điều này chứng tỏ ly thân đang là một vấn đề phổ biến nhưng những nhận định và hiểu biết về nó một cách rõ rang là chưa có. Có người nói rằng, vợ chồng chỉ được coi là ly than khi họ không cùng chung sống trong một nhà. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, ngay cả khi vợ chồng sống chung một nhà vẫn có thể ly thân. Ly thân ở đây được hiểu là giữa hai bên không có sinh hoạt vợ chồng. Vậy liệu trên thực tế, có những gia đình chỉ khi xảy ra bất hòa, người vợ bỏ sang nhà mẹ đẻ, vài ngày sau khi nguôi giận lại trở về nhà, có được coi là ly thân? Liệu rằng hai vợ chồng không chung sống với nhau ít nhất bao nhiêu lâu thì có thể ly thân?

docx9 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến. Hãy nêu những hiểu biết của mình về ly thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong thực tế hiện nay, cụm từ ly thân đang ngày càng trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa thực sự hiểu về ly thân, thậm chí họ còn cho rằng, ly thân là việc bắt buộc trước khi ly hôn. Thực tế, pháp luật nước ta hiện nay không hề có một quy định nào điều chỉnh vấn đề này. Nhưng thực tế cho thấy, ly thân đang ngày càng gia tăng, tuy không hề có một số liệu thống kê nào. Nên nảy sinh ra nhiều vấn đề khác nhau, mà đặt ra câu hỏi cho các nhà làm luật “ Có nên quy định vấn đề ly thân trong pháp luật ?”, mà cụ thể là trong luật Hôn nhân và gia đình. Do những đặc thù của ly thân mà đây là một câu hỏi không dễ trả lời, và rất cần phải cân nhắc kĩ trước khi quy định cụ thể trong pháp luật. Vì vậy, trước khi trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về ly thân và những đặc điểm của nó. Những nội dung trên sẽ được trình bày trong bài làm của em dưới đây, trong đề tài:” Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến. Hãy nêu những hiểu biết của mình về ly thân”. NỘI DUNG  Thế nào là li thân? Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa nào thật sự chính xác, phù hợp để giải thích thế nào là ly thân. Do đó, mỗi người lại có một quan niệm riêng khác nhau về vấn đề này. Đây đang là một vấn đề phổ biến, thể hiện ở việc khi ta gõ từ khóa “ly thân” trên thanh tìm kiếm google thì chỉ trong 0,29 giây cho ta khoảng 2.930.000 kết quả. Đúng là một con số bất ngờ. Tuy nhiên khi đi sâu vào các kết quả thì ta chỉ thấy các kết quả của ly hôn mà ly thân thì chỉ có trên tiêu đề. Điều này chứng tỏ ly thân đang là một vấn đề phổ biến nhưng những nhận định và hiểu biết về nó một cách rõ rang là chưa có. Có người nói rằng, vợ chồng chỉ được coi là ly than khi họ không cùng chung sống trong một nhà. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, ngay cả khi vợ chồng sống chung một nhà vẫn có thể ly thân. Ly thân ở đây được hiểu là giữa hai bên không có sinh hoạt vợ chồng. Vậy liệu trên thực tế, có những gia đình chỉ khi xảy ra bất hòa, người vợ bỏ sang nhà mẹ đẻ, vài ngày sau khi nguôi giận lại trở về nhà, có được coi là ly thân? Liệu rằng hai vợ chồng không chung sống với nhau ít nhất bao nhiêu lâu thì có thể ly thân? Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình nước ta hoàn toàn không có chế định về ly thân. Vì luật không hề quy định nên không có một định nghĩa chính xác về ly thân, cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết ly thân theo hướng ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly thân. Trong quy định về căn cứ cho ly hôn cũng không có quy định là vợ chồng phải sống ly thân một thời gian rồi mới được ly hôn như nhiều người lầm tưởng. Hay nói cách khác, quyết định ly thân và cách thức ly thân hoàn toàn phụ thuộc vào hai bên vợ chồng. Có thể hiểu đơn giản là sự sống riêng giữa vợ và chồng, như là không ăn chung, ở chung, không sinh hoạt vợ chồng. Mục đích của ly thân, theo quy định của luật pháp các nước là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng hoặc tránh những việc đáng tiếc nếu có thể xảy ra. Đồng thời để các bên có thời gian suy ngẫm, ăn năn, hối cải, khắc phục lỗi lầm, sửa đổi tính tình, tha thứ cho nhau để vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lí giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có đầy đủ các quyền đối với con chung và tài sản. Mặt khác, nếu qua quá trình ly thân mà tình trạng vợ chồng vẫn trầm trọng, vợ hoặc chồng vẫn chứng nào tật ấy, không cảm thông, tha thứ cho nhau, vẫn không khắc phục lỗi lầm, không dung hòa khi ấy, các bên co thể xin ly hôn. Như vậy, ly thân là để hướng đến sự đoàn tụ chứ không để hướng đến ly hôn. Với ý nghĩa đó, ly thân không phải là bước đệm của ly hôn như một số người lầm tưởng. Tuy nhiên, nếu sau đó, nếu sau một thời gian ly thân mà các bên vẫn không thể nào đoàn tụ được, lúc đó, ly thân sẽ là cơ sở để tòa án xem xét giải quyết cho ly hôn. Thực trạng li thân trên thực tế Khác với ly hôn, có thể dễ dàng thống kê số vụ ly hôn trên thực tế qua các tòa an, bởi tòa an chính là cơ quan ra quyết định ly hôn, chấm dứt mối quan hệ giữa vợ và chồng; ly thân rất khó thống kê được trên thực tế. Người ta chỉ có thể đưa ra nhận định rằng ngày nay, số cặp vợ chồng ly thân không hề nhỏ, dựa trên những kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu xã hội của mình chứ không hề có một con số thống kê cụ thể Thực tế này xuất phát từ chính đặc điểm của ly thân. Ly thân hoàn toàn do hai bên vợ chồng tự thỏa thuận với nhau, không cần đến sự cho phép hay quyết định của bất cứ cơ quan nhà nước nào và cũng không hề có sự điều chỉnh của pháp luật nên sự kiện ly thân có thể diễn ra và kết thúc bất cứ lúc nào. Xu hướng chọn một cuộc sống ly thân đang có xu hướng xuất hiện ngày một nhiều tại các khu vực thành thị. Càng là người có trình độ học vẫn, có chức vụ cao thì càng hay chọn giải pháp ly thân khi gặp những trục trặc trong quan hệ vợ chồng. Thường đó là những vướng mắc con cái, tài sản, danh tiếng không cho họ đủ can đảm đi đến một kết cục đổ vỡ nhanh chóng. Theo tiến sĩ xã hội học Hoàng Bá Thịnh, hiện nay ly thân đang khá phổ biến, thậm chí còn nhiều hơn cả ly hôn. Tuy nhiên, hiện tượng này, chỉ xảy ra ở những cặp vợ chồng ngoài ba mươi tuổi. Nhóm tuổi này thường có cuộc sống, thu nhập ổn định, thành đạt, họ không muốn ly hôn vì sợ ảnh hưởng đến địa vị, con cái. Khác với các nước Phương Tây, người Việt Nam ly thân nhưng vẫn sống chung nhà, mọi giao tiếp chỉ là chiếu lệ. Họ ngại việc phải chuyện phải chuyển ra hai nơi sống khác nhau trước mặt mọi người và đặc biệt là con cái của họ. Họ có thể giải thích nhưng rất khó để tâm lý của những đứa trê như vậy bị ảnh hưởng. Trước mặt người thân, bạn bè, hàng xóm họ vẫn tỏ ra yêu thương nhau. Có những cặp vợ chồng quyết định ly thân để trong khoảng thời gian đó nhìn nhận lại bản thân và đặt những vấn đề bất đồng một cách toàn diện và nghiêm túc. Nhưng cũng có những cặp vợ chồng họ không quyết định vì lý do trên mà đơn giản là họ đã không thể sống chung với nhau, nhưng sợ những điều tiếng, ảnh hưởng đến công việc mà đi đến ly thân. Có thể nói, ly thân, xét về nhiều khía cạnh có cả ưu và nhược điểm, mà nếu có thể tận dụng những ưu điểm đó thì hoàn toàn có thể giữ vững được mái ấm gia đình. Li thân, giải pháp tích cực? Xa nhau một thời gian để cùng bình tĩnh nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và nghiêm túc, biết đâu hai bên có thể lật ngược được ván cờ hôn nhân? Do đó, nhiều cặp vợ chồng chọn ly thân là giải pháp thử nghiệm trước khi kí tên vào đơn xin ly hôn. Theo thống kê, hiện nay ở nước ta 90% các cuộc ly hôn đều trải qua các cuộc ly thân. Đây là giai đoạn phát sinh nhiều hậu quả về nhân thân, tài sản và con song chưa được pháp luật Hôn nhân và gia đình quy định Một công trình nghiên cứu sau khi ly hôn ở nước Anh cho thấy, có 5 người ly hôn thì có 4 người cảm thấy cuộc chia tay của mình là quá vội vàng. 84% số người được hỏi cho rằng thủ tục ly hôn bây giờ quá nhanh, đến nỗi họ chưa có thời gian để kiểm nghiệm xem quyết định của mình là đúng hay sai. Số liệu trên tuy không được nghiên cứu ở nước ta, và có lẽ thủ tục ly hôn của chúng ta cũng không nhanh chóng như các nước phát triển như Anh, nhưng có thể thấy, trên thực tế, không ít các đôi vợ chồng sau khi ly hôn mới nhận ra đó chỉ là nóng giận tức thời, và hoàn toàn có thể hàn gắn với nhau. Các nghiên cứu sau ly hôn cho thấy, đa số các vụ ly hôn, cả hai người trong cuộc đều thấy cái giá phải trả về mặt tinh thần, tình cảm với bản thân, cha mẹ, anh chị em, họ hàng và nhất là với con cái. Có những vụ ly hôn do bi kịch gia đình thực sự, nhưng cũng có những cuộc ly hôn do những nguyên nhân nhiều khi rất vụn vặt và nếu bình tĩnh thì hoàn toàn có thể giải quyết được, tránh gây ra đổ vỡ. vì vậy, ly thân trước khi quyết định ly hôn là một phương án khá hợp lý. Nhiều người đã gọi đây là “ly thân thử nghiệm”. Ly thân thử nghiệm là vợ chồng tránh tiếp xúc với nhau một thời gian. Có thể ở riêng hai nơi, có thể là vẫn ở chung một nhà nhưng không chung phòng, đặc biệt là không nói chuyện, cãi vã nhau. Khoảng thời gian đó để hai người bình tĩnh nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và nghiêm túc. Quy luật tâm lý đã chỉ ra rằng, tất cả mọi tình cảm của con người đều đi theo chiều hướng suy giảm dần theo thời gian. Sự tức giận cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nỗi tức giận có thể mười phần, nhưng sau thời gian thử nghiệm, nó sẽ giảm xuống còn hai đến ba phần. Đặc biệt, trong thời gian này, nếu cả hai bên có sự trợ giúp về tâm lý, có thể là anh chị em trong gia đình hay bạn bè thân thiết, hoặc những chuyên gia tâm lý thì khả năng đổ vỡ sẽ giảm đi ít nhiều. Tuy nhiên, không nên ly thân quá lâu, nếu qua một khoảng thời gian mà hai bên, sau khi suy nghĩ chin chắn, thấy rằng không thể tiếp tục chung sống với nhau thì hai bên nên đi đến ly hôn để “giải thoát” cho nhau. Nếu cuối cùng không tìm ra giải pháp thì lúc ấy ly hôn không phải là quá muộn, và hơn nữa, sau này, hai bên không phải suy nghĩ, ân hận vì quyết định quá nhanh của mình. Hay chỉ là sự đầy đòa? Những câu hỏi khi vợ chồng đặt ra quyết định ly thân là liệu thời gian ly thân có hàn gắn được tình cảm của họ? với những mâu thuẫn đa đang tồn tại, hoặc công khai hoặc ầm ĩ như thế, liệu khi ly thân ta có đủ tỉnh táo để nhìn nhận lại cuộ hôn nhân khi mà mỗi khi nghĩ đến đối phương thì chỉ thấy những điểm đáng ghét hơn là đáng yêu. Hay trong thời gian ly thân những người trong cuộc có được phép thiết lập một quan hệ khác hay vẫn giữ phận là vợ, là chồng, là cha, là mẹ của mình. Nhiều người không cho rằng ly thân là giải pháp tích cực mà họ cho rằng ngay trong thời gian ly thân tưởng rằng họ có thể tĩnh tâm mà suy nghĩ lại không yên ả, thậm chí nặng nề, ngột ngạt mà nhiều người cho đó là “trời trước bão”. Trời trước bão luôn phẳng lặng, bình yên nhưng lại rất ngột ngạt, khó chịu mà người ta chỉ mong bão ập đến ngay lập tức. Nếu trước khi ly hôn, khi gặp những vấn đề bất đồng, hai bên có thê trực tiếp trao đổi, thậm chí, nếu có to tiếng thì cũng giúp giải tỏa được ức chế và bày tỏ quan điểm của mình. Tuy nhiên, khi ly hôn, hai bên không hề có những cuộc “trao đổi” như vậy nên khó có thể hiểu được nhau. Theo ý kiến cá nhân là nếu ly thân mà họ sống ở hai nơi khác nhau thì có vẻ mọi chuyện đơn giản hơn. Nhưng một khi mà họ sống chung trong một nơi mà phải bao bọc chuyện ly thân với chĩnh những người thân trong gia đình và những người xung quanh thì cuộc sống của họ sẽ trở thành cuộc sống hai mặt. họ sẽ tỏ ra như những gia đình hạnh phúc trước mặt mọi người, thậm chí giả vờ yêu thương nhau trước mặt con cái của mình. Khi đó, cuộc sống trở nên hết sức căng thẳng, họ buộc phải sống cùng những chiếc mặt nạ khó chịu, dai dẳng. và khi đó, họ sẽ không thể đạt đến cái mục đích mà họ tiến hành ly thân đó là hàn gắn, mà thậm chí tình hình còn căng thẳng hơn trước. Và một vấn đề nữa cần hết sức cân nhắc khi hai vợ chồng ly thân, đó chính là con cái. Những đứa con sẽ cảm thấy như thế nào khi chững kiến cảnh bố mẹ nó ly thân? Nếu bố mẹ ly thân mà sống ở hai nơi khác nhau thì đứa trẻ, đặc biệt khi còn nhỏ sẽ không thể nhận thấy được sự khác nhau giữa ly thân và ly hôn. Do đó những ảnh hưởng tiêu cực của ly thân trong trường hợp này tới con cái cũng không khác ly hôn nhiều, nhất là thời gian ly thân dài. Còn những cặp cha mẹ ly thân mà vẫn sống chung mà vẫn tỏ ra yêu thương nhau trước mặt con cái thì một khi đứa trẻ có thể cảm nhận được hay phát hiện ra sự thật về mối quan hệ gượng ép của bố mẹ thì sẽ rất ảnh hưởng đến tâm lí. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, khi bố mẹ ly thân “bí mật”, bố hay mẹ không thể giải quyết được mâu thuẫn với đối phương dẫn đến xỉa xói nhau hay trút giận lên đầu con cái thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đứa trẻ sống trong căn nhà bức bách đó, khi nhận ra rằng, tất cả những gì bố mẹ chúng đối xử với nhau chỉ là một vở kịch thì chúng sẽ vô cùng hụt hẫng, sụp đổ niềm tin và cảm thấy bị lừa dối bởi chính cha mẹ của mình, sẽ ảnh hưởng xấu đến cách nhìn nhận về xã hội và hôn nhân của con cái sau này. Theo tiến sĩ xã hội học Hoàng Bá Thịnh thì: “điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người con. Vì khi cha mẹ - những người thân cận, đáng tin nhất mà còn lừa dối thì sẽ chẳng còn gì đáng tin nữa. Và như vậy, giải pháp ly thân trở thành quyết định sai lầm lớn, còn nguy hiểm hơn cả ly hôn”. Một khi đã ảnh hưởng đến tâm lý thì nó sẽ chi phối hành động của đứa trẻ, các em sẽ sống khác biệt hơn những đứa trẻ sống trong gia đình bình thường. Có thể là e dè, lầm lũi hơn hoặc tỏ ra chống đối ngỗ ngược và có hành vi gây hấn với những người xung quanh, hay có những em lại tìm đến cuộc sống viễn tưởng, tức là một thế giới khác không có thực. Ảnh hưởng rất lớn đến hình thành nhân cách và cuộc sống sau này của đứa trẻ. Do đó, nếu cha mẹ quyết định ly thân, dù trong trường hợp nào cũng cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ, chuyện trò để trẻ có thể hiểu được phần nào nguyên nhân và mục đích của việc ly thân, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Dù ly thân, nhưng trên thực tế, hai bên vẫn đang có quan hệ vợ chồng, và vì thế, vẫn phải có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con như trước đây. KẾT BÀI khi xây dựng hôn nhân, hẳn mỗi con người chúng ta đều mong muốn mình có một ngôi nhà nhỏ hạnh phúc với vợ (chồng) và những đứa con thân yêu. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng không tránh khỏi được những điều khó tránh. Với sự tác động của nhiều yếu tố và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội hiện nay đã làm thay đổi nhiều những người vợ, người chồng trong cuộc sống hôn nhân. Điều này đã dẫn đễ những đổ vỡ trong gia đình và kết cục là ly hôn. Mặc dù vậy, với sự tiến bộ hơn trong những quan niệm vợ chồng thì thay vì con người ta đi một bước tới ly hôn mà chọn giải pháp ly thân để cứu vãn cuộc hôn nhân, và khi không thể bỏ qua cho nhau thì sau ly hôn họ cũng không hối hận. Trên đây là một số những hiểu biết của em về vấn đề ly thân sau khi tham khảo một số tài liệu. Bài viết còn nhiều thiếu sót mong thầy cô góp ý, bổ sung để bài viết được hoàn thiện hơn ạ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam”, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2009.
Tài liệu liên quan