Đề tài Vấn đề ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại khi kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Nhất là tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. Ngân hàng thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Hệ thống ngân hàng thương mại xứng đáng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà nước đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả. Có thể nhiều người biết NHTM có một vai trò quan trọng đến nền kinh tế đến như vậy, tuy nhiên những định nghĩa cụ thể về nó, những nghiệp vụ, chức năng hay khả năng phân biệt giữa các loại ngân hàng đang tồn tại ở Việt Nam vẫn còn là một điều khó khăn và chưa rõ ràng. Để giải quyết những khó khăn ấy, nhóm nghiên cứu đã đã quyết định chọn đề tài về vấn đề ngân hàng thương mại. Với kết cấu đề tài gồm bốn chương như sau: Chương 1. Tổng quan về ngân hàng thương mại Chương 2. Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Chương 3. Hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam Chương 4. Một số vấn đề còn tồn tại và một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển NHTM Việt Nam

doc52 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại khi kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Nhất là tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. Ngân hàng thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Hệ thống ngân hàng thương mại xứng đáng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà nước đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả. Có thể nhiều người biết NHTM có một vai trò quan trọng đến nền kinh tế đến như vậy, tuy nhiên những định nghĩa cụ thể về nó, những nghiệp vụ, chức năng hay khả năng phân biệt giữa các loại ngân hàng đang tồn tại ở Việt Nam vẫn còn là một điều khó khăn và chưa rõ ràng. Để giải quyết những khó khăn ấy, nhóm nghiên cứu đã đã quyết định chọn đề tài về vấn đề ngân hàng thương mại. Với kết cấu đề tài gồm bốn chương như sau: Chương 1. Tổng quan về ngân hàng thương mại Chương 2. Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Chương 3. Hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam Chương 4. Một số vấn đề còn tồn tại và một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển NHTM Việt Nam Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Lịch sử hình thành ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Chúng ta có thể khái quát lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng thương mại qua các giai đoạn như sau: Thời kì sơ khai: Từ 3500-1800 trước Công Nguyên, tiền đúc bằng kim loại đã xuất hiện trong lưu thông. Trong khi đó chiến tranh giữa các bộ tộc xảy ra ngày càng phức tạp. Điều đó làm nảy sinh nhu cầu về bảo vệ an toàn tiền bạc và đổi những đồng tiền bị hao mòn. Nghề ngân hàng ra đời với những nghiệp vụ đơn giản như nhận bảo quản tiền, đổi tiền đúc… Từ 1800 TCN-thế kỉ IV sau CN, hoạt động của ngân hàng đã tiến triển thêm một bước mới: do xuất hiện lượng tiền nhàn rỗi (trong cùng một thời gian có người đến rút tiền nhưng cũng có người đến gửi tiền vào) nên ngân hàng có thêm hoạt động cho vay; từ thế kỉ III TCN, chính quyền La Mã cho phép những người hành nghề ngân hàng mở tiệm kinh doanh. Thời kì từ thế kỉ V-XVII: Các ngân hàng biết sử dụng số hiệu tài khoản để ghi chép, theo dõi tiền gửi, tiền cho vay… Các nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng bắt đầu phát triển. Đến cuối thế kỉ XVII, các nghiệp vụ của ngân hàng đã hoàn thiện, bao gồm: nhận tiền gửi, cho vay, phát hành tiền giấy có thể chuyển đổi ra vàng, chiết khấu thương phiếu, chuyển tiền, thanh toán bù trừ… Thời kì từ thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX: Nhà nước bắt đầu can thiệp vào hoạt động ngân hàng. Hệ thống ngân hàng được chia thành hai nhóm: ngân hàng phát hành được phép phát hành tiền và ngân hàng trung gian không được phép phát hành tiền. Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến nay: Nhà nước nắm lấy các ngân hàng phát hành để điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô. Hệ thống ngân hàng được cấu thành bởi hai bộ phận: ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian. 1.2 Khái niệm Cho đến thời điểm hiện nay xuất hiện rất nhiều khái niệm về ngân hàng thương mại. Tại Việt Nam, Luật Tổ chức tín dụng (2004) đã xác định “Ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng, hoạt động của ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Tại Mỹ, ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức kí thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Như vậy, có thể nói ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất. Ngân hàng thương mại có các đặc điểm sau: Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính và tín dụng. Hoạt động của ngân hàng thương mại được phân vào nhóm hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao. Sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại phụ thuộc rất lớn vào sự tín nhiệm của khách hàng. Giữa các ngân hàng thương mại có tác động trực tiếp, ảnh hưởng dây chuyền với nhau. Phân loại ngân hàng thương mại Căn cứ vào hình thức sở hữu có thể phân loại gồm: NHTM quốc doanh: là các ngân hàng kinh doanh bằng vốn cấp phát cùa ngân hàng nhà nước.VD: Tại Việt Nam: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng công thương Việt Nam (Incombank), Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)… NHTM cổ phần: là những ngân hàng hoạt động như công ty cổ phần, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp.VD tại Việt Nam: Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Đông Á (DongABank), Ngân hàng kĩ thương Việt Nam (Techcombank)… NHTM liên doanh: có vồn được góp bởi một bên là ngân hàng trong nước và bên còn lại là ngân hàng nước ngoài.VD tại Việt Nam: Indovina bank, Vinasiam, Shinhanvina… NHTM 100% vốn nước ngoài, chi nhánh NHTM nước ngoài.VD tại Việt Nam: Ngân hàng ANZ (Australia và New Zealand), ABN Armo Bank (Hà Lan)… Căn cứ vào chiến lược kinh doanh: Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng tập trung cung cấp một vài sản phẩm cho khách hàng, tuy số lượng sản phẩm không lớn nhưng giá trị của từng sản phẩm là rất lớn. Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các công ty, xí nghiệp có quy mô lớn. các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty. Ngân hàng bán lẻ: ngân hàng loại này chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm. Số lượng sản phẩm rất nhiều, rất lớn để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng. Tuy giá trị của từng sản phẩm không lớn nhưng bù lại là một lượng khách hàng rất lớn. Hoạt động của ngân hàng này chủ yếu là huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, và cho vay để giải quyết vần đề tiêu dùng hoặc các dự án sản xuất với quy mô nhỏ và vừa. Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là dạng ngân hàng bao gồm các hai hoạt động nêu trên. Ngân hàng nhắm vào tất cả các dạng khách hàng từ nhỏ đến lớn. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động: Ngân hàng chuyên doanh: chỉ hoạt động kinh doanh chuyên môn hóa trong một lĩnh vực nào đó. Ngân hàng đa năng, kinh doanh tổng hợp: là ngân hàng hoạt động ở nọi lĩnh vực kinh tế và thực hiện bất kì nghiệp vụ nào được phép của ngân hàng thương mại. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại Cơ cấu tổ chức: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông (đối với Ngân hàng thương mại cổ phần) hoặc chủ sở hữu (đối với Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc thành viên góp vốn (đối với Ngân hàng thương mại liên doanh, Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên). Hình: Cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đánh giá chính xác hoạt dộng kinh doanh, thực trạng tài chính của ngân hàng, việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng. Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của ngân hàng, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị và trước pháp luật về thực hiện quyền và nhiệm vụ hợp với quy định. Phòng nghiệp vụ: là bộ phận chuyên trách thực hiện các hoạt động tác nghiệp kinh doanh cụ thể của Ngân hàng thương mại, là các bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng. 1.4.2 Mạng lưới hoạt động: Hội sở: là cơ quan quản lí và chỉ đạo hoạt động của toàn hệ thống, đồng thời trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Sở giao dịch: là đơn vị phụ thuộc trụ sở chính của ngân hàng thương mại, hạch toán phụ thuộc, có con dấu, thực hiện hoạt động kinh doanh theo ủy quyền của Ngân hàng thương mại. Chi nhánh: là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện hoạt động kinh doanh theo ủy quyền của ngân hàng thương mại. Văn phòng đại diện: là đơn vị phụ thuộc Ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của ngân hàng thương mại. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh. Đơn vị sự nghiệp: là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh theo ủy quyền của Ngân hàng thương mại ( hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, quản lý, khai thác, bán tài sản). Phòng giao dịch: là bộ phận phụ thuộc sở giao dịch hoặc chi nhánh của Ngân hàng thương mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, thực hiện một số giao dịch với khách hàng theo ủy nhiệm của đơn vị trực tiếp quản lý. Chức năng của ngân hàng thương mại Chức năng trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là các khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay. 1.5.2 Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây Ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các Ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. 1.5.3 Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân Ngân hàng thương mại. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các Ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống Ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu của nó là kinh doanh tiền tệ. Ví dụ: Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000. Khoản tiền cho vay đó được đưa đến người vay, người vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế họ phải chịu lãi một cách vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khoản. Và số tiền đó đến tay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000. Dự trữ bắt buộc là 10%, số tiền có thể cho vay là 810.000. Số tiền này được cho người cần vay vay, người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem số tiền được trả gửi vào ngân hàng C. Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000. Và cứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0. Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000, lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000. Và do cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp. Tên các ngân hàng Tiền gửi mới Thanh toán cho vay mới Dự trữ bắt buộc A 1.000.000 900.000 100.000 B 900.000 810.000 90.000 C 810.000 729.000 81.000 … … … … Tiền toàn hệ thống ngân hàng 10.000.000 9.000.000 1.000.000 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại 1.6.1 Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục sản phẩm dịch vụ: Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng. Quá trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ. Nó cũng làm tăng chi phí của ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn. Các sản phẩm dịch vụ mới đã có ảnh hưởng tốt đến ngành công nghiệp này thông qua việc tạo ra những nguồn thu mới cho ngân hàng – các khoản lệ phí của dịch vụ không phải lãi, một bộ phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi cho vay. 1.6.2 Sự gia tăng cạnh tranh: Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ. Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, ngân hàng đầu tư Merrill Lynch, các công ty tài chính như GE Capital và các tổ chức bảo hiểm như Prudential. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai. 1.6.3 Sự gia tăng chi phí vốn: Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh làm tăng chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Với sự nới lỏng các luật lệ, ngân hàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định cho phần lớn tiền gửi. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn – một nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho các tài sản của mình. Điều đó buộc họ phải tìm cách cắt giảm các chi phí hoạt động khác như giảm số nhân công, thay thế các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại. Các ngân hàng cũng buộc phải tìm các nguồn vốn mới như chứng khoán hóa một số tài sản, theo đó một số khoản cho vay của ngân hàng được tập hợp lại và đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán; các chứng khoán được đảm bảo bằng các món vay được bán trên thị trường mở nhằm huy động vốn mới một cách rẻ hơn và đáng tin cậy hơn. Hoạt động này cũng có thể tạo ra một khoản thu phí không nhỏ cho ngân hàng, lớn hơn so với các nguồn vốn truyền thống (như tiền gửi). 1.6.4 Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất: Các qui định của Chính phủ đối với công nghiệp ngân hàng tạo cho khách hàng khả năng nhận được mức thu nhập cao hơn từ tiền gửi, nhưng chỉ có công chúng mới làm cho các cơ hội đó trở thành hiện thực. Và công chúng đã làm việc đó. Hàng tỷ USD trước đây được gửi trong các tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp và các tài khoản giao dịch không sinh lợi kiểu cũ đã được chuyển sang các tài khoản có mức thu nhập cao hơn, những tài khoản có tỷ lệ thu nhập thay đổi theo điều kiện thị trường. Ngân hàng đã phát hiện ra rằng họ đang phải đối mặt với những khách hàng có giáo dục hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn. Các khoản tiền gửi “trung thành” của họ có thể dễ tăng cường khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền và nhạy cảm hơn với ý thích thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm. 1.6.5 Cách mạng trong công nghệ ngân hàng: Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong công việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. Những ví dụ nổi bật nhất bao gồm các máy rút tiền tự động ATM, cho phép khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ; Máy thanh toán tiền POS được lắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới. Chương 2. NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nghiệp vụ tài sản Nợ - Huy động vốn Là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn kinh doanh cho NHTM. Hoạt động huy động vốn được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn của NHTM, bao gồm: Vốn của ngân hàng Vốn tiền gửi Vốn đi vay Các nguồn vốn khác Vốn của ngân hàng: là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, bao gồm : vốn tự có và vốn coi như tự có. Vốn tự có gồm: Vốn điều lệ: là khoản vốn mà ngân hàng phải có để đi vào hoạt động và được ghi trong bản điều lệ, được hình thành từ khi NHTM mới thành lập. Mức vốn này không được nhỏ hơn vốn pháp định ( là số vốn tối thiểu theo luật định mà NH phải có để đi vào hoạt động). Tùy theo loại hình mà nó được hình thành từ những nguồn khác nhau: NHTM quốc doanh: do nhà nước cấp NHTM cổ phần: là vốn góp của cổ đông NH liên doanh: do các đối tác góp vốn Các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối ( Quỹ dự trữ) bao gồm: quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro. Các quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm theo những tỷ lệ quy định. Vốn coi như tự có: bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng. Là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định nhưng tạm thời chưa được sử dụng như: lợi nhuận chờ phân bổ, tiền lương chưa đến hạn thanh toán, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ khấu hao tài sản cố định… Theo hiệp định Basel (chỉ áp dụng cho các nước tham gia ký kết) do ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng ( thuộc Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS) ban hành, vốn của NH được chia thành 2 loại: Vốn cấp 1 (vốn tự có cơ bản): gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác… Vốn cấp 2 (vốn tự có bổ sung): gồm cổ phần ưu đãi có thời hạn, các trái phiếu bổ sung và giấy nợ. Vốn cấp 2 chỉ có thể đạt mức cao nhất là 50% so với tổng số vốn chủ sở hữu củ
Tài liệu liên quan