Đề tài Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương

Vào một ngày giữa tháng 3 vừa qua, khi đang công tác tại Trung Quốc, ông Ngô Duy Tân (Giám đốc Công ty bia Pacific - Thái Bình Dương – xã Bình An, huyện Dĩ an, tỉnh Bình Dương) chủ của đàn hổ 23 con tất tả trở về Việt Nam vì nghe tin đàn hổ mà mình chăm nuôi như con mọn từ bao lâu nay sẽ bị nhà nước tịch thu. Tại nhà ông, phóng viên báo, đài đến phỏng vấn; người dân quanh vùng đến chia sẻ chật nhà, ông Ngô Duy Tân nghèn nghẹn nói chỉ vì yêu động vật nên mới gây dựng khu chuồng hổ đặc biệt này. Đến nay có lệnh tịch thu, coi như đóng cửa khu chuồng. Chỉ vào khu chuồng, ông phân bua với mọi người: “Các anh thấy đấy, hổ của tôi hiền ngoan như. mèo !” Tương tự như vậy, ông Huỳnh Phi Ngọc (Giám đốc Công ty TNHH Nhân Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một) và ông Huỳnh Văn Phùng (chủ DN tư nhân Thanh Cảnh, huyện Thuận An) cũng trong tình trạng đứng ngồi không yên kể từ lúc nghe tin 37 con hổ (trong đó có số hổ mà họ đã chăm sóc nhiều năm nay) sẽ bị tịch thu. Trong khi đó, những con hổ vằn vện vẫn lững thững, oai vệ dạo trong “giang sơn” của chúng được ngăn cách bởi hàng rào thép chắc chắn. Bầy hổ vẫn vô tư như ngày nào, không buồn quan tâm tới tâm trạng của những “vú nuôi” chúng.

doc75 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Vào một ngày giữa tháng 3 vừa qua, khi đang công tác tại Trung Quốc, ông Ngô Duy Tân (Giám đốc Công ty bia Pacific - Thái Bình Dương – xã Bình An, huyện Dĩ an, tỉnh Bình Dương) chủ của đàn hổ 23 con tất tả trở về Việt Nam vì nghe tin đàn hổ mà mình chăm nuôi như con mọn từ bao lâu nay sẽ bị nhà nước tịch thu. Tại nhà ông, phóng viên báo, đài đến phỏng vấn; người dân quanh vùng đến chia sẻ chật nhà, ông Ngô Duy Tân nghèn nghẹn nói chỉ vì yêu động vật nên mới gây dựng khu chuồng hổ đặc biệt này. Đến nay có lệnh tịch thu, coi như đóng cửa khu chuồng. Chỉ vào khu chuồng, ông phân bua với mọi người: “Các anh thấy đấy, hổ của tôi hiền ngoan như... mèo !” Tương tự như vậy, ông Huỳnh Phi Ngọc (Giám đốc Công ty TNHH Nhân Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một) và ông Huỳnh Văn Phùng (chủ DN tư nhân Thanh Cảnh, huyện Thuận An) cũng trong tình trạng đứng ngồi không yên kể từ lúc nghe tin 37 con hổ (trong đó có số hổ mà họ đã chăm sóc nhiều năm nay) sẽ bị tịch thu. Trong khi đó, những con hổ vằn vện vẫn lững thững, oai vệ dạo trong “giang sơn” của chúng được ngăn cách bởi hàng rào thép chắc chắn. Bầy hổ vẫn vô tư như ngày nào, không buồn quan tâm tới tâm trạng của những “vú nuôi” chúng.         Nắng thì chui vào “nhà 2 lầu” (chuồng hổ trong trại được xây 2 tầng) thư giãn; khi mưa thì gầm rú rủ nhau ra bãi cây cỏ hoang (trong khuôn viên trại - chuồng) nô giỡn. Buổi sáng chúng đua nhau “tập thể dục” chạy nhảy, vồ nhau rồi tót đến thân cây mài vuốt (hổ phải mài vuốt hàng ngày nếu không vuốt mọc ra quặp đâm vào bàn chân thì chỉ có nằm liệt). Tối thì kẻ nằm ngửa, tên nằm sấp lim dim ngắm trăng (theo các “vú nuôi” hổ rất khoái ngắm trăng và tắm mưa). Đến bữa nếu gặp mồi sống (gà), chúng còn giỡn cho gà chạy loạn để rượt, vồ. Khi bị các nhà báo chụp hình, đèn Flash “bắn” choe chóe, hổ mẹ Ami là một trong 5 chú hổ con mà ông Ngô Duy Tân mua ngày đầu tiên, mới sinh con hoảng quá không chịu cho một chú hổ con bú. Đặc tính hổ, khi đã không chịu cho bú cũng đồng nghĩa với hổ con kia phải chết dù rằng tình mẫu tử của hổ rất thiêng liêng. Các “vú nuôi” bắt chú hổ con tội nghiệp ra khỏi chuồng và tập cho uống …sữa bò và ngủ phòng máy lạnh!  Giờ đây chú hổ con đã tung tăng chạy khắp nơi, khoái người hơn đồng loại, khoái máy lạnh hơn bụi cây cỏ. Cứ hễ được mang ra khỏi chuồng lên khu nhà ở là chú rình rình rồi chui tọt vào phòng máy lạnh liu riu…ngủ. Nếu không tìm ra, chú sẽ tìm bất cứ người nào, dụi chân dụi đầu vào họ như “làm nũng” với cha mẹ vậy. Ông Ngô Duy Tân còn kể, hôm qua, chú hổ  Simpa bị “Tào Tháo” rượt (bị tiêu chảy) cứ nằm bệt, 2 “vú nuôi” của công ty là anh Xã và Hải phải thay phiên nhau vào…đút cho nó ăn, chăm cứ như chăm em bé vậy.   Khác với vẻ mặt buồn so của chồng, vợ ông Ngô Duy Tân trầm ngâm nhớ lại: "Đã nhiều năm nuôi hổ, mình ấn tượng nhất ở loài này một đặc điểm là sự thuỷ chung!”. Khi hổ đã cặp đôi ‘ăn nằm” với nhau thì không bao giờ phản bội. Có lần có một chàng hổ trẻ tới ve vãn, hổ cái Ami vẫn kiên quyết “thủ tiết” và thẳng tay “bạt tai” khiến "chàng kia" lãnh mấy phát toé máu...chừa thẳng ! Ông Ngô Duy Tân phân bua: “Người ta đầu tư vào bóng đá để cả thiên hạ biết đến thương hiệu Gạch, Gỗ. Tôi nuôi hổ không phải để lột da nấu cao mà để người ta biết tên bia Pacific. Tôi khẳng định vài năm nữa sẽ phát triển lên cả trăm con hổ từ 23 con hiện nay. Nếu cho tiếp tục nuôi tôi cam kết tuân thủ mọi quy định pháp luật về bảo tồn loài hổ”. Ông Ngô Duy Tân kể rằng: "Tháng 3/2000, có người mang 5 con hổ con gạ bán cho tôi. Cả 5 con hổ này đều trong tình trạng bị kiệt sức, bại chân. Biết mua hổ là vi phạm quy định của Nhà nước, tôi đã lưỡng lự. Song, vốn là người rất yêu động vật, tôi biết chắc chắn, 5 con hổ trên vào tay người không yêu động vật, không có năng lực để dưỡng nuôi, hổ sẽ chết. Tôi gọi điện xin phép ông Nguyễn Minh Đức - Bí thư Tinh uỷ lúc đó, ông Đức đồng ý ngay. Sau đó, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương cũng ủng hộ, cho phép tôi nuôi, trong điều kiện phải bảo đảm chuồng trại, kiểm lâm lập hồ sơ theo dõi thường xuyên, tôi chỉ được phép chăm sóc, nhân giống, sinh sản mà không kinh doanh hay làm bất cứ gì xâm phạm đàn hổ...".    Vợ chồng ông Ngô Duy Tân bên 4 con hổ vừa mới sinh tháng 9-2006   Cả đàn 5 chú hổ con sau một thời gian được nuôi dưỡng đúng quy cách đã không chỉ hết bại chân, mà ngày càng khoẻ mạnh. Gia đình ông Ngô Duy Tân đặt tên cho chúng là: Simba, Ford, Ami, Laser và Copbeo. Ông Ngô Duy Tân đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng chuồng trại đạt tiêu chuẩn cho phép nuôi hổ... "Chỉ riêng thức ăn cho chúng, mỗi ngày tôi phải tốn 2-3 triệu đồng mua thịt về nuôi đàn hổ. Nhờ sản xuất bia hơi, mà tôi mới đủ sức nuôi hổ. Tôi chăm sóc chúng còn hơn con đẻ” - ông Ngô Duy Tân nói. Suốt 7 năm qua, những hổ cái như Ami, Laser và Copbeo đã đẻ ra số hổ hàng chục con như hiện nay, trong đó có không ít con nặng từ 200-300 kg/ con. Cũng ngay trong thời gian đó – vào tháng 05/2002, Công ty Pacific –nơi ông Ngô Duy Tân làm giám đốc đã có tờ trình gửi Bộ NN-PTNT, Văn phòng Cites Việt Nam xin thành lập Khu bảo tồn và phát triển sinh sản các loại động vật hoang dã với mục đích đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch sinh thái của du khách đồng thời đầu tư nghiên cứu cho sinh sản để bảo tồn phát triển các loại động vật hoang dã (trong đó có số hổ sinh sản mà ông Ngô Duy Tân nuôi được). Tuy nhiên đề nghị này đã không được phúc đáp và rơi vào... quên lãng !    Đàn hổ nuôi ở Bình Dương phát triển rất tốt, đồng thời sinh sản được trong điều kiện nuôi nhốt   Khi đàn hổ của ông Ngô Duy Tân đã lên tới hàng chục con và việc nuôi hổ không chỉ là của một mình gia đình ông Ngô Duy Tân mà còn có 2 chủ nuôi khác là ông Huỳnh Phi Ngọc và ông Huỳnh Văn Phùng với đàn hổ lên tới 37 con, nơi nuôi hổ của các hộ tư nhân đã trở thành một địa điểm du lịch tham quan hấp dẫn thì tiếng tăm về việc nuôi hổ này đã không chỉ còn bó gọn trong tỉnh Bình Dương mà đã lan xa ra ngoài, thậm chí mấy hãng thông tấn nước ngoài cũng đã đến tận nơi điều tra và quay phim, chụp ảnh thì lúc này UBND tỉnh Bình Dương mới có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn giải quyết tình trạng nuôi hổ trái phép ở tỉnh. Bộ NN-PTNT khi nhận được báo cáo kiểm tra của các cơ quan chức năng đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan có liên quan để xem xét vụ việc. Cục Kiểm lâm cũng đã cùng đại diện một số cơ quan Nội chính và Khoa học ở Trung ương họp vào ngày 15/12/2006 để xem xét, tư vấn cho Bộ biện pháp chỉ đạo giải quyết. Sau khi cân nhắc thấy rằng việc giải quyết vụ việc phải được xem xét toàn diện cả về quy định pháp luật và tình hình thực tiễn, nhận thấy có những vấn đề vượt quá thẩm quyền của cấp Bộ, do vậy Bộ NN-PTNT đã có công văn số 3421/BNN-KL ngày 22/12/2006 xin ý kiến chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ. Tại báo cáo đó, Bộ NN-PTNT chỉ nêu ý kiến của Hội nghị tư vấn, trong đó Bộ NN-PTNT đã báo cáo rõ: “Sau khi nghiên cứu, thảo luận về các quy định pháp luật hiện hành, các đại biểu đã thống nhất đề nghị tịch thu toàn bộ số hổ đang nuôi nhốt bất hợp pháp, giao cho tổ chức có chức năng nuôi nhằm mục đích bảo tồn theo đúng quy định của Nhà nước. Bộ NN-PTNT kính báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”. Ngày 13/03/2007, theo báo Lao Động số 57 đưa tin: “Ngày 12/3, nguồn tin từ tỉnh Bình Dương cho biết: Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa thay mặt Thủ tướng Chính phủ  giao Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý việc nuôi nhốt trái phép 37 con hổ tại tỉnh Bình Dương, theo đúng quy định luật pháp.   37 con hổ này được nuôi nhốt tại các huyện Thuận An, Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một đều có nguồn gốc bất hợp pháp. Hành vi mua, nuôi hổ trái phép của các tổ chức, cá nhân ở Bình Dương là vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; cần được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm các quy định về bảo tồn tái diễn trên diện rộng, có thể gây phức tạp trong công tác quản lý và việc xuất nhập khẩu động - thực vật nuôi hợp pháp, như một số loài đã bị Ban Thư ký Công ước về buôn bán động vật hoang dã nguy cấp quốc tế cấm vận. Sau khi thống nhất với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an, Viện KSND và Toà án ND Tối cao, Bộ NNPTNT đã có báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ tịch thu toàn bộ số hổ đang nuôi nhốt bất hợp pháp ở tỉnh Bình Dương, giao cho tổ chức có chức năng nuôi, nhằm mục đích bảo tồn theo đúng quy định của Nhà nước”.   Quan điểm trên đã được Bộ trưởng NN-PTNT khẳng định qua cuộc trao đổi nhanh với phóng viên báo SGGP ngày 14/3/2007 như sau: “Việc nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý hiếm phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật và quốc tế. So sánh với những quy định này thì rõ ràng các hộ nuôi nhốt hổ tại Bình Dương là không đúng pháp luật. Vì vậy, những con hổ này phải được đưa vào nuôi nhốt tập trung là quy định bắt buộc. *Thông tin về việc những hộ nuôi hổ tại Bình Dương đã có từ lâu, nhưng tại sao khi người dân nuôi tốt và nhân giống được hổ thì lại bị tịch thu; trong khi trước đó, họ nuôi những con hổ ốm thì không thấy nói đến chuyện tịch thu ? Lòng rối bời vì đàn hổ mà mình ra sức chăm nuôi và yêu quý như con đẻ sẽ bị tịch thu để đưa đến khu bảo tồn tập trung của nhà nước rồi số phận sẽ ra sao ? Ông Ngô Duy Tân đã đến gõ cửa các cơ quan đại diện của nhà nước và đã được trả lời đó là phương án đề xuất của các cơ quan chức năng với Thủ tướng Chính phủ và đang chờ ý kiến của lãnh đạo Nhà nước. Ngày 16/3/2007 vừa qua, ông Ngô Duy Tân chính thức có đơn gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày lại sự việc và xin được giữ lại đàn hổ để nuôi sinh sản, bảo tồn giống hổ quý Đông Dương. II – XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÍ TÌNH HUỐNG Hổ nằm trong danh mục các loài loài cực kỳ nguy cấp (CR) thuộc Sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN), được pháp luật Việt Nam quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt và thuộc Phụ lục I của Công ước quốc tế CITES. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP quy định: “Hổ (Tên khoa học là Panthera tigris) thuộc “Nhóm I là nhóm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” là loài động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định. Hổ là loài cần được bảo vệ và cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại dưới mọi hình thức”. Việc xử lí tình huống: “Đàn hổ được tư nhân nuôi nhốt ở Bình Dương” là một bài toán khó cho các cơ quan quản lý nhà nước, sao vừa thấu tình lại vừa đạt lý. Muốn như vậy trước hết phương án xử lí tình huống cần đảm bảo các mục tiêu sau: 1. Giải quyết vụ việc trên một cách nhanh chóng, công minh, dứt điểm, đúng quy định của pháp luật trong công tác quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, nhằm bảo vệ, bảo tồn và phát triển được đàn hổ đang được những người dân ở tỉnh Bình Dương nuôi giữ. 2. Giải quyết một cách hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích quốc gia với lợi ích của người nuôi hổ. Đảm bảo lợi ích của Nhà nước và lợi ích công dân, lấy lại niềm tin trong nhân dân đối với các cơ quan công quyền. 3. Tăng cường pháp chế XHCN, duy trì kỉ cương phép nước, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng cụ thể là bảo vệ những động thực vật rừng quý hiếm. 4. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế về công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các bộ, các ngành trong vấn đề quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, nhằm tăng cường pháp chế XHCN, thắt chặt kỷ luật, kỷ cương trong xã hội về lĩnh vực này. III – PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1.1. Pháp luật quốc tế Các kỳ Hội nghị các nước thành viên Công ước CITES từ Hội nghị lần thứ 9 năm 1997 đến Hội nghị lần thứ 13 năm 2005, Ban Thư ký Công ước Quốc tế đều ban hành các Nghị Quyết và Quyết định về quản lý loài động vật này. Việt Nam có phân loài hổ Đông dương (Panthera tigris cobetti), số lượng hổ sinh sống ngoài tự nhiên liên tục giảm, Theo con số thống kê năm 1992 của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) của Liên hiệp quốc, đến nay rừng núi khu vực Đông Dương chỉ còn khoảng 100 cá thể. Hổ là loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được pháp luật Việt Nam quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt và thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES), nằm trong danh mục các loài loài cực kỳ nguy cấp (CR) thuộc Sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN), việc mua bán, vận chuyển, săn bắn, nuôi nhốt, sử dụng hổ và các sản phẩm, dẫn xuất của chúng trái pháp luật đều bị nghiêm cấm. Từ năm 1992, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) của Liên hiệp quốc đã xếp hổ vào nhóm 1B (nhóm động vật nguy cấp quý hiếm). 1.2. Pháp luật Việt Nam Việt Nam đã gia nhập Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) và Công ước Quốc tế về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004, Điều 12 cũng quy định rõ: Tất cả các hành vi như săn bắt, bắn, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng đều bị nghiêm cấm. Điều 190 Bộ luật Hình sự quy định chế tài đối với tội vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ các động vật quý hiếm: “ Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”; Nếu mức độ vi phạm nặng hơn thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm “sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”. Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 32) ban hành ngày 30/3/ 2006 về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thì hổ là loài cần được bảo vệ và cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại dưới mọi hình thức. Điều 2, Nghị định 32: “Phân nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 1. Giải thích từ ngữ: Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định. 2. Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm (có danh mục kèm theo) như sau: a. Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được phân thành: Nhóm I A, gồm các loài thực vật rừng. Nhóm I B, gồm các loài động vật rừng. b. Nhóm II: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP quy định: Nhóm I A là nhóm thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm gồm có 15 loài; Nhóm I B là nhóm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm gồm có 62 loài; trong đó: Hổ được xếp đứng số thứ tự 33 trong bộ thú ăn thịt thuộc Nhóm I B là Nhóm động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Theo Điều 2, khoản 1, Nghị định của Chính phủ số 32/2006/NĐ-CP ban hành ngày 30/3/2006 (gọi tắt là Nghị định số 32) về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thì hổ (Panthera tigris) được xếp đứng số thứ tự 33 trong bộ thú ăn thịt thuộc Nhóm I là nhóm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định. Theo Điều 2, khoản 2 điểm a, Nghị định số 32 quy định: “Nhóm I : Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao”. Nghị định số 32, Điều 5: “Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 1. Những khu rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phân bố tập trung thì được đưa vào xem xét thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật. Đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sinh sống ở ngoài các khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ theo quy định của Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật. 2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong khu rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về bảo vệ môi trường. 3. Nghiêm cấm những hành vi sau đây: a. Khai thác thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật. b. Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật”. Theo Điều 6, Nghị định số 32: “Khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ : Khai thác thực vật rừng, động vật rừng nhóm I : Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo), quan hệ hợp tác quốc tế. Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài đó trong tự nhiên và phải có phương án được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt”. Theo Nghị định số 32, Điều 8: “Phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm 1. Hoạt động trồng cấy nhân tạo thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, trồng cấy nhận tạo, nuôi sinh sản các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã nguy cấp. 2. Khai thác, vận chuyển, cất giữ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo và sản phẩm của chúng phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, trồng cấy nhân tạo, nuôi sinh sản các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã nguy cấp”. Theo Nghị định số 32, Điều 11, khoản 2, điểm b, điểm c: “b) Nếu động vật rừng đã bẫy, bắn bị thương có thể cứu chữa thì chuyển cho cơ sở cứu hộ động vật rừng hoặc cơ quan kiểm lâm quản lý địa bàn để nuôi cứu hộ hồi phục, thả lại rừng. c) Nếu động vật rừng đã bẫy, bắt khoẻ mạnh thì tổ chức thả ngay lại rừng được quy hoạch là rừng đặc dụng (khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia) phù hợp với môi trường sống của chúng. Mọi trường hợp bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không đúng quy định tại Điều này đều bị coi là vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật”. Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004, Điều 46, khoản 2, điểm 3: Bảo vệ động vật rừng, đã ghi rõ “Những loài động vậ