Đề tài Vấn đề thi hành án phạt tù

Hoạt động thi hành án phạt tù là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan thi hành án để bắt buộc người bị kết án phải chấp hành bản án hình sự. Việc bắt buộc người bị kết án phải chấp hành bản án, nhằm đảm bảo hiệu lực và tính hiện thực của bản án do Toà án nhân danh Nhà nước đã quyết định. Trong các loại hình phạt thì hình phạt tù là một loại hình phạt nghiêm khắc và phổ biến thường được áp dụng hiện nay. Thi hành án phạt tù tức là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt ở các trại giam, phải lao động cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội. Họ bị tước quyền tự do trong những khoảng thời gian nhất định hoặc vĩnh viễn và bị hạn chế các quyền công dân khác, hay nói cách khác hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến nhân quyền và các mặt khác của xã hội. Bởi vậy, thi hành án phạt tù là một hoạt động áp dụng luật rất khó khăn và phức tạp. Để đảm bảo thực hiện tốt công tác thi hành án phạt tù và nâng cao hiệu quả việc giáo dục cải tạo người chấp hành hình phạt tù, ngày 20.3.1993 Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thi hành án phạt tù đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá IX thông qua ngày 08.3.1993 và đã sửa đổi, bổ sung năm 2007. Chương XXVII, XXVIII Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về Thi hành hình phạt tù, các hình phạt khác và Giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt (gồm 10 điều, từ điều 260 đến điều 269) cùng với pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 đã sửa đổi, bổ sung năm 2007. Nghị định 60/CP ngày 16.9.1993 của Chính phủ ban hành “Quy chế trại giam” và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh nói trên, đã phát huy tác dụng tốt trong việc thi hành án phạt tù ở các Trại giam.

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề thi hành án phạt tù, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Hoạt động thi hành án phạt tù là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan thi hành án để bắt buộc người bị kết án phải chấp hành bản án hình sự. Việc bắt buộc người bị kết án phải chấp hành bản án, nhằm đảm bảo hiệu lực và tính hiện thực của bản án do Toà án nhân danh Nhà nước đã quyết định. Trong các loại hình phạt thì hình phạt tù là một loại hình phạt nghiêm khắc và phổ biến thường được áp dụng hiện nay. Thi hành án phạt tù tức là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt ở các trại giam, phải lao động cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội. Họ bị tước quyền tự do trong những khoảng thời gian nhất định hoặc vĩnh viễn và bị hạn chế các quyền công dân khác, hay nói cách khác hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến nhân quyền và các mặt khác của xã hội. Bởi vậy, thi hành án phạt tù là một hoạt động áp dụng luật rất khó khăn và phức tạp. Để đảm bảo thực hiện tốt công tác thi hành án phạt tù và nâng cao hiệu quả việc giáo dục cải tạo người chấp hành hình phạt tù, ngày 20.3.1993 Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thi hành án phạt tù đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá IX thông qua ngày 08.3.1993 và đã sửa đổi, bổ sung năm 2007. Chương XXVII, XXVIII Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về Thi hành hình phạt tù, các hình phạt khác và Giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt (gồm 10 điều, từ điều 260 đến điều 269) cùng với pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 đã sửa đổi, bổ sung năm 2007. Nghị định 60/CP ngày 16.9.1993 của Chính phủ ban hành “Quy chế trại giam” và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh nói trên, đã phát huy tác dụng tốt trong việc thi hành án phạt tù ở các Trại giam. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu, phân tích một số vấn đề liên quan đến Thi hành án phạt tù theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về công tác thi hành án phạt tù, nên tôi chọn đề tài “vấn đề thi hành án phạt tù”. Hy vọng qua đề tài này, bản thân có thêm kinh nghiệm và kiến thức về pháp luật tố tụng hình sự, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Ngành Công an nói chung và lực lượng Cảnh sát trại giam nói riêng đã giao. PHẦN NỘI DUNG: Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác đề thi hành án phạt tù. 1. Mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của đề tài: 1.1. Mục đích: Bắt buộc người bị kết án tù phải chấp hành hình phạt tù, chính là nhằm giáo dục cải tạo họ trở thành người lương thiện. Giúp họ nhận thấy lỗi lầm của mình và thấm thía với hình phạt tù mà Nhà nước đã áp dụng đối với họ. Việc giáo dục người chấp hành hình phạt tù là một vấn đề phức tạp, khó khăn. Đòi hỏi phải đề cao trách nhiệm của các cơ quan tổ chức thi hành án và các cá nhân khác có liên quan trên cơ sở những quy định của pháp luật. 1.2. Ý nghĩa: Cở sở lý luận của công tác thi hành án phạt tù là những văn bản pháp luật rất quan trọng, quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của người đang chấp hành hình phạt tù. Chế độ giam giữ, giáo dục, lao động và sinh hoạt đối với người đang chấp hành hình phạt tù cũng như quy định việc hoãn, đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nên có ý nghĩa giáo dục họ yên tâm cải tạo tốt, để sớm được trở về với gia đình. Đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thi hành án phạt tù. Do đó đã đề cao trách nhiệm của họ, giúp cho việc giáo dục cải tạo phạm nhân có hiệu quả hơn. 1.3. Sự cần thiết: Hình phạt tù là một hình phạt phổ biến, có tác dụng trừng trị, giáo dục người chấp hành hình phạt tù. Đây là một hình phạt nghiêm khắc, tước bỏ quyền tự do của người chấp hành hình phạt trong một khoảng thời gian nhất định hoặc suốt đời nên cần phải có những quy định cụ thể, thống nhất, trong một văn bản có hiệu lực pháp lý cao quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và các thủ tục thi hành án phạt tù để làm cơ sở pháp lý cho công tác thi hành án phạt tù. Mặt khác mục đích thi hành án phạt tù là nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội yên tâm cải tạo tiến bộ, để sớm được trở về đoàn tụ với gia đình. Đây là một hoạt động rất khó khăn, bền bỉ cần phải có sự phối hợp phát huy trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. * So sách hình phạt tù đối với các hình phạt khác: Hình phạt tù bao gồm tù có thời hạn và tù không có thời hạn (tù chung thân) là những loại hình phạt nghiêm khắc nhất (sau hình phạt tử hình) vì đó là hình phạt tước quyền tự do của người bị kết án, buộc họ phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định hoặc không hạn định. So với các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc các hình phạt bổ sung khác thì hình phạt tù nghiêm khắc hơn, nó tác động đến quyền lợi thiết thực của người bị kết án, đó là quyền tự do của họ. Họ phải bị chấp hành hình phạt trong nhà giam, nơi có những quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt. Trong thời gian chấp hành hình phạt tù người bị kết án phải lao động, phải học tập để tự cải tạo mình trở thành người lương thiện. 2. Những quy định chung về thi hành án phạt tù: 2.1 Khái niệm, căn cứ, yêu cầu: 2.1.1. Khái niệm: Điều 1 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù quy định: “Thi hành án phạt tù là buộc người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân chấp hành hình phạt tại trại giam nhằm giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý nghĩa tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới”. Từ quy định trên thì thi hành án phạt tù là một hoạt động áp dụng luật trong trường hợp người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự cần áp dụng các chế tài hình sự do Nhà nước quyết định mang tính chất cưỡng chế bắt buộc. Đối tượng thi hành án phạt tù là những người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân. Họ là người phải chấp hành bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật. Người chấp hành hình phạt tù có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch bị Toà án Việt Nam kết án tù thì phải chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia không quy định khác. Địa điểm chấp hành hình phạt tù là ở các trại giam. Tuy nhiên căn cứ yêu cầu quản lý đối với việc giam giữ người bị tạm giam, tạm giữ, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ quốc phòng có thể quyết định người bị kết án tù có thời hạn từ 5 năm trở xuống chấp hành hình phạt tù tại trại tạm giam. Số lượng người chấp hành hình phạt tù tại trại tạm giam được tính theo tỷ lệ trên tổng số người bị tạm giam, tạm giữ nhưng tối đa không vượt quá mười lăm phần trăm. Người chấp hành hình phạt tù tại trại tạm giam có nghĩa vụ và quyền lợi như người chấp hành hình phạt tù tại trại giam. Giám thị trại tạm giam chịu trách nhiệm về việc quản lý, giam giữ, giáo dục người chấp hành hình phạt tù tại trại tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành án phạt tù. Mục đích của thi hành án phạt tù là nhằm giáo dục người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân trở thành người lương thiện. 2.1.2. Căn cứ thi hành án phạt tù: Để thi hành án phạt tù với một đối tượng cụ thể, cần phải dựa vào hai căn cứ sau đây: Căn cứ vào bản án hoặc quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật. Đối tượng phải chấp hành hình phạt tù là người đã thực hiện hành vi phạm tội. Họ đã bị khởi tố để điều tra, đã bị truy tố, đã bị đưa ra xét xử và Toà án đã ra bản án hay quyết định phạt tù đối với họ. Bản án này đã có hiệu lực pháp luật nên cần phải buộc họ chấp hành hình phạt tù. Căn cứ vào quyết định thi hành bản án hoặc quyết định đó của Toà án. Theo quy định của Pháp luật tố tụng hình sự, sau khi bản án hoặc quyết định phạt tù có hiệu lực pháp luật, Chánh án Toà án sơ thẩm phải ra quyết định thi hành bản án hoặc quyết định phạt tù. 2.1.3. Yêu cầu của thi hành án phạt tù: Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, người bị kết án tù phải bị giam giữ, lao động và học tập theo quy định của pháp luật (Điều 3 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù). Việc thi hành án phạt tù là buộc người bị kết án tù chấp hành hình phạt tại các trại giam do Bộ Công an quản lý (V26) hoặc các trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý, hay trong một số trường hợp có thể được chấp hành hình phạt tù tại các trại tạm giam. Người bị kết án phải lao động, học tập theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn Thông tư liên Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Lao động thương binh và xã hội số 11/TTLB ngày 20.12.1993 hướng dẫn việc giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, dạy văn hoá, dạy nghề, chế độ sinh hoạt giải trí cho phạm nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người đang chấp hành hình phạt tù (Điều 4 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù). Thi hành án phạt tù là buộc người bị kết án tù phải chấp hành hình phạt tại trại giam nhằm giáo dục họ trở thành người lương thiện. Mục đích giáo dục họ là chủ yếu, cơ bản chứ không chỉ là trừng trị họ. Họ vẫn là những công dân và được hưởng các quyền công dân theo luật định, cho nên không được dùng các hình thức nhục hình đối với họ, đồng thời không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ. Đó là thể hiện tính chất nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta. 2.2. Trách nhiệm thi hành án phạt tù: Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thi hành án phạt tù trong phạm vi cả nước. Đồng thời ban hành quy chế trại giam kem theo Nghị định 60/CP ngày 16.9.1993 và Quyết định các chế độ, kinh phí và các vấn đề khác có liên quan đến việc thi hành án phạt tù nhằm đảm bảo bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Bộ Công an - Bộ quốc phòng giúp Chính phủ quản lý công tác thi hành án phạt tù. Về việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án phạt tù trong lực lượng Công an nhân dân đã có quyết định số 458/BNV (V19) ngày 13.12.1993 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) giao cho Cục quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng (V26) giúp Bộ trưởng thực hiện việc quản lý Nhà nước, tổ chức công tác thi hành án phạt tù. Toà án, Viện kiểm sát có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý và thi hành án phạt tù trong công tác thi hành án. Kịp thời ra những quyết định có liên quan đến việc thi hành án theo quy định của pháp luật như ra quyết định thi hành án phạt tù của Toà án…Viện kiểm sát, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành án phạt tù, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Điều 8 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù quy định trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình người bị kết án tù và công dân phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án phạt tù trong công tác thi hành án và giúp đỡ người đã chấp hành xong hình phạt tù tạo lập cuộc sống bình thường. Chẳng hạn như: quan tâm, động viên, giúp đỡ công ăn việc làm để họ tạo lập cuộc sống bình thường. 3. Cơ quan quản lý công tác thi hành án phạt tù và tổ chức thi hành án phạt tù. 3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý công tác thi hành án phạt tù: Theo quy định ở điều 5 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Bộ Công an và Bộ quốc phòng giúp Chính phủ quản lý công tác thi hành án phạt tù. Cụ thể ở điều 9 Pháp lệnh thi hành án phạt tù quy định như sau: Giúp Chính phủ chuẩn bị các dự án luật, dự án Pháp lệnh và các dự án khác về công tác thi hành án phạt tù. Các cơ quan quản lý công tác thi hành án phạt tù có nhiệm vụ chuẩn bị các dự án về các văn bản pháp luật (như luật, pháp lệnh, văn bản khác) về công tác thi hành án phạt tù trình Chính phủ quyết định. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi các cơ quan quản lý công tác thi hành án phạt tù cần điều chỉnh bằng pháp luật để chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh hoặc các dự án khác giúp Chính phủ. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác thi hành án phạt tù; trực tiếp quản lý hệ thống trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể các trại giam Hướng dẫn Giám thị trại giam thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, giam giữ, giáo dục, lao động và học tập đối với người đang chấp hành hình phạt tù. Thực hiện thanh tra Nhà nước về công tác thi hành án phạt tù. Quản lý công tác đào tạo cán bộ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ làm công tác thi hành án phạt tù. Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật và trang bị, thiết bị cần thiết cho việc thi hành án phạt tù. 3.2. Tổ chức thi hành án phạt tù: Theo quy định trong Pháp lệnh Thi hành án phạt tù thì tổ chức trại giam với bộ máy, cấu trúc trại giam theo quy định của pháp luật. 3.2.1. Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù. Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có: Giám thị, Phó giám thị, quản giáo, chuyên viên, nhân viên, kỹ thuật viên và sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang bảo vệ. Giám thị trại giam chỉ huy cán bộ, chiến sĩ và chịu trách nhiệm về việc quản lý, giam giữ, giáo dục người chấp hành hình phạt tù ở trại giam theo quy định của pháp luật; Phó giám thị: chịu trách nhiệm về các phần việc do Giám thị phân công.; Quản giáo: người trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý và giáo dục phạm nhân. 3.2.2. Cấu trúc của trại giam được quy định tại điều 14 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù gồm: “Trại giam có các nhà giam...Trại giam có buồng kỷ luật …”. Như vậy, các nhà giam (quy chế trại giam gọi là buồng giam) buồng giam là nơi giam giữ phạm nhân trong quá trình chấp hành hình phạt tù. Nhà giam phải bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Chính phủ. Buồng kỷ luật: là nơi giam người đang chấp hành hình phạt tù vi phạm nội quy, quy chế trại giam. Khoản 1 Điều 32 Quy chế trại giam của Chính phủ quy định: “trong thời gian ở trại nếu phạm nhân vi phạm quy chế, nội quy trại giam, lao đông chây lười, Giám thị trại giam xét và quyết định kỷ luật theo các hình thức sau: …- Bị giam tại buồng kỷ luật đến 7 ngày và có thể bị gia hạn đến 15 năm…” Căn cứ tính chất tội phạm, mức án của người chấp hành hình phạt tù, trại giam tổ chức giam giữ như sau: + Khu giam giữ đối với người bị kết án tù từ 15 năm, tù chung thân, người bị kết án tù thuộc loại tái phạm nguy hiểm. + Khu giam giữ đối với người bị kết án tù từ 15 năm trở xuống. + Người chấp hành hình phạt tù là nữ, người chưa thành niên được giam riêng trong trại giam theo chế độ quản lý, giáo dục, lao động và sinh hoạt phù hợp với giới tính, lứa tuổi. 4. Thủ tục thi hành án phạt tù: 4.1. Thủ tục đưa người bị kết án tù vào trại giam: Theo Điều 15 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù quy định: Khi đưa người bị kết án tù vào trại giam để chấp hành hình phạt, cơ quan thi hành án phạt tù phải đảm bảo các giấy tờ sau: Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì có bản án sơ thẩm kèm theo; Quyết định thi hành án; Danh bản xác định căn cước của người bị kết án tù; Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh quốc tịch đối với người bị kết án tù là người nước ngoài; Quyết định của cơ quan quản lý trại giam đưa người bị kết án tù vào trại giam. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày tiếp nhận người bị kết án tù vào trại giam, Giám thị trại giam phải thông báo bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan quản lý trại giam và thân nhân người bị kết án. Trường hợp người bị kết án là người nước ngoài thị Giám thị trại giam phải gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan lãnh sự của Bộ ngoại giao Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người bị kết án mang quốc tịch. 4.1.1. Trình tự, thủ tục đưa người bị kết án phạt tù chấp hành bản án tại trại giam. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi bản án hoặc quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc uỷ thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Pháp luật giao cho Chánh án nơi đã xử sơ thẩm vụ án ra quyết định thi hành án vì nơi đó thường là nơi thường trú, làm việc, nơi người bị kết án tạm giam hoặc nơi người đó có tài sản. Nếu người bị kết án không thường trú, làm việc ở địa phương đã xử sơ thẩm thì Chánh án của Toà án đã xử sơ thẩm uỷ thác cho Chánh án Toà án cùng cấp nơi thường trú, nơi làm việc mới của người bị kết án ra quyết định thi hành án. Trong trường hợp Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xử sơ thẩm thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao uỷ thác cho Chánh án Toà án nơi người bị kết án thường trú, làm việc hoặc đang bị tạm giam ra quyết định thi hành án. Như vậy, khi cơ quan Công an nhận được quyết định thi hành án phạt tù thì đó là căn cứ để thi hành bản án phạt tù. Do đó để cơ quan thi hành án phạt tù đảm bảo có đủ các giấy tờ nói trên, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bản án hoặc quyết định phạt tù có hiệu lực pháp luật, Chánh án Toà án sơ thẩm phải gửi cho cơ quan Công an cùng cấp bản sao bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật và quyết định thi hành bản án, quyết định đó của Toà án. 4.1.2 Cơ quan quản lý thi hành án phạt tù ra quyết định đưa người bị kết án tù vào một trại giam. Khi bản án quyết định phạt tù của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và Toà án đã ra quyết định thi hành bản án và quyết định đó: Trưởng công an cấp huyện (Đối với bản án do Toà án cấp huyện xét xử) hoặc Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (Đối với bản án do Toà án cấp tỉnh hoặc Toà án phúc thẩm Toà án nhân dân Tối cao xét xử) phải báo ngay cho Cục quản lý trại giam biết trước khi ra lệnh đưa đến trại giam. Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được báo cáo này, Cục trưởng Cục quản lý Trại giam, Cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng phải ra quyết định đưa người bị kết án tù vào một trại giam để chấp hành án. 4.1.3. Tổ chức đưa người bị kết án tù đến trại giam chấp hành án, Quyết định 458/BNV ngày 13.12.1993 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) quy định. Đối với Công an cấp huyện: nếu trại giam gần Công an huyện thì Trưởng Công an cấp huyện tổ chức đưa ngay những đối tượng bị kết án tù phải chấp hành hình phạt thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện tới trại giam theo quyết định của Cục trưởng Cục quản lý trại giam. Nếu trại giam ở xa Công an huyện thì Trưởng Công an huyện tổ chức đưa những đối tượng trên đến trại tạm giam Công an cấp tỉnh để Trưởng trại tạm giam tổ chức đưa ngay người bị kết án tù đang bị tạm giam tới trại giam theo quyết định của Cục trưởng Cục quản lý trại giam. Đối với Công an cấp tỉnh: Phòng cảnh sát bảo vệ Công an cấp tỉnh tiến hành việc đưa ngay những đối tượng nói trên thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tình đến trại giam theo quyết định của Cục trưởng Cục quản lý trại giam. Giám đốc Công an cấp tỉnh chỉ đạo lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra và các lực lượng khác tham gia việc bắt và đưa người bị kết án tù vào trại giam. Đối với các trại tạm giam: Trưởng trại tạm giam có trách nhiệm tổ chức đưa ngay người bị kết án tù giam đang bị tạm giam, tới trại giam theo quyết định của Cục trưởng Cục quản lý trại giam. Trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của thân nhân người bị kết án, cơ quan Công an phải cho phép người bị kết án gặp thân nhân trước khi thi hành án. 4.1.4. Nhiệm vụ của Giám thị trại giam trong việc tiếp nhận người bị kết án tù vào trại giam. Giám thị trại giam có trách nhiệm tiếp nhận người bị kết án tù vào trại giam để giam giữ và giáo dục cải tạo họ. Căn cứ vào đặc điểm nhân thân, tội trạng của phạm nhân, Giám thị trại giam ra quyết định giao phạm nhân về từng đội trong trại giam. Trong Thời hạn 7 ngày, Giám thị trại giam phải thông báo bằng văn bản cho các cơ quan và cá nhân sau đây biết việc đã tiếp nhân người bị kết án tù vào trại giam. + Toà án đã ra quyết định thi hành án. + Cơ quan quản lý thi hành án. + Thân nhân của người bị kết án tù biết nơi người đó chấp hành hình phạt. 4.2. Thủ tục cho người đang chấp hành hình phạt tù ra khỏi trại giam hoặc chuyển trại. 4.2.1. Việc trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam: Việc trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc trong những trường hợp đặc biệt khác thi được t
Tài liệu liên quan