Hôn nhân gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển ổn định của một xã hội. Không chỉ vợ chồng, các con, mà cả Nhà nước và xã hội đều quan tâm tới việc xây dựng và củng cố quan hệ hôn nhân, làm sao cho hôn nhân được bền vững, gia đình được hòa thuận, hạnh phúc. Sự bền vững của hôn nhân là sự bền vững của từng gia đình và làm cho xã hội bền vững. Trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc thì các thành viên của gia đình đều phấn khởi trong lao động, sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Con cái được chăm sóc, giáo dục trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, thực trạng hôn nhân không chỉ phát triển theo chiều hướng thuận như ý tưởng và mong muốn của chúng ta. Sự tan vỡ của những gia đình cũng là hiện tượng thực tế của xã hội đặt ra trong chiều hướng ngược lại. Sau khi hôn nhân tan vỡ, thông thường thì phía bên người phụ nữ luôn phải gánh chịu những thiệt thòi phần hơn. Pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, được xây dựng trên cơ sở bình đẳng giới và nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em nên đã giải quyết công bằng và thỏa đáng cho quyền lợi của phụ nữ trong việc ly hôn. Chính tính nhân đạo và anh minh này của pháp luật đã hấp dẫn em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Vấn đề thực hiện quyền bình đẳng giới trong việc ly hôn”
12 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề thực hiện quyền bình đẳng giới trong việc ly hôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. LỜI MỞ ĐẦU:
Hôn nhân gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển ổn định của một xã hội. Không chỉ vợ chồng, các con, mà cả Nhà nước và xã hội đều quan tâm tới việc xây dựng và củng cố quan hệ hôn nhân, làm sao cho hôn nhân được bền vững, gia đình được hòa thuận, hạnh phúc. Sự bền vững của hôn nhân là sự bền vững của từng gia đình và làm cho xã hội bền vững. Trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc thì các thành viên của gia đình đều phấn khởi trong lao động, sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Con cái được chăm sóc, giáo dục trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, thực trạng hôn nhân không chỉ phát triển theo chiều hướng thuận như ý tưởng và mong muốn của chúng ta. Sự tan vỡ của những gia đình cũng là hiện tượng thực tế của xã hội đặt ra trong chiều hướng ngược lại. Sau khi hôn nhân tan vỡ, thông thường thì phía bên người phụ nữ luôn phải gánh chịu những thiệt thòi phần hơn. Pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, được xây dựng trên cơ sở bình đẳng giới và nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em nên đã giải quyết công bằng và thỏa đáng cho quyền lợi của phụ nữ trong việc ly hôn. Chính tính nhân đạo và anh minh này của pháp luật đã hấp dẫn em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Vấn đề thực hiện quyền bình đẳng giới trong việc ly hôn”.
2. NỘI DUNG:
2.1/ Khái niệm và bản chất pháp lý của ly hôn:
2.1.1 Khái niệm:
Ly hôn là sự chấm dứt hôn nhân khi cả hai vợ chồng còn sống do ý chí đơn phương của một bên hoặc do sự thỏa thuận của hai bên trước pháp luật. Ly hôn là một mặt của hôn nhân. Nếu kết hôn là một hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là quan hệ bất bình thường , là mặt trái của hôn nhân nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Trong trường hợp đó thì ly hôn là giải pháp cần thiết cho cả hai vợ chồng.
Khái niệm ly hôn được quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng”.
2.1.2 Bản chất pháp lý của ly hôn:
Cùng với tiến trình lịch sử, gia đình luôn được coi là nền tảng của xã hội Việt Nam, do đó gia đình đã sớm được tổ chức chặt chẽ và những quy định pháp luật về nó qua từng thời kì phát triển của Đất nước mang những nét chung nhất của lịch sử và thời đại. Là một nội dung quan trọng của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, chế định ly hôn ngoài việc mang những nét chúng đó còn mang những đặc điểm thể hiện sắc thái thuần túy của dân tộc Việt Nam.
Dưới chế độ phong kiến, pháp luật và tục lệ phong kiến Việt Nam có nhiều quy phạm mang tính luân lý, nho giáo, đặc biệt là quy phạm về hôn nhân gia đình mà theo đó, người phụ nữ phải sống theo thuyết tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Cuộc đời người phụ nữ gắn với công việc gia đình, với chồng với con trên cơ sở địa vị thấp hèn và nhẫn nhục, bị chi phối bởi nguyên tắc “phu xướng, phụ tùy”. Người chồng là chúa tể trong gia đình, người vợ chỉ là công cụ biết nói thuộc sở hữu của người chồng. Trong luật cổ phong kiến Việt Nam, quyền ly hôn thường do người chồng quyết định, dựa vào “tội” của vợ (thất xuất). Do lễ giáo phong kiến không có sự bình đẳng nam nữ, nên nhiều phụ nữ mặc dù không có tình cảm với chồng và cuộc sống chung chỉ mang lại đau khổ cho họ mà họ vẫn không được phép ly hôn.
Đến thời kì tư bản chủ nghĩa, do tác động của tư tưởng cách mạng tư sản là tự do và bình đẳng, nên pháp luật nói chung và các quy định pháp luật trong lĩnh vực ly hôn nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Các nhà luật gia tư sản cho rằng tự do ly hôn phải được thừa nhận như một quyền pháp định. Tuy vậy, trong thời kì tư bản chủ nghĩa, quan điểm về ly hôn cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử và phần nào phụ thuộc vào tôn giáo. Hiện nay, hầu như pháp luật tư sản đều thừa nhận quyền ly hôn, tuy nhiên quan điểm và quy định về ly hôn ở các nước cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, bản chất xã hội chủ nghĩa của pháp luật đã thể hiện được tính ưu việt của nó trong mọi lĩnh vực, trong đó có vấn đề ly hôn. Bản chất của ly hôn là sự tan vỡ của cuộc hôn nhân, do vậy, pháp luật hôn nhân gia đình không phải là yếu tố có thể hàn gắn sự rạn nứt về tình cảm của các bên trong cuộc sống vợ chồng mà trái lại, việc tòa án công nhận thuận tình ly hôn hay xử cho ly hôn chỉ là việc ghi nhận một cách khách quan, một thực tế đối với cuộc hôn nhân tan vỡ mà thôi.
Ở nước ta, mục đích của cuộc hôn nhân trong chế độ ta là xây dựng những gia đình dân chủ hòa thuận, bền vững hạnh phúc. Nhưng vì lẽ này hay lẽ khác khiến cho vợ chồng hết tình hết nghĩa, cuộc sống chung không thể tiếp tục thì ly hôn là biện pháp cần thiết để giải phóng cho họ.
Hiến pháp 1980 đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp nước nhà, nó quy định đầy đủ và chặt chẽ quyền bình đẳng giữa nam và nữ (Điều 36) về sở hữu riêng của công dân được pháp luật bảo hộ (Điều 27). Tinh thần ấy lại được tiếp tục kế thừa trong Hiến pháp 1992. Những quy định đó được các nhà làm luật lấy làm cơ sở xây dựng luật hôn nhân gia đình.
2.2/ Đặc trưng của chế định ly hôn trong luật Việt Nam hiện hành:
2.2.1 Trong ly hôn không có yếu tố lỗi:
Đơn giản hôn nhân không thể được duy trì, chỉ bởi vì không thể đạt được mục đích của nó. Trong quan niệm của người làm luật Việt Nam hiện đại, hôn nhân đích thực là điều kiện vun đắp tình yêu một người đàn ông và một người đàn bà. Nếu, sau một thời gian chung sống, tình yêu không những không được vun đắp mà còn bị mài mòn và sự mài mòn đó không thể cứu chữa, thì cuộc hôn nhân coi như thất bại. Tuy nhiên, sự thất bại của hôn nhân không nhất thiết dẫn đến sự tan rã trong gia đình, bởi trong quan niệm của tục lệ, chất liệu xây dựng và củng cố gia đình thực ra không phải là “tình” mà là “nghĩa”. Chữ “nghĩa” được hình thành và lớn lên từ những giây phút cùng hưởng hạnh phúc và chia sẻ bất hạnh giữa các thành viên trong gia đình. Một khi chữ “nghĩa” cũng không còn, vợ và chồng không còn yêu thương, không còn chăm sóc nhau, không còn muốn quan tâm nhau, thường xuyên có những hành động xúc phạm, dày vò nhau. Hôn nhân lúc ấy chỉ mang lại đau khổ cho hai bên.Chính bản chất hôn nhân tan vỡ mới là nguyên nhân dẫn đến ly hôn, trong khi “lỗi” chỉ là những căn cứ bề nổi, chưa thực sự đúng với bản chất của vấn đề.
2.2.2 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con:
Thực tiễn ghi nhận, trong phần lớn trường hợp, người sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần sau khi ly hôn là người vợ và các con sinh ra từ hôn nhân, nhất là các con chưa thành niên hoặc tật nguyền và không có khả năng lao động. Do đó, việc giải quyết yêu cầu ly hôn và các vấn đề phát sinh sau khi ly hôn phải được thực hiện trên tư tưởng chủ đạo, mà theo đó, quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con được ưu tiên bảo vệ. Luật cho phép tòa ản chủ động can thiệp trong trường hợp thuận tình ly hôn, một khi các thỏa thuận giữa vợ và chồng không thể hiện sự bảo đảm đúng mức các quyền và lợi ích đó. (Điều 90 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000). Cả trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên, thẩm phán cũng có thể chủ động can thiệp vào việc giải quyết vấn đề trong giữ con (trong khi chỉ có thể can thiệp vào việc giải quyết các vấn đề hệ quả tài sản của việc ly hôn, nếu có yêu cầu của một trong các bên hoặc của cả hai bên). Khi can thiệp, thẩm phán phải đứng vững trên nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con để quyết định.
2.2.3 Sự cần thiết của một bản án:
Cho đến nay, vẫn có trường hợp UBND xã “thụ lý” và giải quyết các vụ ly hôn bằng cách thu giấy chứng nhận kết hôn và hủy bỏ các ghi chép về kết hôn giữa các đương sự trên sổ đăng kí hộ tịch. Việc làm đó hoàn toàn sai trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam; việc kết hôn được xác lập và đăng kí tại UBND xã nhưng việc ly hôn phải được xác lập bằng một bản án của Tòa án. Bản án ly hôn cũng cần thiết cho việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cả trong trường hợp vợ và chồng đã chấm dứt cuộc sống chung trên thực tế trong một thời gian dài. Giấy chứng nhận kết hôn và những ghi chép trong sổ hộ tịch, về phần mình, chỉ có tác dụng thiết lập bằng chứng về hôn nhân chứ không phải là hình thức tồn tại pháp lý của hôn nhân.
2.3/ Vấn đề thực hiện bình đẳng giới trong việc ly hôn:
Hiện nay, pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam luôn cố gắng để giải quyết công bằng và hợp lý hợp tình lợi ích cho các bên vợ chồng trong án ly hôn . Việc đó được thể hiện qua các quyền của mỗi bên về yêu cầu ly hôn, về tài sản, về nuôi con... sau ly hôn.
2.3.1 Quyền nhân thân:
Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Luật HN&GĐ năm 2000) quy định:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
Với đặc điểm của quan hệ pháp luật HN&GĐ, quyền kết hôn, ly hôn là quyền nhân thân không thể chuyển giao, chỉ có chủ thể của quan hệ pháp luật mới có quyền yêu cầu giải quyết. Nên cha, mẹ bên vợ hoặc chồng hay bất cứ người nào khác không thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn mà chỉ có vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn khi có lý do chính đáng.
Vấn đề thời hiệu không áp dụng đối với quan hệ pháp luật HN&GĐ. Vì vậy, trong mọi khoảng thời gian của thời kỳ hôn nhân (tính từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật), vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 85). Luật HN&GĐ của Nhà nước ta không đặt ra điều kiện ngăn cấm quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ, trẻ em, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ và con chưa thành niên, phụ nữ có thai, thai nhi, cũng là bảo vệ lợi ích của xã hội, khoản 2 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng. Theo quy định này, người chồng không được yêu cầu ly hôn (với tư cách là nguyên đơn) trong trường hợp: Người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, dù người vợ có thai với ai hoặc đứa con sinh ra là con của người nào. Trường hợp người vợ có thai mà đã bị sảy thai hoặc sau khi sinh con, đứa con bị chết thì người chồng sẽ không bị hạn chế quyền ly hôn.
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2000 thì trường hợp hạn chế yêu cầu ly hôn chỉ áp dụng với người chồng mà không áp dụng với người vợ. Trong mọi khoảng thời gian, dù người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình đến mức sâu sắc, mục đích của hôn nhân không đạt được; nếu duy trì sẽ bất lợi cho quyền lợi của người vợ, ảnh hưởng tới sức khỏe của người vợ hoặc thai nhi hay trẻ sơ sinh mà người vợ có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ kiện theo thủ tục chung. Đây là một trong những quy định thể hiện sâu sắc tính nhân bản và tiến bộ trong tư tưởng cũng như trong bản chất nội dung pháp luật nước ta nói chung và pháp luật về hôn nhân gia đình nói riêng. So với nội dung Điều 41, Luật HN&GĐ năm 1986, thì khoản 2 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định rõ ràng hơn. Điều 41 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định: “ Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm”. Quy định này đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau khi vận dụng. Ví dụ: Trường hợp người vợ sau khi sinh con thì đứa con bị chết, vẫn có thể hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng. Như thế, về mặt nào đấy cũng không bình đẳng đối với người chồng.
Trước đây, hệ thống pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình ở nước ta dưới chế độ cũ (trước năm 1945 và ở miền Nam trước năm 1975) đã có một số quy định hạn chế quyền ly hôn của vợ chồng, nhất là trường hợp thuận tình ly hôn.
- Bộ luật dân sự giản yếu (1883) áp dụng ở Nam Kỳ quy định “vợ chồng không được thuận tình ly hôn nếu: quan hệ vợ chồng xác lập chưa được hai năm hoặc đã quá 20 năm; người chồng dưới 25 tuổi; người vợ dưới 21 tuổi hoặc đã quá 45 tuổi. Ngoài ra những thân thuộc có quyền ưng thuận giá thú cũng cần phải ưng thuận sự ly hôn này mới được”.
- Điều 121- Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931)và Điều 120 – Bộ dân luật Trung Kỳ (1936) quy định “sau hai năm giá thú thì vợ chồng mới có thể xin thuận tình ly hôn”.
- Điều 170 – Bộ dân luật năm 1972 dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn cũng quy định “vợ chồng có thể xin thuận tình ly hôn nếu hôn thú được lập trên hai năm và không quá hai mươi năm”. Đặc biệt, Điều 55 Luật gia đình dưới chế độ ngụy quyền thời Ngô Đình Diệm (1959): “cấm vợ chồng không được ly hôn; trường hợp đặc biệt việc ly hôn do tổng thống quyết định”.
Như vậy, các quy định về giải quyết ly hôn trong chế độ cũ không dựa trên tình trạng thực tế của hôn nhân mà chủ yếu dựa vào các căn cứ như thời gian kết hôn, tuổi của vợ, chồng, nếu không đủ các điều kiện đó thì người chồng không được xin ly hôn. Các quy định này cũng không thể hiện tư tưởng tiến bộ trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Điều 89 Luật HN&GĐ về căn cứ cho ly hôn quy định:
1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Căn cứ ly hôn là những tình tiết được quy định trong pháp luật, chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó thì Tòa án mới được xử cho ly hôn. Căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý để Tòa án dựa vào đó giải quyết ly hôn.
Trong xã hội có giai cấp, ly hôn thể hiện tính giai cấp. Việc quy định về ly hôn và căn cứ cho ly hôn thể hiện ý chí, quan điểm của giai cấp thống trị xã hội.
Quan điểm của những nhà làm luật tư sản cho rằng hôn nhân thực chất là một khế ước, một hợp đồng do hai bên nam nữ tự do, tự nguyện xác lập, vậy thì chỉ được xóa bỏ hôn nhân – khế ước đó trên cơ sở lỗi của các bên.
Hệ thống pháp luật ở nước ta dưới chế độ phong kiến thực dân cũng đã quy định căn cứ ly hôn dựa vào “tội” của vợ như “thất xuất” hoặc lỗi của chồng, với những căn cứ, điều kiện phản ánh hình thức của quan hệ hôn nhân.
Hiện nay, pháp luật hôn nhân gia đình giải quyết ly hôn dựa trên bản chất của cuộc hôn nhân. Như vậy, nếu trong luật cổ Việt Nam, người phụ nữ không có quyền được ly hôn, nhiều người phải cam chịu, nhẫn nhục chịu đựng sự bạo hành của ông chồng, thì ngày nay, nếu hôn nhân không hạnh phúc, một bên có thể đơn phương yêu cầu ly hôn. Tòa án sẽ căn cứ vào thực chất đời sống chung của vợ chồng mà giải thoát cho người đó khỏi những đau khổ phải gánh chịu từ hôn nhân. Đây là một căn cứ rất hợp lý, nó thực sự bảo vệ cho quyền lợi và tình cảm của cả hai bên nam nữ nếu cuộc sống gia đình chỉ mang lại cho họ đau khổ. Căn cư ly hôn “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” được hướng dẫn cụ thể tại Mục 8 – Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTP ngày 23/12/2000 của Tòa án nhân dân tối cao. Chính sự thay đổi đầy sáng suốt và hợp lý này trong Luật HN&GĐ đã bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cả hai bên, góp phần vào thực hiện quyền bình đẳng giới trong việc ly hôn.
2.3.2 Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:
Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Điều 93 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con cà phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Điều 94 quy định quyền thăm nom con sau khi ly hôn:
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con, không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Sau khi cha mẹ ly hôn, người thiệt thòi nhất, không phải là bản thân ông bố bà mẹ, mà là đứa con, nhất là con chưa thành niên. Các Điều trên đều quy định trên cơ sở bảo vệ quyền lợi chính đáng và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong khả năng cha mẹ cho sự phát triển bình thường của đứa con. Quy định “con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi” là vì sự phát triển lớn lên của đứa bé, dựa trên nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, cùng là đấng sinh thành, cùng là con do mình sinh ra, cả ông bố bà mẹ đều mong muốn được trực tiếp nuôi dạy đứa con của mình. Thấu hiểu điều đó, và cũng nhằm thực hiện quyền bình đẳng giới giữa hai bên vợ chồng, khi ly hôn, nếu vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết các vấn đề sau ly hôn, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và con, thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau hoặc có thỏa thuận nhưng quyền lợi của người vợ và các con không được bảo đảm thì Tòa án sẽ phán xử và quyết định ai là người sẽ được trực tiếp nuôi con. Người còn lại, không được trực tiếp nuôi con nhưng vẫn có quyền được thăm nom con. Thậm chí, Tòa án còn khuyến khích cha mẹ cùng gần gũi con, tạo cho con tâm lý thoải mái nhẹ nhàng, không để con phải cô đơn, thiệt thòi vì việc ly hôn của cha mẹ. Đối với đứa con của mình, sau ly hôn, cả cha và mẹ đều có quyền được chăm sóc đứa bé. Người không trực tiếp nuôi dạy vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mình, cùng chia sẻ nghĩa vụ nuôi con với người được trực tiếp nuôi con.
Về vấn đề nuôi con sau ly hôn, các quy định của Luật HN&GĐ quy định rất công bằng, bình đẳng cho cả cha và mẹ, trên cơ sở lợi ích của con.
2.3.3 Chia tài sản sau ly khi ly hôn:
Điều 95 quy định nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn:
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong việc giải quyết các hậu quả pháp lý của ly hôn, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng là điều cần thiết bảo đảm điều kiện sống cho mỗi bên sau khi ly