Bước sang thế kỷ XXI, đói nghèo vẫn là vấn đề có tính toàn cầu. Một bức tranh tổng thể là thế giới với gần một nửa số dân sống dưới 2USD*/ngày và cứ 8 trong số 100 trẻ em không sống được đến 5 tuổi. Vì vậy một phong trào sôi nổi và rộng khắp trên thế giới là phải làm như thế nào để đẩy lùi nghèo đói. Còn Việt Nam thì sao? Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có công tác xoá đói giảm nghèo tốt nhất theo tiêu chuẩn và phương pháp xác định đường nghèo khổ của WB, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 37,4% năm 1998 và hiện nay còn khoảng 30%. Theo tiêu chuẩn quốc gia tỷ lệ nghèo đói của nước ta giảm từ 30,01% năm 1992 xuống 11% năm 2000. Tuy quy mô đói nghèo toàn quốc giảm nhanh. Nhưng thực trạng cho thấy, Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Con số các hộ bị tái nghèo là rất lớn bình quân hàng năm khoảng 50.000 hộ (riêng năm 1996 và 1997 mỗi năm khoảng gần 100.000 hộ do bão lụt. Nếu so sánh tình trạng đói nghèo của nước ta với các nước trên thế giới thì tính bức xúc của nó là rất lớn, ngưỡng nghèo của Việt Nam vẫn xa với ngưỡng nghèo của thế giới.
Vấn đề xóa đói giảm nghèo và tái nghèo đến nay vẫn là những vấn đề quan trọng và nóng bỏng, chính vì vậy nhóm chúng em lựa chọn thực hiện đề tài: “Vấn đề xóa đói giảm nghèo trong chính sách xã hội thời kỳ đổi mới và nguyên nhân căn bản dẫn tới tình trạng tái nghèo hiện nay”.
40 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2810 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề xóa đói giảm nghèo trong chính sách xã hội thời kỳ đổi mới và nguyên nhân căn bản dẫn tới tình trạng tái nghèo hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ XXI, đói nghèo vẫn là vấn đề có tính toàn cầu. Một bức tranh tổng thể là thế giới với gần một nửa số dân sống dưới 2USD*/ngày và cứ 8 trong số 100 trẻ em không sống được đến 5 tuổi. Vì vậy một phong trào sôi nổi và rộng khắp trên thế giới là phải làm như thế nào để đẩy lùi nghèo đói. Còn Việt Nam thì sao? Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có công tác xoá đói giảm nghèo tốt nhất theo tiêu chuẩn và phương pháp xác định đường nghèo khổ của WB, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 37,4% năm 1998 và hiện nay còn khoảng 30%. Theo tiêu chuẩn quốc gia tỷ lệ nghèo đói của nước ta giảm từ 30,01% năm 1992 xuống 11% năm 2000. Tuy quy mô đói nghèo toàn quốc giảm nhanh. Nhưng thực trạng cho thấy, Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Con số các hộ bị tái nghèo là rất lớn bình quân hàng năm khoảng 50.000 hộ (riêng năm 1996 và 1997 mỗi năm khoảng gần 100.000 hộ do bão lụt. Nếu so sánh tình trạng đói nghèo của nước ta với các nước trên thế giới thì tính bức xúc của nó là rất lớn, ngưỡng nghèo của Việt Nam vẫn xa với ngưỡng nghèo của thế giới.
Vấn đề xóa đói giảm nghèo và tái nghèo đến nay vẫn là những vấn đề quan trọng và nóng bỏng, chính vì vậy nhóm chúng em lựa chọn thực hiện đề tài: “Vấn đề xóa đói giảm nghèo trong chính sách xã hội thời kỳ đổi mới và nguyên nhân căn bản dẫn tới tình trạng tái nghèo hiện nay”.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI:
1. Đói nghèo và việc xóa đói giảm nghèo:
Cho đến hôm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài người. Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp. Điều đáng sợ hơn nữa là: Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa.
Đói nghèo là nỗi bất hạnh và là một phi lý lớn. Trong khi nền văn minh thế giới đã đạt được những thành tựu hiển nhiên về tiến bộ khoa học - công nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự giàu có cho con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là sự nghèo đói. Hàng tỷ người, thực tế là một phần ba số dân thế giới vẫn khốn cùng và đói khát. Thiệt thòi lớn nhất là trẻ em. Hằng ngày có gần 100 triệu trẻ em không có cái ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia cư chỉ sống nhờ của bố thí hoặc sống dựa vào sự lao động quá sức, kể cả bằng các nghề đặc biệt là móc túi, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em làm việc trong những ngành có hại; hàng trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 - 11 không được cắp sách đến trường.
Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Sự nghèo đói thì ai cũng thấy và không nước nào thiếu những chương trình hoặc những chính sách để thực hiện việc xóa đói giảm nghèo. Có rất nhiều các tổ chức của Liên Hợp Quốc và của cộng đồng quốc tế thực hiện sứ mệnh vẻ vang này trên phạm vi hành tinh. Người ta đã tổ chức những chiến dịch lớn với hàng vạn tấn lương thực, hàng triệu USD để cứu giúp những người hoạn nạn ở các nước châu Phi, châu Á hoặc như ở Haiti vừa qua. Sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần là rất đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đây là công việc mà toàn cầu quan tâm nhưng rồi các nước đói vẫn hoàn đói, sự trợ giúp của cộng đồng đối với một bộ phận dân cư khốn khó cũng chỉ như muối bỏ biển, chưa đủ độ, chưa triệt để.
Vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn gắn bó và chịu ảnh hưởng của quan hệ giai cấp và các chế độ xã hội khác nhau. Hiện tượng bị tha hóa và tự tha hóa con người dưới chế độ tư bản chủ nghĩa luôn là một lực cản đối với công việc xóa đói giảm nghèo. Chính xã hội, mà mục tiêu duy nhất và cuối cùng là lợi nhuận, là tiền bạc đã làm phân hóa xã hội, đẩy nhiều người vào cảnh nghèo nàn khốn khó. Khoảng cách chênh lệch mức sống giữa sự xa xỉ với sự bần hàn càng bị nặng nề hơn bởi chính sự vô trách nhiệm của các nước phát triển phương Tây, của giai cấp những người giàu có. Thái độ “sống chết mặc bay” vẫn phổ biến trong hành vi cư xử ở xã hội của những kẻ say lợi nhuận. Vì vậy, quan điểm cũng như hành động của giới chức phương Tây trong việc giải quyết nghèo đói trên thế giới hiện nay chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp, chỉ là để làm giảm cơn đau khốn khó, hoặc cùng lắm đó là việc làm mang tính nhân đạo mà thôi.
Đảng ta coi cơ sở phương pháp luận quan trọng và cơ bản nhất để phân tích vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, thực hiện công bằng xã hội. Chủ nghĩa xã hội là quá trình kiến tạo hạnh phúc và cũng là quá trình đấu tranh vì sự công bằng, đấu tranh để thủ tiêu nguồn gốc bất công xã hội.
Vấn đề công bằng xã hội - vấn đề có quan hệ trực tiếp và quyết định đối với việc xóa đói giảm nghèo đã được Đảng ta luôn quan tâm chú ý. Những đại hội Đảng gần đây, từ Đại hội VI đến Đại hội XI, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, nhiều văn bản đề cập tới vấn đề công bằng xã hội.
Chúng ta hiểu công bằng xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển. Công bằng xã hội không bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà liên quan tới tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - pháp luật - văn hóa - xã hội. Công bằng xã hội phải được giải quyết và chỉ có thể được giải quyết gắn liền với sự phát triển sản xuất, xây dựng xã hội thực sự dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Công bằng xã hội đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, xã hội hóa nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở vừa tăng nhanh tốc độ phát triển, vừa giảm dần sự mất cân đối giữa các vùng; giảm dần khoảng cách về thu nhập, mức sống, hưởng thụ giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe của các tầng lớp dân cư ở các vùng khác nhau. Đặc biệt, công bằng xã hội đòi hỏi phải thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội.
Trong các văn kiện quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề xóa đói giảm nghèo được nhiều lần đề cập tới. Để bảo đảm và hướng tới công bằng xã hội, Đảng ta khẳng định “khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp đi đôi với chăm lo xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, các gia đình thuộc diện chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ai cũng có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và chữa bệnh, từng bước thực hiện điều Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước”.
Trong quá trình thiết kế, chỉ đạo thi công việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở nắm bắt những mặt mạnh và mặt yếu của cơ chế thị trường, Đảng ta đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo: “Để phát triển sức sản xuất, cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên thực tế còn có bóc lột và sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải luôn quan tâm, bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xóa đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội, tiến tới làm cho mọi người, mọi nhà đều khá giả”.
Chú trọng đúng mức đến vấn đề đói nghèo trong xã hội, với nhãn quan chính trị nhạy bén và với trách nhiệm cao cả trước nhân dân, Đảng ta đã đưa ra những chương trình rộng lớn để tập trung giải quyết là “Chương trình về xóa đói, giảm nghèo”. Trên cơ sở đó, Nhà nước cũng đã có hàng chục chương trình cấp quốc gia và dự án đang được thực thi có nội dung gắn với xóa đói giảm nghèo. Vấn đề xóa đói giảm nghèo trong chính sách xã hội thời kỳ đổi mới được Đảng ta xuyên suốt từ đại hội VI đến đại hội XI.
2. Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI:
Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam VI họp từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 tại Hà Nội (họp nội bộ từ ngày 5 đến ngày 14 tháng 12 năm 1986). Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên của cả nước, 32 đoàn đại biểu của các Đảng và các tổ chức quốc tế.
Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam VI diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá – lương – tiền cuối năm 1985 làm cho nền kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn. Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn. Nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đại hội VI là bước đột phá đầu tiên về đổi mới tư duy của Đảng về phát triển kinh tế. Đó là việc xác lập, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với sự vận động của quy luật khách quan và trình độ của nền kinh tế. Đại hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, tạo ra sự ổn định về chính trị, xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng. Cũng tại Đại hội, lần đầu tiên Đảng ta nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã hội, đặt rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội đối với chính sách kinh tế và chính sách ở các lĩnh vực khác. Đại hội cho rằng trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế.
Đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng khởi xướng đã mở đầu cho thời kỳ phát triển mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong quá trình đổi mới, trước hết và chủ yếu là đổi mới kinh tế (gắn với từng bước đổi mới chính trị), Đảng ta rất quan tâm tới vấn đề xác lập một cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
Đại hội chỉ ra đổi mới cơ cấu kinh tế cuối cùng cũng là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến tới hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm vững chắc nền an ninh quốc phòng, sử dụng và phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước vào mục tiêu phát triển.
Đại hội VI chỉ rõ phải nhận thức cho đúng về CNXH, về bố trí cơ cấu kinh tế, phải căn cứ vào điều kiện lịch sử mới của đất nước và xu thế phát triển để đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức về cơ cấu kinh tế. So với trước năm 1986, trong bố trí cơ cấu kinh tế, vấn đề mới được Đại hội VI đặc biệt chú ý là tính “phù hợp điều kiện thực tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định”.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc xóa đói, giảm nghèo, coi đó là một nội dung của nhiệm vụ cách mạng, một nhu cầu bức thiết của nhân dân, nhất là khi đất nước ở trong tình trạng nghèo nàn và trải qua chiến tranh.
Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, một trong những chủ trương hàng đầu của Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là “diệt giặc đói”. Sau khi lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Đảng ta lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Để thực hiện thành công nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, Đại hội VI của Đảng đã đề ra mục tiêu là “bảo đảm nhu cầu ăn của toàn xã hội và bước đầu có dự trữ. Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách toàn diện”
Đại hội VI đã đề ra mục tiêu phải thực hiện trong 5 năm (1986-1990):
“Về lương thực, thực phẩm: Bảo đảm lương thực đủ ăn cho toàn xã hội và có dự trữ. Đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động
Về hàng tiêu dùng: sản xuất đáp ứng được nhu cầu bình thường của nhân dân thành thị và nông thôn về những sản phẩm công nghiệp thiết yếu;
Về hàng xuất khẩu: tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đạt kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết”
Ổn định tình hình kinh tế - xã hội bao gồm ổn định sản xuất, ổn định phân phối, lưu thông, ổn định đời sống vật chất và văn hóa, tăng cường hiệu lực của tổ chức quản lí, lập lại trật tự, kỉ cương và thực hiện công bằng xã hội.
Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định được.
Muốn thực hiện những "nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát “của chặng đường đầu tiên (phải trong nhiều kế hoạch 5 năm nữa) thì trong 5 năm trước mắt (1986-1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Những mục tiêu cụ thể đó là:
- Bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động.
- Đáp ứng nhu cầu của nhân dân về những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
- Tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết.
Muốn thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế, thì nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên đáp ứng nhu cẩu về vốn đấu tư, về năng lực, vật tư, lao động, kĩ thuật.
Kết quả bước đầu đạt được là:
Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên (năm 1988, năm ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), đến năm 1990, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất - nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của việc phát triển sản xuất, thực hiện chính sách khoán trong nông nghiệp, xóa bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hòa cung cầu lương thực thực phẩm trên phạm vi cả nước. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn (vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn) và năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn.
3. Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII họp từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 6 năm 1991 tại Hà nội. Tham dự đại hội có 1176 đại biểu, thay mặt cho hơn hai triệu đảng viên của toàn đảng. Đại hội họp trong hoàn cảnh sau năm năm tiến hành đổi mới, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là về mặt kinh tế.
Những nội dung cơ bản được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng: Thông qua "Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung Ương (khoá VI) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII", "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội":
- Kiểm điểm, tổng kết tình hình 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng lần thứ VI, đánh giá thành tựu, tồn tại, rút ra các bài học kinh nghiệm lớn.
- Về kiểm điểm đánh giá tình hình, đại hội khẳng định: công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước...Tình hình chính trị của đất nước giữ được ổn định, sinh hoạt dân chủ trong xh ngày càng phát huy...
- Đại hội cũng nhận định là: thành tự đổi mới tuy đã đạt nhiều thành tựu quan trọng nhưng còn nhiều hạn chế. Nước ta còn nhiều yếu kém, vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Còn nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết. Nước ta cũng còn đang đứng trước những khó khăn khách quan như vẫn còn bị đế quốc mỹ và các thế lực thù địch bao vây, cấm vận. Hệ thống XHCN thế giới đang khủng hoảng sâu sắc và đang đứng trước những thử thách quyết liệt.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược đến năm 2000 là: ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI.
Mục tiêu này bao gồm những nội dung dưới đây:
Một là, vượt qua những khó khăn gay gắt trước mắt, ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Đẩy lùi và khống chế lạm phát, ổn định và phát triển sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân, thu hẹp chênh lệch trong thanh toán quốc tế; chấm dứt tình trạng xuống cấp về giáo dục, văn hoá, y tế, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế, hình thành đồng bộ cơ chế thị trường; chỉnh đốn và nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước, chống tham nhũng, thiết lập trật tự, kỷ cương trong kinh tế và xã hội. Nhiệm vụ này là trọng tâm của kế hoạch 5 năm 1991-1995.
Hai là, phấn đấu xoá nạn đói, giảm số người nghèo khổ, giải quyết vấn đề việc làm, bảo đảm các nhu cầu cơ bản, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân, tăng dần tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, thu hút nhiều nguồn lực bên ngoài; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.
Ba là, củng cố và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, năng lực khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu của những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai.
Bốn là, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh trong tình hình mới, bảo đảm trật tự, an toàn và môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác cho sự nghiệp phát triển kinh tế.
Từ giữa năm 1988 trở đi, các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần dần được cải thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên.
Tuy nhiên, những kết quả do đổi mới đem lại còn hạn chế và chưa vững chắc. Do những thiếu sót chủ quan và tác động bất lợi của những yếu tố khách quan, từ quý II-1990 đến nay, bên cạnh những nhân tố tích cực tiếp tục được phát huy, tình hình kinh tế, xã hội có những diễn biến phức tạp mới. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đình đốn kéo dài, lạm phát ở mức cao, tình trạng tham nhũng, tiêu cực, bất công trong xã hội tiếp tục phát triển; đời sống của những người mà nguồn thu nhập chính dựa vào tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và một bộ phận nông dân tiếp tục giảm sút; tâm trạng lo lắng trong một bộ phận nhân dân có chiều hướng tăng lên.
Đại hội VII đã xác định xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình kinh tế - xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài. Đồng thời việc xóa đói giảm nghèo đòi hỏi cũng phải có những chính sách thích hợp mới đạt được hiệu quả. Một trong những chính sách giải quyết có hiệu quả nhất vấn đề xóa đói giảm nghèo đó là chính sách chi tiêu công hợp lý của nhà nước cho công tác xóa đói giảm nghèo. Chi tiêu công cho công tác xóa đói giảm nghèo là việc chi dùng vốn đầu tư để đầu tư phát triển các ngành kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kết cấu hạ tầng xã hội, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Khi Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, chi tiêu công sẽ ngày càng trở thành một công cụ chính sách quan trọng để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo. Và việc này đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan chức kế hoạch và ngân sách tại tất cả các cấp chính quyền.
Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Phương hướ