Năm 1997 được coi là năm khủng hoảng của hệ thống tài chính- tiền tệ Châu Á. khởỉ phát từ thị trường Thái Lan (7-1997) đã lan tràn sang khắp khu vực và gây những tác hại nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế khu vực Châu Á cũng như toàn cầu .Cuộc khủng hoảng của cả người đi vay và người cho vay trong một hệ thống kinh tế phụ thuộc lẫn nhau trên qui mô toàn thế giới đã tạo ra những chấn động tài chính đối với hầu hết các nền kinh tế và các khu vực .
14 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân- Hệ quả phân tích cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIểu LUậN TRIếT HọC
Đề TàI:
vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân- hệ quả phân tích cuộc khủng hoảng kinh tế châu á 1997.
A/ PHầN Mở ĐầU:
Năm 1997 được coi là năm khủng hoảng của hệ thống tài chính- tiền tệ Châu á. khởỉ phát từ thị trường Thái Lan (7-1997) đã lan tràn sang khắp khu vực và gây những tác hại nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế khu vực Châu á cũng như toàn cầu .Cuộc khủng hoảng của cả người đi vay và người cho vay trong một hệ thống kinh tế phụ thuộc lẫn nhau trên qui mô toàn thế giới đã tạo ra những chấn động tài chính đối với hầu hết các nền kinh tế và các khu vực ... Làm đau đầu các nhà chức trách .Để tìm hiểu vấn đề này ta phải trả lời các câu hỏi được đặt ra là : Nguyên nhân do đâu ? Hậu quả ra sao? Thiệt hại đối với từng ngành kinh tế như thế nào?Cuộc khủng hoảng có phải là mang tính chu kì ? Nội dung và hình thức cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ diễn ra ở Châu á đã dẫn đến mối quan hệ kinh doanh đối với các nhà đầu tư nước ngoài? Bản chất sâu xa của vấn đề là gì? Những khả năng gì tồn tại trước và sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra? Với kiến thức của sinh viên năm thứ nhất mới tiếp cận bộ môn triết học em sẽ phân tích vấn đề này duới góc độ triết học bằng cặp phạm trù nguyên nhân –kết quả.
B/Giải quyết vấn đề:
I/lý thuyết mang tính triết học
1/Định nghĩa về nguyên nhân-kết quả.
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đởi nhất định .
Còn kết quả là những biến đổi do nguyên nhân tạo ra..
2/Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan ,tính khách quan này quy định mối liên hệ nhân quả dựa trên lập trường duy vật biên chứng .Do tính phổ biến của nó nên một nguyên nhân sinh ra nhều kết quả và ngược lại .Khi xem xét một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong thời gian thì nguyên nhân có trước kết quả vì chỉ có sự tác động lẫn nhau mới sinh ra sự biến đổi .Nhưng khi xét cả quá trình gồm nhiều liên hệ nhân quả nối tiếp nhau thì nhân và quả có thể chuyển hoá vị trí cho nhau một cách biện chứng .
3/ý nghĩa phương pháp luận:
Không phải các nguyên nhân đều sinh ra kết quả giống nhau vì nguyên nhân có tính chất và vai trò khác nhau .Nguyên nhân tác động cùng chiều và tác động ngược chiều .Có nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài ,nguyen nhan chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu ,nguyên nhân khách qua và nguyên nhân chủ quan .Phải tôn trọng tính khách quan của mối lên hệ nhân quả trong nhận thức và hành động .Đề phòng và phê phán quan niệm duy tâm siêu hình trong vấn đề này .Do một kết quả có thể từ nhiều nguyên nhân gây ra do đó muốn có kết quả cao phải biểt phát hiện nhiều nguyên nhân ,biết hạn chế tác động của nguyên nhân ngược chiều ,tạo điều kiện cho những nguyên nhân cùng chiều.Phải chú trọng trước hết đến nguyên nhân chủ yếu ,nguyên nhân bên trong .Sau cùng phải biến kết quả đã đạt được htành nguyên nhân tiếp sau ngày càng cao hơn ,không thoả mãn ở một kết quả nào.
II/VậN DụNG CặP PHạM TRù NGUYÊN NHÂN – KếT QUả PHÂN TíCH CUộC KHủNG HOảNG TàI CHíNH – TIềN Tệ CHÂU á 1997
1/ Những nguyên nhân :
Trở lại với cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu á 1997 về căn bản các nhà phân tích quốc tế đã có những nhận định khá thống nhất về nguyên nhân của tình hình này như sau :
Thứ nhất :Các nền kinh tế lâm vào khủng hoảng tài chính là những nền kinh tế mắc nợ lớn . Xuất phát từ mô thức phát triển dựa vào tiền vay ngân hàng,các công ty lớn của Châu á,Nga và Mỹ La Tinh đều có tỉ lệ nợ vốn cổ phần lớn hơn các nước phương Tây. Họ có thể đầu tư bằng tiền vay nhiều hơn bằng tiền thu nhập tích luỹ hoặc bằng tiền cổ phần .Đặc biệt những nước này, các công ty còn thực hành vay tín dụng rẻ ở nước ngoài khiến cho mức độ lệ thuộc vào vốn bên ngoài của họ ngày càng tăng . Về nguyên tắc ,Các công ty có tỷ lệ nợ cao rất dễ bị tác động trước những cơn sốt làm giảm luồng tiền mặt hoặc làm tăng trách nhiệm thanh toán ,đặc biệt những cơn sốt có tính hệ thống khi nhu cầu giảm mạnh,lãi suất cho vay tăng hoặc phá giá của các đông tiền Đông,Đông –Nam á,Nga và Bra-xin,hàng loạt công ty tài chính và kinh doanh xuất khẩu ở các nức này bị phá sản .
Thứ hai : Việc đẩy mạnh tự do hoá lĩnh vực tài chính và mở cửa các tài khoản vốn như một xu hướng của toàn cầu hoá được các chính phủ và các thể chế tài chính quốc tế khuyến khích trong suốt những năm 90 đã trở nên nguy hiểm cho các ngân hàng ít có kinh nghiệm hoạt động trên các thị trường vốn quốc tế . Tự do hoá việc vay vốn quốc tế trong điều kiện cố định tỉ giá hối đoái , gắn chặt nó với một đồng ngoại tệ mạnh (chủ yêu là đồng USD )đã tạo ra mối hiểm nguy khi các ngân hàng không kiểm soát được các đồng vốn . Hơn nữa một tỉ giá cố định , không có điều chỉnh kịp thời trước các biến động của cung cầu tiền tệ và thương mại đã tiệt tiêu các lợi thế cạnh tranh xuất khẩu . Đó là chưa kể đến việc cố định tỉ giá cố định còn làm tăng thêm mức nợ và tính rủi ro cho cơ cấu nợ của các quốc gia .
Thứ ba :Giao dịch vốn quốc tế tăng mạnh , nhu cầu vốn của nhiều nền kinh tế quốc gia còn thấp xa so với các luồng vốn cung ứng . Những năm gần đây khối lượng vốn giao dịch quốc tế đã lớn hơn 70 lần kim ngạch mậu dịch thế giới . Đại bộ phận số vốn này là ngắn hạn đặc biệt 80% trong đó là phần vốn giao dịch với thời hạn 7 ngày . Một là xu hướng mở và tự do hoá tài chính đã khiến cho các giao dịch vốn gián tiếp thay vì đầu tư trực tiếp và cung cấp ODA dần dần chiếm ưu thế , nhất là các dòng vốn tư nhân . Hai là , các ngân hàng trung ương Châu Âu và Nhật chủ trương kích thích các nền kinh tế của mình bằng chính sách nới lỏng tiền tệ . Tình huống dư thừa quá nhiều tiền tiết kiệm trong nước ở Nhật(tiết kiệm ở Nhật chiếm 30%GDP, thuộc loại cao nhất thế giới ) và việc nhận được nhiều đầu tư chứng khoán vào Châu Âu từ các nước Châu á (khoảng 600 tỉ USD )đã thúc đẩy nhóm các nước này tăng cường xuất khẩu vốn . Ba là cho vay với lãi suất thấp từ nước ngoài và quá ngộ nhận về tốc độ tăng trưởng cao liên tục của các nền kinh tế mới nổi đã khiến cho cả người đi vay và cho vay ồ ạt ký kết các hợp đồng vay mượn . Nói cách khác , luồng vốn được thúc đẩy bởi cả nhu cầu đầu tư lẫn cơ hội thuận lợi do chính sách mở cửa tài khoản vốn đem lại lợi nhuận cao cho các nhà tín dụng nước ngoài và giúp những người trong nước vay với lãi suất hời hơn (chỉ bằng 50% lãi suất tiền vay trong nước ). Bốn là , hầu hết các nhà đầu tư và người đi vay đã không quan tâm đến tình trạng mất cân đối đang tăng lên trong hệ thống ngân hàng khi họ cho rằng hầu hết các nền kinh tế Đông á , Đông Nam á , Mĩ la tinh ... đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn giá trị đồng tiền của nước mìmh vào đồng USD và đồng USDthì lại liên tục tăng giá trong vòng 3 năm nay .Các luồng vốn ồ ạt chảy vào các nền kinh tế Châu á ,Mỹ la Tinh đã làm tăng sức ép lên tỉ giá tiền tệ .Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF ) Và WB đã cảnh báo các nền kinh tế hiện nay từ sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Me-xi-cô.Sau các hiện tượng bán tháo tiền tệ rút vốn ồ ạt là các hoạt động đầu ở tiền tệ của các hoạt động kinh doanh tiền tệ quốc tế .Như cốc nước bị đầy tràn ,tác động cộng hưởng của tất cả các lí do này đã làm cho cả hệ thống tài chính tiền tệ thế giới bị chao đảo và náo loạn .
Thứ tư: những khiếm khuyết của mô hình kinh tế hướng ngoại dựa vào tăng trưởng xuất khẩu đã không được khắc phục và điều chỉnh thích ứng với các đieuù kiện quốc tế đã hoàn toàn biến đổi theo đó, vốn đầu tư tiếp tục tăng trong khi năng suất và lợi nhuận giảm, đầu tư lại hướng chủ yếu vào các khu vực không sinh lời như bất động sản và đất đai. Cụ thể là nhu cầu và nhịp độ xuất khẩu của thị trường giảm; luồng vốn nhiều và chính sách tỷ giá cố định của đồng USD đã đẩy đồng nội tệ lên giá giả tạo khiến cho nền kinh tế này mất lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, các nền kinh tế Đông và Đông Nam á mất thị phần ở mhiều nơi trên thế giới ( đặc biệt là ở Mĩ và Nhật ) do sự xuất hiện của nhân tố Trung Quốc; sự phụ thuộc về thương mại giữa các nền kinh tế và việc các nền kinh tế mới nổi đồng loạt bước vào chu kì kinh doanh sa sút đã khiến cho lối thoát bằng xuất khẩu trở nên khó khăn hơn.
Thứ năm : chính lối tiếp cận dựa vào tiến bộ công nghệ (tiếp cận lí tính ) của các lý thuyết tăng trưởng hiện đại và quan điểm thái quá về một nền công nghiệp có sẵn, có thể được chuyển giao hầu như không mấy khó khăn từ các nước công nghiệp phát triển ( quan đIểm phát triển ỷ lại )là những nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997. Đương nhiên, một nền kinh tế muốn phát triển có hiệu quả , cần phải thúc đẩy tiến bộ công nghiệp, nói rộng ra là tiến bộ khoa học kĩ-thuật công nghiệp . Tuy nhiên, thực tế cho thấy : để du nhập công nghệ, các nứơc Đông á chủ yếu dựa vào nhập khẩ và chuyển giao công nghệ thông qua FDI. Nhập khẩu trên lí thuyết bị hạn chế bởi xuất khẩu. Sau nhiều năm tăng trưởng cao, xuất khẩu trong những năm gần đây tăng trưởng chậm lại do nhu cầu thế giới giảm sút, do sự cạnh tranh mãnh liệt của nhiều quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Ân Độ và đặc biệt do sự giảm sút của các hàng hoá xuất khẩu từ các nước Đông Nam á.
Cho đến đầu những năm 90 của thế kỉ này, các nền kinh tế Đông á vẫn còn được “nuôi dưỡng “ bởi một nguồn FDI dồi dào từ các nơi trên thế giới đổ về đặc biệt từ Nhật Bản. Bên cạnh giải quyết vốn cho nền kinh tế, FDI còn được đề cao qua khía cạnh chuyển giao công nghệ và hiệu ứng lan tảo của nó. Hiệu ứng lan toả theo, nhiều tác giả, là sự lan rộng tri thức ( kinh nghiệm ) quản lí, bí quyết kinh doanh ( và công nghệ ) từ các công ty có vốn FDI sang các công ty của quốc gia đón nhận. Tuy nhiên Đông Nam á không hẳn đã thành công trong việc tận dụng chuyển giao công nghệ và khơi dâỵ hiệu ứng lan toả. Theo một số tác giả, Thái Lan và Hàn Quốc nằm ở hai cực của quốc gia này : một nước được gọi là không thành công và một nước khá thành công. Dưới góc độ xây dựng một nền công nghệ tiên tiến cho bản thân mình, các nước Đông Nam ákhông thực sự thành công. Công nghệ chủ yếu của Đông Nam álà thứ công nghệ đã qua sử dụng (second-hand ), hoặc không thích hợp cho công nghiệp hoá tại các nước này, hoặc nghiên trọng hơn có cả những công nghệ huỷ hoại môi trương. Khách quan mà nói, dưới áp lực của nhu cầu về công nghệ cao từ phương tây, tỉ giá hối đoái cần được giử sao cho khuyến khích nhập khẩu. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa gây ra cơ chế tỷ giá hối đoái bất hợp lí trong thời gian dài tại một số nước.
Dưới góc độ huy động vốn, Đông á đã quá phụ thuộc vào FDI ( do chỉ thấy những ưu điểm nêu trên ) mà coi nhẹ nguồn lực trong nước về vốn . Khi FDI có dấu hiệu giảm sút và xu thế này còn kéo dài cho đến tận thế kỉ sau Đông á còn tỏ ra chậm chạp trong chiếm lược huy động vốn. Huy động các nguồn vốn trong nước kém sẽ hạn chế những cơ hội tham gia của các tầng lớp nhân dân vào phát triển kinh tế, không phát huy được tiềm năng vốn con người.
Sự lệch pha giữa phát triển vốn con nguời với phát triển công nghệ. Trước một nguồn công nghệ khổng lồ tại các quốc gia đã phát triển, các nước Đông á tưởng rằng chỉ cần nhập thật nhiều công nghệ về là sẽ tức khắc có tăng trưỏng và phát triển kinh tế bền vững. Họ quên rằng muốn sử dụng tốt công nghệ tiên tiến phải có nguồn vốn con người phong phú và có chất lượng cao. Với sự phát triển như vũ bão hiện nay của khoa học- công nghệ , phát triển con người tại các nước này chưa thực sự được quan tâm; trình độ tri thức và tay nghề chưa theo kịp trình độ khoa học- công nghệ mà các nước đã du nhập. Tiến bộ khoa học- công nghệ ở đây dường như chỉ phục vụ cho một số ít nhóm người thuộc tầng lớp trên, đại bộ phận dân chúng còn xa mới có thể được tiếp cận với chúng. Hơn nữa, việc đào tạo vốn con người ngày càng hụt hẫng bởi đào tạo là một quá trình bền bỉ , không thể ngày một ngày hai , trong khi quá trình hấp thu, du nhập công nghệ lại diễn ra ngày một ồ ạt. Nếu ở giai đoạn đầu của cuộc phát triển, lao động giản đơn và lao động có kỹ thuật sơ đẳng là lợi thế ở các nước Đông á thì ở giai đoạn hiện nay , lao động có chuyên môn cao đang là một mong muốn quá xa vời của các quốc gia này. Đúng như một số tác giả nhận định, mất lợi thế tương đối về lao động giản đơn và lao động có kĩ năng sơ đẳng, trong khi chưa tạo ra được lợi thế tương đối về lao động có chuyên môn cao, và còn lâu mới đạt được lợi thế tương đối về vốn, đó là bi kịch của các nước Đông á
Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ở một góc độ bao quát hơn. Rõ ràng, nguời ta không thể lí giải cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga là hậu quả lan truyền trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Đông và Đông- Nam á . Người ta cũng không thể giải thích cuộc khủng hoảng tài chính ở Bra-xin là do tình trạng rút vốn ồ ạt và đẩy manh xuất khẩu từ Châu á do các đồng tiền Đông – Nam ámất giá.
2/ Hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với tài chính tiền tệ thế giới và khu vực:
Kể từ tháng 7-1997 , giá của các đồng tiền ở Đông và Đông –Nam á giảm mạnh. Ba đồng tiền của Hàn Quốc, Thái Lan và In-đô-nê-xi-a có mức mất giá mạnh nhất ( từ 36% - 72% ) vào cuối tháng 3-1998 . Nếu kết hợp cả mức giảm giá chứng khoán với mức giảm giá tiền tệ , Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin cũng nằm trong số các nứơc bị tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng . Cho đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ tại các nước này vẫn còn chưa dừng lại. Sau đợt lắng dịu năm 1998, một làn sóng rút vốn lớn thứ hai lại nổi lên vào giữa năm 1998 và hầu hết các nền kinh tế này đã luôn phải điều chỉnh lại theo đà xuống dốc.Đến cuối năm 1998 , giao dịch chứng khoán của Thái Lan mất 32,5% chỉ số thị trường . Phần lớn các thị trường Đông –Nam á mất khoảng 1/3 vốn thị trường trong năm 1998 . Một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc đã tấn công vào hầu hết các nền kinh tế Đông á . Nhật Bản rơi vào cuộc suy thoái nặng nề nhất trong vòng 50 năm qua .Tốc độ tăng trưởng của Nhật giảm 2,5% so với năm 1997, là năm GDP Nhật chỉ tăng 0,8% . Sự suy yếu của Nhật Bản do các nhu cầu trong nước và ngoài nước giảm . Hệ thống ngân hàng Nhật đang đứng trước thách thức của vấn đề nợ khó đòi và sự giảm sút niềm tin của các nhà đầu tư trong nước . Tình trạng thua lỗ của các ngân hàng lớn , các công ty rơi vào tình thế mắc nợ nhiều và sự giảm sút nguồn vào của các luồng vốn tư nhân đang khiến cho các nền kinh tế Châu á khác vật lộn khó khăn với nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính .
Vào giữa năm 1998 , cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đã lan toả lớn hơn nhiều so vơi dự đoán .Nga rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế nghiêm trọng : kinh tế suy thoái với GDP giảm tới 6% trong năm 1998 , đồng rúp mất giá 100% , nợ lương và phúc lợi gia tăng và chưa có phương pháp giải quyết , nợ nước ngoài tăng vọt , niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài giảm sút ...Sau cuộc hoảng tài chính – kinh tế ở Nga , các dấu hiệu ổn định của tỷ giá hối đoái ở các nước lâm vào khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu á đã bị triệt tiêu , hệ thống tài chính tiền tệ thế giới bước vào một thời kỳ không ổn định mới . Các chỉ số chứng khoán ở Châu Âu và một số khu vực khác , nhất là những khu vực có quan hệ đầu tư và buôn bán lớn với Nga . Dấu hiệu phục hồi chậm chạp của các nền kinh tế Châu á đã gây sức ép lên các thị trường đang trôĩ dậy của châu Mỹ La –tinh . Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), khu vực Mỹ La – tinh sẽ chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ toàn cầu mạnh hơn các khu vực khác và tăng trưởng của khu vực này dự đoán sẽ giảm từ 2,5% trong năm 1998 xuống còn 0,6% vào năm 1999 . Tình trạng khẩn cấp ở Bra-xin , nền kinh tế lớn nhất của Mỹ La –tinh , đã xuất hiện khi các nguồn vốn nước ngoài giảm mạnh , chi phí tài chính tăng và khi Nga tuyên bố không trả nợ đúng hạn vào hồi cuối tháng 8 . Nói cách khác , sự lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nước ngoài đang đặt mọi nền kinh tế trên thế giới trước các dấu hiệu rủi ro lớn .
Mức buôn bán toàn cầu giảm mạnh vói mức tăng 3,7% năm 1998 thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,7% năm 1997 . Đăc biệt xuất và nhâp khẩu của các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đều giảm . Tài khoản vãng lai của các quốc gia công nghiệp lớn thâm hụt trong năm 1998 do xuất khẩu sang Châu á giảm
Xu thế lạm phát đang chuỷên động theo chiều hướng giảm mạnh tại các nước phát trỉên từ mức 2% năm 1997 xuống còn 1,7% năm 1998 do giá cả hàng hoá thế giới tiếp tục giảm khi nhu cầu tiếp tục đình trệ , đặc biệt là về giá dầu thô (giảm 30% trong năm 1998 ) trong khi ở các nước đang phát triển lạm phát lại tăng lên hơn 10% do nhiều đồng tiền mất giá . Tuy vậy tăng trưởng tại các nước đang phát triển tiếp tục thấp vì sự suy yếu tại các thị .trường xuất khẩu Âu – Mỹ và Nhật và vì sự thu nhập của các nước này vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hoá .
Mỹ bắt đầu bước vào thời kỳ suy giảm . Châu Âu mất khả năng cạnh tranh trước sự xuống giá của đồng USD . Và nền kinh tế Nhật tiếp tục suy yếu . Kể từ quý II năm 1998 , kinh tế Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng với mức tăng trưởng 1,6% trong khi đó ở qúyI năm 1998 là 5,5% . Sau 7 năm tăng trưởng liên tục đồng USD liên tục tăng giá đã làm cán cân thương mại của Mỹ ngày càng xấu đi và để ngăn chặn suy thoái kinh tế thế giơí lan rộng, Mỹ đã căt giảm lãi suất Liên bang xuống còn 5,25% .Nhu cầu trong nước tuy mạnh nhưng sẽ tiếp tục giảm đồng USD yếu và thị trường cổ phiếu yếu sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ suy giảm mới.Người ta dự tính tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 1999 chỉ còn 2%, thấp xa so với mức 3,5% trong năm 1998. Mặt khác,vào cuối năm 1998 đồng USD mất giá 10% so với đồng mác Đức và 17% so với đồng yên Nhật còn tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng của Châu Âu , làm giảm khả năng cạnh tranh và hạn chế xuất khẩu của Châu Âu . Cũng tương tự như vậy,trên các thị trường chứng khoán đồng USD yếu gắn liền với nhu cầu giảm sút đã khiến cho giá cổ phiếu Châu Âu bị giảm sút nghiêm trọng . Ví dụ, các chỉ số quan trọng của Châu Âu đã bị giảm 5% ở thị trường chứng khoán Phơ - ran – phuốc; 4,4% ở thị trường chứng khoán Pa – ri; 2,7% ở thị trườnh chứng khoán Luân- dôn và 8,2% ở thị trường chứng khoán Hen – xin – ki ...Mặc dù phần lớn các nước tham gia liên minh tiền tệ Châu Âu đã bắt đầu sử dụng đồng Euro như một giải pháp để giảm bớt ảnh hưởng của đồngUSD,các giảm sút tăng trưởng tất yếu vẫn xẩy ra . Tình hình Nhật Bản trở nên nghêm trọnghơn khi nước này vẫn tiếp tục đương đầu với nhu cầu yếu ở cả trong và ngoài nước.Sau 2 năm liên tiếp suy thoái,Nhật vẫn đang kỳ vọng ở kế hoạch kích thích kinh tế cả gói lần thứ 8 với 196 tỷ USD để đạt mức tăng trưởng dương vào năm 1999.Vấn đề là Nhật còn tiếp tục gặp khó khăn khi nợ khó đòi trong nước chưa giải quyết được và thị trường xuất khẩu khu vực tiếp tục suy yếu ; việc Mỹ giảm giá đồng USD cũng gây bất lợi cho xuất khẩu của Nhật vốn chưa có lối ra ngay cả khi đồng yên mất giá .
Các nền kinh tế lâm vào khủng hoảng tài chính mới có dấu hiệu ổn định sau sự xuống giá của đồng USD, sự lên giá của đồng yên , sự không phá giá của đồng nhân dân tệ ... Tuy vậy , các nền kinh tế này vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ . Sự suy kém của các nền kinh tế Đông và Đông – Nam á sẽ làm thui chột các kỳ vọng điều chỉnh chiến lược hướng vào các nước Châu á -Thái Bình Dương của các nước lớn .
Sự lạc hậu tương đối của các thể chế tài chính – tiền tệ quốc gia và quốc tế đối với các xu thế tự do hoá đang được đẩy nhanh dưới tác động của nền kinh tế tin học và tiến trình toàn cầu hoá . Giáo sư Giep-phơ-rây Xa-sơ, Viện trưởng Viện quốc tế Ha-vớt , đã rất đúng khi cho rằng :với một nền kinh tế áp dụng cơ chế tài chính mâu thuẫn (tự do di chuyển vốn và chính sách tỷ giá cố định ) sự phá giá tiền tệ sẽ là tất yếu.
Nhiều dự báo của các nhà kinh tế và các tổ chức quốc tế đầu năm 1998 đã không tính hết được tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á đối với thương mại quốc tế . Theo dự báo vào tháng 3 năm 1998 của tổ chức thương mại thế giơí (WTO), tốc độ tăng trưởng thương mại dự báo cho năm 1998 là 7% , thấp hơn mức 9,5% của năm 1997 , do cuộc khủng hoảng tài chính chỉ ảnh hưởng nặng đến 5 nước là Hàn Quốc , Thái Lan , In-đô-nê-xi-a , Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin . Tuy nhiên tốc độ tăng buôn bán thực tế theo đánh g