Sự ra đời của tiền tệ làm cho kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau.Trải qua nhiều thời kì tiền tệ đã hình thành mọt cách rõ rệt ,nó hình thành mọi cách rõ rệt,nó hình thành trên những gì thực tế nhất của đời sống xã hội. Tuy con đường đi lên không đơn giản,dễ dàng,những khó khăn bế tắc. Nhưng một điều rõ ràng là khi đã hội đủ những điều kiện cần thiết thì sự ra đời là một sự tất yếu.
12 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin để phân tích sự phát triển của tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
Vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin để phân tích sự phát triển của tiền tệ.
Sự ra đời của tiền tệ làm cho kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau.Trải qua nhiều thời kì tiền tệ đã hình thành mọt cách rõ rệt ,nó hình thành mọi cách rõ rệt,nó hình thành trên những gì thực tế nhất của đời sống xã hội. Tuy con đường đi lên không đơn giản,dễ dàng,những khó khăn bế tắc. Nhưng một điều rõ ràng là khi đã hội đủ những điều kiện cần thiết thì sự ra đời là một sự tất yếu.
Chính vì vậy mà con người luôn tìm hiểu để có những lý luận chung về tiền tệ qua đó thấy được những quy luật hình thành và phát triển của tiền tệ.
Sau khi dã định vị được rồi, cần phải có cái nhìn bao quát về tiến trình phát triển của tiền tệ, bao gồm các giai đoạn khác nhau. Chính vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài “vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin để phân tích sự phát triển của tiền tệ”.
Bởi vậy chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề sau:
Phần I Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sự phát triển của tiền tệ.
1.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng
2.Nguyên lý về sự phát triển của các sự vật hiện tượng .
Phần II Vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật trong sự tồn tại và phát triển của tiền tệ.
1.Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.
2.Chức năng của tiền tệ
3.Sự phát triển của tiền tệ
Phần i :
Cơ sở phương pháp luận cho việc
nghiên cứu sự phát triển của tiền tệ.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng.
Triết học Mác-Lênin đã trở thành cơ sở lý luận cho mọi khoa học. Những quy luận mà triết học Mác-Lênin phát hiện ra đã giúp con người nhận thức đúng đắn hơn về thế giới khách quan. Từ đó tích cực lao động cải tạo thế giới nhằm phục vụ cuộc sống con người. Những quan điểm đó đưa ra luôn được chứng minh là đúng thông qua những hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động cải tạo xã hội của toàn bộ thế giới .
Chính vì vậy “nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng” trong triết học Mác-Lênin đã giúp con người nghiên cứu thế giới là vật chất vận động trong không gian thời gian.Thế giới vật chất đó tồn tại, vận động, biểu hiện bằng vô vàn sự vật hiện tượng, quá trình. Mối liên hệ ở đây là một phạm trù triết học chỉ sự tác động qua lại, sự quy định, sự thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau của sự vật, hiện tượng, quá trình “con người muốn suy nghĩ đúng thì phải có quan điểm toàn diện vì các sự vật hiện tượng là quá trình của thế giới vật chất là một chỉnh thể thống nhất, chúng có mối liên hệ phổ biến với nhau”.Mối liên hệ dựa trên quan điểm duy vật biện chứng. Vì vậy nguyên lý này đã góp phần to lớn khắc phục những hạn chế trước đây trong cách nhìn nhận, đánh giá sự vật và mở đường cho những đánh giá đúng đắn của phép biện chứng duy vật được chứng minh bằng việc con người luôn vận dụng nó vào thực tiễn .
Một sự liên hệ có tính khách quan không phụ thuộc ý thức con người ví dụ: liên hệ giữa trái đất với mặt trăng, giữa cung và cầu trên thị trường những việc đó hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Muốn nhận thức hoạt động thực tiễn đúng không phải chỉ tính đến mối liên hệ phổ biến mà còn phải tính đến mối liên hệ nhiều vẻ của đối tượng.
Mối liên hệ nhiều vẻ mang những đặc điểm, tính chất khác nhau, có vai trò khác nhau sẽ có những giải quyết khác nhau.
Nguyên lý về sự phát triển của các sự vật hiện tượng.
Quan điểm duy vật biện chứng được coi là chủ đạo của triết học Mác-Lênin. Nguyên lý đã xác lập quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển đúng đắn làm cơ sở cho sự nhận thức và hành động đúng về sự phát triển. Thừa nhận tính khách quan, tính phổ biến và tính phong phú. Sự phát triển có tính muôn vẻ, nó là một phạm trù triết học chỉ những mối liên hệ biến đổi có xu hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Ngoài ra chỉ thừa nhận sự phát triển nói chung chưa đủ còn còn cần phải biết tìm ra sự khác nhau của sự phát triển trong từng lĩnh vực (tự nhiên,xã hội tư duy) từng đối tượng cụ thể vàcó giải pháp phù hợp mới đưa đến kết quả và hiểu quả cao.
Phần II:
Vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
trong triết học Mác-Lênin trong sự tồn tại và phát triển của tiền tệ.
1. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.
Kinh tế học Mác-Lênin đã chỉ ra rằng “giá trị của hàng hoá là do lao động sản xuất tạo ra và chỉ được thể hiện khi trao đổi với hàng hoákhác. Sự phát triển của các hình thức giản đơn, hình thức mở rộng, đến vật ngang giá chung cố định vào vàng bạc thì nó trở thành tiền tệ. Trong lịch sử thoạt đầu người ta trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng (H-H), Sản xuất cùng phát triển hàng hoá đem ra trao đổi ngay càng nhiều. Việc trao đổi hàng hoá trực tiếp ngày càng khó khăn trở ngại. Trên thi trường dần dần xuất hiện một loại hàng hoá làm vật ngang giá chung, vật trung gian trao đổi với nhiều hàng hoá khác.
Ban đầu, vật ngang giá chung chưa cố định vào một hàng hoá nào. Mỗi địa phương mỗi dân tộc đều có một thứ hàng hoá khác nhau làm vật ngang giá chung “trong thời cổ đại ở Trung Quốc đã từng dùng da súc vật, gạo, vải, châu ngọc, vàng bạc; ở La Mã, Hy Lạp đã từng dùng súc vật, đồng; ở Tây Tạng, Mông Cổ, Inđônesia đã từng dùng chè, ở Bắc Mỹ đã từng dùng ngô, thuốc lá làm vật ngang giá chung…
Trải qua quá trình phát triển lâu dài các loại hàng hoá nói trên đều mất dần địa vị làm vật ngang giá chung. Thị trường dân tộc và thế giới mở rộng đều đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung cố định, đồng giá, thống nhất đó là bạc và vàng. Đến cuối thế kỷ 19 vàng bị loại bỏ, bạc trở thành vật ngang giá chungđộc nhất, duy nhất của các thị trường dân tộc và thị trường thế giới, vành đã trở thành hàng hoá. Tiền đề của thế giới.
Như vậy, tiền tệ là sản phẩm của quá trình sản xuất, độc quyền làm vật ngang giá chung, vật trung gian trao đổi hàng hoá, vật biểu hiện quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội của con người trong nền kinhh tế hàng hoá. Bản chất của tiền được thể hiện đầy đủ trong các chức năng của nó.
2. Chức năng của tiền tệ.
a. Thước đo giá trị.
Sản xuất hàng hoá ngày càng mở rộng thì chức năng của tiền tệ càng phát triển. Khi làm thước đo giá trị của các loại hàng hoá, tiền tệ dùng giá trị 6của nó để đo gái trị của các vật khác. Để đạt được chức năng thước đo giá trị, bản thân tiền tệ phải là hàng hoá, phải có gía trị. Cũng như có dùng quả cân cần phải có trọng lượng thì mới cân được trọng lượng của bất cứ một vật nào, phải dùng một thứ hàng hoá có giá trị thì mới có thể đo được gái trị của hàng hoá khác. Thông qua vàng để đo lường giá trị hàng hoá là điều có thể làm được trước khi đổi hàng lấy tiền tệ. Muốn dùng tiền để biểu hiện giá trị hàng hoá, không nhất thiết phải có tiền mặt trong tay. Khi quy đinh giá cả của một hàng hoá người có hàng hoá biểu hiện gái trị của hàng hoá thành vàng một cách ý tưởng. Sở dĩ có thể làm như thế được là vì trong tình hình thực tế giữa gióa trị của vàng và giá trị của hàng hoá đó có một tỷ lệ nhất định, cơ sở của tỷ lệ đó là lao động xã hội tất yếu phải hao phí để sản xuất ra các thứ đó. Giá cả hàng hoá biến đổi xoay quanh giá trị hàng hoá theo tỷ lệ thuận với sự biến đổi của giá trị hàng hoá và theo tỷ lệ nghịc với sự biến đổi của giá trị tiền tệ. Giá cả hàng hoá biến đổi còn do những biến động tự phát trên thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ làm cho quan hệ cung cầu hàng hoá và cung cầu tiền tệ không cân bằng dẫn đến việc tăng hay giảm giá cả hàng hoá trên thị trường. Khi tiền làm thước đo giá trị đã xuất hiện khả năng trao đổi hàng hoá, nhưng chưa thực hiện được việc trao đổi hàng hóa. Giá trị hàng hoá chỉ thực hiện được trong thức năng thứ hai của tiền tệ: chức năng phương tiện lưu thôg.
b. Phương tiện lưu thông.
Giá cả hàng hoá được xác định trước khi diễn ra lưu thông hàng hoá, chỉ sau khi hàng hoá được biểu diễn thành tiền mặt của ngươì mua trao cho người bán thì hàng hoá mới từ tay người bán chuyển sang người mua, lúc đó tiền tệ mới hoàn thành chức năng phương tiện lưu thông và mới thực hiện đầy đủ vai trò vật ngang giá chung. Trong lưu thông hàng hoávà tiền tệ có vai trò khác nhau: Mỗi thứ hàng hoá sau khi bán sẽ rút rá khỏi lưu thông, chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng, còn tiền tệ vẫn tiếp tục làm phương tiện lưu thông, luôn luôn thay đổi vị trí với những hàng hoá mới, bỏ qua điểm xuất phát, hiện tượng này ngọi là lưu thông tiền tệ.
c. Phương tiện cất trữ.
Tiền là loại tài sản cơ động nhất. Tiền có thể chuyển thành bất cứ tài sản gì trong bất cứ lúc nào. Do vậy ai cũng muốn cất trữ tiềnđể chuẩn bị mua hàng hoá, trả các khoản dịch vụ và các khoản phải thanh toán khác… Như vậy tiền tệ trở thành phương tiện cất trữ.
Tiền tệ khi đã là phương tiện cất trữ sẽ không còn làm phương tiện lưu thông. Chức năng phương tiện cất trữ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hoà lưu thông tiền tệ. Khi nhu cầu phương tiện lưu thông tăng lên thì lượng tiền cất trữ chảy vào lưu thông, ngược lạikhi nhu cầu phương tiên lưu thông giảm đi thì lượng tiền đang lưu thông trở về kho làm phương tiện cất trữ.
d. Phương tiện thanh toán.
Trong việc mua bán trả tiền ngay ,tiền làm phương tiện lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ xuất hiện đồng thời và ngược chiều với lưu thông hàng
Trong việc mua bán trả chậm (mua chịu một thời gian) lưu thông hàng hoá xuất hiên trước, một thời gian sau mới có lưu thông tiền tệ vì người mua chịu phải cất trữ tiền bán hàng đẻ trả tiền hàng mua chịu, số tiền trả nợ gọi là phương tiện thanh toán, như vậy chức năng phương tiên thanh toán ra đời sau chức năng phương tiện cất trữ .
Chức năng phương tiện thanh toán tiền còn biểu hiện trong nhiều trường hợp như : trả tiền vay nợ, trả lương, nộp thuế, đóng góp các quỹ từ thiện, trả các khoản bảo hiểm…
e.Tiền tệ thế giới.
Từ khi thương nghiệp phát triển vượt ra ngoài biên giới các quốc gia,hình thành thương mại quốc tế, tiền tệ trở thành vật ngang giá chung của toàn thế giới và thực hiện chức năng tiền tệ thế giới, phương tiện mua bán, thanh toán và cất chữ chung của tất cả các nước trên thế giới. Chỉ có loại tiền nào đầy đủ giá trị hoặc những thỏi vàng nguyên chất có đủ trọng lượng, nghĩa là có đủ giá trị thực tế tương đương với giá trị danh nghĩa của nó thì mới thực hiện được chức năng của tiền tệ thế giới.
Trong quan hệ ngoại thương, tín dụng, dịch vụ giữa các nước. Tiền tệ thế giới được sử dụng làm phương tiện thanh toán chung, thanh toán số chênh lệch trong cán cân thương mại, cán cân vãng lai. Trong quan hệ: cho vay, đầu tư, viện trợ, bồi thương chiến tranh… Tiền tệ thế giới là vật biểu hiện giá trị tài sản di chuyển giữa các nước .
3. Sự phát triển của tiền tệ.
Tiền tệ đã ra đời từ thời đại xa xưa khi xuất hiện cuộc đại phân công xã hội lần thứ hai (thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp) và đặc biệt phát triển hơn lên khi thương nghiệp ra đời. Do đó, giá trị hàng hoá là do lao động sáng tạo tạo ra trong quá trình sản xuất, nhưng chỉ khi nào người ta so một thứ hàng hóa này với một thứ hàng hoá khác trong quá trình trao đổi thì giá trị hàng hoá mới lộ ra rõ rệt. Mối liên hệ này chỉ rõ sự tác động qua lại, sự thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật. Giá trị của một thứ hàng hoá biểu hiện bằng một thứ hàng hoá khác, đó là hình thức giá trị giản đơn nhất: Như một cái rìu bằng 20 kilogam thóc.
Ta biết khi lý luận của triết học Mác- Lênin chưa ra đời đã có những hình thức hoạt động kinh tế, nhưng do chưa nắm bắt được những quy luật khách quan của thế giới, nên các hoạt động kinh tế còn mò mẫm và bị quy luật của tự nhiên chi phối. Từ khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, phép biện chứng giúp chúng ta nghiên cứu những mối liên hệ dẫn đến sự hình thành của tiền tệ. Nhờ có quan điểm này và căn cứ vào nhiều hình thức lính vực như khởi điểm là sản xuất hàng hoá, rồi trao đổi hàng hoá và tìm ra một vật ngang giá chung.
Sự phát triển là một phạm trù triết học chỉ những mối liên hệ biến đổi, có xu hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Chính vì vậy để hiểu rõ bản chất và sự hình thành của tiền tệ chúng ta hãy nghiên cứu hình thức đơn giản đó. ở đây giá trị của cái rìu được biểu hiện bằng thóc. Thóc được dùng làm phương tiện biểu hiện vật chất của cái rìu. Sở dĩ giá trị của cái rìu có thể biểu hiện bằng giá trị của thóc, đó là vì sản xuất thóc cũng như sản xuất rìu đều cần phải hao phí lao động.
Trao đổi có mầm mống ngay từ trong xã hội nguyên thuỷ, lúc đầu còn có hình thức ngẫu nhiên và tiến hành trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác. Thích hợp với giai đoạn phát triển đó của trao đổi là hình thức giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị.
Một cái rìu = 20 kilôgam thóc
Trong hình thức giá trị giản đơn, chỉ có thông qua giá trị sử dụng của một thứ hàng hoá khác (thóc) thì giá trị của rìu mới biểu hiện ra được.
Khi mà cuộc đại phân công xã hội lần thứ nhất đã xã hội và các bộ tộc du mục đã tách ra khỏi khối toàn thể các bộ lạc, thì trao đổi trở lên thường xuyên hơn. Có những bộ lạc chăn nuôi bắt đầu đã sản xuất ra những sản phẩm chăn nuôi thừa và dùng sản phẩm thừa đó để đổi lấy nông nghiệp và sản phẩm thủ công mà họ thiếu. Thích hợp với giai đoạn phát triển đó của trao đổi là hình thức toàn bộ hay mở rộng của giá trị. Tham gia trao đổi không phải là một thứ hàng hóa nữa mà là một loạt hàng hoá:
Một con cừu đổi lấy 40 kilôgam thóc hoặc
20 thước vải thô hoặc
2 cái rìu hoặc
3 phân vàng …
Sự phát triển có tính muôn vẻ, trong mỗi giai đoạn phát triển cũng có sự khác nhau. Sản xuất hàng hoá phát triển thì hình thức trao đổi hàng hoá trực tiếp rơi vào tư tưởng siêu hình về sự phát triển. Sự phát triển theo một đường mòn khép kín. Trong quá trình trao đổi nẩy ra những khó khăn gây nên bởi sự phát triển của các mâu thuẫn trong sản xuất hàng hoá, mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội, giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá. Tình trạng này càng phát sinh một cách thường xuyên, thí dụ người có giầy cần có rìu, người có rìu không cần giầy mà lại cần thóc. Người có giầy và rìu không thể trao đổi cho nhau được, cho nên người có giầy phải đem đổi giầy lầy một thứ hàng hoá thường xuyên được đem ra trao đổi và mọi người đều muốn có, thí dụ con cừu, sáu đó mới đem cừu đổi lấy rìu mà anh ta cần, còn người có rìu sau khi đổi rìu lấy cừu thì lại đem đổi lấy thóc. Như thế là mâu thuẫn của trao đổi trực tiếp được giải quyết.
Trao đổi hàng hoá mất dần. Trong hàng hoá tách ra một thứ hàng hoá như xúc vật mà tất cả các thứ hàng hoá đều trao đổi với nhau được. Thích hợp với giai doạn phát triển đó của trao đổi là hình thức chung của giá trị:
40 kilôgam thóc
hoặc
20 thước vải thô
hoặc đổi lấy một Con cừu
2 cái rìu
hoặc
3 phân vàng …
Đặc điểm của hình thức chung của giá trị là ở chỗ tất cả mọi hàng hoá đều bắt đầu trao đổi với một thứ hàng hoá có tác dụng vật ngang giá chung. Nhưng trong giai đoạn này tác dụng của vật ngang gía chung vẫn chưa cố định ở một thứ hàng hoá nào. Trong những vùng khác nhau, thì cũng có những hàng hoá ckhác nhau có tác dụng vật ngang gia chung. Có nơi là xúc vật, có nơi là gia lông, có nơi là muối ăn…
Lực lượng sản xuất lớn lên, công cụ kim khí và cuộc đại phân công xã hội lần thứ hai xuất hiện, thủ công nghiệp và nông nghiệp tách rời nhau, sản xuất hàng hoá xuất hiện và thị trường mở rộng. Nhiều hàng hoá có tác dụng vật ngang giá chung sẽ sinh mâu thuẫn với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, thị trường đòi hỏi phải thừa nhận một vật ngang giá đơn nhất.
Khi tác dụng vật ngang giá chung cố định ở một thứ hàng hoá thì sinh ra hình thức tiền tệ. Nhiều kim thuộc có tác dụng tiền tệ, nhưng cuối cùng tác dụng đó được cố định ở các thứ kim thuộc quý: Vàng và Bạc. Vàng và Bạc đều có tác dụng tiền tệ: thuần nhất, có thể chia nhỏ, không hao hụt với một trọng lượng và một thể tích nhỏ, có giá trị lớn.
Hình thức tiền tệ của giá trị có thể trình bày như sau:
40 kilôgam thóc
hoặc
20 thước vải thô
hoặc đổi lấy 3 phân Vàng
2 cái rìu
hoặc
một con cừu…
Vật ngang giá chung 3 phân vàng trở thành tiền tệ.
Như vậy tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển dài của trao đổi và của các hình thức gía trị. Cùng với việc tiền tệ xuất hiện thế giới hàng hoá chia ra làm hai phía, một phía là các hàng hoá thương dùng, một phía là các hàng hoá có tác dụng tiền tệ. Tiền tệ có khả năng trao đổi trực tiếp với tất cả các hàng hoá, do đó trở thành phương tiện thoả mãn hết thảy mọi nhu cầu của những người có hàng hoá, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá.
Kết luận:
Xã hội loài người đã tồn tại và phát triển trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài, trải qua các hình thái kinh tế xã hội và luôn gắn liền với các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. Chính vì vậy mà sự ra đời của tiền tệ có tầm qua trọng to lớn trong sự phát triển và tồn tại của xã hội.
Quá trình phát sinh, phát triển của tiền tệ đã chúng minh rằng tiền tệ không phải đơn thuần chỉ là một hàng hoá mà nó còn biểu hiện quan hệ xã hội. Ngày nay những qua điểm và định nghĩa về tiền đã được mở rộng và có sự thay đổi so với trước đây. mặc dù vậy vai trò của tiền tệ không những vẫn được giữ nguyên mà còn được coi trọng trong điều kiện kinh tế thị trường. Biêu hiện của tiền tệ là phương tiện mở rộng và phát triển sản xuất, trao đổi hàng hoá, tiền là phương tiện phục vụ mục đích của người sở hữu chúng./.
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình “Triết học Mác-Lênin”
Đại học Quản lý&Kinh doanh
2.Giáo trình “Kinh tế chính trị Mác-Lênin”
Đại học Quản lý&Kinh doanh
3.Giáo trình “Tài chính”
Đại học Quản lý&Kinh doanh
4.Giáo trình “ Tiền tệ”
5.Cơ sở văn hoá Việt Nam
Nhà xuất bản giáo dục
6.Học thuyết Mác-Lênin
Nhà xuất bản Sự thật-năm 1991