Thu nhập là một yếu tố quan trọng đối với ngành lao động. Một trong những thành phân chủ yếu của thu nhập là tiền lương. Có thể nói tiền lương là điều kiện đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc, lựa chọn cơ quan, nơi làm việc của người lao động; cũng như sự hăng say, nhiệt tình, khả năng sáng tạo người lao động.
13 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng lý luận tiền lương của Mác để xác định những quan điểm có tính nguyên tắc trong xây dựng chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Thu nhập là một yếu tố quan trọng đối với ngành lao động. Một trong những thành phân chủ yếu của thu nhập là tiền lương. Có thể nói tiền lương là điều kiện đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc, lựa chọn cơ quan, nơi làm việc của người lao động; cũng như sự hăng say, nhiệt tình, khả năng sáng tạo người lao động.
Đảng và Nhà nước đã luôn có sự thay đổi các chính sách phù hợp nhằm ngày càng cải thiện mức lương cũng như các thu nhập khác cho người lao động. Chính các doanh nghiệp, các cơ quan, những nhà quản trị cũng coi thu nhập của người lao động là một chiến lược cần bàn tới.
Xuất phát từ bối cảnh đó em chọn đề tài: "Vận dụng lý luận tiền lương của Mác để xác định những quan điểm có tính nguyên tắc trong xây dựng chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay".
Kết cấu của đề án gồm 3 phần
I. Lý luận tiền lương của trường phái cổ điển Anh
II. Lý luận tiền lương của Mác
III. Vận dụng lý luận tiền lương của Mác để xác định những quan điểm có tính nguyên tắc trong xây dựng chính sách lương ở nước ta hiện nay.
I. Lý luận tiền lương của trường phái cổ điển Anh
Trường phái Cổ điển Anh đã phát hiện ra nhiều điểm mới trong việc phân tích bản chất của tiền lương và đặt nền móng đầu tiên cho lý thuyết giá trị lao động. Dựa trên những phát hiện này, Mác đã xây dựng và phát triển lý luận tiền lương của mình.
Từ giữa thế kỷ 17, William Petty đã cho rằng tiền lương là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu để người lao động có thể nuôi sống bản thân và gia đình của mình. Đây là quan điểm hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, do chưa phân biệt được lao động và sức lao động nên ông đã coi lao động là hàng hoá và ngộ nhận tiền lương là giá cả của lao động. Vì vậy, ông đã đưa ra quy luật sắt về tiền lương, nghĩa là giới hạn cao nhất của tiền lương là mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu để nuôi sống người công nhân. Ông cho rằng tiền lương cao thì công nhân thích uống rượu, hay bỏ việc, còn lương thấp thì công nhân phải tích cực lao động, gắn bó với nhà tư bản hơn.
Đến giữa thế kỷ 18, Adam Smith, một đại diện tiêu biểu khác của trường phái Cổ điển Anh đã đưa ra những quan điểm đúng đắn hơn về tiền lương. Ông đã tiến bộ hơn William Petty vì ông không chỉ phân tích được tiền lương là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân và gia đình mà còn khẳng định tiền lương là một phần trong giá trị hàng hoá do người công nhân tạo ra và ông đã tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương là: trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc điểm và điều kiện lao động, trình độ chuyên môn thành thạo của người lao động. Cũng chính vì điểm này mà ông ủng hộ quan điểm "Tiền công không thể hạ thấp hơn mức tối thiểu" và ông tán thành "Tiền công cao ở mức không phải giới hạn thấp", theo ông tiền lương cao sẽ tạo khả năng tăng trưởng kinh tế và mức lương cao tương đối là nhân tố kích thích công nhân tăng năng suất lao động và nhà tư bản không sợ gì việc trả lương cao cho công nhân vì cơ chế của thị trường lao động sẽ điều chỉnh mức tiền lương thích ứng. Ngoài ra, Adam Smith còn tiến bộ ở chỗ ông đã phân biệt được tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Tiền lương thực tế là lượng tư liệu sinh hoạt thực tế mà người công nhân có thể mua được còn tiền lương danh nghĩa được biểu hiện bằng một số tiền nhất định. Trên thực tế, tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có thể không trùng với nhau do lạm phát, biến động giá cả hàng hoá trên thị trường,... Tuy nhiên, lý luận của Adam Smith bị hạn chế ở chỗ ông cho rằng tiền lương là thu nhập do lao động mang lại, điều này đồng nghĩa với việc cho rằng tiền lương là giá cả của lao động mà theo như Mác chứng minh sau này thì tiền lương là giá cả của sức lao động chứ không phải là giá cả của lao động.
Cuối thế kỷ thứ 18, David Ricardo cũng dựa trên cơ sở lý luận giá trị của lao động để phân tích tiền lương, lợi nhuận và địa tô. Ông khẳng định giá trị được tạo ra gồm tiền lương và lợi nhuận, lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công vì giá trị do công nhân tạo ra lớn hơn tiền công. Như vậy, ông đã tiến xa hơn Adam Smith khi cho rằng lợi nhuận là lao động không được trả công. Ngoài ra, ông còn tìm ra được mối quan hệ giữa cung, cầu lao động và tiền lương, khi tiền lương trong một ngành nào đó ở mức cao thì cung lao động trong ngành đó tăng lên vượt quá cầu lao động của ngành do đó lương lại có xu hướng giảm. Có thể nói David Ricardo đã có rất nhiều đóng góp trong lý luận về tiền lương nhưng ông vấn mắc phải sai lầm giống như những đại diện khác của trường phái Cổ điển Anh đó là việc cho rằng tiền lương là giá cả của lao động xuất phát từ sự nhầm lẫn giữa sức lao động và lao động. Tuy nhiên, ông đã nhận thấy điều vô lý này mặc dù chưa giải thích được.
II. Lý luận về tiền lương của Mác
Mác đã phát triển có kế thừa lý luận về tiền lương của trường phái Cổ điển Anh để hoàn thiện lý luận này. Mác cũng trình bày tiền lương trên cơ sở lý luận giá trị - lao động. Ông phê phán quan điểm của Trường phái Cổ điển Anh cho rằng tiền lương là giá cả của lao động vì quan điểm này xoá đi bản chất bóc lột của chủ nghĩa Tư bản. Ông đã chứng minh được tiền lương không phải là giá cả của lao động bởi nếu điều này là đúng thì nó sẽ không phù hợp với quy luật trao đổi ngành giá và quy luật giá trị thặng dư. Mác khẳng định tiền lương là giá cả của sức lao động chứ không phải là giá cả của lao động và sức lao động có thể coi là một thứ hàng hoá đặc biệt mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng đều là điều kiện cần thiết của sản xuất. Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá. Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử nhất định:
Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, chỉ trong điều kiện này người lao động mới bán sức lao động của mình để kiếm sống.
Người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình nghĩa là tự do sở hữu năng lực của mình.
Hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng giống như những hàng hoá thông thường khác. Giá trị hàng hoá sức lao động được quyết định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực của con người sống. Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số tư liệu sinh hoạt nhất định. Bởi vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta, đây chính là giá trị của hàng hoá sức lao động. Giá trị sử dụng của hàng hoá là khả năng thoả mãn nhu cầu của người mua và nó chỉ thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người công nhân tiến hành lao động.
Mác chỉ ra bản chất của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản là giá cả của sức lao động, là một phần trong tổng sản phẩm mà lao động của người công nhân tạo ra. Ông còn nêu rõ việc người công nhân nhận được tiền lương sau quá trình lao động đã che đậy bản chất của tiền lương, khiến người ta lầm tưởng tiền lương là giá cả của lao động mà nhà tư bản trả đủ cho công nhân. Điều này làm xoá đi bản chất bóc lột (phần giá trị thặng dư) của nhà tư bản.
Đồng thời Mác còn bác bỏ quan điểm cho rằng lao động là hàng hoá và tiền lương chính là giá cả của hàng hoá lao động bằng phương pháp phản chứng:
Nếu lao động là hàng hoá thì lao động phải tồn tại trước khi có quan hệ mua bán giữa nhà tư bản và công nhân. Nhưng trên thực tế, quá trình lao động chỉ diễn ra sau khi có sự thoả thuận giữa nhà tư bản và người công nhân.
Nếu lao động là hàng hoá thì lao động phải có giá trị mà giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Dùng lao động để đo giá trị của lao động là một điều luẩn quẩn.
Như vậy, lao động không phải là hàng hoá và tiền lương không phải là giá cả của lao động vì người công nhân không thể bán cái mà mình không có.
III. Vận dụng lý luận tiền lương của Mác để xác định những quan điểm có tính nguyên tắc trong xây dựng chính sách tiền lương ở nước ta hiện nay
1. Thực trạng của chính sách tiền lương ở nước ta
a. Nhận định chung về chính sách, chế độ tiền lương Nhà nước ta trước tháng 9/1985
Chế độ tiền lương đến trước tháng 9/1985 là chế độ tiền lương được ban hành năm 1960 và được bổ sung từ năm 1963 bằng chế độ cung cấp một số mặt hàng thiết yếu định lượng theo tem phiếu. Nói cách khác lương mang tính chất hiện vật. Đồng thời Nhà nước duy trì chế độ bán cung cấp về nhà ở, điện, nước sinh hoạt. Hàng tháng cán bộ công nhân viên chỉ phải trả tiền nhà, điện nước sinh hoạt bằng 1% - 3% - 5% tuỳ theo mức lương và chức vụ; đối với viên chức 3 trở lên được hưởng chế độ trang cấp một số đồ dùng sinh hoạt gia đình như gường, tủ, bàn ghế…
Do đó giá cả sinh hoạt tăng lên, phần tiền lương danh nghĩa không tăng, nên tiền lương thực tế của người lao động ngày càng giảm sút. Để giảm bớt một phần khó khăn của người lao động, Nhà nước đã thực hiện cấp lương tạm thời và trợ cấp khó khăn vào các thời điểm: Tháng 5/1981, 1/1983 và 9/1985, đồng thời cũng giảm dần định lượng cung cấp cho Nhà nước không nắm được hàng hoá nên không có khả năng duy trì mức cung cấp hàng hoá như trước năm 1980.
Nhìn chung, chế độ lương trong thời kỳ này, vừa bằng tiền và hiện vật quá thấp, vừa chắp vá và bình quân kéo dài quá lâu, nên gây nhiều tiêu cực, trong tổ chức, quản lý lao động, trong lĩnh vực phân phối lưu thông, không thể phát huy hết tiềm năng sáng tạo của những người lao động, cũng như các tập thể sản xuất.
b.Diễn biến quá trình điều chỉnh lương sau khi ban hành nghị định 235/HĐBT (1.9.1985)
Sau khi có Nghị định 235/HĐBT, Nhà nước tiếp tục có những biện pháp về tiền lương cụ thể như sau:
Năm 1986: hai lần điều chỉnh tiền lương danh nghĩa bằng chế độ phụ cấp đắt đỏ 15% và 40%. Ngoài ra, đã áp dụng trở lại chế độ bán 6 mặt hàng định lượng (gạo, thịt, nước mắm, đường, chất đốt và xà phòng) theo giá thấp và theo ba nhóm mức lương.
Năm 1987 trợ cấp thêm bằng 100% trên mức lương cấp bậc (chức vụ) từ tháng 5 đến tháng 9/1987 điều chỉnh lại mức lương theo giá một mặt hàng tính lương. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh hệ số điều chỉnh bằng 13 - 15 lần, hành chính sự nghiệp bằng 10 - 68 lần, các lực lượng vũ trang bằng 11 - 51 lần.
Năm 1988 sau khi điều chỉnh thống nhất hệ số lương của công nhân viên chức chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang lên 13 - 15 lần. Nhà nước còn thực hiện 3 lần phụ cấp với mức 30%, 60%, 90% trên tiền lương đã tính lại theo hệ số 13 - 15 lần. Đồng thời, tiếp tục duy trì 6 mặt hàng nhưng không bán theo giá thấp mà chỉ để tính bù giá vào lương theo sát giá thị trường.
Năm 1989, tiền lương, trợ cấp, sinh hoạt phí của người hưởng lương và đối tượng chính sách xã hội được tính lại trên cơ sở mức lương tối thiểu là 22.500đ/tháng theo quyết định số 203/HĐBT ngày 28/12/1989. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh thì tiền lương tính lại chỉ làm thông số tính đơn gián tiền lương theo sản phẩm hoặc dịch vụ và tính nộp bảo hiểm xã hội còn quỹ lương của đơn vị, mức thu nhập thực tế của mỗi cán bộ công nhân viên cũng như nguyên tắc phân phối và hạch toán giá thành vẫn thực hiện theo đúng các Quyết định 217/HĐBT và Nghị định 50/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng.
Năm 1990 bù giá những mặt hàng điều chỉnh giá (điện, dầu thắp sáng), bổ sung sửa đổi một số chế độ qúa bất hợp lý tại Nghị định 235/HĐBT; bổ sung một số chế độ đối với một số đối tượng chính sách xã hội.
c. Sự đổi mới trong cơ chế tiền lương
Từ khoảng thời gian này về sau, Nhà nước đã kịp thời có những biện pháp thay đổi. Về cơ chế của chính sách tiền lương, Nhà nước trực tiếp định mức lao động, định mức tiền lương, duyệt quỹ lương, quyết định thang lương, bảng bậc lương, bậc lương cụ thể cho các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực hiện. Chuyển sang một cơ chế mới, trong đó tiền lương đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh chỉ còn là thông số để tính toán, Nhà nước chỉ thống kê tối thiểu không khống chế thu nhập tối đa.
Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, có lĩnh vực chuyển nhanh như xác định tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, có lĩnh vực chuyển sang chậm như pháp luật nói chung, có cơ chế chưa chuyển lập như cơ chế kiểm soát và điều tiết tiền lương, thu nhập của Nhà nước khi các đơn vị kinh tế chuyển sang kinh doanh v.v..
Việc không ngừng đổi mới, hoàn thiện chính sách tiền lương là một bộ phân quan trọng hàng đầu trong hệ thống các quan hệ phân phối thu nhập ở nươc ta hiện nay. Sự nghiệp cách mạng trong điều kiện đổi mới đã đặt con người vào vị tí trung tâm. Họ có thể phát huy hết tiềm năng sáng tạo của mình, khi lợi ích kinh tế của họ được đảm bảo trước hết là tiền lương và nói rộng hơn là thu nhập. Chính vì vậy, để phát huy hết khả năng sáng tạo của nhân tố con người trong nền kinh tế, tất yếu phải giải quyết tốt vấn đề tiền lương - với tư cách là một trong những hình thức thu nhập của nước ta hiện nay.
2. Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách tiền lương của Việt Nam
Trước khi xác định những nguyên tắc cơ bản trong chính sách tiền lương của Việt Nam, chúng ta cần phải phân tích khái quát quá trình tái sản xuất sức lao động trong mối quan hệ với quá trình tái sản xuất của cải vật chất cho xã hội. Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm 4 giai đoạn chính: sản xuất - phân phối - lưu thông - tiêu dùng, trong đó:
Sản xuất là khâu đầu tiên, là khâu cơ bản, quyết định nhất vì nếu không có khâu này sẽ không có các khâu sau. Hơn nữa, sản xuất sẽ quyết định phương thức và đặc điểm của quá trình phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản xuất ngày càng phát triển do đó sức lao động cần cho khâu sản xuất cũng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Để đảm bảo cung cấp đủ lao động cho sản xuất thì quá trình tái sản xuất sức lao động đang chuyển dần từ lao động thủ công sang lao động cơ khí, tự động hoá và đặc biệt là lao động tri thức.
Tuy nhiên, suy cho cùng sản xuất là để tiêu dùng. Bởi vậy, tiêu dùng là khâu kết thúc, là mục đích của sản xuất, tiêu dùng có tác động tích cực trở lại đối với sản xuất. Tiêu dùng nhiều sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, ngược lại tiêu dùng ít sẽ làm thu hẹp sản xuất. Trong tiêu dùng của xã hội, tỷ trọng sản phẩm dùng để tái sản xuất sức lao động cho người dân rất cao và đang tiếp tục tăng lên. Bởi vậy, nếu người lao động càng tiêu dùng nhiều thì nền sản xuất, nền kinh tế ngày càng được mở rộng và phát triển. Đây cũng chính là lý do tại sao các nước phải áp dụng các biện pháp kích thích tiêu dùng của người dân.
Phân phối và lưu thông là hai khâu kế tiếp nhau, nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Phân phối và lưu thông có tác động rất lớn tới khâu sản xuất nói riêng và tới toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội nói chung. Nếu tổng sản phẩm xã hội được phân phối một cách hợp lý đảm bảo cho người lao động có thể tái sản xuất sức lao động của mình một cách liên tục thì số lượng và chất lượng sức lao động cung cấp cho quá trình sản xuất sẽ ngày càng tăng. Hơn nữa, việc phân phối sản phẩm hợp lý, lưu thông thuận tiện sẽ làm tăng nhu cầu, tăng tiêu dùng của người lao động từ đó thúc đẩy tốc độ và quy mô tái sản xuất mở rộng của cải vật chất cho xã hội.
Như vậy, cùng với quá trình tái sản xuất tổng sản phẩm xã hội, sức lao động của xã hội cũng cần phải được tái tạo. Do đó, để quá trình sản xuất tiếp diễn liên tục thì sức lao động cũng cần được tái tạo không ngừng với số lượng và nhất là chất lượng ngày càng tăng. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta thiết lập một cơ chế phân phối sản phẩm xã hội hợp lý mà trong đó chính sách về tiền lương đóng vai trò hết sức quan trọng. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản trong xây dựng chính sách tiền lương hợp lý ở nước ta:
Nguyên tắc 1 tiền lương phải đảm bảo cho tái sản xuất sức lao động
Theo như lý luận về tiền lương của Mác thì tiền lương phải tương xứng với lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta. Lượng tư liệu sinh hoạt này bao gồm cả những tư liệu dùng để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu như: ăn, ở, mặc,... và cả những tư liệu đáp ứng nhu cầu giải trí, nâng cao trình độ chuyên môn v.v. Hiện nay, hệ thống tiền lương ở Việt Nam chưa được xây dựng dựa trên nguyên tắc này. Bởi vậy, cán bộ, công chức Nhà nước chưa thể trang trải cho cuộc sống vật chất và tinh thần tối thiểu của gia đình mình. Đây cũng chính là lý do khiến cho nhiều cán bộ, công chức không chú tâm vào công việc được giao vì họ còn phải làm thêm để nuôi sống gia đình đồng thời nó cũng góp phần làm cho hoạt động tham ô, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước ngày càng tăng.
Để chính sách tiền lương mới có thể phát huy tác dụng thì chính sách này cần phải xây dựng dựa trên nguyên tắc tiền lương phải phản ánh đúng bản chất của nó, nghĩa là tiền lương phải đảm bảo cho người lao động có thể tái sản xuất sức lao động với số lượng và chất lượng ngày càng tăng thông qua việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Tiền lương ở đây phải hiểu là tiền lương thực tế, nó không chỉ phụ thuộc vào số tiền danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả của tư liệu tiêu dùng và của các dịch vụ cần thiết mà người lao động sử dụng. Mối quan hệ giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa được thể hiện qua công thức:
ITLDN
ITLTT = ----------
IGC
Theo công thức trên, khi giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế sẽ giảm đi. Bởi vậy, một chính sách tiền lương hợp lý cũng cần phải tính đến sự điều chỉnh tiền lương danh nghĩa khi có lạm phát để đảm bảo tiền lương thực tế được duy trì ở mức thích hợp. Điều này có thể thực hiện được thông qua điều chỉnh mức lương tối thiểu hoặc điều chỉnh các khoản phụ cấp như: phụ cấp lạm phát, phụ cấp chi phí phát sinh v.v.
Nguyên tắc 2 tiền lương vận động chịu sự chi phối của cơ chế thị trường
Việc xây dựng tiền lương theo những Thang, Bảng cố định như hiện nay là bất hợp lý vì tiền lương phải tương xứng với hao phí lao động xã hội của người lao động mà mức hao phí ở mỗi người không giống nhau, nó phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, sự cần cù của mỗi người. Bởi vậy, nếu áp dụng cùng một bậc lương cho những người có trình độ khác nhau, có mức cống hiến khác nhau là hoàn toàn sai lầm.
Hơn nữa, tiền lương không thể vận động tách rời quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường. Nghĩa là khi nhu cầu lao động trong một ngành lớn hơn cung lao động cho ngành đó thì các nhà sản xuất sẵn sàng trả lương cao hơn hao phí lao động xã hội mà người công nhân bỏ ra, điều này khiến cho những người lao động ở các ngành khác sẽ chấp nhận tham gia quá trình đào tạo lại để có thể làm việc trong ngành có thu nhập cao hơn. Ngược lại, khi sản xuất trong một ngành nào đó giảm sút, nhu cầu lao động trong ngành giảm đi thì mức lương của người lao động trong ngành có thể thấp hơn hao phí lao động mà họ đã bỏ ra, do vậy một bộ phận người lao động của ngành sẽ tìm kiếm việc làm ở những ngành có mức lương cao hơn.
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra kết luận tiền lương phải do thị trường quyết định dựa trên mức hao phí lao động xã hội và quan hệ cung cầu lao động. Có như vậy thì lao động xã hội mới được sử dụng một cách hợp lý, người lao động mới có động cơ làm việc tích cực và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
Nguyên tắc 3 tiền lương phải linh hoạt
Tiền lương là một phạm trù lịch sử nên nó có thể thay đổi giữa các giai đoạn lịch sử nhất định, thay đổi giữa các khu vực địa lý. Vì tiền lương là giá cả của hàng hoá sức lao động mà giá trị của loại hàng hoá đặc biệt này chính là giá trị của các tư liệu mà người công nhân dùng để tái sản xuất sức lao động của mình. Các tư liệu này bao gồm thức ăn, quần áo, nhà ở, các dịch vụ giải trí và nhu cầu tiêu dùng các tư liệu này chứa đựng yếu tố lịch sử và tinh thần. ở những giai đoạn lịch sử khác nhau hoặc ở những vùng có điều kiện địa lý khác nhau thì cơ cấu và quy mô nhu cầu tiêu dùng tư liệu sinh hoạt cũng khác