Sự nghiệp đổi mới kinh tế do Đảng và Nhà nước khởi xướng từ năm 1986 đã đưa Việt Nam - một quốc gia đang phát triển - từng bước thực hiện mục tiêu hiện đại hoá - công nghiệp hoá. Hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam á ASEAN năm 1995, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA) và tiến tới là Tổ chức thương mại Thế Giới (WTO) tạo ra những cơ hội cho Việt Nam trước hết khai thác những lợi thế sẵn có sau đó là phát triển kịp với khu vực và trên Thế Giới.
82 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty thông tin viễn thông Điện lực giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Bảng 1.1
Mô hình bốn bước
15
Bảng 1.2
Định nghĩa và mối quan hệ giữa cấp độ môi trường
19
Bảng 1.3
Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến Công ty
22
Bảng 1.4
Mô hình năm lực lượng
23
Bảng 1.5
Bảng tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh
27
Bảng 1.6
Đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp
31
Bảng 1.7
Ma trận SWOT
31
Bảng 2.1
Về bộ máy quản lý và cơ chế điều hành của Công ty ETC
37
Bảng 2.2
Sơ đồ bộ máy quản lý của ETC
37
Bảng 2.3
Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của máy móc thiết bị
42
Bảng 2.4
Quỹ tiền lương, BHXH, BHYT,KPCĐ trong 2 năm 1999 và 2000
43
Bảng 2.5
Cơ cấu chất lượng lao động
43
Bảng 2.6
Về số lượng, lao động năm 1999 và năm 2000
45
Bảng 2.7
Một số chỉ tiêu tài chính
46
Bảng 2.8
Tình hình kinh doanh của Công ty
48
Bảng 2.9
Tốc độ tăng trưởng vốn của một số nước đầu tư vào Việt Nam
51
Bảng 2.10
Tổng hợp các yếu tố về môi trường bên ngoài
60
Bảng2.11
Bảng tổng hợp các yếu tố bên trong doanh nghiệp
65
Bảng 2.12
Ma trận SWOT
66
Bảng 3.1
Một số mục tiêu cơ bản của Công ty thông tin viễn thông Điện lực
68
Bảng 3.2
Kế hoạch xây dựng hệ thống mạng viễn thông đến các cơ quan điện lực
69
Bảng 3.3
Kế hoạch về số lượng và kinh phí cho đào tạo nhân lực
71
Bảng 3.4
Kế hoạch về lao động
72
Bảng 3.5
Kế hoạch nhập khẩu máy móc
73
Lời mở đầu
1 - Lý do chọn đề tài.
Sự nghiệp đổi mới kinh tế do Đảng và Nhà nước khởi xướng từ năm 1986 đã đưa Việt Nam - một quốc gia đang phát triển - từng bước thực hiện mục tiêu hiện đại hoá - công nghiệp hoá. Hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam á ASEAN năm 1995, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA) và tiến tới là Tổ chức thương mại Thế Giới (WTO) tạo ra những cơ hội cho Việt Nam trước hết khai thác những lợi thế sẵn có sau đó là phát triển kịp với khu vực và trên Thế Giới.
Việt Nam vốn là nước có địa hình 3/4 đồi núi với nhiều kênh, rạch, sông ngòi. Đây là tiềm năng lớn để các nhà máy Điện phát triển. Nguồn điện ở dạng tiềm năng của nước ta theo tính toán của các chuyên gia trong ngành thì khai thác triệt để được nguồn điện này, không chỉ phục vụ được đủ điện cho sản xuất và kinh doanh cho cả nước ta mà còn dư thừa cho xuất khẩu điện. Có thể nói, đây là nguồn tài nguyên dồi dào của nước ta nếu tận dụng tốt sẽ đem lại nguồn thu không nhỏ. Điện không chỉ đem lại lợi ích về mặt sản xuất và sinh hoạt mà còn đi đôi với sự phát triển của ngành Điện sẽ là quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Do vậy, để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra là điện khí hoá trong cả nước thì việc đầu tiên cần chú trọng là phát triển ngành Điện. Cùng với sự phát triển của ngành Điện, một mảng cũng không kém phần quan trọng đó là đảm bảo thông tin thông suốt từ Tổng công ty Điện lực đến các nhà máy Điện để quá trình sản xuất được liên tục, khắc phục được các sự cố bất ngờ do khách quan, chủ quan gây ra, tránh được các tai nạn lao động không đáng có thì cần chú trọng đầu tư mạng thông tin viễn thông từ Tổng công ty đến các nhà máy Điện được hiện đại và đồng bộ. Có như vậy, ngành Điện mới đảm nhận được vai trò của mình.
Quá trình thực tập và tìm hiểu tại " Công ty thông tin viễn thông Điện lực" vừa qua em nhận thấy: Công ty hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cho nên Công ty phải tự chủ trong kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có tính độc lập tương đối nên buộc Công ty phải tự chủ trong sản xuất - kinh doanh, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm về các kết quả thực hiện, các quyết định kinh doanh của chính mình. Thực tế này đòi hỏi khi ra quyết định thực hiện các hoạt động kinh doanh, Công ty phải chú trọng đến thực trạnh và xu thế biến động của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Trong hoàn cảnh đó, công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty có ý nghĩa quan trọng nhằm định hướng các mục tiêu kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục trong môi trường biến động- Điều này ở Công ty chưa thực sự được đề cập. Chính vì vậy, với phạm vi kiến thức của mình, em xin mạnh dạn chọn đề tài:
" vận dụng mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty thông tin viễn thông Điện lực giai đoạn 2001-2005"
2, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài góp phần giải quyết phần nào các vấn đề tồn tại của Công ty hiện nay thông qua việc:
Góp phần làm rõ nhận thức lý luận về sự cần thiết khách quan phải xây dựng chiến lược ở Công ty.
Đề ra chiến lược bao phủ thêm 20% thị trường trong ngành Điện.
Phân tích những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và thực thi chiến lược ở Công ty.
Đề ra chiến lược tổng quát và chiến lược chức năng cho Công ty.
Đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng thực thi chiến lược trong giai đoạn 2001-2005.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng của Công ty trong những năm qua và kết quả đạt được của Công ty từ năm 1996 đến năm 2000; các đối thủ cạnh tranh hiện nay của Công ty.
Tình hình kinh doanh của Công ty về: Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của Nhà nước đối với ngành giai đoạn 1996-2000.
3 -Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài có sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt chú ý là các phương pháp như: Phương pháp nghiên cứu hệ thống, phương pháp kết hợp kinh nghiệm thực tiễn với trực giác và phân tích, phương pháp gắn nghiên cứu lý luận với thực tiễn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp phân tích thống kê.
4 -Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm: Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục thì gồm kết cấu chính của 3 chương:
Chương I : Phương pháp luận về hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Chương II: Phân tích thực trạng của Công ty thông tin viễn thông điện lực để chuẩn bị xây dựng chiến lược kinh doanh.
Chương III: các vấn đề thực hiện chiến lược.
Chương I:
Phương pháp luận về hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
I - Sự cần thiết khách quan phải xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thi trường.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được ngoài những lỗ lực của bản thân doanh nghiệp, các doanh nghiệp còn phải biết xây dựng cho mình những chiến lược đầy tham vọng.
Để làm được điều đó, trước hết các doanh nghiệp phải nắm được các thông tin và sau đó phải có tư duy phán đoán chiến lược và lựa chọn cho mình đường đi thích hợp.
Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chiến lược kinh doanh là phạm trù tương đối mới mẻ, ít được nhắc đến. Các doanh nghiệp hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước, mang tính tập trung cao độ. Chiến lược kinh doanh trong thời kỳ này chỉ là mắt xích kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân chiến lược cấp trên đảm nhận. Tư duy đều tập trung cho rằng: Nhà nước có trách nhiệm hàng đầu trong việc xây dựng chiến lược phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất... Do đó, vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp chưa được áp dụng phổ biến.
Từ khi có sự chuyển đổi cơ chế quản lý, đa số các doanh nghiệp nước ta phải đối diện với những điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, phức tạp mang tính biến động và rủi ro cao. Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp lúc này là đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải biết điều chỉnh hoạt động của mình một các linh hoạt để thích nghi với sự thay đổi thường xuyên của môi trường kinh doanh. Sự biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với việc khan hiếm của các nguồn tài nguyên làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của xã hội ngày càng mở rộng, người tiêu dùng đòi hỏi những hàng hoá có chất lượng ngày càng cao. Do vậy, nhiệm vụ của nhà quản trị là phải nắm bắt được nhưng cơ hội, hạn chế những nguy cơ, phát huy khả năng của doanh nghiệp, khắc phục những khó khăn. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh. Do đó, chiến lược kinh doanh ngày càng có tầm quan trọng to lớn đối với các doanh nghiệp.
Sự cần thiết khách quan phải xây dựng chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp thể hiện trên một số mặt sau:
Một là, chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp thấy rõ mục tiêu và hướng đi của mình trong tương lai.
Hai là, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp luôn biến đổi nhanh thường tạo ra các cơ hội, nguy cơ bất ngờ.
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ các cơ hội, hạn chế ở mức thấp nhất các nguy cơ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ba là, chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan, hay nói cách khác là giúp các doanh nghiệp đề ra các quyết định chủ động.
Bốn là, xây dựng chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo ra những hướng kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tạo cơ sở tăng sự liên kết và tính gắn bó của nhân viên với các nhà quản trị trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Năm là, chiến lược kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp sử dụng hợp lý các nguồn lực.
Với tầm quan trọng to lớn như vậy, ta có thể khẳng định, việc xây dựng chiến lược kinh doanh trong cơ chế thị trường là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp trong nước và trên Thế giới. Có thể coi chiến lược kinh doanh là “ bánh lái” của con tầu đưa nó vượt trùng dương đến bến bờ thắng lợi.
II- Các quan điểm tiếp cận chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.
1- Sự du nhập vào lĩnh vực kinh doanh của thuật ngữ chiến lược.
Xét về mặt lịch sử, chiến lược được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Sau đó mới du nhập vào các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội. Từ những năm 50 của thế kỷ 20, chiến lược kinh doanh được triển khai áp dụng rộng rãi tại các Công ty ở các nước có nền kinh tế phát triển.
Sự xuất hiện của thuật ngữ chiến lược không chỉ đơn thuần là sự vay mượn khái niệm mà bắt nguồn từ sự cần thiết phản ánh thực tiễn khách quan của quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
2 - Một số quan điểm tiếp cận chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1 Quan điểm cổ điển.
Quan điểm này xuất hiện từ trước những năm 60, theo quan điểm này thì doanh nghiệp có thể kế hoạch hoá, tối ưu tất cả các yếu tố đầu vào để từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả và tối ưu hoá lợi nhuận. Vì vậy, trong thời kỳ này dùng nhiều hàm sản xuất và máy tính tối ưu hoá lợi nhuận.
Thực tế, đến những năm 70 cách tiếp cận này đã mất ý nghĩa vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đều do kế toán trưởng và Giám đốc chỉ đạo không đề cập đến bên ngoài. Mặt khác, lúc này đã hình thành khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Tây âu, Đông âu... chi phối toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tiếng nói chung phối hợp với nhau.
2.2 Quan điểm tiến hoá.
Quan điểm này coi “doanh nghiệp là một cơ thể sống và nó chịu sự tác động của môi trường bên ngoài, đồng thời cơ thể sống tự điều chỉnh chính mình để thích nghi với môi trường kinh doanh”. Như vậy quan điểm này không thừa nhận doanh nghiệp như là một “hộp đen”, mà trái lại doanh nghiệp như là một hệ thống mở chịu sự tác động từ bên ngoài, “doanh nghiệp không thể ngồi trong bốn bức tường mà phải mở cửa sổ để quan sát bầu trời đầy sao” nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh và phát hiện nguy cơ có thể đe dọa doanh nghiệp.
2.3 Quan điểm theo quá trình.
Theo quan điểm này doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường thì phải có một quá trình tích lũy kinh nghiệm, nâng lên thành mưu kế trong kinh doanh. Theo tính toán của trường đại học Havard Mỹ thì: từ một đến ba năm mới bước vào thị trường, từ ba năm đến năm năm mới giữ vững trên thị trường và trên tám năm mới thành công.
2.4 Quan điểm hệ thống.
Quan điểm này cho rằng các doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong hệ thống và chịu sự tác động của hệ thống đó.
Tóm lại, cho dù các quan điểm trên có tiếp cận phạm trù chiến lược dưới góc độ nào, thì chúng cũng nhằm mục đích chung của mình là tăng trưởng nhanh, bền vững và tối ưu hoá lợi nhuận.
3 - Quan điểm về chiến lược kinh doanh.
Hiện nay còn có nhiều quan niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh. Nhưng chưa quan niệm nào lột tả được đầy đủ bản chất của hoạt động này. Ta có thể đưa ra một số quan điểm về chiến lược kinh doanh như sau:
Theo M.Porter cho rằng: “chiến lược là nghệ thuật tạo lập các lợi thế cạnh tranh”.
Theo Alain Threatart trong cuốn”chiến lược Công ty”cho rằng “chiến lược là nghệ thuật doanh nghiệp dùng để chống lại sự cạnh tranh và giành thắng lợi”.
Theo K.Ohame cho rằng:”mục đích của chiến lược kinh doanh là mang lại những điều kiện thuận lợi nhất cho một phía, đánh giá chính xác thời điểm tấn công hay rút lui, xác định đúng đắn danh giới của sự thoả hiệp”.
Theo Alain Charles trong cuốn chiến lược “người được giải thưởng”của trường đại học Havard expandsion năm 1983 cho rằng “chiến lược kinh doanh nhằm phác thảo những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, xung quanh những quỹ đạo đó có thể sắp đặt những quyết định và những hành động chính xác của doanh nghiệp”.
Theo nhóm tác giả Garry Osmith, Danny Rarnold, Bobby G.Bizzell trong cuốn “chiến lược và sách lược kinh doanh “cho rằng: “chiến lược được định ra như là kế hoạch tổng quát hướng dẫn Công ty đạt được mục tiêu mong muốn. Kế hoạch tác nghiệp này tạo cơ sở cho các chính sách và các thủ pháp tác nghiệp”.
Cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay xác nhận :”chiến lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh về tài chính và về giải quyết nhân tố con người nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về chất.
Nhìn chung các quan niệm trên về thuật ngữ chiến lược đều bao hàm và phản ánh các vấn đề sau:
+Mục tiêu chiến lược .
+ Thời gian thực hiện.
+ Quá trình ra quyết định chiến lược .
+ Nhân tố môi trường cạnh tranh.
+ Lợi thế và yếu điểm của doanh nghiệp nói chung và theo từng hoạt động riêng.
Có thể nói, tư tưởng chiến lược đã thay đổi và hoàn thiện dần, đặc biệt trong bốn thập kỷ qua. Lúc đầu xuất hiện các phương pháp đánh giá cơ hội, thời cơ... để tìm các phương án sử dụng hợp lý vào kinh doanh. Tiến đến việc xuất hiện các phương án dài hạn quản lý việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh từ các nỗ lực hoàn thiện quản lý sản xuất nội bộ, khai thác nguồn lực nội sinh và kết hợp với nguồn lực bên ngoài. Sau đó, các nỗ lực hoàn thiện tư tưởng chiến lược lại hướng vào phát triển thị trường và chiến lược Marketing. Ngày nay việc nghiên cứu hoàn thiện tư tưởng chiến lược đang hướng tới các nỗ lực kết hợp xâu chuỗi các kết quả đã đạt được vận dụng một cách tổng hợp hơn vào môi trường hoạt động mới đầy biến động. Cùng với sự biến đổi của tư tưởng chiến lược là quá trình tìm tòi một quan điểm hoàn chỉnh. Song mọi nỗ lực hiện vẫn còn đang ở phía trước và quan niệm phổ biến tạm thời được chấp nhận cho đến nay.
4- Các đặc trưng cơ bản của chiến lược.
Để có thể hiểu rõ hơn về phạm trù chiến lược kinh doanh chúng ta hãy xem xét những đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh. Trong phạm vi chiến lược kinh doanh các đặc trưng được quan niệm tương đối đồng nhất. Đó là:
Chiến lược kinh doanh thường xác định rõ các mục tiêu cơ bản trong thời gian tương đối dài( 3 năm, 5 năm, và dài hơn nữa).
Chính khung khổ của các mục tiêu và phương pháp dài hạn đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh đầy biến động của nền kinh tế thị trường.
Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo các phương hướng dài hạn, có tính định hướng còn trong thực hành kinh doanh phải thực hiện phương châm “kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế, kết hợp chiến lược với sách lược và các phương án kinh doanh tác nghiệp”.
Mọi quyết định quan trọng trong quá trình xây dựng, quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến lược đều phải tập trung về người lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp. Đặc trưng này được ước định bởi lẽ:
+ Tháp quản trị viên và thang quyền lực tương ứng trong quản lý điều hành doanh nghiệp.
+Bảo đảm yêu cầu bí mật thông tin kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Trong thực tế, chỉ có người chủ doanh nghiệp và những người được uỷ quyền thay mặt chủ sở hữu mới có quyền quyết định các vấn đề có tính chất chiến lược trọng yếu nhất của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng, lựa chọn và thực thi dựa trên cơ sở các lợi thế so sánh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khi xây dựng chiến lược và thường xuyên soát xét các yếu tố nội tại khi thực thi chiến lược.
Chiến lược kinh doanh trước hết và chủ yếu được xây dựng cho các ngành nghề kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hoá, truyền thống, thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó đặt doanh nghiệp vào thế phải xây dựng, lựa chọn và thực thi chiến lược kinh doanh cũng như tham gia kinh doanh trên những thương trường có chuẩn bị và có thế mạnh.
Từ những đặc điểm nêu trên ta dễ dàng phân biệt phạm trù chiến lược kinh doanh với các khái niệm và phạm trù có liên quan. Khái niệm gần gũi với chiến lược là kế hoạch, trước đây người ta cứ lầm tưởng chiến lược là kế hoạch. Ta có thể so sánh hai khái niệm này để làm rõ phạm trù về chiến lược kinh doanh.
Xét theo trình tự thì chiến lược kinh doanh được hình thành trên cơ sở phân tích chuẩn đoán môi trường, đến lượt nó chiến lược lại làm cơ sở cho các kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược.
Đặc trưng nổi bật của chiến lược là tính định hướng và xác định những giải pháp, chính sách ở những mục tiêu chủ yếu, còn ở kế hoạch tính cân đối định hướng là chủ đạo, tất cả các mục tiêu đều được lượng hoá, liên kết với nhau thành hệ thống chỉ tiêu phản ánh toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở đây cũng cần phân biệt chiến lược với kế hoạch dài hạn.
Theo tác giả D.Smith, R.arnold, G.Bizzrell thì sự khác nhau giữa chúng là phương pháp xây dựng. Trong khi các kế hoạch dài hạn chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích các nguồn lực “ dự đoán tương lai” để đề ra giải pháp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt tới mục tiêu xác định theo hai cách”: doanh nghiệp có năng lực và trình độ sản xuất sản phẩm A, như vậy hãy lập kế hoạch để sản xuất và phát triển nó. Còn chiến lược thì ngược lại, chiến lược chú trọng tới việc xác lập mục tiêu mong muốn sau đó tiến hành sử dụng các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu ( nếu mục tiêu đó có thể đạt được bằng cách sản xuất sản phẩm A thì hãy tiến hành sản xuất nó, nếu không đạt được bằng cách sản xuất sản phẩm A thì hãy tìm con đường khác để đạt được mục tiêu đã xác định”.
5- Vai trò của chiến lược kinh doanh.
5.1 Giá trị của quản trị chiến lược.
5.1.1 Lợi nhuận và quản trị chiến lược.
Không tìm được mối liên hệ trực tiếp của quản trị chiến lược với sự gia tăng lợi nhuận của Công ty vì trong môi trường có rất nhiều biến số tác động và rất phức tạp, do đó việc cô lập sự tác động của một mình nhân tố quản trị chiến lược đến lợi nhuận của doanh nghiệp là không thể được. Tuy nhiên không thể phủ nhận những đóng góp gián tiếp vào lợi nhuận của quản trị chiến lược thông qua việc khai thác cơ hội và giành ưu thế của cạnh tranh.
5.1.2 Quản trị chiến lược và lợi thế của doanh nghiệp.
Buộc quản trị viên phải xem xét tính thích hợp và giá trị của các chiến lược hiện tại.
Buộc quản trị phải tìm kiếm các khả năng lựa chọn khác nhau sao cho có quyết định tối ưu.
Đòi hỏi một sự định hướng trong tương lai.
Cho phép bố trí lại hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên.
Bảo đảm sự tương ứng giữa môi trường trong và ngoài.
Giúp kích thích động viên tính năng động của nhân viên.
5.2 Vai trò của quản trị chiến lược.
Trong nền kinh tế thị trường, việ