Đề tài Vận dụng phương pháp chỉ số trong nghiên cứu và phân tích kinh tế – xã hội

Thế kỷ 20 đã đi qua , bước sang những năm đầu của thế kỷ mới .Việt Nam cũng đang hoà mình vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung ,áp dụng mô hình kinh tế mới _mô hình “ .nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .” trong công cuộc đổi mới đã đánh dáu bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế đát nước

doc34 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp chỉ số trong nghiên cứu và phân tích kinh tế – xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời giới thiệu Thế kỷ 20 đã đi qua , bước sang những năm đầu của thế kỷ mới .Việt Nam cũng đang hoà mình vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung ,áp dụng mô hình kinh tế mới _mô hình “ ...nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ...” trong công cuộc đổi mới đã đánh dáu bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế đát nước . Căn cứ vào cương lĩnh Đại hội VII đã nêu “ tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc , đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá “ .Mục tiêu của CNH_HĐH là biến nước ta thành nước công nghiêp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại , cơ cấu kinh tế hợp lí ,quan hệ sản xuất tiến bộ , phối hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao , quốc phòng –an ninh vững chắc , dân giầu nước mạnh , xã hội công bằng , văn minh . Trong mô hình kinh tế mới , sự phát triển của nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động theo các qui luật khác nhau , phân công lao động xã hội ngày càng phát triển , tính chất xã hội của sản xuất ngày càng cao,thị trường ngày càng được mở rộng , hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp và đòi hỏi hiệu quả hơn .Do đó việc áp dụng khoa học vào sản xuất kinh doanh là tất yếu nhằm thu lợi nhuận cao của các nhà kinh doanh , trong đó khoa học thống đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích các hoạt động sản xuất kinh của các doanh nghiệp . Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể . Từ đó đề ra giải pháp thiết thực và chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp .Khoa học thống kê ngày nay đang có những bước phát triển lớn do vận dụng tốt các thành quả của toán học và các công cụ tính toán mới .Chỉ số là một phương pháp hữu hiệu của thống kê học . Hiện nay phương pháp chỉ số không chỉ dùng để đánh giá biến động của giá cả mà còn được vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế nhằm phục vụ cho nhiều mục đích nghiên cứu .Chỉ số có ý nghĩa thực tiễn to lớn đến quá trình phân tích kinh tế – xã hội cả tầm vĩ mô và vi mô . Với lí do này em xin chọn đề tài “Vận dụng phương pháp chỉ số trong nghiên cứu và phân tích kinh tế – xã hội ‘. Phần i lí thuyết chung về chỉ số _ vận dụng phương pháp chỉ số trong phân tích kinh tế-xã hội A .một số vấn đề cơ bản của chỉ số: 1 . khái niệm chỉ số : Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức nào đó của một hiện tượng . Ví dụ : Có tài liệu về khối lượng than sạch của 1 xí nghiệp khai than năm 1990 là 500.000 tấn , năm 1991 là 584.000 .Nếu so sánh sản lượng than của xí nghiệp nói trên giữa 2 năm 1991 và 1990 ta được chỉ số sản lượng than là 1,168 lần hay 168%. Số tương đối là một dạng chỉ số,ta có các loại số tương đối động thái ,số tương đối không gian ,số tương đối kế hoạch . Chỉ số xuất hiện và trở thành một trong những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của thống kê là do yêu cầu phân tích các hiện hiện tượng kinh tế phức tạp , vì vậy đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chỉ số là các hiện tượng kinh tế phức tạp ,bao gồm trong nó nhiều phần tử , nhiều đơn vị có tính chất khác nhau (về tên gọi ,về giá trị sử dụng, về đơn vị đo lường …).Để so sánh các mức độ của các hiện tượng kinh tế phức tạp như vậy ,trước hết ta phải tìm cách chuyển các phần tử khác nhau của chúng thành một dạng đồng nhất . 2 .Đặc điểm của phương pháp chỉ số : Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chỉ số đòi hỏi phải chuyển các phần tử khác nhau của hiện tượng kinh tế phức tạp thành một dạng đồng nhất trực tiếp cộng lại được với nhau để so sánh được với nhau ,phương pháp có các đặc điểm sau đây : Khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng kinh tế phức tạp giữa hai thời gian hoặc không gian khác nhau trước hết phải chuyển các phần tử khác nhau của hiện tượng thành dạng giống nhau để có thể trực tiếp cộng lại được với nhau dựa trên mối liên hệ của hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác . Ví dụ : Ta không thể so sánh toàn bộ khối lượng các loại sản phẩm tính bằng hiện vật của một đơn vị sản phẩm giữa hai thời kỳ khác nhau .Toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ tính bằng hiện vật là 1 hiện kinh tế phức tạp , nó bao gồm các phần tử (các loại sản phẩm ) có đơn vị khác nhau nên không thể trực tiếp cộng lại với nhau . Nếu ta dùng giá cả đơn vị sản phẩm làm công cụ , bằng này nhân với các khối lượng sản phẩm tương ứng ta có thể chuyển các phần tử khác nhau đó thành dạng đồng nhất (dạng giá trị ) và từ đó ta có thể cộng chúng lại với nhau thành chỉ giá trị tổng sản lượng để so sánh . Trong việc xây dựng chỉ số có nhiều nhân tố cùng tham gia vào quá trình tính toán. Để nghiên cứu sự biến động của nhân tố định nghiên cứu ta phải loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố khác bằng cách giả định các nhân tố này là khong thay đổi . Ví dụ :Khi tìm chỉ số nghiên cứu sự động của toàn bộ khối lượng của sản phẩm sản xuất ra giữa hai thời kỳ khác nhau của đơn vị sản xuất nói trên sẽ có 2 nhân tố cùng tham gia vào việc tính toán : giá cả đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm tương ứng .Để nghiên cứu sự biến động của khối lượng ,ta phải loại sự biến động của yếu tố giá cả bằng cách nhân từng loại khối lượng sản phẩm ở cả 2 thời kỳ với giá cả tương ứng của một thời kỳ nào đó (kỳ nghiên cứu hoặc kỳ gốc ) 3. Tính chất và tác dụng của chỉ số : Với đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mình chỉ số có những tính chất đáng chú ý Một mặt ,chỉ số vừa có tính tổng hợp , vừa có tính phân tích . Mặt khác , không giống các số tương đối thông thường , chỉ số là số tương đối có tính giả định .Nó là kết quả của sự so sánh giữa hai đại lượng mà trong đó ít nhất một đại được xác định theo giả thuyết không tồn tại trong đời sống kinh tế thực . Vì những tính chất trên ,người ta nói là một số tương đối đặc biệt. Trong phân tích kinh, chỉ số có những tác dụng sau đây : Biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua thời gian . Các chỉ được tính toán nhằm mục đích này được gọi là chỉ số phát triển ,được tính bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác nhau (kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc ) . Biểu hiện sự động của hiện tượng qua không gian khác nhau .Như so sánh 1 hiện tượng kinh giữa 2 nghành ,2 địa hoặc xí nghiệp khác nhau … Các chỉ số này được gọi là chỉ số không gian hay chỉ số địa phương . Biểu hiện các nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế .Các chỉ này được gọi là chỉ số kế hoạch. Phân tích vai trò và ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng phức tạp .Thực chất vấn đề này là nêu lên các nguyên nhân chủ yếu quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp và xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của mỗi nguyên nhân này . 4 .Phân loại chỉ số : Để hiểu sâu sắc và sử dụng có kết quả phương pháp chỉ số , người ta thường phân loại chỉ số theo các cách khác nhau . Dựa vào phạm vi tính toán , người ta phân biệt chỉ số cá thể (chỉ số đơn) và chỉ số tổng hợp (chỉ số chung ) . -Chỉ số cá thể : biểu hiện sự biến động của từng phần tử , từng đơn vị cá biệt của tổng thể hiện tượng phức tạp . Ví dụ : Chỉ số giá cả từng mặt hàng , chỉ số khối lượng của từng loại sản phẩm …Chỉ số cá thể có vai trò quan trọng đối với việc nghiên cứu phát triển sản xuất của nhữngsản phẩm chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân .Ngoài ra nó còn để tính toán các chỉ số tổng hợp . -Chỉ số tổng hợp : phản ánh sự biến động của tất cả các phần tử , các đơn vị của toàn bộ hiện tượng phức tạp . Ví dụ : Chỉ số giá cả của tất cả các hàng hóa bán lẻ của một thị trường , chỉ số năng suất lao động của toàn bộ công nhân trong một xí nghiệp xây lắp .Chỉ số tổng hợp được dùng trong phân tích , thống kê . Dựa vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu , người ta thường phân biệt chỉ số chỉ tiêu chất lượng và chỉ số chỉ tiêu khối lượng . Chỉ số chỉ tiêu chất lượng phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu như : Giá cả , giá thành ,tiền lương , năng suất lao động , năng suất thu hoạch … Chỉ số chỉ tiêu khối lượng biểu hiện sự biến của các chỉ tiêu như : khối lượng hàng hóa tiêu thụ , khối lượng sản phẩm sản xuất , số lượng công nhân , diện tích gieo trồng … B. PHƯƠNG PHáP tính chỉ số : 1.Chỉ số cá thể (chỉ số đơn ) : 1.1Để phản ánh sự biến động của giá cả một mặt hàng nào đó ta có chỉ số cá thể về .Chỉ số này được tính như số tương đối động thái , số tương đối kế hoạch ,số tương đối không gian . Chỉ số phát triển : ip = p1/p2 (1.1 ) Trong đó :ip : chỉ số cá thể P1: Giá bán lẻ từng mặt hàng kỳ nghiên cứu P2: Giá bán lẻ từng mặt hàng kỳ gốc Chỉ số kế hoạch : ipnk = pk/po (1.2.1 ) iptk = p1/pk (1.2.2) Trong đó : iptk : Chỉ số cá thể về giá theo thực hiện kế hoạch ipnk : Chỉ số cá thể về giá theo nhiệm vụ kế hoạch Pk : Giá bán lẻ từng mặt hàng theo kế hoạch c . Chỉ số không gian : ip(A/B ) =pA/pB (1.3) Trong đó : ip(A/B) : Chỉ số cá thể về giá của thị trường A so với thị trường B PA :Giá bán lẻ từng mặt hàng của thị trường A PB :Giá bán lẻ từng mặt hàng của thị trường B Ví dụ : Giả sử có tài liệu giá bán lẻ gạo nếp từ năm 1991 đến năm 1994 áp dụng công (1.1) lấy năm 1991 làm kỳ gốc Năm Giá bán lẻ gọa nếp (đ/kg) Chỉ số lấy gốc năm 1991(%) 1991 2646 100 1992 2647 100,038 1993 2718 102,721 1994 3241 122,487 1.2 Để phản ánh sự biến động của lượng hàng hóa tiêu thụ ta có chỉ số cá thể về lượng . Chỉ số này được tính như tính số tương động thái , số tương đối kế hoạch , số tương đối không gian . a. Chỉ số phát triển : ip = q1/qo Trong đó : ip : Chỉ số cá thể về lượng hàng hóa tiêu thụ q1 : Lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ nghiên cứu qo : Lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc b.Chỉ số kế hoạch : iqnk = qk/qo (1.5.1) iqtk = q1/qk (1.5.2) Trong đó : iqnk : Chỉ số cá thể về lượng hàng hóa theo nhiệm vụ kế hoạch iqtk : Chỉ số cá thể về lượng hàng hóa theo thực hiện kế hoạch qk : Lượng hàng hóa tiêu thụ theo kế hoạch c.Chỉ số không gian : iq(A/B) = qA/qB (1.6) Trong đó : iq(A/B) : Chỉ số cá thể về lượng hàng hóa của thị trường A so với thị trường B qA : Lượng hàng hóa tiêu thụ của thị trường A qB : Lượng hàng hóa tiêu thụ của thị trường B Ví dụ : Giả sử có tài liệu về tiêu thụ điện từ năm 1990 đến năm 1995 áp dụng công thức (1.4) Năm Điện tiêu thụ (triệu KWh) Chỉ số lấy gốc năm 1990(%) 1990 8790 100 1991 9307 105,882 1992 9818 111,695 1993 10851 123,477 1994 12476 141,934 1995 14691 167,133 * Các chỉ số đơn có những đặc tính thú vị mà các các chỉ số tổng hợp không có : -Tính nghịch đảo : nếu ta hoán vị kỳ gốc và kỳ nghiên cứu thì kết quả thu được sẽ là giá trị nghịch đảo của chỉ số cũ. -Tính liên hoàn : tích của các chỉ liên hoàn ( năm này so với năm kề trước ) hoặc tích của chỉ số định gốc liên tiếp , bằng chỉ số định tương ứng . i3/0 = i3/2 .i2/1 .i1/0 -Tính thay đổi gốc : ta có thể suy các chỉ số gốc A của một năm nào đó nào đó từ các chỉ số gốc B bất kỳ của năm đó mà không biết giá cả các hàng hóa của năm đó ,bằng cách nhân các chỉ số gốc B cho chỉ số A/B của chỉ số gốc A. Ví dụ : i87/80 = i87/85 . i85/80 2. Chỉ số tổng hợp : 2.1 Chỉ số tổng hợp về giá : a . Chỉ số phát triển : Chỉ số cá thể về giá chưa cho ta biết tình hình so sánh giá cả của toàn bộ các hàng hóa trên thị trường nên ta có sử dụng trung bình giản đơn các chỉ số thể về giá để tính cho chỉ số tổng hợp về giá . Ip = ồip /n (1.7) Trong đó : Ip : Chỉ tổng hợp về giá ip : Chỉ số cá thể về giá từng mặt hàng n : Số mặt hàng Ví dụ : Có tài liệu về giá cả , lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường như sau : Bảng 1 : Tên hàng ĐVT Giábánlẻ (1000đ) Lượng hàng hoá tiêu thụ Chỉ số cá thể về giá từng mặt hàng Chỉ số cá thể về lượng từng mặt hàng kỳ gốc kỳ n/c kỳ gốc kỳ n/c đường kg 6 7,2 1000 1400 1,2 1,4 vải m 4 5,6 2000 3600 1,4 0,94 xà phòng hộp 10 9,4 4000 3000 0,94 0,75 Theo tài liệu ở bảng trên ta có : Ip = ồ ip / n =1,2 + 1,4 + 0,94 / 3 = 1,18 hay 118% Tuy nhiên công thức (1.7) chưa hợp lí vì chưa quan sát được khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường , chưa nói lên tầm quan trọng của từng hàng tiêu thụ vì vậy cách tổng quát khoa học nhất là nhân giá cả từng đơn vị từng loại hàng hóa với số lượng thực tế tiêu thụ của nó , như vậy ta có công thức : Ip = ồ p1 . q / ồ p0 . q (1.8) Trong đó : Ip : Chỉ số tổng hợp về giá theo tốc độ phát triển P1 : Giá cả đơn vị một mặt hàng trong kỳ nghiên cứu Po : Giá cả đơn vị một hàng kỳ gốc q : Lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng Trong công thức (1.8) ,lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng đã tham gia vào công thức tính chỉ số giá cả nhằm phản ánh tầm quan trọng của từng mặt hàng trong sư biến động chung của giá cả Tuy nhiên muốn nghiên cứu sự biến động của nhân tố giá cả kỳ nghiên cứu so với gốc thì giá cả của 2 thời kỳ này phải cùng được nhân với số lượng hàng hóa tiêu thụ của một thời kỳ nào đó .Do đó trong công thức (1.8) lượng hàng tiêu thụ phải được cố định giống nhau ở tử số và mẫu số .Chính vì nguyên nhân này mà tùy theo mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu cho phép , quyền số chỉ số giá cả (q) có thể được chọn ở kỳ nghiên cứu ( q1) hoặc kỳ gốc ( q0 ) .Mỗi loại chỉ số nói trên làm cho chỉ tính được có ý nghĩa khác nhau . Theo quan điểm của Peaches – nhà kinh tế học người Đức thì quyền được chọn là lượng hàng tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu ( q1 ) ,chỉ số giá cả được tính theo công thức : Ip = ồ p1 q1 /ồp0q1 Trong công thức trên tử số ồp1q1 là tổng số giá trị hàng hóa tiêu thụ thực tế của các mặt hàng kỳ nghiên cứu , mẫu số ồp0q1 là tổng số giá trị hàng hóa tiêu thụ của các mặt hàng kỳ gốc với giá định lượng hàng tiêu thụ giống như ở kỳ nghiên cứu . Công nói trên đã nói lên tầm quan trọng của từng mặt hàng và hiệu quả kinh tế thực tế .Mức chênh lệch tuyệt đối về tổng số giá trị hàng hóa tiêu thụ giữa hai thời kỳ nói trên do biến động của nhân tố giá cả được xác định theo công thức : Dpq (p ) = ồ p1 q1 - ồp0q1 (1.10 ) Theo số liệu ở bảng 1 tacó : Ip=ồp1q1/ồp0q1 =7,2.1400 +5.6.3600 +9.4.3000/6.1400+4.3600+10.3000 = 584400/52800 =1,107( lần ) hay 110,7(%) Số liệu tính toán được cho thấy giá cả của các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc bằng 1,107 lần (hay 1,107%), tăng 0,107 lần ( hay 10,7%) .Mức chênh lệch tuyệt đối về doanh thu giữa 2 thời kỳ nói trên do biến động của giá cả được tính là : Dpq (p ) = ồ p1 q1 - ồp0q1=58440 -52800=5.640 ( nghìn đồng ) Đây là số tiền thực tế mà người mua hàng ở kỳ nghiên cứu phải trả thêm do giá cả ở kỳ nghiên cứu đã tăng cao hơn kỳ gốc khi mua cùng một khối lượng hàng hóa như nhau . • Theo quan điểm của Laspeyresh – nhà kinh tế học người Đức thì quyền số được chọn là lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc (q0 ) ,chỉ số giá cả được tính theo công thức sau : Ip = ồ p1q0 / ồ p0q0 (1.11) Công thức ( 1.11 ) nói lên dược tầm quan trọng của từng mặt hàng và chỉ ra sự biến động của giá cả không chịu sự tác động của lượng hàng hóa tiêu thụ. Chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số là số tiền người mua hàng ở kỳ nghiên cứu phải trả thêm ( nếu giá cả tăng ) hoặc được giảm bớt ( nếu giá cả giảm ) để mua cùng khối lượng hàng hóa như kỳ gốc . Theo số liệu bảng 1 ta có : Ip =ồp1q0/ ồp0q0=7,2.1000+5,6.2000+9,4.4000/6.1000+4.2000+10.4000 =56000/54000 = 1,037( lần ) hay 103,7(%) Như vậy giá cả chung của các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc bằng 1,037 lần ( hay 103,7% ) tăng 0,037 lần (hay 3,7% ). Mức chênh lệch tuyệt đối về doanh thu giữa 2 thời kỳ nói trên được tính là : ồ p1q0 - ồ p0q0 =56000-54000 = 2000 (nghìn đồng ) Vậy người mua hàng phải thêm 2000 (nghìn đồng )để mua cùng một khối lượng hàng hóa khi giá cả tăng . Các chỉ số tổng hợp của Laspeyresh và Peaches có bất lợi là có tính nghịch đảo và tính liên hoàn . • Theo quan điểm của Fishes – nhà kinh tế học người Mỹ .Ông kết hợp 2 quan điểm của Laspeyresh và Peaches để khắc phục bất lợi là không có tính nghịch đảo và tính liên hoàn bằng cách lấy trung bình nhân của 2 chỉ trên : ∑p1q1 ∑p1q0 Ip = ∑ p0q1 ∑ p0q0 Theo số liệu đã có , ta có kết quả tính toán : Ip = 1,107 . 1,037 =1,071 (lần) hay 107,1(%) • Chỉ số giá cả bình quân với trọng số : Trường hợp ta cần tính chỉ số giá cả tổng hợp mà đã có sẵn chỉ số đơn của giá cả các hàng hóa với quyền số là p0q0 hoặc p1q1 .Tuy vậy ta không nhất thiết phải sử dụng các quyền số nói trên , mà có thể dùng trọng số như đối với chỉ số. Trong đó : m là trọng số Trọng số ở đây có thể là điểm quan trọng của mặt hàng nào đó hoặc thứ bậc ưu tiên hay không ưu tiên của mặt hàng đó .Vấn đề đặt ra là chọn trọng số cho từng mặt hàng đó. Chỉ số này có nhiều thuận lợi là quyền số không bị thay đổi liên tục mà chỉ sau một thời kỳ nhất định ta mới phải tính lại cho sát với thực tế, cho nên chỉ số này có ứng dụng thực tế rõ rệt hơn các chỉ số (1.9) và (1.11) . b .Chỉ số kế hoạch : Các chỉ số kế hoạch biểu nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch đối với từng chỉ tiêu . Chỉ số này cũng được tính theo lí luận tính chỉ số phát triển , do đó việc chọn quyền số của các chỉ số kế hoạch cũng phải dựa vào mục đích nghiên cứu và tình hình thực tế .Quyền số của chỉ này có thể là lượng hàng hóa tiêu thụ thực tế kỳ nghiên cứu (q1) hoặc lượng hàng hóa tiêu thụ kế hoạch (qk). • Nếu lấy quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ thực tế kỳ nghiên cứu ta có chỉ số sau : ∑ pkq1 ∑p1q1 Ipnk = (1.14) ; Iptk = (1.15) ; ∑ p0q1 ∑ pkq1 Trong đó : Ipnk : Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch về giá Iptk:Chỉ số thực hiện kế hoạch về giá q1 :Lượng hàng hóa tiêu thụ thực tế kỳ nghiên cứu p1, p0: Giá cả mỗi mặt hàng kỳ nghiên , kỳ gốc pk: Giá cả mỗi mặt hàng theo kế hoạch • Nếu lấy quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ kế hoạch , ta có chỉ số sau : Công thức tính : ∑ pkqk ∑p1qk Ipnk = (1.16); Iptk = (1.17) ∑ p0qk ∑ pkqk Trong đó : qk là lượng hàng hóa tiêu thụ kế hoạch . Mỗi loại quyền số trên có tác dụng khác nhau , nếu quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ thực tế kỳ nghiên cứu (q1) thì có thể phản ánh đúng điều kiện tiêu thực tế cuả một doanh nghiệp sản xuất trong thời kỳ nghiên cứu vì các trị số tuyệt đối nêu lên số tiền thực tế mà doanh nghiệp thu thêm được (hoặc mất thêm) do biến động của giá cả , còn nếu quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ kế hoạch thì phản ánh công tác bán hàng của doanh nghiệp thu thêm được (hay mất thêm )do sự thay đổi của giá kế hoạch so với giá thực tế kỳ nghiên cứu . c. Chỉ số không gian : Chỉ số không gian so sánh mức độ của hiện tượng kinh tế qua điều kiện không gian khác nhau chẳng hạn như so sánh một chỉ tiêu kinh tế giữa hai địa phương khác nhau ,hai đơn vị kinh doanh khác nhau . Việc so sánh chỉ tiêu giá cả của một hoặc nhiều hàng hóa giữa hai địa phương , hai xí nghiệp khác nhau được thông qua chỉ số giá không gian Ip (A/B) = ồ pA (qA+qB) / ồpB (qA+qB ) (1.18) Trong đó : Ip (A/B) :Chỉ số tổng hợp về giá của địa phương so với địa phương B pA :Giá bán lẻ từng mặt hàng của địa phương A pB :Giá bán lẻ từng mặt hàng của địa phương B qA :Lượng tiêu thụ từng hàng hóa của địa phương A qB :Lượng tiêu thụ từng hàng hóa của địa phương B Ví dụ : Có tài liệu về giá cả và lượng hàng hóa trên thực tế tại hai địa phương A và B như sau : ĐịA PHƯƠNG A ĐịA PHƯƠNG B MặT HàNG GIá ĐƠN Vị Lượngbán RA GIá ĐƠN Vị LƯợng bán ra (1000Đ/Gói) ( Gói ) (1000Đ/Gói) (Gói) Bánh qui 15 1000 16 800 Kẹo 14 900 13 1200 áp dụng công thức (1.18) ta tính được chỉ số giá cả địa phương A so với địa phương B như sau : Ip (A/B) = 15(1000+800) + 14(900+1200) 16(100+800) + 14(900+1200) = 56400 / 56100 = 1,005 lần hay 100,5% Vậy giá cả địa phương A cao hơn giá địa phương B là 0,5% . 2 .2 Chỉ số tổng hợp về lượng : a. Chỉ số phát triển : Khi so sánh số lượng các đơn vị của hiện tượng ( số lượng sản phẩm , số lượng lao động …) cũng trong sụ so sánh giá cả . Vì vậy chỉ cá thể về lượng chưa cho biết tính toán . So sánh toàn bộ hàng hóa tiêu thụ trên thị trường ta có thể sử dụng trung bình giản đơn các chỉ số cá thể về lượng hàng hóa tiêu thụ . Iq = ồiq /n (1.19) Trong đó : Iq : Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hóa tiêu thụ
Tài liệu liên quan