Giáo dục đại học Việt Nam bước sang thế kỷ XXI, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo đại học đang được đặc biệt coi trọng bởi lẽ tuy qui mô của giáo dục đại học ngày càng tăng nhưng điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục còn thấp so với các chuẩn mực quốc tế và khu vực. Để có thể đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế thì đòi hỏi đội ngũ giáo viên có trình độ cao, có các phương pháp và kỹ năng giảng dạy luôn được cập nhật ở tầm quốc tế.
Trong những năm gần đây, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực và giáo dục cũng không nằm ngoài xu thế đó. Một hình thức giáo dục đào tạo mới ra đời đó là hình thức hợp tác đào tạo Quốc tế. Hình thức này không chỉ mang đến môi trường học tập phong phú hơn cho những người muốn tham gia mà còn là một hình thức bồi dưỡng và phát triển cán bộ giảng viên cực kỳ hiệu quả và có ích.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đầu ngành của cả nước về đào tạo kinh tế và quản trị kinh doanh. Đi đôi với việc phát triển các chương trình đào tạo trong nước, các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế ngày càng được mở rộng và đa dạng hơn về hình thức. Và đây cũng chính là môi trường tốt khuyến khích các giảng viên trong trường tham gia để nâng cao năng lực giảng dạy của mình lên tầm quốc tế hay nói cách khác đây chính là một hình thức bồi dưỡng và phát triển năng lực giảng dạy của cán bộ giảng viên rất hiệu quả.
Để tạo ra một môi trường bồi dưỡng và phát triển năng lực giảng dạy của cán bộ giáo viên ngày càng rộng rãi và hiệu quả hơn thì việc thu thập thông tin về những lợi ích mà chương trình hợp tác đào tạo quốc tế mang lại cho các giảng viên nói riêng và cho nhà trường nói chung là rất cần thiết. Vì lí do đó em xin chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân”.
102 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục đại học Việt Nam bước sang thế kỷ XXI, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo đại học đang được đặc biệt coi trọng bởi lẽ tuy qui mô của giáo dục đại học ngày càng tăng nhưng điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục còn thấp so với các chuẩn mực quốc tế và khu vực. Để có thể đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế thì đòi hỏi đội ngũ giáo viên có trình độ cao, có các phương pháp và kỹ năng giảng dạy luôn được cập nhật ở tầm quốc tế.
Trong những năm gần đây, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực và giáo dục cũng không nằm ngoài xu thế đó. Một hình thức giáo dục đào tạo mới ra đời đó là hình thức hợp tác đào tạo Quốc tế. Hình thức này không chỉ mang đến môi trường học tập phong phú hơn cho những người muốn tham gia mà còn là một hình thức bồi dưỡng và phát triển cán bộ giảng viên cực kỳ hiệu quả và có ích.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đầu ngành của cả nước về đào tạo kinh tế và quản trị kinh doanh. Đi đôi với việc phát triển các chương trình đào tạo trong nước, các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế ngày càng được mở rộng và đa dạng hơn về hình thức. Và đây cũng chính là môi trường tốt khuyến khích các giảng viên trong trường tham gia để nâng cao năng lực giảng dạy của mình lên tầm quốc tế hay nói cách khác đây chính là một hình thức bồi dưỡng và phát triển năng lực giảng dạy của cán bộ giảng viên rất hiệu quả.
Để tạo ra một môi trường bồi dưỡng và phát triển năng lực giảng dạy của cán bộ giáo viên ngày càng rộng rãi và hiệu quả hơn thì việc thu thập thông tin về những lợi ích mà chương trình hợp tác đào tạo quốc tế mang lại cho các giảng viên nói riêng và cho nhà trường nói chung là rất cần thiết. Vì lí do đó em xin chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân”.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương không kể lời nói đầu và kết luận
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về điều tra xã hội học
Chương II: Xây dựng phương án điều tra đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên.
Chương III: Xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
1. Khái niệm và những vấn đề có liên quan
1.1. Khái niệm
Điều tra xã hội học được hiểu là phương pháp thu thập thông tin về các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể nhằm phân tích và đưa ra những kiến nghị đúng đắn đối với công tác quản lý.
Như vậy, từ định nghĩa có thể thấy đối tượng của điều tra xã hội học là các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Những hiện tượng và quá trình này thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với con người, giữa con người với xã hội và ngược lại. Cụ thể các mối quan hệ đó được thể hiện ở các lĩnh vực sau : Các hiện tượng về dân số, lao động và việc làm; mức sống vật chất của dân cư và phân tầng xã hội; bảo hiểm và bảo trợ xã hội; hôn nhân và gia đình; lối sống, trào lưu, thị hiếu; giáo dục - đào tạo; y tế và chăm sóc sức khoẻ; văn hoá - nghệ thuật - thể thao - giải trí; tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục tập quán; dư luận xã hội, đạo đức xã hội và khuyết tật xã hội; cấu trúc xã hội và thiết chế xã hội; môi trường sinh thái.
Đối tượng nghiên cứu của điều tra xã hội học thường là các hiện tượng đa dạng và phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực, mối quan hệ đan xen, chồng chéo lên nhau, do vậy việc đo lường chúng thường khó khăn hơn rất nhiều so với việc đo lường các hiện tượng kinh tế khác. Mặt khác, các hiện tượng trong điều tra xã hội học thường mang tính chất định tính nhiều hơn nên chúng ta sẽ gặp rất nhiều chỉ báo thống kê (là những chỉ tiêu phi lượng hoá).
Do tính chất phức tạp của đối tượng nghiên cứu nên việc thu thập số liệu sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy ta phải kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp để có thể thu thập số liệu một cách đầy đủ và chính xác nhất.
1.2. Đặc điểm của phương pháp điều tra xã hội học:
Nhìn chung, phương pháp điều tra xã hội học có một số đặc điểm nổi bật sau đây :
Thứ nhất, phương pháp điều tra xã hội học có một ưu điểm là rất thuận lợi trong việc thu thập các thông tin định tính như: quan điểm, thái độ, động cơ, tâm tư, nguyện vọng…
Thứ hai, điều tra xã hội học phải áp dụng các nguyên tắc cơ bản của điều tra Thống kê nói chung, phải sử dụng các phương pháp xử lý số liệu thống kê và thậm chí phải coi đó như là một bộ phận nghiệp vụ cơ bản.
Thứ ba, trong điều tra xã hội học ngoài việc sử dụng các phương pháp điều tra thống kê còn phải kết hợp sử dụng các phương pháp của xã hội học như: phương pháp phân tích tư liệu, phương pháp thực nghiệm, phương pháp trưng cầu ý kiến và phải tính đến các yếu tố tâm lý trong quá trình điều tra…
1.3. Phân loại điều tra xã hội học
Cũng giống như điều tra Thống kê, tuỳ theo từng tiêu thức phân loại mà điều tra xã hội học được chia thành các loại khác nhau.
Theo phạm vi, đối tượng được điều tra thực tế điều tra xã hội học được chia ra làm hai loại:
Điều tra toàn bộ: là việc thu thập tài liệu về toàn bộ tổng thể nghiên cứu (hay còn gọi là tổng thể điều tra). Điều tra toàn bộ có ưu điểm là: cung cấp tài liệu đầy đủ nhất về tất cả các đơn vị của hiện tượng, cho biết qui mô của tổng thể lớn hay nhỏ, rất có ích cho công việc nghiên cứu; nhưng cũng có những hạn chế nhất định như : đòi hỏi một chi phí rất lớn vì vậy không thể tiến hành thường xuyên được, ngoài ra trong nhiều trường hợp không thể tiến hành điều tra toàn bộ được. Một ví dụ điển hình nhất của điều tra toàn bộ đó là cuộc tổng điều tra dân số thường được tiến hành sau 10 năm hay 5 năm ở mỗi nước.
Điều tra không toàn bộ: là việc thu thập tài liệu của một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung. Điều tra không toàn bộ có ưu điểm là: do khối lượng điều tra ít nên chi phí điều tra tương đối thấp, có thể làm nhiều hơn điều tra toàn bộ với nội dung điều tra rộng hơn, thời gian điều tra ngắn hơn; tuy nhiên phạm vi nghiên cứu bị hạn chế, tính chính xác kém hơn so với điều tra toàn bộ. Tuỳ theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu ta có các loại điều tra không toàn bộ khác nhau như : điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề. Một số ví dụ về điều tra không toàn bộ như : điều tra mức sống dân cư;
Theo thời gian (theo tính chất liên tục của việc ghi chép tài liệu) điều tra xã hội học được chia ra làm hai loại:
Điều tra thường xuyên: là việc thu thập tài liệu của các đơn vị nghiên cứu một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian, theo sát với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Loại điều tra này thường được dùng với các hiện tượng cần được theo dõi liên tục do nhu cầu quản lý. Ví dụ như: chấm công, xuất nhập kho, thu chi gia đình….
Điều tra không thường xuyên: là việc thu thập tài liệu không vào thời gian nhất định, khi nào cần thì mới mới tiến hành thu thập tài liệu tại một thời điểm hay một thời kỳ nào đó. Loại điều tra này thường được dùng cho các hiện tượng cần theo dõi thường xuyên nhưng chi phí điều tra lớn (ví dụ như : tổng điều tra dân số…); hoặc không xảy ra thường xuyên (như : điều tra dư luận xã hội về một vấn đề nào đó vừa mới xảy ra…).
Theo nội dung, điều tra xã hội học được chia ra làm hai loại:
Điều tra cơ bản : là hình thức điều tra theo diện rộng, do các chủ thể quản lý tiến hành trên các đối tượng quản lý của mình. Loại điều tra này thường được dùng khi muốn đánh giá tình hình một cách toàn diện, qua đó phát hiện những vướng mắc cần giải quyết, làm cơ sở cho các cuộc điều tra chi tiết hơn. Ví dụ như : trường đại học X muốn thu thập thông tin về số lượng, chất lượng giáo viên, sinh viên, về điều kiện cơ sở vật chất, về những nguyện vọng của giáo viên cũng như sinh viên để phục vụ tốt hơn cho công tác dạy và học. Điều tra cơ bản thường có quy mô lớn, sử dụng nhiều chỉ tiêu, nội dung phong phú. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của loại điều tra này là tốn kém.
Điều tra chuyên đề: là loại điều tra có giả thuyết về đối tượng nghiên cứu. Kết quả điều tra phải làm sáng tỏ, góp phần khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã đặt ra. Điều tra chuyên đề chỉ điều tra một số ít, thậm chí một đơn vị tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh nhằm phát hiện những nhân tố mới hay rút ra những bài học kinh nghiệm. Ví dụ như nghiên cứu những điển hình lạc hậu hay tiên tiến…do tính chất của nó, điều tra chuyên đề thường được tiến hành với số lượng phiếu ít hơn và chi phí cũng ít hơn điều tra cơ bản. Đây là hình thức điều tra được sử dụng khá phổ biến.
2. Việc đo lường và lập thang điểm đánh giá các hiện tượng xã hội
2.1. Những vấn đề chung về đo lường
Khái niệm chung về đo lường
Để có thể đi từ nhận thức định tính về một hiện tượng xã hội đến định lượng về hiện tượng đó, ta phải lượng hoá chúng tức là đo lường chúng. Mục đích của việc đo lường là biến những đặc tính của sự vật thành một dạng để người nghiên cứu có thể phân tích được.
Do vậy đo lường được hiểu là việc ấn định các con số cho các hiện tượng và sự kiện theo các quy tắc nhất định.
Theo định nghĩa này cần chú ý một số điểm như sau : thứ nhất, đo lường là hành động ấn định các con số cho các sự kiện và hiện tượng nhưng hành động ấn định các con số này phải theo những qui tắc nhất định và cùng với đó các qui tắc hướng dẫn phải tạo nên sự phù hợp giữa hiện tượng được quan sát với con số được ấn định cho nó; thứ hai, yêu cầu chung nhất của việc đo lường đó là phải làm sao giải quyết được vấn đề mà người nghiên cứu muốn : đo cái gì, đo như thế nào ?
Những yêu cầu của việc đo lường
Đo lường các hiện tượng xã hội là một công việc rất khó khăn, phức tạp. Muốn cho công việc đo lường có chất lượng tốt, cần đảm bảo 6 yêu cầu sau:
Thứ nhất, có độ tin cậy: nghĩa là phải thu được những kết quả tương đương và phù hợp với nhau nếu sử dụng cùng một phương pháp đo.
Thứ hai, có giá trị: một công cụ đo lường có giá trị khi nó đo lường đúng những gì cần đo.
Thứ ba, có độ nhạy: nghĩa là việc đo lường có thể chỉ ra sự biến động hay sự khác biệt của các sự vật, hiện tượng dù rất nhỏ. Nếu thiếu độ nhạy, việc nghiên cứu sẽ không đem lại kết quả có ý nghĩa đáng kể.
Thứ tư, phải có sự liên hệ với những thuật ngữ mô tả hiện tượng cần đo: tức là trong đo lường phải đặt thang đo có liên quan đến vấn đề cần đo.
Thứ năm, phải có tính đa dạng: nghĩa là kết quả đo lường có thể được đem ra sử dụng cho nhiều mục đích thống kê khác nhau như để giải thích, để hỗ trợ cho độ giá trị của kết quả, để suy đoán những ý nghĩa khác…
Thứ sáu, dễ trả lời: đây là vấn đề quan trọng vì nếu câu hỏi khó hiểu, khó trả lời thì người được hỏi có thể từ chối không trả lời, hoặc sẽ đưa ra những câu trả lời sai lệch không đáp ứng mục đích nghiên cứu.
2.2. Các loại thang đo
Hoạt động đo lường là hoạt động gắn con số cho những đặc tính cần quan sát. Do vậy, mục đích của chúng ta là phát triển dạng thang đo nào đó rồi biến đổi sự quan sát những đặc tính của sự vật theo loại thang đo ấy. Nói cách khác, chúng ta sẽ chỉ định những con số sao cho những con số đó tương đương nhất với những đặc tính của sự vật mà chúng ta muốn đo.
Trong nghiên cứu xã hội, theo tính chất của việc đo lường thường có 4 loại thang đo : thang đo định danh, thang đo thứ bậc, thang đo khoảng, thang đo tỉ lệ. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về 4 loại thang đo này.
Thang đo định danh
Thang đo định danh là việc đánh số các biểu hiện cùng loại của một tiêu thức. Loại thang đo này thường dùng đối với những tiêu thức mà các biểu hiện của nó là một hệ thống các loại khác nhau không theo một trật tự xác định nào cả. Ví dụ: tiêu thức giới tính, tiêu thức thành phần kinh tế, tôn giáo, nghề nghiệp…
Trong thang đo định danh, giữa các con số không có quan hệ hơn kém và vì vậy mọi phép tính đối với các con số này đều là vô nghĩa. Các con số trong thang đo này chỉ sử dụng để đếm tần số của biểu hiện tiêu thức.
Thang đo thứ bậc
Thang đo thứ bậc là thang đo định danh nhưng có khả năng cung cấp thông tin về mối quan hệ thứ tự hơn kém giữa các biểu hiện tiêu thức. Ngay trong định nghĩa chúng ta đã thấy rõ: thang đo thứ bậc thường dùng để đo các tiêu thức mà các biểu hiện của nó có quan hệ thứ tự. Ví dụ: huân chương có ba hạng, bậc thợ có bảy bậc, trình độ văn hoá có 3 cấp…
Trong thang đo thứ bậc, các con số có trị số lớn hơn không có nghĩa ở bậc cao hơn và ngược lại, mà do sự qui định “lớn hơn” hay “nhỏ hơn” mà thôi.
Thang đo thứ bậc nói lên quan hệ hơn kém nhưng sự chênh lệch giữa các biểu hiện của tiêu thức không nhất thiết phải bằng nhau vì vậy thường không thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia mà chỉ nói lên đặc trưng một cách tương đối căn cứ vào sự giải thích lớn hơn hay nhỏ hơn mà thôi.
Thang đo khoảng
Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau nhưng không có điểm gốc là số 0. Vì vậy, ta có thể đánh giá sự khác biệt giữa các biểu hiện tiêu thức bằng thang đo này.
Trong thang đo thứ bậc, do quan hệ hơn kém giữa các con số có khoảng cách bằng nhau nên ta có thể thực hiện được các phép tính cộng, trừ, tính được các tham số đặc trưng như: trung bình, phương sai… nhưng do không có điểm gốc là 0 nên không so sánh được tỉ lệ giữa các trị số đo.
Thang đo tỉ lệ
Thang đo tỉ lệ là thang đo khoảng với một điểm không (0) tuyệt đối (điểm gốc) để có thể so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đo. Với thang đo này ta có thể thực hiện được tất cả các phép tính với các trị số đo.
Thang đo tỷ lệ là loại thang đo tốt nhất vì nó có thể sử dụng được tất cả các phép tính phân tích về mặt thống kê.
Tóm lại, theo tuần tự thang đo sau có chất lượng đo lường cao hơn thang đo trước, đồng thời việc xây dựng thang đo (xác định trị số cụ thể cho biểu hiện của tiêu thức) cũng phức tạp hơn. Song không phải lúc nào cũng có thể sử dụng được thang đo hoàn hảo mà phải tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu thức.
Việc xây dựng thang đo định danh rất đơn giản. Đối với các thang đo còn lại, khi xây dựng, thông thường người ta phải lấy ý kiến chuyên gia kết hợp với vận dụng phương pháp tính toán thông kê thích hợp.
2.3. Một số cách đặt thang điểm cơ bản
Trong điều tra xã hội học, thang điểm là một công cụ quan trọng để nhận biết được những thông tin đánh giá về vấn đề nghiên cứu. Do vậy thang điểm có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thu thập thông tin, nhất là đối với thông tin định tính. Có rất nhiều cách đặt thang điểm khác nhau, mỗi loại thang điểm thường có một ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên, sau đây chúng ta chỉ đi sâu vào nghiên cứu một số loại thang điểm cơ bản.
Thang điểm điều mục
Thang điểm điều mục là loại thang điểm đơn giản, phù hợp với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Loại này đòi hỏi người được phỏng vấn cho biết thái độ của họ thông qua việc lựa chọn điều mục đánh giá, các mục này thường được sắp xếp theo một thứ tự nào đó.
Tuy loại thang điểm này đơn giản, dễ trả lời, song khi vận dụng cần chú ý một số điểm sau:
Thứ nhất, chọn số lượng điều mục cho phù hợp. Cần phải có sự quyết định số mục lựa chọn tượng trưng cho thái độ của người được phỏng vấn, số lượng điều mục ít hay nhiều đều có những ưu điểm hay hạn chế riêng của nó. Chẳng hạn: nếu thang điểm chỉ có hai điều mục đối lập nhau thì nó mang tính chất thang đo định danh, rất khó cho công việc phân tích nhưng có thể thích hợp cho bảng câu hỏi dài hay khi trình độ văn hoá của người được hỏi có giới hạn hay do yêu cầu khái quát của người nghiên cứu. Ngược lại, khi sử dụng nhiều điều mục thì giúp cho người được hỏi có nhiều sự lựa chọn rộng rãi hơn nhưng phải phù hợp với đối tượng điều tra và nội dung nghiên cứu đồng thời cần chú ý trong việc sử dụng nếu không sẽ gây rắc rối và không đảm bảo sự khác nhau giữa các điều mục.
Thứ hai, nên cần quan tâm đến số điều mục trả lời là chẵn hay lẻ. Nếu số điều mục trả lời là lẻ, người trả lời dễ có thái độ trung dung với cách chọn câu trả lời ở giữa, tuy không đúng với sự thật nhưng dễ phân tích hơn. Còn nếu số điều mục là chẵn thì người được hỏi bắt buộc phải biểu hiện thái độ của mình.
Thứ ba, không nên đặt câu trả lời lệch về một phía này hay một phía kia làm cho người trả lời khó chọn sẽ ảnh hưởng đến câu trả lời.
Thang điểm xếp hạng theo thứ tự
Thang điểm xếp hạng theo thứ tự là loại thang điểm mà người được hỏi sẽ xếp hạng các mục trả lời theo thứ tự mà họ đánh giá vì vậy lượng thông tin sẽ thu thập được nhiều hơn so với việc chỉ chọn một điều mục.
Loại thang điểm này tuy đơn giản, có thể phân tích được thông tin tương đối sâu sắc mà lại dễ trả lời nhưng cũng gặp một số khó khăn như:
Thứ nhất, trong quá trình xây dựng thang điểm người nghiên cứu khó có thể liệt kê được dầy đủ hết các trường hợp nên dữ liệu thu thập thiếu chính xác.
Thứ hai, đối với loại thang điểm này việc xếp hạng theo thứ tự được nhấn mạnh nên có thể ảnh hưởng đến câu trả lời, đặc biệt là mục thứ nhất và mục chat thường được quan tâm nhiều hơn (do yếu tố tâm lý).
Thứ ba, khi được hỏi để xếp hạng những mục hoàn toàn nằm ngoài ý thích của người được hỏi thì câu trả lời không có ý nghĩa lắm.
Thứ tư, thang điểm này không giúp ta xác định khoảng cách xa gần giữa các mục là bao nhiêu và tại sao người ta lại xếp như vậy.
Thang điểm có tổng không đổi
Thang điểm có tổng không đổi là loại thang điểm có khả năng cung cấp một nhận thức tổng quát tốt hơn về khoảng cách giữa các điều mục trên giải thang điểm. Cụ thể: người được hỏi cần chia hay xác định một số điểm có tổng không đổi thường là 100 để biểu thị sự quan trọng tương đối của những đặc điểm nghiên cứu. Số lượng điểm được xác định trong mỗi đặc điểm đã chỉ rõ hạng bậc của nó và đồng thời cũng chỉ rõ sự khác biệt giữa các đặc điểm với nhau.
Thang điểm này có ưu điểm là cho phép phân tích chi tiết và cụ thể hơn thông tin thu được nhưng vẫn còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, đối với loại thang điểm này nếu có quá nhiều điều mục thì việc chia điểm cũng gặp khó khăn vì vậy thang điểm này chỉ sử dụng cho những đối tượng có trình độ dân trí cao. Đôi khi, để khắc phục tình trạng này, ta có thể cho điểm tuỳ ý các điều mục với thang điểm là 100.
Thứ hai, mặc dù như trên đã nói “số điểm được xác định cho mỗi đặc điểm đã chỉ rõ hạng bậc của nó, đồng thời cũng chỉ rõ sự khác biệt giữa các đặc điểm với nhau” tuy nhiên không thể chắc chắn là những kết quả đó có biểu thị đúng với khoảng cách và tỉ lệ thực tế giữa các đặc điểm hay không.
Thang điểm có ý nghĩa đối nghịch nhau
Thang điểm có ý nghĩa đối nghịch nhau là loại thang điểm mà người được hỏi cho biết ý kiến của mình về vấn đề cần được nghiên cứu bằng cách ghi ý kiến trả lời trên một chuỗi tính từ tạo thành từng cặp đối nghịch nhau về ý nghĩa. Ví dụ như để hỏi đánh giá về chất lượng phục vụ tại một nhà hàng, người ta dùng thang điểm 7 vị trí có ý nghĩa đối nghịch nhau như sau :
Cực nặng Cực nhẹ
Rất Khá Hơi Trung bình Hơi Khá Rất
nhiệt nhiệt nhiệt không không không
tình tình tình nhiệt nhiệt nhiệt
tình tình tình
Thang điểm đánh giá qua hình vẽ
Thang điểm đánh giá qua hình vẽ là loại thang điểm mà người được hỏi cho biết ý kiến đánh giá của mình thông qua việc lựa chọn hình vẽ biểu thị mà họ cho là phù hợp với nhận xét của mình nhất. Loại thang điểm này có thể đo ở nhiều mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung và qui mô của hiện tượng nghiên cứu.
Trong điều tra xã hội học người ta thường sử dụng các loại thang điểm hình vẽ như : thang điểm hình nhiệt kế, thang điểm với các vẻ mặt khác nhau v…v để nói lên độ đồng tình hay không đồng tình về một vấn đề nào đó.
Tóm lại, ngoài các thang điểm cơ bản trên còn có nhiều cách đặt thang điểm nữa tuỳ thuộc vào kỹ thuật của các nhà nghiên cứu tuy nhiên mỗi loại thang điểm đều có những ưu nhược điểm riêng vì vậy người nghiên cứu phải biết lựa chọn loại thang điểm nào thích hợp nhất, có khả năng đáp ứng tốt nhất những nhu cầu thông tin với chi phí thấp nhất, phương pháp truyền đạt dễ dàng, dễ hiểu và dễ trả lời.
3. Các loại câu hỏi tro