Đề tài Vận dụng PR trong quảng bá hình ảnh thương hiệu

Ngày nay, thuật ngữ thương hiệu đang được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam. Rất nhiều người nhắc tới thuật ngữ thương hiệu của doanh nghiệp, định vị thương hiệu hay quản trị thương hiệu. Nhưng thực chất thương hiệu là gì. Có rất nhiều quan điểm về thương hiệu, như thương hiệu là tên thương mại, thương hiệu là nhãn hiệu hay thương hiệu là hình ảnh về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.v.v.v. Mỗi quan điểm có một cách nhìn riêng. Quan niệm thương hiệu là nhãn hiệu thương mại. Nhãn hiệu thực chất chỉ là sự biểu hiện bằng chữ của thương hiệu. Rât nhiều thương hiệu khi quảng cáo chỉ với những hình ảnh, với những khẩu hiệu người tiêu dùng cũng có thể nhận biết ra doanh nghiệp. Mỗi loại sản phẩm lại có thể có những nhãn hiệu khác nhau, nhưng doanh nghiệp chỉ có một thương hiệu như Honda là thương hiệu nổi tiếng của các loại xe máy, ôto, nhưng Honda lại khai thác các nhãn hiệu như wave, libety, SH.v.v.v. Và khi nhìn quảng cáo trên truyền hình thì thương hiệu Honda thường không được nhắc tới mà chỉ nhắc tới các nhãn hiệu. Tuy vậy, nhiều người tiêu dùng lại biết tới các nhãn hiệu đấy là của Honda, họ biết rằng đây là sản phẩm bền, tiết kiệm nhiên liệu và vận hành dễ dàng. Theo điều 785 bộ Luật dân sự, Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng mầu sắc. Trong Luật dân sự Việt Nam chỉ quy định Nhãn hiệu hàng hóa là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố trên. Bên cạnh đó, thương hiệu mang cho người tiêu dùng cả cảm giác về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Ví dụ như hãng Maxdonal được biết tới như một tập đoàn giải trí số một tại Mỹ và trên thế giới, tuy vậy với nhiều sản phẩm khác nhau mà Maxdonal cung cấp với nhiều nhãn hiệu riêng biệt như chuỗi cửa hàng ăn Maxdonal mang lại những món ăn nhanh, những rạp chiếu phim của Maxdonal phục vụ các đồ ăn và đồ uống ngay tại rạp chiếu phim. Vì vậy, nhãn hiệu không phải là thương hiệu.

docx20 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng PR trong quảng bá hình ảnh thương hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài :Vận dụng PR trong quảng bá hình ảnh thương hiệu Lời mở đầu I.Một số khái niệm cơ bản về thương hiệu 1.1. Tổng quan về thương hiệu 1.1.1 Khái niệm thương hiệu Ngày nay, thuật ngữ thương hiệu đang được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam. Rất nhiều người nhắc tới thuật ngữ thương hiệu của doanh nghiệp, định vị thương hiệu hay quản trị thương hiệu. Nhưng thực chất thương hiệu là gì. Có rất nhiều quan điểm về thương hiệu, như thương hiệu là tên thương mại, thương hiệu là nhãn hiệu hay thương hiệu là hình ảnh về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.v.v.v. Mỗi quan điểm có một cách nhìn riêng. Quan niệm thương hiệu là nhãn hiệu thương mại. Nhãn hiệu thực chất chỉ là sự biểu hiện bằng chữ của thương hiệu. Rât nhiều thương hiệu khi quảng cáo chỉ với những hình ảnh, với những khẩu hiệu người tiêu dùng cũng có thể nhận biết ra doanh nghiệp. Mỗi loại sản phẩm lại có thể có những nhãn hiệu khác nhau, nhưng doanh nghiệp chỉ có một thương hiệu như Honda là thương hiệu nổi tiếng của các loại xe máy, ôto, nhưng Honda lại khai thác các nhãn hiệu như wave, libety, SH.v.v.v. Và khi nhìn quảng cáo trên truyền hình thì thương hiệu Honda thường không được nhắc tới mà chỉ nhắc tới các nhãn hiệu. Tuy vậy, nhiều người tiêu dùng lại biết tới các nhãn hiệu đấy là của Honda, họ biết rằng đây là sản phẩm bền, tiết kiệm nhiên liệu và vận hành dễ dàng. Theo điều 785 bộ Luật dân sự, Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng mầu sắc. Trong Luật dân sự Việt Nam chỉ quy định Nhãn hiệu hàng hóa là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố trên. Bên cạnh đó, thương hiệu mang cho người tiêu dùng cả cảm giác về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Ví dụ như hãng Maxdonal được biết tới như một tập đoàn giải trí số một tại Mỹ và trên thế giới, tuy vậy với nhiều sản phẩm khác nhau mà Maxdonal cung cấp với nhiều nhãn hiệu riêng biệt như chuỗi cửa hàng ăn Maxdonal mang lại những món ăn nhanh, những rạp chiếu phim của Maxdonal phục vụ các đồ ăn và đồ uống ngay tại rạp chiếu phim. Vì vậy, nhãn hiệu không phải là thương hiệu. Có quan điểm thương hiệu là nhãn hiệu đã được bảo hộ. Điều này cũng chỉ nhận thấy một khía cạnh về nhãn hiệu đã được bảo hộ. Nhưng đối với bitis đã đăng ký bảo hộ ở thị trường Việt Nam nhưng nếu sang Mỹ thị nhãn hiệu này có được bảo hộ hay không, và nếu bitis đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này tại Mỹ nhưng không đem sản phẩm ra quảng cáo mà bán ngay trên thị trường thì người tiêu dùng có biết tới thương hiệu tên là bitis không. Vì vậy, thương hiệu cũng không hoàn toàn là nhãn hiệu đã được bảo hộ. Thương hiệu là dành cho doanh nghiệp còn nhãn hiệu là cho sản phẩm. Đây cũng là một quan điểm khá được nhiều ngươi công nhận. Nhưng một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì như dịch vụ ngân hàng của ngân hàng AGRIBANK thì thực sự nhãn hiệu của sản phẩm là không rõ ràng. Cũng có nhiều doanh nhiệp bán lẻ như Wallmark lại biết đến với thương hiệu bán lẻ rất lớn và danh tiếng tại Mỹ nhưng họ không có một sản phẩm nào cả, họ chỉ phân phói hàng hóa mà thôi. Hoặc một số hãng chỉ sản xuất và bán một sản phẩm thì làm sao để phân biệt được thương hiệu khi nhãn hiệu của họ và tên thương hiệu là một và không thể phân biệt được đâu là nhãn hiệu hoặc đâu là thương hiệu như là các hãng máy tính lớn như dell, chỉ in logo là dell trên các sản phẩm và sản phẩm của công ty không có nhãn hiệu cho riêng từng sản phẩm. Một số người khác lại cho rằng thương hiệu là gộp chung của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất sư. Nhưng Honda trên thương hiệu này cũng không có chỉ dẫn địa lỹ, xuất sứ, mà Honda là tên người sáng lập ra tập đoàn lớn này, Sôchirô Honda. Tên thương mại lại gồm tên riêng, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh. Đa phần thương hiệu lại không gồm những yếu tố này, ta có thể kể ra rất nhiều như OMO, P&G, P&J, GM General Motor), GE(General Electric) .v.v.v. Thương hiệu luôn tồn tại trong tâm trí của khách hàng, luôn được khách hàng biết đến dù chỉ là nghe thấy tên nhãn hiệu, nhìn thấy biểu tượng của doanh nghiệp, nghe thấy một câu khẩu hiệu quen thuộc…. Vì vậy, ta có thể có một định nghĩa chung cho thương hiệu như sau: Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biết sản phẩm, doanh nghiệp, là hình tượng về sản phẩm trong tâm trí công chúng. 1.1.2 Các bộ phận cơ bản của thương hiệu Biểu tượng (Logo): là hình thức biểu hiện đặc điểm của thương hiệu. Là mcacsh hình tượng hóa thương hiệu được gắn với một phong cách sống hoặc một con người Dáng cá biệt: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Biểu trưng: là một đại diện của một thương hiệu được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật đồ họa, nhân vật, âm thanh để tạo ra một hình tượng đại diện cho thương hiệu. Có thể được tạo ra bằng cách cách điệu tên, tạo ra biểu tượng đồ họa, hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên. Khẩu hiệu là một câu văn hoặc đoạn văn nhằm truyền tải một thông điệp nào đó tới người tiêu dùng Nhạc hiệu là các đoạn nhạc được sáng tác và phát kèm các chương trình quản cáo, tạo ra thông điệp về âm thanh cho thương hiệu. Tên thương hiệu: là phần đọc lên được của thương hiệu. Tên thương hiệu thường được cấu tạo bởi ngôn ngữ nê có khả năng truyền tải nhan và mạnh nhất. Sự cá biệt của bao bì là sự khác biệt về màu sắc, thẩm mỹ và trang trí trên bao bì, gợi nên sự ấn tượng về sản phẩm cho doanh nghiệp. 1.2 Quảng bá thương hiệu 1.2.1 Vai trò, chức năng của quảng bá thương hiệu Để hiểu rõ được vai trò chức năng của thương hiệu chúng ta hãy trả lời ba câu hỏi: (1) thương hiệu được tạo ra để làm gì? (2) thương hiệu về bản chất là gì? Và (3) điều gì sẽ xảy ra nếu thương hiệu không được quảng bá? Trả lời cho câu hỏi thứ nhất: thương hiệu là tất cả sự cảm nhận của người tiêu dùng hay khách hàng mục tiêu về sản phẩm hay doanh nghiệp. Đối với khách hàng, thương hiệu đại diện cho một sự cuốn hút, tổng thể giá trị hay những thuộc tính giúp cho người tiêu dùng nhận thức và phân biệt đối với sản phẩm khác. Như vậy, một thương hiệu sẽ lớn hơn một sản phẩm rất nhiều. Sản phẩm chỉ có thể trở thành thương hiệu khi nó là biểu tượng của các yếu tố hữu hình, vô hình và tâm lý của sản phẩm và doanh nghiệp. Nói cách khác, thương hiệu chỉ tồn tại khi và chỉ khi được người tiêu dùng xác nhận. Như vậy cũng từ đây các ý nghĩa và chức năng của thương hiệu được hình thành để đảm bảo cho các nhu cầu bên trong trao đổi. Trả lời cho câu hỏi thứ hai: dựa vào câu trên thì thương hiệu là sự hợp nhất của các biểu hiện ( ký hiệu, biểu tượng, hình ảnh, chữ viết, âm thanh… ) và các ý nghĩa được biểu hiện ( thuộc tính, lợi ích, giá trị, phong cách ) để người tạo ra hay có nó sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, ít nhất là để tạo sự khác biệt trong trao đổi. Nói như thế thương hiệu cũng là một thể loại ngôn ngữ thong điệp để con người hiểu biết và giao tiếp với nhau. Trả lời câu hỏi thứ ba: dựa vào sự kết hợp của 2 câu trên: nếu thương hiệu không được quảng bá để được biết đến thì nó không thực hiện được các chức năng của mình theo lý do mà nó được tạo ra giống như một con thuyền trên mặt đất sẽ không tạo ra được sức mạnh và tác dụng có nghĩa nó trở nên 1 vật vô tác dụng và sẽ không ai tạo ra nó để làm gì. Tóm lại, quảng bá thương hiệu là để xây dựng, tạo nên sức mạng cho thương hiệu, sức mạng từ thực hiện tốt các chức năng và sức mạng từ nhận biết trong khách hàng và công chúng về sản phẩm thông qua thương hiệu. Quảng bá thương hiệu để giúp sản phẩm và dịch vụ đến gần hơn với khách hàng là một việc quan trọng và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, làm sao chọn được hình thức quảng bá thương hiệu phù hợp không phải là một việc đơn giản. 1.2.2 Các hình thức của quảng bá thương hiệu Với mục tiêu chung là làm sao đưa được thương hiệu vào tâm trí khách hàng nhiều doanh nghiệp đã chọn nhiều hình thức quảng bá thương hiệu và không thể phủ nhận nhũng nét tương đồng và khác biệt của các hình thức này: Hoạt động PR. PR giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. Ví dụ như tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ “Bé Huggies năng động” hoặc Unilever vận động chương trình “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO” cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng. Hơn nữa, thông điệp PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương tiện trung gian hoặc các bài viết trên báo, vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú nên dễ gây cảm tình và dễ được công chúng chấp nhận. PR là phương cách tốt nhất để chuẩn bị và tạo dư luận tốt. Quảng cáo không làm được việc này. Marketing cũng vậy. PR làm rất tốt công việc này. PR giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại. Giữa hoạt động PR và quảng cáo, phương pháp nào hiệu quả hơn – lựa chọn một mẫu quảng cáo về sản phẩm mới của một công ty hay một bài báo hay viết về sản phẩm của công ty? Quảng cáo dễ gây ấn tượng nhưng không dễ dàng thuyết phục công chúng tin. Chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí cho một thông báo đương nhiên mẫu thông báo sẽ có một lượng công chúng rộng rãi hơn. PR giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực tài giỏi. Thông thường người lao động thích được làm việc cho những công ty nổi tiếng vì họ tin tưởng công ty đó rất vững chắc, và họ có thể có nhiều cơ hội để thăng tiến. Quảng cáo thương hiệu (brand advertising) Quảng cáo xây dựng thương hiệu nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhận biết về một thương hiệu về lâu dài. Nội dung quảng cáo này thường rất đơn giản vì chỉ nhấn mạnh vào thương hiệu là chính. Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về thương hiệu của tổ chức. Khuyến mãi nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu. Khuyến mãi hàng hóa là một trong những hình thức marketing của các doanh nghiệp nhằm kích cầu, thu hút khách hàng, tăng lượng hàng tiêu thụ, qua đó tăng doanh thu. Việc tăng doanh thu thông qua khuyến mãi thực ra là việc thu lợi nhuận ít từ nhiều hàng bán được. Do đó về tổng thể doanh thu vẫn sẽ cao. Người bán chấp nhận việc giá hàng rẻ, song bán được nhiều, hơn là giá hàng đắt, bán có lãi nhiều nhưng bán được ít. Ngoài ra việc khuyến mãi hàng hóa còn giúp các doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu của mình đến với người dùng. II Vận dụng PR trong quảng bá thương hiệu 2.1 Khái niệm PR Tìm hiểu một định nghĩa đầy đủ về PR (Public Relation) trong bối cảnh hiện nay là điều khá khó khăn vì theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay có đến khoảng gần 500 định nghĩa khác nhau về PR có nơi lại gọi là PA (Public Affair) Theo Tổ chức Nghiên cứu và Đào tạo PR Mỹ (Foundation of PR Research and Education) có định nghĩa PR được tổng hợp từ 472 định nghĩa khác nhau: “PR là một chức năng quản lý giúp thiết lập và duy trì các kênh truyền thông, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác lẫn nhau giữa một tổ chức với các nhóm công chúng có liên quan. PR bao gồm việc quản lý sự việc và vấn đề; giúp thông tin cho ban lãnh đạo để đáp ứng kịp thời trước ý kiến công chúng; xác định và nhấn mạnh trách nhiệm của ban lãnh đạo là phục vụ quyền lợi của các nhóm công chúng. PR giúp ban lãnh đạo bắt kịp và vận dụng hiệu quả các thay đổi, hoạt động như một hệ thống dự báo để tiên đón các xu hướng; sử dụng việc nghiên cứu và những kỹ thuật truyền thông hợp lý và có đạo đức làm công cụ chính.” Ở Việt Nam, PR được hiểu như một nối kết với truyền thông trong việc quảng bá hoạt động kinh doanh và giới thiệu sản phẩm, con đường nhanh và hiệu quả nhất trong kinh doanh hiện đại. Thay cho các hoạt động đăng quảng cáo cổ điển, các công ty PR tạo ra các hoạt động dễ gây chú ý đến hệ thống truyền thông và lồng vào đó các sản phẩm của mình. Hiệu ứng của nó trong giới tiêu dùng được xem là hiệu ứng cấp hai đối với hệ thần kinh tâm lý, khác hoàn toàn với thủ pháp “nhắc đi nhắc lại” trên các trang báo hay chương trình quảng cáo, tiếp thị tẻ nhạt, kích thích chủ yếu hệ thần kinh tâm lý quán tính. Hơn thế nữa PR còn là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân. Những người muốn tạo ra một tầm ảnh hưởng nhất định của mình đối với những đối tượng nhất định. Tuỳ vào mục đích của mình và đối tượng mà mình muốn tác động, các tổ chức hoặc cá nhân này sẽ có những cách thức và hình thức tiếp cận khác nhau: có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do các tổ chức hoạt động nhằm mục đích xã hội tổ chức nhằm tạo ra hình ảnh một tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm với công đồng; hoặc cũng có thể tham gia dưới hình thức một nhà tài trợ mạnh tay luôn thấy xuất hình ảnh trong các chương trình có quy mô lớn như các cuộc thi hoa hậu, các hội chợ triển lãm tầm cỡ... Tất cả những hình thức đó nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, nổi bất và rộng khắp về bản thân tổ chức hoặc cá nhân với mong muốn thông qua những hình ảnh được đánh bóng đó, công chúng sẽ trở nên gần gũi và dành nhiều thiện cảm, quan tâm hơn tới họ. Như vậy ta có thể tổng quát về quan hệ công chúng như sau: “Quan hệ công chúng là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông hai chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và “công chúng” của họ”. 2.2 Các bộ phận cấu thành của hoạt động PR Tư vấn xây dựng chiến lược tổng thể bao gồm: Tính chất của sản phẩm Mục tiêu của công ty. Đối tượng của sản phẩm. Các đặc thù tâm lý, văn hoá chính trị, kinh tế pháp lý của địa phương. Các thế lực có ảnh hưởng tới lĩnh vực hoạt động của sản phẩm/ công ty Quan hệ báo chí bao gồm: Tồ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí. Tổ chức các buổi briefing ngắn thông tin cập nhật cho các nhà báo. Tạo điều kiện thu xếp các buổi phỏng vấn, phóng sự đặc biệt. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động này là sự tin cậy lẫn nhau và thông tin hai chiều giữa cán bộ PR và nhà báo. Cán bộ PR phải làm sao để nhà báo thấy có lợi về mặt thông tin khi làm việc với công ty PR. Thông tin không chính xác từ phía công ty gây nghi ngờ và mất lòng tin của nhà báo và theo đó là của độc giả. Ngược lại, thông tin không chính xác của nhà báo hiển nhiên sẽ làm thiệt hại uy tín và thậm chí ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty. Cần lưu ý là quan hệ báo chí phải được xây dựng trong một thời gian dài, không phải chỉ trong những dịp cần đưa thông tin của công ty lên các phương tiện thông tin. Tổ chức các sự kiện bao gồm (nhưng không chỉ hạn chế là) các lễ khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm… Đối phó với các rủi ro: Như tai nạn, khiếu nại của khách hàng, tranh chấp, hiều lầm. Nhiều công ty, nhất là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm hoặc rủi ro cao như thuốc lá, dược phẩm, hàng không, y tế, dầu khí…thường rất chú trọng đến lĩnh vực này và có hệ thống đối phó riêng được luyện tập thường xuyên để nếu rủi ro xảy ra có thể đối phó một cách tỉnh táo và chính xác. Các hoạt động tài trợ cộng đồng Tài trợ từ thiện (ủng hộ chống bão lụt, học bổng cho học sinh nghèo…) Tài trợ thương mại (các chương trình TV, ca nhạc thể thao gắn với tên sản phẩm). Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng:Hội nghị khách hàng, chương trình huấn luyện cách sử dụng, thư viết trực tiếp đến khách hàng, triển lãm, roadshow. Quan hệ PR đối nội: Hội nghị nhân viên, ngày truyền thống của công ty, bình chọn nhân viên xuất sắc nhất của tháng, của năm. Những hoạt động này nhằm nâng cao sự tự hào, gắn bó và lòng trung thành của nhân viên với công ty. Tư vấn cho các nhân viên trong công ty trong các lĩnh vực: Giao tế (lễ tân), phát ngôn (với báo chí với công chúng, với khách hàng và với cơ quan nhà nước). 2.3 Các trường hợp sử dụng PR 2.3.1 Tung ra sản phẩm mới Để sử dụng PR như một trong những công cụ tung sản phẩm mới, cần có sự tinh tế và kiên trì. Bằng một việc đơn giản là thông báo cho các cơ quan truyền thông thông tin về  sản phẩm mới, nhà sản xuất đã tạo ra được sự nhận biết và công nhận đối với sản phẩm. Và nếu thông tin đó được xuất bản, nhà sản xuất sẽ có được những lợi ích nhất định. Nếu muốn sử dụng mối quan hệ truyền thông như một công cụ nhằm giới thiệu sản phẩm mới, bạn cần phải nêu ra được khía cạnh nào của sản phẩm “đáng được đưa tin”, chuẩn bị các công cụ truyền thông phù hợp và triển khai các kế hoạch quan hệ với giới truyền thông nhằm mục đích đưa thông tin của bạn xuất hiện trên cả báo in lẫn báo mạng.  2.3.2 Làm mới sản phẩm cũ  Không chỉ đối với sản phẩm mới, PR còn rất có hiệu quả đối với sản phẩm cũ. Có những sản phẩm với tính năng cũng như chất lượng vẫn tốt nhưng lại bị lãng quên nhanh chóng bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cũng như sự phát triển của những sản phẩm thay thế. Để khắc phục được tình trạng đó, các doanh nghiệp có thể áp dụng quan hệ công chúng để sản phẩm của mình được xuất hiện nhiều trên thị trường và được nhiều người biết đến  2.3.3 Nâng cao uy tín  Hoạt động PR nhằm làm cho khách hàng hiểu rõ tôn chỉ và các giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, củng cố niềm tin khách hàng, giúp doanh nghiệp xử lý khi gặp khủng hoảng. Đặc biệt, nếu biết cách khai thác đúng thời điểm thì trong một số tình huống hoạt động PR sẽ góp phần xây dựng hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đối với công chúng đạt hiệu quả cao Rõ ràng hoạt động PR để xây dựng hình ảnh của công ty và thương hiệu cho sản phẩm không mang tính nhất thời, bột phát, mà mang tính nhất quán lâu dài. Bởi phải xây dựng và gìn giữ hình ảnh của thương hiệu thì mới tranh thủ được lòng tin của công chúng. Một trong những nguyên tắc cơ bản của PR là phải thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, khách hàng và cộng đồng. 2.3.4 Doanh nghiệp có ngân sách hạn chế  Đối với các công ty nhỏ không có ngân quỹ tiếp thị dư giả, thì việc thực hiện những chiến dịch PR luôn là phương thức hiệu quả cả về mặt tài chính lẫn việc khai phá thị trường cũng như việc quảng bá thương hiệu của công ty. Việc liên hệ với những công ty PR lớn là hoàn toàn không cần thiết vì cách làm đó sẽ khiến bạn mất đi một khoản chi phí kha khá. Hãy bắt đầu một chiến dịch PR theo kiểu du kích (guerrilla PR), xây dựng danh sách các phương tiện truyền thông hữu ích, quan tâm tới các phương tiện truyền thông chuyên ngành, cấu trúc thích hợp của các thông tin quảng bá về công ty. Đó là những phướng pháp các công ty nhỏ nên thực hiện để nâng cao sự hiểu biết của khách hàng đến công ty. 2.3.5 Doanh nghiệp gặp khủng hoảng Khủng hoảng có thể làm thị phần sút giảm, uy tín doanh nghiệp bỗng chốc tiêu tan, thương hiệu bao năm xây dựng một phút bị cộng đồng quay lưng. Một lời khuyên vàng của các nhà tiếp thị chuyên nghiệp là: Ở đâu có khủng hoảng, ở đó phải có PR”. PR được xem là một công cụ hiệu quả để xử lý khủng hoảng. Theo các chuyên gia PR, muốn giải quyết khủng hoảng bằng công cụ PR, doanh nghiệp phải lưu ý 3 yếu tố quan trọng nhất: không che giấu sự thật mà phải tích cực giải quyết thấu đáo; tìm kiếm nhân vật uy tín để chữa khủng hoảng và kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận PR doanh nghiệp với công ty tư vấn PR để có giải pháp tháo gỡ tình hình nhanh nhất. 2.4 Vai trò và lợi ích của PR trong quảng bá thương hiệu Với cá nhân: tạo dựng, củng cố và phát triển hình ảnh, uy tín, ảnh hưởn
Tài liệu liên quan