Đề tài Văn hóa gia đình

Trong xã hội cũng như trong gia đình văn hóa ứng xử đã trở thành một vấn đề lớn để bàn luận, nhất là việc ứng xử đối đáp của mọi người trong gia đình. Ngày nay, khi mô hình gia đình ngày càng có xu hướng hạt nhân hóa mạnh thì các thành viên trong gia đình sẽ được tự do hơn theo cả nghĩa chủ quan lẫn khách quan, nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó thì đã có không ít những vấn đề tiêu cực xảy ra, và diễn biến này càng ngày càng xấu đi .như cách xưng hô,ứng xử của con cháu trong nhà, cách đối xử với ba mẹ mình và hàng nghìn vấn đề nảy sình khi tôi làm đề tài này Phải chăng chúng ta đang tự đánh mất đi nền văn hóa tốt đẹp đã có từ bao đời nay? Chúng ta cầm phải dành chút thời gian để suy ngẫm lại những gì chúng ta đã, đang và sẽ làm

doc7 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3723 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Văn hóa gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội cũng như trong gia đình văn hóa ứng xử đã trở thành một vấn đề lớn để bàn luận, nhất là việc ứng xử đối đáp của mọi người trong gia đình. Ngày nay, khi mô hình gia đình ngày càng có xu hướng hạt nhân hóa mạnh thì các thành viên trong gia đình sẽ được tự do hơn theo cả nghĩa chủ quan lẫn khách quan, nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó thì đã có không ít những vấn đề tiêu cực xảy ra, và diễn biến này càng ngày càng xấu đi….như cách xưng hô,ứng xử của con cháu trong nhà, cách đối xử với ba mẹ mình…và hàng nghìn vấn đề nảy sình khi tôi làm đề tài này…Phải chăng chúng ta đang tự đánh mất đi nền văn hóa tốt đẹp đã có từ bao đời nay? Chúng ta cầm phải dành chút thời gian để suy ngẫm lại những gì chúng ta đã, đang và sẽ làm…… 1) Một vài nét về văn hóa và văn hóa Việt Nam 1.1) Văn hóa là gì? Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa. Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng . Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh...Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận...Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người . Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên. 1.2) Một vài nét về văn hóa Việt Nam Văn hóa Việt Nam, hay nói riêng là văn hóa của dân tộc Kinh mà đã có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù như vậy, nhưng qua ảnh hưởng lớn của Trung Hoa, văn hóa Việt Nam đã lập ra rất nhiều đặc điểm khá giống với những dân tộc của các nước Đông Á, và khác những nước ở khu Thái Bình Dương (như là Campuchia, Lào và Thái Lan) mà đã chịu một phần lớn ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Nhưng tuy là ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của một nước ngoài trên nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân tộc Kinh đã vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống của người Việt. Có nhiều nhà viết sử cho rằng là trước khi ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, Văn hóa Đông Sơn có gốc ở miền bắc Việt Nam (mà cũng đã phát triển mạnh ở những nước khác ở khu Thái Bình Dương) là phần đầu của lịch sử Việt Nam. Có thể nói chung văn hóa của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa, văn hóa của người Việt còn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương tây và có các văn hóa riêng biệt của một bộ phận dân tộc thiểu số tại Việt Nam 2)Thực trạng đáng buồn trong ở các gia đình + Cách xưng hô Cách xưng hô trong một số gia đình hiện nay thường không thống nhất, đôi khi tuỳ tiện, thiếu chuẩn mực. Điều tưởng như nhỏ ấy lại là một trong những nguyên nhân làm cho quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu bền vững. Hậu quả tất yếu xảy ra sau đó là các quan hệ gia đình bị phá vỡ và các hậu quả xấu thì hết sức khó lường. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, quan hệ xưng hô là một trong những nét đặc trưng, không kể đó là miền Bắc, miền Trung hay miền Nam, miền xuôi hay miền ngược. Các thế hệ sống chung dưới một mái nhà với các mối quan hệ như: ông bà - cha mẹ ; ông bà - cháu; cha mẹ - con cái; anh chị em với nhau... với cách xưng hô tương ứng đã tạo nên một lối hành xử bất thành văn nhưng được đảm bảo thực hiện bằng bổn phận và trách nhiệm. Đây được xem là “luật pháp” của gia đình mà ta thường gọi là gia pháp, gia phong hay gia giáo. Truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “trên kính dưới nhường”, “gọi dạ bảo vâng”, qua những cách xưng hô thể hiện tính trật tự, văn hoá và điều đó tạo nên sự bền vững trong cơ cấu của gia đình. Đất nước có luật pháp, gia đình có gia pháp, có như vậy mới giữ được nếp nhà, truyền thống đạo lý của dân tộc, ổn định xã hội, đất nước  Ngày nay, khi mà mô hình gia đình ngày càng có xu hướng hạt nhân hoá mạnh, thì cơ cấu gia đình cũng có sự thay đổi nhanh chóng và theo đó là quan hệ trong gia đình cũng thay đổi. Gia đình hạt nhân với cơ cấu có hai thế hệ là vợ chồng và con, đã tỏ ra thích nghi với xu thế xã hội mới, các thành viên ít chịu sự “giám sát” lẫn nhau, mặt khác sự năng động để thích nghi với môi trường xã hội luôn tạo cho các thành viên sự tự do theo cả nghĩa chủ quan và khách quan. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của mô hình gia đình hạt nhân, đã bộc lộ những nét khiếm khuyết. Một trong các mặt hạn chế đó là quan hệ xưng hô giữa các thành viên với nhau đã “có vấn đề”, chính điều này đã tạo ra sự lỏng lẻo trong quan hệ gia đình. Trong quan hệ vợ chồng đã có sự thay đổi trong động từ nhân xưng một cách phong phú và đa dạng hơn, đôi khi còn mang tính tuỳ tiện, thiếu chuẩn mực. Tôi đã chứng kiến hai vợ chồng hàng xóm nọ, sau một hồi khẩu chiến đã lôi ra hết các “mỹ từ” trút lên nhau, điều nguy hiểm là họ đã công khai chỉ trích nhau ngay trước mặt đứa bé, họ đâu nghĩ rằng những từ ngữ đó sẽ in đậm trong đầu óc đứa bé sau này. Trong quan hệ vợ chồng đã vậy, quan hệ cha mẹ - con cái, anh em còn phức tạp hơn, họ gọi nhau là “mày, tao; đồ này, đồ nọ...”, chính những ngôn từ đó đã làm cho đứa trẻ khi ra ngoài xã hội, khi ứng xử đã trở nên thiếu tính mềm mỏng, thô lỗ, cục cằn và chống đối. Chúng ta không hoàn toàn bi quan khi đề cập đến vấn đề này, nhưng rõ ràng nếu thiếu tế nhị trong giao tiếp, xưng hô trong gia đình, thì từ các vấn đề tưởng như vô hại ấy sẽ trở thành một tiền lệ gây tác hại không nhỏ trong đời sống gia đình xã hội, nhất là thế hệ trẻ sau này. +Cách đối xử Không ai phủ nhận được những điều tốt đẹp do quá trình công nghiệp hóa mang lại, nó đem lại sự giàu có phồn vinh cho đất nước, làm cho nước ta một nước ngày càng tốt đẹp, nhưng trong cái tốt lại có không ít những mặt xấu .Việc con người phải đi làm từ sáng đến tối mịt mới về là lẽ thường tình, cũng chính từ vấn đề này nó đã gây nên tình trạng căng thẳng (stress) mất tự chủ đối với nhiều người, nhiều tầng lớp, cấp bậc,.. Vì lẽ đó mà chúng ta ngày càng đánh mất đi tính hiền hòa, nhân hậu của con người Việt Nam mà thay vào đó là tính cộc cằn , khó chịu Và điều tôi muốn nói đến đây là việc con cái cãi lời, ngược đãi cha mẹ. Cách đối xử này thiệt là trái với lẽ trời và nhất là với người Việt Nam chúng ta thì điều đó là điều cấm kỵ….những người như vậy là cặn bã của xã hội, đáng bị chỉ trách. Họ không biết mẹ mình phải mang nặng đẻ đau, 9 tháng 10 ngày mới sinh ra, nuôi dạy ta khôn lớn không phải một hai ngày mà là gần cả cuộc đời họ…Vậy mà đến lúc họ già, không thể làm việc được thi ta lại ngược đãi, đã vậy còn đành, ta lại cho họ vào trại dưỡng lão, vậy chúng ta hay nghĩ lại xem..tình cảm của con người đâu hết rồi? Nói đến văn hóa gia đình thì không phải chúng ta chỉ nhắc đến con cháu trong gia đình. Cũng có rât nhiều cảnh bạo lực gia đình mà người chồng chính là thủ phạm, hết đánh vợ thì sang đánh con. Họ coi vợ con mình như cỏ rác, la mắng như súc vật. Mà còn có nhiều chuyện còn hơn thế nữa, người vợ bị đánh đến độ sợ quá không dám đi kêu cứu, cứ thế ở nhà ngày qua ngày mà nghe đánh đập chửi rủa như câu chuyện ………. Đó là tất cả những hình ảnh xấu về cách đối xử của mọi người trong gia đình. Tìm hiểu xem xét kỹ mới hiểu và thấu đáo được nhiều điều trong văn hóa gia đình. 3) Nguyên nhân và giải pháp Theo những hình ảnh trên thì chúng ta hiểu được một chút về nguyên nhân tại sao xảy ra nhiều vấn đề trong văn hóa gia đình. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đây tôi chỉ đề cấp đến những nguyên nhân và biện pháp chủ yếu: Thứ nhất, là như đã nói ở trên do vấn đề về mô hình gia đình càng ngày càng hạt nhân hóa, chỉ có 2 thế hệ bố mẹ- con, mà trong thời đại ngày nay bố mẹ đâu có thời gian rảnh mà ngồi chơi với con, dạy con học, và bên cạnh đó là dạy con cách sống, cách xử sự đối với mọi nguòi. Vì không có thời gian nên họ phải gửi con đi nhà trẻ, không gửi thì họ để con ở nhà một mình. Như một gia đình nhiều thế hệ thì có ông bà ở nhà chăm cháu, cháu sẽ cảm thấy có được tình thương yêu của mọi người, nó sẽ không tủi thân mà cời mở, hoạt bát. Thứ hai là việc con cái được nuông chiều, muốn gì là được nấy, càng ngày nó sẽ càng sình ra nhiều thói hư tật xấu. Thêm vào đó, là hiện nay con em chúng ta bị ảnh hưởng nhiều những bộ phim của phương tây, nên bọn chúng ai cũng muốn được lêu lỏng, muốn làm gì thì làm, không có bị quản lý chặt chẽ như ở đây. Nhưng “biết một mà không biết mười”, chúng đâu co biết rằng ở đó họ được dạy dỗ, đào tạo từ nhỏ, nên cái tính tự lập cao, và chúng biết phải làm gì? Làm như thế nào?....con mình thì hoàn toàn không. Chính vì thế mà chúng ta cần phải dạy con cái từ nhỏ,không nuông chiều, và nhất là phải có những buổi nói chuyện với bé, để biết được bé cần gì và nghĩ gì… Kết luận Văn hóa gia đình là một cái gì đó trừu tượng mà cụ thể là cách ứng xử đối đáp của mọi người đối với nhau. Qua bài viết trên chúng ta đã thấy được nhiều mặt về cách đối xử đó. Như vậy chúng ta rút ra được cái gì cho bản thân mình, đó chính là câu hỏi lớn cho sình viên chúng ta? Đối xử tốt với mọi người trong nhà, làm cho gia đình êm ấm thì chúng ta cũng góp phần nào xây dựng đất nước ta trở nên hòa bình hạnh phúc.
Tài liệu liên quan