Thành phố Đà Lạt từnhững ngày đầu mới hình thành đã được quy hoạch trở
thành “thành phốnghỉmát trên cao”. Đến nay đã hơn trăm năm hình thành và phát
triển, trong những đồán xây dựng tổng thể, Đà Lạt luôn được quy hoạch đểphát
triển thành một trung tâm du lịch nghỉdưỡng của vùng, cảnước và quốc tế.
Với ưu thếvềcảnh quan thiên nhiên, khí hậu, thổnhưỡng, con người hiền
hậu, mến khách, Đà Lạt đã trởthành một thương hiệu du lịch nổi tiếng trong và
ngoài nước. Có thểnói, chính phong cách hiền hòa, thanh lịch, mến khách trong
giao tiếp của người dân Đà Lạt nói chung và những người làm du lịch nói riêng đã
một phần làm nên thương hiệu du lịch Đà Lạt. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, du lịch Đà Lạt phát triển nhưng không theo quy hoạch cụthể, du lịch chỉdựa
vào khai thác tài nguyên có sẵn mà ít có sự đầu tư, nâng cấp. Do đó, sựxuống cấp
của các tài nguyên du lịch là điều không thểtránh khỏi, trong đó có nét đẹp vềvăn
hóa giao tiếp trong du lịch Đà Lạt.
Hoạt động du lịch thường diễn ra quá trình tiếp xúc, giao tiếp giữa người với
người, cụthểlà sựgiao tiếp giữa nhân viên du lịch với du khách. Đồng thời, đặc
trưng của các sản phẩm, dịch vụdu lịch là vừa chứa các yếu tốvật chất vừa chứa
các yếu tốvềtinh thần. Sản phẩm, dịch vụdu lịch trọn vẹn phải đem lại cho khách
hàng sựhài lòng vềcảhai yếu tốnày. Sản phẩm, dịch vụdu lịch còn có thểcó
những khiếm khuyết, chưa hoàn hảo nhưng sẽ được bù đắp phần nào bởi những nụ
cười thân thiện, thái độân cần, niềm nở, lịch sự của nhân viên.
Văn hóa giao tiếp có tác động tích cực đến việc gìn giữmối quan hệvới
khách hàng cũvà tạo dựng quan hệvới khách hàng mới. Những mối quan hệbền
vững với khách hàng là nguồn lợi nhuận ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp, ngay
cảkhi doanh nghiệp gặp khó khăn. Tuy vậy, trên thực tế, các doanh nghiệp du lịch
thường chỉchú ý đầu tưvào cơsởvật chất mà bỏqua việc đầu tưvào văn hóa giao
tiếp với du khách.
2
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu chú ý đến việc xây
dựng văn hóa doanh nghiệp cho mình vì nó tạo nên những dấu ấn riêng đểkhách
hàng có thểnhận ra doanh nghiệp trong hàng ngàn doanh nghiệp khác. Có nhiều
yếu tốtạo nên văn hóa doanh nghiệp, trong đó văn hóa giao tiếp là một bộphận
không thểthiếu và là những biểu hiện đầu tiên của văn hóa doanh nghiệp. Nhất là
đối với các doanh nghiệp du lịch, văn hóa giao tiếp thật sựrất quan trọng vì hoạt
động giao tiếp diễn ra thường xuyên trong đời sống kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc nghiên cứu, ứng dụng văn hóa giao tiếp vào trong hoạt động
thực tiễn, đưa ra những giải pháp đểphát huy tính tích cực của văn hóa giao tiếp là
điều hết sức cần thiết và là một bộphận quan trọng để đảm bảo sựphát triển bền
vững, lâu dài của các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt
66 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hóa giao tiếp với du khách tại các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Đà Lạt từ những ngày đầu mới hình thành đã được quy hoạch trở
thành “thành phố nghỉ mát trên cao”. Đến nay đã hơn trăm năm hình thành và phát
triển, trong những đồ án xây dựng tổng thể, Đà Lạt luôn được quy hoạch để phát
triển thành một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của vùng, cả nước và quốc tế.
Với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, con người hiền
hậu, mến khách, Đà Lạt đã trở thành một thương hiệu du lịch nổi tiếng trong và
ngoài nước. Có thể nói, chính phong cách hiền hòa, thanh lịch, mến khách trong
giao tiếp của người dân Đà Lạt nói chung và những người làm du lịch nói riêng đã
một phần làm nên thương hiệu du lịch Đà Lạt. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, du lịch Đà Lạt phát triển nhưng không theo quy hoạch cụ thể, du lịch chỉ dựa
vào khai thác tài nguyên có sẵn mà ít có sự đầu tư, nâng cấp. Do đó, sự xuống cấp
của các tài nguyên du lịch là điều không thể tránh khỏi, trong đó có nét đẹp về văn
hóa giao tiếp trong du lịch Đà Lạt.
Hoạt động du lịch thường diễn ra quá trình tiếp xúc, giao tiếp giữa người với
người, cụ thể là sự giao tiếp giữa nhân viên du lịch với du khách. Đồng thời, đặc
trưng của các sản phẩm, dịch vụ du lịch là vừa chứa các yếu tố vật chất vừa chứa
các yếu tố về tinh thần. Sản phẩm, dịch vụ du lịch trọn vẹn phải đem lại cho khách
hàng sự hài lòng về cả hai yếu tố này. Sản phẩm, dịch vụ du lịch còn có thể có
những khiếm khuyết, chưa hoàn hảo nhưng sẽ được bù đắp phần nào bởi những nụ
cười thân thiện, thái độ ân cần, niềm nở, lịch sự… của nhân viên.
Văn hóa giao tiếp có tác động tích cực đến việc gìn giữ mối quan hệ với
khách hàng cũ và tạo dựng quan hệ với khách hàng mới. Những mối quan hệ bền
vững với khách hàng là nguồn lợi nhuận ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp, ngay
cả khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Tuy vậy, trên thực tế, các doanh nghiệp du lịch
thường chỉ chú ý đầu tư vào cơ sở vật chất mà bỏ qua việc đầu tư vào văn hóa giao
tiếp với du khách.
2
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu chú ý đến việc xây
dựng văn hóa doanh nghiệp cho mình vì nó tạo nên những dấu ấn riêng để khách
hàng có thể nhận ra doanh nghiệp trong hàng ngàn doanh nghiệp khác. Có nhiều
yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp, trong đó văn hóa giao tiếp là một bộ phận
không thể thiếu và là những biểu hiện đầu tiên của văn hóa doanh nghiệp. Nhất là
đối với các doanh nghiệp du lịch, văn hóa giao tiếp thật sự rất quan trọng vì hoạt
động giao tiếp diễn ra thường xuyên trong đời sống kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc nghiên cứu, ứng dụng văn hóa giao tiếp vào trong hoạt động
thực tiễn, đưa ra những giải pháp để phát huy tính tích cực của văn hóa giao tiếp là
điều hết sức cần thiết và là một bộ phận quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền
vững, lâu dài của các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa giao tiếp với du khách trong ngành du
lịch.
Phân tích thực trạng văn hóa giao tiếp tại các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt,
đánh giá của du khách về văn hóa giao tiếp. Trên cơ sở đó nhận định điểm mạnh,
điểm yếu trong văn hóa giao tiếp, đề xuất giải pháp cải thiện vấn đề văn hóa giao
tiếp với du khách tại các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng văn hóa giao tiếp với du khách tại các
doanh nghiệp du lịch Đà Lạt (các doanh nghiệp lữ hành – vận chuyển, các tổ chức
lưu trú, các cơ sở ăn uống, các khu, điểm du lịch); đánh giá của du khách về văn
hóa giao tiếp của các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt.
Phạm vi nghiên cứu: khảo sát trên phạm vi địa bàn thành phố Đà Lạt, trong
thời gian từ tháng 04/2009 đến tháng 07/2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành trao đổi trực tiếp với những người làm công tác quản lý, những
nhân viên thường xuyên phải giao tiếp với du khách của một số doanh nghiệp du
lịch Đà Lạt.
3
Thu thập thông tin từ du khách, xử lý thông tin để đưa ra những nhận định
phục vụ cho việc nghiên cứu.
Sử dụng số liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học “ Đẩy mạnh phát
triển nguồn nhân lực cho du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đảm bảo khả năng cạnh tranh
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, các báo cáo sơ kết, tổng kết ngành du lịch
của tỉnh Lâm Đồng và tham khảo các tài liệu hướng dẫn về văn hóa giao tiếp, ứng
xử.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thông qua đề tài, tác giả mong muốn các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt có cái
nhìn đầy đủ, tích cực hơn về văn hóa giao tiếp với du khách, từ đó có sự đầu tư
nghiêm túc về vấn đề này.
Bên cạnh đó, hình thành thói quen giao tiếp văn minh với du khách trong đội
ngũ nhân viên du lịch, những người kinh doanh du lịch tại Đà Lạt, lấy lại cái nhìn
thân thiện của du khách về một Đà Lạt “hiền hòa, thanh lịch, mến khách”.
7. Cấu trúc của luận văn
A. Phần mở đầu
B. Nội dung
- Chương I: Cơ sở lý luận về văn hóa giao tiếp với du khách
- Chương II: Thực trạng vấn đề văn hóa giao tiếp với du khách tại các doanh
nghiệp du lịch Đà Lạt.
_ Chương III: Các giải pháp cải thiện vấn đề văn hóa giao tiếp với du khách
tại các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt
C. Kết luận
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP VỚI DU
KHÁCH
1.1 GIAO TIẾP VÀ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
1.1.1 Khái niệm về giao tiếp và giao tiếp trong kinh doanh
Trong quá trình sống và làm việc hàng ngày, con người thường xuyên phải
giao tiếp và dành phần lớn thời gian của mình cho hoạt động giao tiếp. Giao tiếp là
hoạt động cần thiết nhằm giúp con người thoả mãn các nhu cầu về : trao đổi thông
tin, chia sẻ tình cảm, hợp tác, giúp đỡ,…
Có nhiều khái niệm được đưa ra để định nghĩa về giao tiếp, nhưng tựu trung
lại có thể nói “Giao tiếp là hành vi và quá trình, trong đó con người tiến hành trao
đổi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng
lẫn nhau”.
Hoạt động giao tiếp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nhưng đặc biệt được
coi trọng trong lĩnh vực kinh doanh, như học giả Mỹ Kinitxi đã nói: “Sự thành công
của một người chỉ có 15% dựa vào kỹ thuật chuyên môn, còn 85% phải dựa vào
những quan hệ giao tiếp và tài xử thế của người ấy”. Giao tiếp tốt không những đem
lại thành công trong sự nghiệp của một con người mà nó còn là một trong những
cách thức xây dựng hình ảnh doanh nghiệp hiệu quả nhất.
Hành vi giao tiếp trong kinh doanh cũng tương tự như hành vi giao tiếp trong
cuộc sống thường ngày nhưng nó được thực hiện trong môi trường kinh doanh:
“Giao tiếp trong kinh doanh chính là hoạt động xác lập và vận hành mối quan hệ
kinh tế, kinh doanh giữa các chủ thể nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định về
lợi ích kinh tế, kinh doanh”.
Như vậy, để đạt được các lợi ích về kinh tế, doanh nghiệp ngoài việc không
ngừng nâng cao chất lượng của dịch vụ, sản phẩm thì việc thiết lập và duy trì bền
vững mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, khách hàng, chính phủ, cộng đồng xã
hội,…thông qua hoạt động giao tiếp cũng vô cùng quan trọng.
5
1.1.2 Các hình thức giao tiếp đối với bên ngoài của doanh nghiệp
Đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn tồn tại hai hình
thức giao tiếp phổ biến: giao tiếp trong nội bộ và giao tiếp bên ngoài. Thông qua
giao tiếp nội bộ, các thành viên trong doanh nghiệp có điều kiện để trao đổi, chia sẻ
thông tin với nhau. Kênh giao tiếp bên ngoài giúp doanh nghiệp tiếp cận, thu thập
thông tin cần thiết đồng thời cung cấp những thông tin về doanh nghiệp cho các đối
tượng có nhu cầu.
Trong các ngành kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh du lịch, đối
tượng phục vụ chủ yếu là con người nên vấn đề giao tiếp bên ngoài đặc biệt được
chú trọng vì nó là yếu tố để thu hút và giữ chân khách hàng khi họ tìm đến doanh
nghiệp.
Giao tiếp bên ngoài của tổ chức truyền thông tin từ trong ra ngoài và từ
ngoài vào trong. Giao tiếp bên ngoài truyền đạt thông tin giữa tổ chức kinh doanh
và những thực thể mà nó tương tác: khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan chính phủ,
giới truyền thông,…
1.1.2.1 Giao tiếp không chính thức
Mặc dù giao tiếp bên ngoài đặc trưng là trang trọng nhưng nó cũng có thể
không trang trọng. Ví dụ: nhân viên công ty du lịch nói chuyện với những người
bạn của anh ta về các chương trình du lịch mà công ty của anh ta tổ chức.
Hình thức giao tiếp không chính thức giúp các thành viên trong tổ chức có
điều kiện tiếp nhận những thông tin để hiểu rõ hơn về tổ chức của mình. Ngược lại,
khi thành viên của tổ chức gởi thông điệp đi, các đối tác sẽ hình thành ấn tượng về
tổ chức dựa vào những biểu hiện như giọng nói, cử chỉ, vẻ bề ngoài.
1.1.2.2 Giao tiếp trang trọng
Một trong số các hoạt động giao tiếp trang trọng là tiếp thị (quảng cáo qua
đài, báo, truyền hình,…) và hoạt động đối ngoại (các chương trình vận động,
những sự kiện đặc biệt của công ty,…) nhằm phổ biến thông tin về doanh nghiệp
cho các tổ chức bên ngoài.
6
1.2 VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP VỚI
KHÁCH HÀNG
1.2.1 Văn hoá doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm
Khái niệm về văn hoá doanh nghiệp bắt đầu được chú ý sau sự thành công
rực rỡ của các công ty Nhật Bản vào đầu những năm 70. Đến thập kỷ 90 , người ta
bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về những nhân tố cấu thành cũng như những tác
động to lớn của văn hoá đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Đã có rất nhiều
khái niệm về văn hoá doanh nghiệp:
Ông Georges de Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và
nhỏ, đã đưa ra định nghĩa: “Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu
tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức
tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.
Tổ chức lao động quốc tế ILO định nghĩa: “Văn hoá doanh nghiệp là sự trộn
lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ
ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.
…
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đi trước, văn hoá doanh nghiệp được
định nghĩa như sau: “Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hoá
được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh
doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp”.
1.2.1.2 Các cấp độ của văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ khác nhau. Thuật ngữ
“cấp độ” chỉ mức độ cảm nhận được của các giá trị văn hoá trong doanh nghiệp hay
nói cách khác là tính hữu hình của các giá trị văn hoá đó.
Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh
nghiệp
Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe
và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hoá xa lạ như:
7
• Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm
• Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp
• Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
• Lễ nghi và lễ hội hằng năm
• Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp
• Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc,
hành vi ứng xử thường thấy của các thành viên và nhóm làm việc
trong doanh nghiệp
• Những câu chuyện và huyền thoại về tổ chức
• Hình thức mẫu mã sản phẩm
• Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên trong doanh
nghiệp
Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến
lược, mục tiêu, triết lý của doanh nghiệp)
“Những giá trị được tuyên bố” cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận
biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng
hướng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình
thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường
doanh nghiệp.
Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức,
suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh
nghiệp)
Trong bất kỳ cấp độ văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá doanh
nghiệp,…) cũng đều có quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong một thời
gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên trong nền văn hoá đó
và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.
8
1.2.2 Văn hoá giao tiếp với khách hàng
Dựa vào sự phân chia các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp, văn hóa giao
tiếp thuộc cấp độ thứ nhất của văn hóa doanh nghiệp và là những biểu hiện đầu tiên
của văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa giao tiếp là một phần của văn hóa doanh nghiệp, vì vậy, khái niệm
về văn hóa giao tiếp được xây dựng dựa trên khái niệm về văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa giao tiếp là những quy tắc, cách thức giao tiếp đẹp làm hài lòng đối
tượng giao tiếp mà chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo ra, tích lũy, sử dụng và biểu
hiện ra trong hoạt động kinh doanh và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh
nghiệp.
1.3 VĂN HÓA GIAO TIẾP VỚI DU KHÁCH TRONG NGÀNH DU
LỊCH
1.3.1 Những biểu hiện của văn hóa giao tiếp với du khách
Dựa trên khái niệm về văn hóa giao tiếp ở trên, văn hóa giao tiếp với du
khách tại các doanh nghiệp du lịch được biểu hiện như sau:
1.3.1.1 Thái độ cởi mở, thân thiện
Thái độ cởi mở, nụ cười thân thiện của nhân viên du lịch dễ tạo ấn tượng tốt
đẹp trong lần giao tiếp đầu tiên, từ đó, dễ tiếp xúc, trao đổi trong những lần giao
tiếp về sau. Khi có sự tin tưởng và thoải mái trong giao tiếp, du khách cởi mở hơn
trong việc trao đổi thông tin với nhân viên. Nhân viên có điều kiện tiếp cận, tìm
hiểu về các mối quan tâm, lợi ích mà du khách mong muốn. Những thông tin này
rất cần thiết để doanh nghiệp tổ chức và cải thiện tốt hơn các dịch vụ chăm sóc, hỗ
trợ du khách của mình.
1.3.1.2 Trang phục trong giao tiếp
Nhân viên nên mặc đồng phục của công ty khi làm việc và khi giao tiếp với
khách hàng. Hình ảnh nhân viên mặc đồng phục trong giao tiếp là hình ảnh đại diện
doanh nghiệp trước khách hàng, nó thể hiện sự đồng bộ, chuyên nghiệp trong tổ
chức doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không quy định đồng phục, thì nhân viên
cũng cần ăn mặc lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với công việc, ví dụ: nhân
9
viên lễ tân mặc áo dài, nhân viên phục vụ khách sạn, nhà hàng mặc quần tây, áo sơ
mi trắng,…
1.3.1.3 Tôn trọng giờ giấc
Khi du khách sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, nhân viên cần lựa chọn giờ
giấc phục vụ sao cho thuận tiện với du khách (các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
chuyên tổ chức các tuyến tham quan du lịch theo nhu cầu của khách).
Không để du khách phải chờ đợi phục vụ (các tổ chức lưu trú, các cơ sở ăn
uống, dịch vụ vận chuyển – lữ hành). Tôn trọng giờ giấc trong giao tiếp cũng là một
yếu tố tạo lòng tin với du khách và tạo nên chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp du
lịch.
1.3.1.4 Biết lắng nghe
Nói và lắng nghe đều là những kỹ năng cần thiết và thể hiện sự khéo léo
trong giao tiếp. Lắng nghe là cách tốt nhất để doanh nghiệp tìm hiểu được các lợi
ích mà du khách quan tâm. Đồng thời, lắng nghe cũng là cách nhân viên thể hiện sự
tôn trọng với du khách trong giao tiếp.
1.3.1.5 Tôn trọng và cư xử đúng mực với du khách
Trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào, nhân viên du lịch đều phải có thái độ
tôn trọng và cư xử đúng mực với du khách. Trường hợp du khách có ý kiến xung
đột với nhân viên hay đưa ra những yêu cầu mà doanh nghiệp không thể đáp ứng
được, nhân viên không nên chỉ cố gắng giữ ý kiến riêng mình mà phải tìm cách
thuyết phục, làm thay đổi quan điểm của du khách. Để làm được điều này, nhân
viên phải đứng trên quan điểm lợi ích của du khách để đưa ra ý kiến.
1.3.1.6 Làm tốt công việc
Nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình trước hết thể hiện được năng
lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm với công việc. Nhân viên hoàn thành tốt công
việc của mình có nghĩa đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ mà doanh nghiệp đã cam kết
với du khách. Khi du khách nhận được những dịch vụ chất lượng theo cam kết
trước đó, họ sẽ đặt niềm tin vào doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp đã tạo dựng
được hình ảnh và thương hiệu đáng tin cậy trong mắt du khách.
10
1.3.1.7 Nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ du khách
Sự nhiệt tình thể hiện qua việc nhân viên cố gắng hoàn thành công việc của
mình hoàn hảo hơn sự kỳ vọng của du khách; cung cấp đầy đủ thông tin, kịp thời,
chính xác; sẵn sàng giúp đỡ du khách khi có yêu cầu và dịch vụ được đáp ứng một
cách nhanh chóng. Du khách sẽ ấn tượng và ghi nhớ về tinh thần sẵn sàng phục vụ,
giúp đỡ của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp, tạo sự an tâm và tin tưởng vào
dịch vụ đã lựa chọn. Tinh thần trách nhiệm cao, lòng nhiệt tình tạo nên điểm mạnh
về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong tâm trí
du khách.
1.3.1.8 Mở rộng kiến thức trong giao tiếp
Trong giao tiếp với du khách, nhân viên cần phải có ý thức học hỏi để biết
cách ứng xử, giao tiếp và ứng xử linh hoạt trong các tình huống. Kiến thức của nhân
viên trong giao tiếp cũng là một nhân tố tạo nên chất lượng dịch vụ của doanh
nghiệp du lịch.
Nhân viên có đầy đủ kiến thức sẽ mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp, có khả
năng truyền đạt đầy đủ thông tin cần thiết đến du khách; kiến thức phong phú giúp
quá trình giao tiếp trở nên sinh động, lôi cuốn, điều này đặc biệt cần thiết đối với
những nhân viên làm công việc hướng dẫn viên du lịch tại các công ty lữ hành,
thuyết minh tại các khu, điểm du lịch.
Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng
dịch vụ của doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên du lịch có nền tảng kiến thức sâu và
rộng thì chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch càng được nâng cao.
1.3.1.9 Quan tâm đến thông tin phản hồi từ phía du khách
Thái độ, phản ứng của du khách trong và sau quá trình sử dụng dịch vụ của
doanh nghiệp là những thông tin phản ánh trung thực nhất chất lượng dịch vụ của
doanh nghiệp. Những phản hồi từ phía du khách có thể được thể hiện qua lời phàn
nàn, khen ngợi, nhận xét,…qua tâm trạng, thái độ của du khách, qua thời gian khách
sử dụng dịch vụ , du khách quay trở lại sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp vào
những lần sau,…
11
Thông tin phản hồi từ du khách cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin
hữu ích về nhu cầu của du khách, những điểm hài lòng, những điểm không hài lòng
trong dịch vụ, những lợi ích mong muốn thêm về dịch vụ,…
Doanh nghiệp cần quan tâm đến nguồn thông tin hữu ích này, tận dụng nó
làm cơ sở để hoàn thiện chất lượng dịch vụ, cung cách phục vụ, ứng xử với khách
hàng, ngoài ra, nó cũng là những gợi ý về những dịch vụ khác mà doanh nghiệp có
thể cung cấp thêm cho du khách. Vì vậy, doanh nghiệp phải biết cách khai thác và
duy trì nguồn thông tin này, xem nó là kênh thông tin quan trọng của doanh nghiệp
trong quá trình kinh doanh và phát triển.
1.3.2 Vai trò của văn hóa giao tiếp với du khách trong ngành du lịch
1.3.2.1 Văn hóa giao tiếp giúp cải thiện chất lượng dịch vụ doanh nghiệp
Đặc trưng trong hoạt động du lịch là quá trình giao tiếp giữa nhân viên với
du khách diễn ra rất thường xuyên, đặc biệt đối với một số công việc như: hướng
dẫn viên du lịch, thuyết minh viên tại các điểm tham quan, lễ tân khách sạn, nhân
viên phục vụ nhà hàng,… Nhân viên không chỉ truyền đạt thông tin đến du khách,
trong quá trình trao đổi chắc chắc sẽ có những ý kiến phản hồi ngược lại đến nhân
viên. Thông qua quá trình lắng nghe, doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về
những nhu cầu, lợi ích mà du khách mong muốn, từ đó tổ chức tốt hơn các dịch vụ
chăm sóc, hỗ trợ du khách. Các ý kiến phản hồi là kênh thông tin hữu ích trong việc
điều chỉnh, cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch theo hướng thuận tiện nhất cho du
khách.
1.3.2.2 Văn hóa giao tiếp giúp nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ
nhân viên
Một trong những biểu hiện của văn hóa giao tiếp với du khách là nhân viên
không ngừng mở rộng kiến thức. Khi doanh nghiệp thực hiện văn hóa giao tiếp với
du khách đồng nghĩa với việc doanh nghiệp yêu cầu nhân viên phải không ngừng
học hỏi, bổ sung kiến thức. Tinh thần học hỏi không ngừng tron