Nhiều kết luận nghiên cứu của các nhà kinh tế đã khẳng định, trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp thắng thế không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức con người như thế nào, cũng như nguyên lý: con người có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ đi lên từ tay không về văn hóa.
60 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5353 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hóa Viettel - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội – Chi Nhánh Viettel Hồ Chí Minh, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Tác giả
Nguyễn Thị Hương Lan
LỜI CẢM ƠN
Bài khóa luận tốt nghiệp hoàn thành cũng là thời điểm đánh dấu sự kết thúc quá trình 5 năm học tập và nghiên cứu dưới sự giảng dạy và hướng dẫn của Thầy Cô Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy cô trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Đặc biệt, Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GVHD Thạc Sĩ: Ngô Ngọc Cương , mặc dù Cô rất nhiều việc nhưng đã dành thời gian để tận tình hướng dẫn và giúp đỡ Em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Đốc và các anh chị tại Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội – Chi Nhánh Viettel Thành Phố Hồ Chí Minh. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Đại Tá : Trần Ngọc Thiều Phó Giám Đốc Chi Nhánh Viettel Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ Em tìm hiểu, đi sâu vào thực tế về hoạt động của công ty, tạo điều kiện cho Em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa Em xin kính chúc quý thầy cô Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM cùng tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh Viettel Thành Phố Hồ Chí Minh dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thắng lợi trong công việc .
Em đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài khóa luận này nhưng vì trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, mong được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô .
Em Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hương Lan
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI - CHI NHÀNH VIETTEL HỒ CHÍ MINH
Nhận xét :…….……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TP.Hồ Chí Minh, Ngày 20 Tháng 04 Năm 2011
Đại diện chi nhành Viettel Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do hình thành đề tài:
Nhiều kết luận nghiên cứu của các nhà kinh tế đã khẳng định, trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp thắng thế không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức con người như thế nào, cũng như nguyên lý: con người có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ đi lên từ tay không về văn hóa.
Rõ ràng, VHDN là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp. Xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ cao và bền vững nếu như được xây dựng trên nền tảng văn hóa. Điều đó được chứng thực tại Mỹ (nước đầu tiên khởi xướng xây dựng VHDN). Các nhà nghiên cứu Mỹ khi tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động, thành tựu và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đã kết luận rằng, mỗi doanh nghiệp đều có nền văn hóa riêng. Và, hầu hết các doanh nghiệp thành công đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa doanh nghiệp riêng của mình.
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp còn rất mơ hồ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Với hầu hết những người lao động và công nhân viên rất ít được nghe tới cụm danh từ “Văn Hóa Doanh Nghiệp” , vì vập họ chưa thấy được giá trị đích thực của môi trường văn hóa nơi mà họ thường gắn bó và làm việc. Sức mạnh của doanh nghiệp chỉ được tạo nên khi mọi cá nhân trong doanh nghiệp đó nhận thức được đầy đủ giá trị văn hóa của đơn vị mình. Đó là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp hiện đại.
Phân tích Văn hóa Doanh nghiệp tại chi nhánh viettel Hồ Chí Minh để thấy được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Viettel . Khóa luận tiến hành nghiên cứu với trình độ có hạn, sự giới hạn của thời gian, nên đề tài chỉ giải quyết những vấn đề hết sức cơ bản. Trong quá trình thực hiện, đề tài không tránh khỏi những sai sót .Em rất mong được sự góp ý chỉ dẫn của thầy cô.
Mục tiêu đề tài:
Việc xây dựng con người Viettel là việc làm thường xuyên liên tục của các cơ quan , đơn vị trong tập đoànViettel. Qua đề tài này , từ phân tích thực tế ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại viettel – chi nhánh Hồ Chí Minh trên các hoạt động :
Chăm sóc khách hàng
Mạng lưới hạ tầng
Thu nhập của cán bộ công nhân viên
Hiệu quả công tác quản lý
Kết quả hoạt động kinh doanh
Tôi mong muốn đóng góp khẳng định thêm một lần nữa tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp mong muốn đạt được.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu thông qua hai bước cơ bản sau:
Bước 1:
Thu thập dữ liệu, số liệu thực tế liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp như: Hoạt động chăm sóc khách hàng , mạng lưới cơ sở hạ tầng, thu nhập của cán bộ công nhân viên , hiệu quả công tác quản lý , kết quả hoạt động kinh doanh
Xử lý các số liệu , dữ liệu có được bằng các phương pháp phân tích , thống kê.
Bước 2 :
Tìm hiểu phỏng vấn một số cán bộ công nhân viên có thâm niên của công ty như : Trưởng phòng nhân sự , Trưởng phòng kỹ thuật , trưởng phòng kế toán , trưởng phòng kinh doanh… Nhằm khẳng định kết quả phân tích có được.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động : Chăm sóc khách hàng , mạng lưới hạ tầng , thu nhập của cán bộ công nhân viên , hiệu quả công tác quản lý, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Viettel – Chi nhánh Hồ Chí Minh trong giai đoạn năm 2009 - 2010
Giới thiệu kết cấu chuyên đề:
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Giới thiệu công ty Viettel – Chi nhánh Hồ Chí Minh
Chương 3: Phân tích ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Viettel – Chi nhánh Viettel Hồ Chí Minh.
Nhận xét
Kiến nghị
Kết Luận.
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niêm văn hóa doanh nghiệp :
Theo Edgar H.Schein : Nhà xã hội học người Mỹ đưa ra định nghĩa: "Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân viên, những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vấn đề cấp thiết trong hiện tại. Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp. Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên, đó là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh. Điều đó có nghĩa là trong doanh nghiệp tất cả các thành viên đều gắn bó với nhau bởi những tiêu chí chung trong hoạt động kinh doanh. Chức năng chủ yếu của Văn Hóa doanh nghiệp là tạo nên sự thống nhất của mọi thành viên, trong doanh nghiệp. Ngoài ra, Văn hóa doanh nghiệp còn đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân và giúp cho mỗi cá nhân thực hiện vai trò của mình theo đúng định hướng chung của doanh nghiệp. Nhìn chung, Văn hóa doanh nghiệp động viên nghị lực và ý chí của các thành viên trong doanh nghiệp và hướng tinh thần đó vào việc phấn đấu cho mục đích của doanh nghiệp.
(Nguồn :
Đặc điểm và ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp:
Văn hoá doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó luôn tạo ra niềm tin cho mỗi người làm việc trong môi trường đó. Nó là sợi dây gắn kết giữa những con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO. Hơn nữa, xây dựng văn hoá doanh nghiệp thích hợp với đặc điểm của doanh nghiệp thì việc quản lý chính là dùng nền văn hoá nhất định để tạo dựng con người. Văn hoá doanh nghiệp là một cơ chế quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Chỉ khi văn hoá doanh nghiệp thực sự hoà vào giá trị quan của mỗi nhân viên thì họ mới có thể coi mục tiêu của doanh nghiệp là mục tiêu phấn đấu của mình. Vì vậy, quản lý bằng nền văn hoá mà nhân viên thừa nhận có thể tạo ra động lực cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
(Trích:
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Vai trò chỉ đạo : DN được hình thành trong một quá trình, do chủ doanh nghiệp chủ trì, do đó nó phát huy tác dụng đối với hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp tự trở thành hệ thống quy phạm và giá trị tiêu chuẩn mà không cá nhân nào trong doanh nghiệp dám đi ngược lại. Khi đã hình thành Văn hóa doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp có hướng phát triển phù hợp với mục tiêu đã định...Vai trò chỉ đạo của VHDN có tác dụng chỉ đạo đối với hành động và tư tưởng của từng cá nhân trong doanh nghiệp Đồng thời có tác dụng chỉ đạo đối với giá trị và hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.
Vai trò rang buộc : VHDN tạo ra những ràng buộc mang tính tự giác trong tư tưởng, tâm lý và hành động của từng thành viên trong doanh nghiệp và không mang tính pháp lệnh như các quy định hành chính.
Vai trò liên kết : Sau khi được cộng đồng trong doanhn nghiệp tự giác chấp nhận, văn hóa doanh nghiệp trở thành chất kết dính, tạo ra khối đoàn kết nhất trí trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp trở thành động lực giúp từng cá nhân tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp . . .
Vai trò khuyến khích : Trọng tâm của Văn Hóa doanh nghiệp là coi trọng người tài, coi công việc quản lý là trọng điểm. Điều đó, giúp cho nhân viên có tinh thần tự giác, chí tiến thủ; đáp ứng được nhiều nhu cầu và có khả năng điều chỉnh những nhu câu không hợp lý của nhân viên.
Vai trò lan truyền : Khi một doanh nghiệp đã hình thành một nền văn hoá của mình, nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp. Hơn nữa, thông qua phương tiện thông tin đại chúng và các quan hệ cá nhân, văn hóa doanh nghiệp được truyền bá rộng rãi, là nhân tố quan trọng để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nhân: doanh nhân được hiểu là những chủ sở hữu chính của doanh nghiệp. Doanh nhân là người đưa ra những quyết định trong việc hướng doanh nghiệp theo một đường lối, phương hướng nhất định. Chính vì vậy, không phủ nhận văn hoá doanh nhân có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của văn hoá doanh nghiệp.
Nhà quản trị: đây chính là bộ khung vững chắc của doanh nghiệp. Bão có to, gió có lớn nhưng nếu bộ khung ấy vẫn vững vàng thì doanh nghiệp ấy còn tồn tại. Môt trong những yêu cầu của nhà lãnh đạo là tìm được các nhà quản trị phù hợp với phong cách quản lý, quan điểm kinh doanh.
Nhân viên và người lao động: khi bắt đầu làm việc, các nhân viên trẻ có ba cách ứng xử khác nhau với những chuẩn mực văn hóa (thành văn và bất thành văn) của công ty. Thứ nhất, họ đánh giá cao những chuẩn mực đó và hòa nhập vào công ty rất dễ dàng. Thứ hai là không thể nào chịu nổi và bỏ ra đi. Và thứ ba là những bạn trẻ dù không thích những chuẩn mực đó nhưng vì đồng lương, vì không muốn bị mất việc nên phải chấp nhận và cam chịu. Vậy tại sao họ chọn đơn vị khác hay tại sao họ chọn chúng ta mà không chọn đơn vị khác? Là vì môi trường văn hóa doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp chưa đưa ra một môi trường văn hóa, môi trường làm việc để gắn bó và thu hút nhân viên, giữ chân nhân tài. Có những doanh nghiệp đưa ra lại chỉ mang tính hình thức, nói một đường làm một nẻo.
Khách hàng: dưới con mắt khách hàng, văn hoá Doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.Văn hoá doanh nghiệp đóng hai vai trò: là nguồn lực, lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh khi khách hàng quyết định lựa chọn các nhà cung cấp khác nhau,là cơ sở duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng.
Khi khách hàng tiếp xúc, ký hợp đồng/mua hàng thì những yếu tố của văn hóa doanh nghiệp sẽ làm cho khách hàng yên tâm đây là một tổ chức rất chuyên nghiệp, có tâm. Đây sẽ làm một lợi thế cạnh tranh khác so với cùng đối thủ nếu như có cùng lợi thế về sản phẩm, chất lượng, dịch vụ. Khi khách hàng đã mua hàng, họ sẽ được tiếp xét nhiều hơn với doanh nghiệp từ chữ tín, phong cách giao tiếp, biểu tượng….qua đó chữ tín càng được cũng cố. Nói không quá rằng văn hóa doanh nghiệp là cơ sở để duy trì khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Nhà cung cấp: tương tự như đối với khách hàng, nhà cung cấp sẽ tin tưởng hơn khi bán hàng cho doanh nghiệp. Sau khi bán hàng, mức độ tín nhiệm càng nâng lên, nhà cung cấp sẽ coi doanh nghiệp là những khách hàng trung thành đặc biệt và có những chế độ quan tâm đặc biệt những ngày giao hàng, chiết khấu tài chính.
Với Cộng đồng xã hội, cơ quan nhà nước, cơ quan truyền thông, tổ chức tài chính, ngân hàng: cũng như đối với khách hàng và nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ được những lợi thế đặc biệt khi xây dựng được văn hóa doanh nghiệp vì tạo ra sự chuyên nghiệp, tạo ra tâm lý xem doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng lâu dài, được củng cố tiếp sau một thời gian họat động.Kết quả là công đồng sẽ hạn chế “công kích” khi doanh nghiệp gặp rủi ro, khó khăn. Các tổ chức tài chính sẽ cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp hơn vì muốn thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài với doanh nghiệp.
(
1.5 Tình hình phát triển văn hóa doanh nghiệp tại việt nam:
Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến. Qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên hệ quan điểm giá trị, nguyên tắc hành vi và tinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét. Sự ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ và văn hóa phương Tây đã khiến cho văn hóa Việt Nam đa dạng, nhiều màu sắc. Hơn nữa, 54 dân tộc trên đất nước ta là 54 nền văn hóa khác nhau, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, một mặt, phải tích cực tiếp thu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của các nước phát triển. Mặt khác, cần nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, hài hòa với bản sắc văn hóa dân tộc, với văn hóa từng vùng, miền khác nhau thúc đẩy sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong các doanh nghiệp khác nhau.
Đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản, chuộng sự hài hoà, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường… đây là những ưu thế để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam trong thời hiện đại. Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam cũng có những điểm hạn chế: người Việt Nam phấn đấu cốt để “vinh thân phì gia”, yêu thích trung dung, yên vui với cảnh nghèo, dễ dàng thoả mãn với những lợi ích trước mắt, ngại cạnh tranh; tư tưởng “trọng nông khinh thương” ăn sâu vào tâm lý người Việt đã cản trở không nhỏ đến việc mở rộng kinh tế thị trường, làm ăn; tập quán sinh hoạt tản mạn của nền kinh tế tiểu nông không ăn nhập với lối sống hiện đại; thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới, đột phá gây trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp hiện đại…
Tuy nhiên, trong xã hội tri thức ngày nay, những mặt hạn chế dần được khắc phục bởi trình độ giáo dục của mọi người ngày càng được nâng cao, quan điểm về giá trị cũng có những chuyển biến quan trọng. Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, quản lý kinh doanh doanh nghiệp cần phải được tổ chức lại trên các phương diện và giải quyết hài hòa các mối quan hệ: quan hệ thiên nhiên với con người, quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa dân tộc và nhân loại…
Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới. Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có những bước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt. Không thể để xảy ra tình trạng quốc tế hóa văn hóa doanh nghiệp, mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam để thu hút lấy tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phù hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam.
Từ cái nhìn vĩ mô, có thể thấy quá trình xác lập và xây dựng văn hóa doanh nghiệp không ngừng thay đổi theo sự phát triển của thời đại và của dân tộc. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay có 4 xu hướng chủ yếu phát triển của văn hóa doanh nghiệp:
1-Tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích cực và tính năng động của con người trong kinh doanh, coi việc nâng cao tố chất của con người là điều kiện quan trọng đầu tiên của phát triển doanh nghiệp;
2- Coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp để bồi dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp cho toàn thể công nhân viên chức;
3- Coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanh nghiệp, tạo ra một không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết nhằm cống hiến sức lực và trí tuệ cho doanh nghiệp;
4- Coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chức, khích lệ tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên trong doanh ngiệp.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có 4 đặc điểm nổi bật :
Thứ nhất, tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thể thành viên doanh nghiệp tích luỹ lâu dài cùng nhau hoàn thành, có tính tập thể.
Thứ hai, tính quy phạm: Văn hóa doanh nghiệp có công năng điều chỉnh kết hợp: trong trường hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì công nhân viên chức phải phục tùng các quy phạm, quy định của văn hóa mà doanh nghịêp đã đề ra, đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe và cố gắng giải quyết hài hòa để xóa bỏ xung đột.
Thứ ba, tính độc đáo: Doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, doanh nghiệp khác nhau ở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc đáo trên cơ sở văn hóa của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại. Văn hóa doanh nghiệp phải bảo đảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình.
Thứ tư, tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của văn hóa doanh nghiệp mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa. Chỉ khi nào văn hóa doanh nghiệp phát huy được vai trò của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa.
Để phát huy ưu thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, khi đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xem xét và kiện toàn hơn nữa vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khi được xây dựng hoàn thiện không những kích thích sức phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng để xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Hiện nay, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở nước ta cần chú ý đồng bộ 5 phương diện sau:
Một là, xây dựng quan niệm lấy con người làm gốc. Văn hóa doanh nghiệp lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách, từng bước chấn hưng, phát triển doanh nghiệp. Điều đó bao gồm các nội dung cơ bản:
Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của công nhân viên chức để phát huy tính tích cực, tính chủ động của họ;
Bồi dưỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần doanh nghiệp để