2.1.1. Giống lúa VN 99-3: Giống lúa này do phòng cây lương thực thuộc viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam cung cấp. Đây là giống lúa có tính kháng rất kém đối với các bệnh khô vằn và các bệnh khác.
2.1.2. Nấm bệnh: Chủng Rhizoctonia solani do phòng bảo vệ thực vật Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam phân lập từ các mẫu lá lúa bị nhiễm bệnh từ các cánh đồng ở đồng bằng sông Cửu Long cung cấp.
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vật liệu và phương pháp - Nguyễn Trí Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. VẬT LIỆU
2.1.1. Giống lúa VN 99-3: Giống lúa này do phòng cây lương thực thuộc viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam cung cấp. Đây là giống lúa có tính kháng rất kém đối với các bệnh khô vằn và các bệnh khác.
2.1.2. Nấm bệnh: Chủng Rhizoctonia solani do phòng bảo vệ thực vật Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam phân lập từ các mẫu lá lúa bị nhiễm bệnh từ các cánh đồng ở đồng bằng sông Cửu Long cung cấp.
2.1.3. Exin R: Chế phẩm phòng bệnh trên lúa do Viện Sinh Học Nhiệt Đới cung cấp.
2.1.4. Vivadamy SDD: Với hoạt chất Validamycin – A ở nồng độ 5%, đây là loại thuốc có tác dụng đặc biệt hữu hiệu trong phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa.
2.2. PHƯƠNG PHÁP
2.2.1. Phương pháp phân lập nấm bệnh
Các mẫu lúa có các triệu chứng của bệnh khô vằn được thu thập từ những cánh đồng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Rửa mẫu sơ qua dưới vòi nước khoảng 2 phút để loại bỏ các tàn dư hữu cơ.
Cắt mẫu thành những mảnh nhỏ khoảng 2 – 5mm.
Rửa các mảnh này khoảng 3 lần trong nước cất vô trùng (mỗi lần một phút) và thấm khô bằng khăn giấy vô trùng.
Chuyển các mẫu này lên môi trường nước agar (agar water) 2% có chứa 100μg/ml Streptomycin Sulfate để loại bỏ sự nhiễm khuẩn.
Khi nấm mọc lên thì tiếp tục chuyển sang môi trường PGA (potato glucose agar) để tiếp tục nhân sinh khối của nấm lên.
2.2.2. Phương pháp tạo giá thể để cấy nấm
2.2.2.1. Vật liệu
- Hạt lúa hoặc hỗn hợp trấu:gạo (1:2).
- Bột bắp.
- Túi nhựa chịu nhiệt.
2.2.2.2. Cách tiến hành
Lúa được nấu chín ở 100oC trong khoảng 1 giờ.
Lúa sau khi nấu chín được trộn với bột bắp theo tỷ lệ 2 lúa: 1 bột bắp.
Chuyển hỗn hợp này vào túi nhựa, hấp khử trùng ở nhiệt độ 121oC trong 15 phút.
Để nguội, sau đó cấy nấm vào giá thể, ủ ở nhiệt độ phòng trong 4 – 5 ngày.
Khi thấy sợi nấm mọc đầy giá thể thì đem rải đều xuống ruộng lúa cho nhiễm.
2.2.3. Phương pháp điều tra, đánh giá bệnh trên cây lúa
Điều tra theo dõi bệnh cây nhằm phát hiện và xác định được tình hình phát sinh, mức độ phát triển và đặc điểm biến động của bệnh lúa.
Phương pháp điều tra, đánh giá là đếm tất cả các cây lúa bị bệnh trên tổng số cây trong một lô. Số lượng cây lúa điều tra trên một lô là 420 – 440 cây. Đánh giá sự phát sinh, phát triển, mức độ bệnh bằng các chỉ tiêu: tỷ lệ bệnh, tốc độ tăng trưởng của bệnh theo thời gian (r), hiệu quả phòng trừ bệnh ( Q, %).
2.2.3.1. Tính tỷ lệ bệnh
Xác định mức độ phổ biến chung của bệnh (tần số thường gặp của bệnh) TLB (%) theo công thức:
Trong đó: A – số lượng cây bị bệnh.
B – số lượng cây điều tra.
2.2.3.2. Tính chỉ số bệnh
Để tính chỉ số bệnh cần phải điều tra các cá thể theo bảng phân cấp bệnh quy ước để phân định rõ ràng mức độ bệnh nghiêm trọng khác nhau của chúng.
Tính chỉ số bệnh theo công thức Townsend – Heuberger
Trong đó a – số lượng cá thể bị bệnh ở mỗi cấp.
b – trị số cấp bệnh ở mỗi cấp tương ứng.
- tổng số của các tích a.b. (.)abΣ
N – tổng số cá thể điều tra.
T – trị số cấp bệnh cao nhất trong bảng phân cấp bệnh dã dùng (trong trường hợp điều tra về bệnh khô vằn quy ước T = 9).
2.2.4. Phương pháp phân tích trên phổ hồng ngoại
2.2.4.1. Nguyên tắc
Sự định tính này dựa trên các mũi và sự thể hiện với mật độ ít hay nhiều trên phổ, ta xác định được nhóm chức nào mới xuất hiện.
2.2.4.2. Dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ
Ống nghiệm.
Erlen .
Cối phá mẫu.
Giấy lọc.
Ống hút.
Hóa chất
Cát thạch anh.
Chloroform đậm đặc.
2.2.4.3. Tiến hành
Lấy 2 gam mẫu tươi nghiền nhỏ với cát thạch anh, cho thêm 10ml chloroform đậm đặc vào và nghiền tiếp. Tiếp tục lọc dịch chiết qua giấy lọc dưới ống nghiệm.
Đem đi đo phổ ở phòng Phân Tích Hóa Lý ở Viện Khoa Học và Công Nghệ Miền Nam, số 1 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
2.2.5. Phương pháp định lượng đường tổng số
2.2.5.1. Nguyên tắc
Sự định phân này căn cứ vào phản ứng đặc trưng của đường và nhiều chất hữu cơ (phenol) với sự hiện diện của H2SO4.
2.2.5.2. Dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ
Bình định mức 500ml, 100ml, 50ml.
Cốc hay bình tam giác 50ml, 100ml.
Cối chày sứ.
Phễu lọc.
Ống nghiệm.
Ống hút.
Quang phổ kế.
Hóa chất
Cồn 96o.
Cồn 80o (80ml cồn tuyệt đối hòa tan trong 100ml nước).
Phenol 5% (5g mới cất hòa trong 100ml nước cất).
Dung dịch H2SO4 60%.
Các dung dịch dựng đường mẫu chuẩn:
- Saccarose 0,1%: 500mg saccarose sấy khô ở 60oC hòa tan trong 500ml nước cất.
- Glucose 0,01%: 0,01mg glucose hòa tan trong 100ml nước cất.
- Glucose 0,2mg/ml: 0,1g glucose hòa tan trong 500ml nước cất.
2.2.5.3. Tiến hành
Trích đường
Lấy 1 – 2 gam nguyên liệu tươi đã nghiền nhỏ chứa khoảng 5 – 50mg đường cho vào cốc thủy tinh 50ml và thêm 10ml cồn 96o vào (nếu dùng nguyên liệu khô thì lấy ít mẫu hơn). Sau đó để cốc đun trên nồi cách thủy cho sôi 3 lần.
Khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Sau khi để nguội, lọc qua giấy lọc không tro, khi lọc chỉ cần lấy phần rượu.
Sau đó cho tiếp 10ml cồn vào cốc đựng bã, khuấy đều, đun 2 lần tới sôi trong nồi cách thủy. Để nguội lại lọc tiếp tục , chiết rút như vậy khoảng hai lần, xong đưa bã lên lọc và rửa 2 – 3 lần bằng cồn 80o nóng.
Cồn qua lọc cho bay hơi ở trong phòng hay trên nồi cách thủy. Sau khi cho bay hơi cồn thì mẫu có thể để lâu trong bình hút ẩm.
Cặn khô trong cốc được pha loãng với 50ml nước cất. Nếu có cặn thì đễ lắng xuống.
Khi đem làm hiện màu, dung dịch này có thể được pha loãng 5 – 10 lần tùy theo nồng độ cao hay thấp.
Thực hiện phản ứng màu bằng phenol
Hút 1ml dung dịch đường có khoảng 10 – 70μg đường cho vào ống nghiệm và thêm vào 1ml dung dịch phenol 5%. Sau đó cho vào ống nghiệm 5ml H2SO4 đậm đặc. Tuyệt đối không để dây axit vào thành ống.
Để yên 19 phút rồi lắc và để yên trên bể ổn nhiệt từ 10 – 20 phút ở 25 – 30oC để xuất hiện màu. Màu bền vững trong vài giờ.
Xác định màu trên quang phổ kế ở bước sóng 490nm.
Xây dựng đồ thị mẫu
Lấy 7 bình định mức 100 ml rồi cho vào đó theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7ml dung dich saccarose mẫu 0,1% nói trên, cho nước tới vạch mức. Từ mỗi bình lấy ra 1 ml cho vào ống nghiệm rồi nhuộm bằng phenol và H2SO4 như trên.
Mỗi ống nghiệm sẽ chứa tương đương 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70μg saccarose. So màu và vẽ đồ thị mẫu, luôn phải làm kèm với một ống thử trắng bằng 1ml nước cất thay cho dung dịch đường.
Độ chính xác của phương pháp này là ± 0,2%.
2.2.6. Phương pháp định lượng nitơ tổng số
2.2.6.1. Nguyên tắc
Dưới tác dụng của H2SO4 đặc và các chất xúc tác, tất cả các dạng đạm hữu cơ được chuyển thành NH4+.
Đẩy NH4+ bằng dung dịch kiềm và hứng NH3 thoát ra bằng dung dịch axit.
2.2.6.2. Dụng cụ và hóa chất
Hóa chất
H3BO4 4%.
HCl 0,25.
H2SO4 đậm đặc.
NaOH 32%.
Methyl đỏ.
Bromocresol xanh lá.
Cồn 96o.
Nước cất.
Dụng cụ
Bộ phá mẫu Kjeldahl.
Bếp đun.
Cối chày sứ.
Bình định mức, bình tam giác, ống hút.
Máy cất đạm Parnas Wargner.
2.2.6.3. Tiến hành
Quá trình định lượng Nitơ tổng số được tiến hành theo trình tự 3 bước sau
Bước 1: Xác định và phá mẫu
Cân 0,2 gam mẫu đã sấy khô, nghiền kỹ cho vào ống phá mẫu, bổ sung 1 gam chất xúc tác và 5ml dung dịch H2SO4 đậm đặc, nối vào bộ thu khí và bắt đầu phá mẫu.
Khi thời gian phá mẫu kết thúc, đễ ống phá mẫu nguội (khoảng 5 phút), bổ sung 10ml nước cất, trộn đều, để nguội và lắc vào máy chưng cất.
Bước 2: Chưng cất mẫu
Lắp ống phá mẫu vào bộ chưng cất, bổ sung thêm 30ml dung dịch NaOH 32%.
Khởi động qui trình chưng cất, dịch chưng cất được thu nhờ bình thu có bổ sung trước axit boric 4% và hỗn hợp chất chỉ thị. Ngừng cất khi thu được khoảng 125 – 150ml dịch chưng cất.
Bước 3: Chuẩn độ
Chuẩn độ bằng HCl 0,25N. Dừng chuẩn độ khi phát hiện màu phớt đỏ.
2.2.6.4. Tính toán
Thông qua số HCl 0,25N; người ta biết được lượng axit boric kết hợp với NH3 và do vậy biết được số lượng NH3 giải phóng từ mẫu: trung bình cứ 1ml HCl 0,25N tương ứng với 0,0035g Nitơ hữu cơ. Kết quả tính toán thể hiện theo Nitơ hữu cơ hoặc Nitơ tổng số.
Phần trăm Nitơ tổng (%): thông thường protein chứa khoảng 16% N. Khí NH3 nhận được khi chưng cất nhân với hệ số qui đổi là 100/16 ≅ 6,25 sẽ cho biết giá trị protein tương đương ( hay NH3 tổng).
2.2.7. Phương pháp định lượng phospho tổng số bằng quang phổ kế
Xác định hàm lượng phospho trong giới hạn nồng độ từ 1 – 20mg/cm3.
2.2.7.1. Nguyên tắc
Phương pháp này dựa vào khả năng của ion orthophosphate phản ứng với amonium molybdate tạo thành phosphomolybdate, phức chất có màu xanh lơ.
2MoO2.4MoO3 + H3PO4 ⎯⎯⎯→ (MoO2.4MoO3)2H3PO4.4H2O
Hàm lượng phospho phụ thuộc vào cường độ màu của mẫu đo ở bước sóng hấp thu cực đại 650nm với cuvet có chiều dài 10mm. Dung dịch đối chứng là dung dịch không.
2.2.7.2. Dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ
Do phương pháp có độ nhạy cao nên các dụng cụ thủy tinh đòi hỏi phải thật sạch.
Bình định mức 50ml, 100ml.
Ống nghiệm có l = 150mm và φ = 15mm.
Máy quang phổ kế và cuvet 10mm.
Hóa chất
Tất cả các hóa chất sử dụng trong thử nghiệm này phải đạt độ tinh khiết phân tích.
Nước sử dụng phải là nước cất hai lần.
HCl đậm đặc.
HNO3 đậm đặc.
Amoni molybdate.
Hydroquinone [C6H4(OH)2], pha khi sử dụng.
Kali dihydrophosphate (KH2PO4).
Sodium sunphic (Na2SO3).
2.2.7.3. Tiến hành
Lấy mẫu thử và chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 4325-86.
Nếu mẫu khô không khí, xử lý sơ bộ và bảo quản.
Nếu mẫu tươi, xử lý sơ bộ, cô cạn , sấy ở 60oC, sấy ở 105oC, nghiền lấy mẫu trung bình.
Chuẩn bị dung dịch thuốc thử
Dung dịch 1: dung dịch chuẩn gốc (chứa 100μg phospho/ml). Hòa tan 1,4394 gam KH2PO4 trong bình định mức 1000ml bằng nước cất và định mức đúng 1000 ml.
Chuẩn bị dung dịch chuẩn để lập thang chuẩn (chứa 25μg phospho/ml). Lấy 25ml dung dịch cho vào bình định mức 100ml và định mức bằng nước cất đúng 100ml, ta có dung dịch 1A.
Dung dịch HCl 10%: 250ml HCl đậm đặc cộng với 750ml nước cất.
Dung dịch 2: Dung dịch Na2SO3 20%: cân 20 gam Na2SO3 hòa vào trong 100ml nước cất. Dung dịch chuẩn bị khi sử dụng.
Dung dịch 3: dung dịch hydroquinone 0,5%. Hòa tan 0,5 gam hydroquinone trong một ít nước và 3 giọt H2SO3, thêm tiếp nước cho đủ 100ml. Dung dịch chuẩn bi khi sử dụng.
Dung dịch 4: Thuốc thử Briggs hay dung dịch amoni molybdate 5%. Hòa tan 50 gam amoni molybdate trong 100ml nước cất. Cho 150ml H2SO4 đậm đặc vào trong 400ml nước. Để nguội thêm tiếp dung dịch amoni molybdate 5% đã chuẩn bị vào hỗn hợp, để nguội thêm nước cho đủ 1000ml.
Hỗn hợp thuốc thử: trộn các dung dịch 2, 3, 4 theo tỷ lệ 1:1:1.
Chuẩn bị dung dịch tro phân tích
Cân chính xác 1 – 5 gam mẫu (tùy theo mẫu có phospho nhiều hay ít).
Vô cơ mẫu ở 550oC trong 4 giờ. Để nguội. Thấm ướt tro bằng vài giọt nước cất và thêm 10ml dung dịch HCl 10% và 0,5ml HNO3 đậm đặc.
Đun nhẹ trong 5 phút (đến khi thấy bay hơi), để nguội đến nhiệt độ phòng. Rửa sạch chén nung và định mức thể tích dung dịch tro đến 250ml bằng nước cất.
Phản ứng lên màu
4. Lấy 10ml dung dịch tro cho vào bình hình nón dung tích 100ml, định mức cho đủ 100ml ta có dung dịch thứ 2.
5. Lấy 1ml dung dịch 2 cho vào trong ống nghiệm.
6. Thêm 3ml hỗn hợp thuốc thử + nước cất cho đủ 10ml. Trộn đều hỗn hợp, để 30 phút. Đo ở bước sóng 650nm.
Tiến hành dựng đồ thị đường chuẩn
Nồng độ phosphor a dịch thử được ước tính theo phương trình:
X (mgP) = (Abs * 0.0057)/ 0.0109
Abs : là giá trị mật độ quang của dịch thử đo ở bước sóng 650nm
2.2. 7. 4 Tính toán kết quả
Trong đó:
X: số μg P có trong dịch thử.
Vddtro: thể tích dung dịch sau khi tro hóa.
m: khối lượng mẫu thử (g).
106 : hệ số chuyển đổi từ g sang μg.
V : thể tích thử.
Sai số giữa hai lần phân tích song song với độ tin cậy p = 0.95 không vượt quá d =28 ( 0.05 + 0.031X)%.
2.2.8. Phương pháp định lượng kali tổng số
2.2.8.1. Nguyên tắc
Dung dịch acid percloric (HClO4) làm trầm hiện Kalium dưới dạng perclorat. Kết tinh lại để loại chất bẩn. Sấy khô và cân trọng lượng KClO4, từ đó suy ra hàm lượng Kalium.
2.2.8.2. Dụng cụ và hoá chất
Dụng cụ
Chén sứ nung.
Bếp đun cách thủy.
Bình định mức 250ml.
Phễu lọc Bucher.
Ống hút 1ml, 3ml, 5ml.
Tủ say, bếp cách cát.
Cân phân tích đến 0.0001g.
Hóa chất
HCl đậm đặc.
HClO4 tinh khiết.
Heliantin.
Dung dịch BaCl2 25%: Cho 250 gam BaCl2 vào bình định mức 1000ml sau đó cho nước vào đến vạch định mức để hoà tan.
Dung dịch cồn 96o chứa 10ml HClO4 trong 1000ml cồn.
Cồn 96o.
2.2.8.3. Tiến hành:
• Công phá mẫu
Cân 0.2g mẫu đã sấy khô hoàn toàn, cho vào bình Kjeldahl, thêm 3-4ml dung dịch H2SO4 đậm đặc sao cho vừa ngập mẫu. Ngâm mẫu trong acid qua vài giờ (khoảng 4 giờ). Trong quá trình vô cơ hóa, các nguyên tố khoáng biến đổi dần thành các dạng oxid. Sau đó thêm vào bình vài giọt H2O2. đặt bình trên bếp điện, đun nóng từ từ, tránh bếp nóng đỏ làm nguyên liệu bắn lên thành bình và bị bắn ra ngoài(có thể đặt bình trên lưới amiant). Khoảng 30 phút sau, tắt bếp, để nguội và cho thêm vài giọt H2O2, rồi đun tiếp. Lần này dung dịch chuyển sang màu cánh gián, đun trong 30 phút, để nguội, cho thêm khoảng 5 giọt H2O2 nữa rồi tiếp tục đun cho đến khi dung dịch trắng hẳn.
• Định lượng Kalium
Cho vài giọt HCl đậm đặc vào chất cặn còn lại từ dịch vô cơ hoá. Cho bốc hơi trên nồi chưng cách thủy. Lập lại thao tác như trên lần thứ 2. đun sôi chất cặn còn lại ở 110 – 120oC trong 30 phút để làm silice hoàn toàn không hoà tan, cho 1 giọt HCl đậm đặc vào cặn, thêm nước sôi và cho qua lọc, hứng dung dịch qua lọc trong một bình định mức 250ml, rửa giấy lọc với nước nóng, để nguội dung dịch rồi thêm nước tới vạch.
Hút 20ml (V’) dung dịch này cho vào bình tam giác, acid hoá bởi HCl đậm đặc với sự hiện diện của 1 giọt Heliantin. Để đun sôi và làm tủa ion SO42- bởi dung dịch BaCl2, ta thêm từng giọt BaCl2 vào, để tủa lắng xuống sau mỗi lần thêm. Sau một giọt BaCl2 không cho tủa nữa, để yên, lọc và rửa tủa BaSO4 cẩn thận với nước sôi.
Làm bốc hơi dung dịch qua lọc và nước rửa đựng trong bát sứ có mỏ ở nồi chưng cách thủy cho đến khi thể tích còn khoảng 20ml. Thêm vào 2ml HClO4 đậm đặc và tiếp tục cho bốc hơi đến khi chất cặn gần như khô. Thêm vào 15ml nước cất nóng, 1ml HClO4 và cho bốc hơi trên nồi chưng cách thủy lần thứ 2 cho đến khi đặc lại. Lúc bấy giờ đun trên nồi đun cát cho đến khi không còn mùi HCl và có khói trắng nhưng tránh đừng để khô.
Để nguội lại, thêm 15ml cồn 96o có chứa 0,2% HClO4 và khuấy với đũa khuấy có đầu bằng. Để yên cho tủa lắng xuống và gạn phần lỏng ở trên qua phễu buchner hay phễu lọc thủy tinh có màng xốp. Rửa như vậy 2 – 3 lần, mỗi lần 2 – 3 giọt alcol percloric nhưng cẩn thận không để tủa qua lọc.
Chất tủa KClO4 ít nhiều có lẫn trong muối khác. Người ta làm tinh khiết bởi sự kết tinh lại. Đun bát sứ ở nồi chưng cách thủy để loại alcol, hòa tan những tinh thể trong 1 lít nước nóng, thêm vài ml HClO4 và cho bốc hơi đến khi có khói trắng. Sau khi để nguội, chuyển kết tủa tinh khiết của KClO4 sang chén sứ nhỏ nhờ một tia alcol percloric (chứa trong bình xịt), tráng 1 lần nữa với alcol percloric, sau cùng với 2 – 3ml alcol tinh khiết. Thể tích chung không được quá 75ml. Đem sấy khô chén sứ có chứa chất trầm hiện trong tủ sấy ở 120 – 130oC cho tới khi trọng lượng không đổi và cân sau khi để nguội trong bình hút ẩm. Sau đó rửa chén sứ với nhiều nước nóng , sấy khô ở 120 – 130oC, cân lại sau khi để nguội trong bình hút ẩm. Hiệu số giữa hai lần cân là trọng lượng chính xác của KClO4.
2.2.8.4. Tính toán kết quả
Khối lượng của Kalium tổng số được xác định theo công thức sau:
'39(/g mẫu khô)'138.5KPxVmgPxV=
Trong đó:
P’ : trọng lượng KClO4 (g)
P : trọng lượng mẫu khô (g)
V : dung dịch sau khi vô cơ hóa (ml)
V’ : thể tích dung dịch dùng để định phân (ml)
39 : khối lượng nguyên tử K
138.5: khối lượng phân tử KClO4.
2.2. 9 Phương Pháp Xác Định Hoạt Độ Enzym Catalase
2.2.9.1. Nguyên tắc
Để định lượng catalase có thể dùng KMnO4 0.1N để xác định lượng H2O2 trước và sau khi enzyme tác dụng, từ đó tính được lượng H2O2 đã bị thủy giải.
5H2O2 + 2KmnO4 + 3H2S04 2MnO4 + K2SO4 + SO2 + 8H2O
Từ phương trình phản ứng này ta tính được 1ml dung dịch KMnO4 0.1N tương ứng với 1.7mg H2O2.
2.2.9.2. Tiến hành thí nghiệm
Dụng cụ, hóa chất
Bột thủy tinh.
CaCO3.
KMnO4 0.1N.
H2SO4 10%.
H2O2 0.1% trong đệm phosphate pH 7.0.
Cối chày sứ.
Buret.
Bình định mức.
Erlen.
Bể ổn nhiệt.
Tiến hành
Cân 2g mẫu tươi cho vào cối, nghiền với cát thủy tinh. Thêm từ từ 2 -3ml nước cất và một ít (khoảng 0.3g) CaCO3 để trung hòa dịch chiết ( đến khi ngừng tạo bọt CO2). Chuyển toàn bộ mẫu vật đã nghiền vào bình định mức 100ml, thêm nước đến 100ml.
Lắc đều và để lắng khoảng 30 phút.
Lọc thu dịch trong
Xác định hoạt độ catalase: lấy 2 erlen
− Bình 1 (thử thật): cho vào 20ml dịch enzyme và 25ml H2O2 0.1%
− Bình 2 (thử không) : cho 20ml dịch enzyme, đun sôi cách thủy trong 3 phút. Sau đó thêm 25ml H2O2 0.1%.
Đặt cả hai bình vào bể ổn nhiệt ở 300C. sau 30 phút thêm vào mỗi bình 3ml H2SO4 10% và chuẩn độ bằng KMnO4 0.1N đến khi có màu hồng xuất hiện và bền trong một phút.
2.2.9.3 Cách tính toán kết quả
Số lượng H2O2 được giải phóng bởi enzyme trong 1g mẫu là
Với :
V0: thể tích KMnO4 dùng trong bình thử không (ml)
Vt: thể tích KMnO4 dùng trong bình thử thật (ml).
m: khối lượng mẫu sử dụng ( g).
số đơn vị catalase trong một gam mẫu/μmol H2O2 được giải phóng sau một phút là: