Đói nghèo là vấn đề kinh tế xã hội sâu sắc, xoá đói giảm nghèo là một trong những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài, đây là một chính sách xã hội quan trọng của Đảng và của Nhà nước. Trong công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo nhằm công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh thì xoá đói giảm nghèo là một vấn đề trung tâm.
Kể từ khi bước vào đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình lớn, đánh dấu một thời kỳ mang tính cách mạng. Những chính sách kinh tế mới kích thích năng lực sản xuất trên mọi lĩnh vực kể cả công nghiệp, dịch vụ cũng như sản xuất nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn ngày một thay đổi, đời sống nông dân từng bước được nâng lên Đã có một bộ phận hộ gia đình có vốn, có kiến thức, biết cách làm ăn trở thành những người khá, giàu, them hí có hộ cực giàu. Tuy vậy, nền kinh tế nông thôn Việt Nam vẫn còn là một nền kinh tế manh mún, sản xuất nhỏ, phân tán Bởi vì sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Bão ũ thường xuyên xảy ra hàng năm, cộng thêm hậu quả của chiến tranh đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ dân cư nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cao đang có cuộc sống khó khăn, nghèo đói. Khi chuyển nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường vấn đề nghèo đói càng được thể hiện rõ nết ở một bộ phận dân, Vốn đã thiếu then. Không có kiến thức làm ăn lại gặp rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đã nghèo đói lại còn nghèo đói hơn
Để phát triển xã hội và để giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, giúp cho nhóm người nghèo có được cuộc sống ổn định và dần thoát khỏi đói nghèo Liên Hợp Quốc đã lấy năm 1996 là năm chống đói nghèo nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói trên toàn cầu. Đặc biệt ở các nước nghèo, các nước đang phát triển hưởng ứng sự vận động của Liên Hợp Quốc rất mạnh mẽ. Chính phủ từng nước căn cứ vào thực trạng đói nghèo và tình hình phát triển kinh tế của nước mình để xây dựng giải pháp, các bước thực hiện cho quốc gia mình. Hằng năm cứ đến ngày 17.10 Việt Nam lại phát động ngày vì người nghèo nhằm gây dựng quỹ ủng hộ người nghèo.
Xoá đói giảm nghèo là một trong những bước đi ban đầu để mang lại thành quả của cách mạng, thành quả của đổi mới cho nhân dân. Quan trọng nhất là xoá đói giảm nghèo sẽ khắc phục mặt trái của nên kinh tế thị trường như sự phân hoá, phân tầng xã hội. Tuy nhiên, xoá đói giảm nghèo chỉ trở thành hiện thực khi có các phương pháp phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Do vậy có sự khác nhau về thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo ở các vùng khác nhau. Nông thôn miền núi phía Bắc do nhiều đặc điểm tự nhiên, cộng đồng dân cư, lại là vùng sâu, vùng xa nên quá trình đổi mới, xoá đói giảm nghèo diễn ra theo nhiều đặc trưng riêng. Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, thuộc diện nghèo so với cả nước, nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, trình độ dân trí còn hạn chế, cơ sở hạ tầng ở nhiều nơi còn yếu kém, diễn biến thời tiết phức tạp. Ngay sau ngày tái thành lập tỉnh năm 1991 Lào Cai đã là một trong những tỉnh có phong trào xoá đói giảm nghèo sớm. Những năm qua phong trào xoá đói giảm nghèo của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể : năm 2001 giảm 3.440 hộ nghèo tương ứng giảm 3%, năm 2002 giảm 3.784 hộ tương ứng giảm 3.23%, năm 2003 giảm 4.140 hộ tương ứng giảm 3.5%. Tổng nguồn vốn tín dụng cho người nghèo trong 2 năm là 86.910 triệu đồng với 37.802 lượt hộ vay giúp các hộ tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
50 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vay vốn và hiệu quả vốn vay của các hộ nghèo ở xã Phong Hải - Huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đói nghèo là vấn đề kinh tế xã hội sâu sắc, xoá đói giảm nghèo là một trong những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài, đây là một chính sách xã hội quan trọng của Đảng và của Nhà nước. Trong công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo nhằm công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh thì xoá đói giảm nghèo là một vấn đề trung tâm.
Kể từ khi bước vào đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình lớn, đánh dấu một thời kỳ mang tính cách mạng. Những chính sách kinh tế mới kích thích năng lực sản xuất trên mọi lĩnh vực kể cả công nghiệp, dịch vụ cũng như sản xuất nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn ngày một thay đổi, đời sống nông dân từng bước được nâng lên… Đã có một bộ phận hộ gia đình có vốn, có kiến thức, biết cách làm ăn trở thành những người khá, giàu, them hí có hộ cực giàu. Tuy vậy, nền kinh tế nông thôn Việt Nam vẫn còn là một nền kinh tế manh mún, sản xuất nhỏ, phân tán…Bởi vì sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Bão ũ thường xuyên xảy ra hàng năm, cộng thêm hậu quả của chiến tranh đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ dân cư nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cao đang có cuộc sống khó khăn, nghèo đói. Khi chuyển nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường vấn đề nghèo đói càng được thể hiện rõ nết ở một bộ phận dân, Vốn đã thiếu then. Không có kiến thức làm ăn lại gặp rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đã nghèo đói lại còn nghèo đói hơn
Để phát triển xã hội và để giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, giúp cho nhóm người nghèo có được cuộc sống ổn định và dần thoát khỏi đói nghèo Liên Hợp Quốc đã lấy năm 1996 là năm chống đói nghèo nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói trên toàn cầu. Đặc biệt ở các nước nghèo, các nước đang phát triển hưởng ứng sự vận động của Liên Hợp Quốc rất mạnh mẽ. Chính phủ từng nước căn cứ vào thực trạng đói nghèo và tình hình phát triển kinh tế của nước mình để xây dựng giải pháp, các bước thực hiện cho quốc gia mình. Hằng năm cứ đến ngày 17.10 Việt Nam lại phát động ngày vì người nghèo nhằm gây dựng quỹ ủng hộ người nghèo.
Xoá đói giảm nghèo là một trong những bước đi ban đầu để mang lại thành quả của cách mạng, thành quả của đổi mới cho nhân dân. Quan trọng nhất là xoá đói giảm nghèo sẽ khắc phục mặt trái của nên kinh tế thị trường như sự phân hoá, phân tầng xã hội. Tuy nhiên, xoá đói giảm nghèo chỉ trở thành hiện thực khi có các phương pháp phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Do vậy có sự khác nhau về thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo ở các vùng khác nhau. Nông thôn miền núi phía Bắc do nhiều đặc điểm tự nhiên, cộng đồng dân cư, lại là vùng sâu, vùng xa nên quá trình đổi mới, xoá đói giảm nghèo diễn ra theo nhiều đặc trưng riêng. Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, thuộc diện nghèo so với cả nước, nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, trình độ dân trí còn hạn chế, cơ sở hạ tầng ở nhiều nơi còn yếu kém, diễn biến thời tiết phức tạp... Ngay sau ngày tái thành lập tỉnh năm 1991 Lào Cai đã là một trong những tỉnh có phong trào xoá đói giảm nghèo sớm. Những năm qua phong trào xoá đói giảm nghèo của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể : năm 2001 giảm 3.440 hộ nghèo tương ứng giảm 3%, năm 2002 giảm 3.784 hộ tương ứng giảm 3.23%, năm 2003 giảm 4.140 hộ tương ứng giảm 3.5%. Tổng nguồn vốn tín dụng cho người nghèo trong 2 năm là 86.910 triệu đồng với 37.802 lượt hộ vay giúp các hộ tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Cùng với chính quyền các cấp Hội phụ nữ, Hội nông dân thực sự đóng vai trò xung kích giúp nhau vươn lên xoá đói giảm nghèo. Ngoài hỗ trợ tín dụng, các hộ nghèo được hướng dẫn cách làm ăn, được hỗ trợ về y tế như chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh theo định kỳ miễn phí, con em các hộ đói nghèo đi học được miễn giảm tiền học phí, tiền xây dựng trường lớp. Tuy thế, công tác xoá đói giảm nghèo vẫn còn phân tán, phần nào còn mang tính tự phát ở các địa phương. Tỷ lệ hộ đói nghèo trong toàn tỉnh có giảm, nhưng chưa vững chắc.
Để mục đích xoá đói giảm nghèo thành công trước hết phải tìm ra và loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đói nghèo. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Lào Cai về tình trạng xoá đói giảm nghèo thì có rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân thiếu vốn cho sản xuất. Toàn tỉnh có 34.016 hộ đói nghèo trong đó số hộ đói nghèo do thiếu vốn sản xuất là 39. 102 hộ. Cũng qua báo cho thấy những năm qua biện pháp chủ yéu của công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai là cho các hộ nghèo vay vốn để họ có cơ hội tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập để vươn lên thoát khỏi đói rộng mức cho vay, thời hạn cho vay…để đảm bảo 100% số hộ nghèo đói được vay vốn để sản xuất? Việc sử dụng đồng vốn có đúng mục đích và có hiệu quả ra sao, trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi như thế nào?... Từ thực trạng cho vay vốn hiện nay của tỉnh Lào Cai đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề. Việc tìm hiểu vấn đề :
“Vay vốn và hiệu quả vốn vay của các hộ nghèo ở xã Phong Hải - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai" là một vấn đề bức xúc. Do vậy tôi đã chọn vấn đề này làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Điều đó nói lên tính cấp thiết và lý do chọn đề tài của khoá luận.
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích nghiên cứu
Như tên gọi đề tài nhằm đạt được những mục tiêu sau:
Tìm hiểu thực trạng nghèo đói của xã Phong Hải, tỉnh Lào Cai.
Việc sử dụng vốn vay và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay.
Đề xuất một số giải pháp khuyến nghị để giúp các hộ nghèo vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả, thoát khỏi tình trạng đói nghèo hiện nay.
Nghiên cứu vấn đề này sẽ có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn sau:
Ý nghĩa lý luận
Đề tài không thuộc nhóm nghiên cứu lý luận mà chủ yếu vận dụng một số lý thuyết của xã hội học và kinh tế học để nghiên cứu thực tiễn.
Ý nghĩa thực tiễn
Đây là một đề tài nghiên cứu về vấn đề nguồn vốn xoá đói giảm nghèo và hiệu quả của nguồn vốn cho vay ở một địa phương cụ thể, một tỉnh miền núi phía Bắc, một nơi đời sống khá khó khăn bởi vậy các cố gắng về mặt lý thuyết trong đề tài này nhằm chỉ ra các yếu tố tác động đến sự nghèo đói và cách khắc phục ở địa phương bằng hình thức hỗ trợ vốn vay.
Với cách tiếp cận này, dưới góc độ xã hội học và công tác xã hội tôi hy vọng có thể góp phần lý giải vấn đề vay vốn và hiệu quả của vay vốn xoá đói giảm nghèo một cách khách quan biện chứng. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm tôi mong rằng sẽ đóng góp các khuyến nghị và giải pháp cho việc hoạch định một chính sách kinh tế xã hội trong giai đoạn đổi mới hiện nay cho các nhà quản lý kinh tế xã hội của tỉnh.
PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN TƯ LIỆU SỬ DỤNG CỦA KHOÁ LUẬN
3.1 Phạm vi của đề tài
Đói nghèo là vấn đề mang tính toàn cầu đặc biệt ở những nước nghèo, nước chậm phát triển. Trong quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới, những nơi còn tình trạng kém phát triển, trình độ dân trí thấp... Nghèo đói trở thành vấn đề phổ biến, các cơ hội để người dân vươn lên đều bị bỏ qua không tận dụng được triệt để. Do vậy nghèo đói trở thành vấn đề của thế giới, của khu vực, của từng quốc gia, của từng vùng, và trong từng gia đình. Cuộc chiến chống nghèo đói hiện nay là cuộc chiến mang tầm quốc tế, xuyên suốt các châu lục. Theo tinh thần đó, phạm vi của đề tài về mặt không gian được giới hạn trên phạm vi xã Phong Hải- huyện Bảo Thắng-tỉnh Lào Cai.
3.2 Nguồn tư liệu sử dụng
Trong khoá luận này tôi chủ yếu dựa vào các tài liệu thu thập được của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Lào Cai về vấn đề nghèo đói và xoá đói giảm nghèo trong các năm 2001-2003 và Đề án xoá đói giảm nghèo trong các năm 2001- 2005, bên cạnh đó tôi cũng tham khảo thêm một số tài liệu khác có liên quan đến vấn đề này. Bởi vậy, trong phạm vi khoá luận tôi sử dụng triệt để nguồn tư liệu này.
ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Vay vốn và hiệu quả vốn vay của các hộ nghèo ở xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Khách thể nghiên cứu
Các hộ nông dân nghèo ở xã Phong Hải, tỉnh Lào Cai theo chuẩn đói nghèo được quyết định số 1143/2000/QĐ - LĐTBXH ngày01 tháng 11 năm 2000 của Bộ Lao Động – TBXH.
Thời gian nghiên cứu
Tháng 12 năm 2003
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận
Khoá luận từ góc độ xã hội học để nghiên cứu vấn đề, bởi vậy nó đòi hỏi quán triệt các nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Việc xem xét vấn đề hỗ trợ vốn vay ở xã Phong HảI, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai - một địa phương cụ thể ở miền núi phía Bắc phải có quan điểm toàn diện cụ thể lịch sử. Tức là phải đề cập đền vấn đề trong mối quan hệ với các chương trình kinh tế- xã hội mà các cấp bộ Đảng cũng như các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân trong tỉnh đã tiến hành.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu.
Để hoàn thành khoá luận tôi sử dụng triệt để nguồn tư liệu có liên quan nhằm phân tích chúng, phục vụ khoá luận như : Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án xoá đói giảm nghèo 3 năm 2001-2003 , Đề án xoá đói giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001-2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp. Và một số tàI liệu khác có liên quan.
Phương pháp phỏng vấn sâu.
Chọn 15 người thuộc các hộ gia đình nghèo ở xã Phong HảI, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai độ tuổi từ 36 trở lên theo tỷ lệ 9 nam, 6 nữ để tiến hành phỏng vấn sâu.
Phương pháp quan sát
Qua thực tế tôi sử dụng phương pháp quan sát nghe, nhìn trong quá trình đi phỏng vấn sâu thu thập những thông tin về các hiện tượng liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá độ chính xác của thông tin thu được.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
Giả thuyết nghiên cứu
- Đói nghèo là một thực tế đang tồn tại khắp nơi. Tuỳ theo tình hình của từng địa phương mà vấn đề này được thể hiện một cách khác nhau.
- Dự án cho các hộ đói nghèo vay vốn sản xuất .
- Hiệu quả của việc vay vốn.
- Một số khuyến nghị cho việc hỗ trợ vay vốn khắc phục nghèo đói.
Khung lý thuyết
KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN
Khoá luận gồm phần mở đầu, phần nội dung chính (2 chương), phần kết luận và phần khuyến nghị, tài liệu tham khảo.
Phần mở đầu : nêu lên tính cấp thiết của đề tài, mục đích, ý nghĩa nghiên cứu, phạm vi của đề tài, nguồn tư liệu sử dụng, đối tượng và khách thể nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết và kết cấu của khoá luận.
Phần nội dung chính : Bao gồm 2 chương
Chương I : Tổng quan vấn đề và địa bàn nghiên cứu nhằm trình bày lịch sử vấn đề nghèo đói và hỗ trợ vay vốn xoá đói giảm nghèo ở địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và ở xã Phong HảI nói riêng. Đồng thời đưa ra các khái niệm liên quan đến đề tài. Những thông tin được trình bày ở chương này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu ở chương II.
Chương II : Hỗ trợ vay vốn xoá đói giảm nghèo và hiệu quả vốn vay của các hộ nghèo ở xâ Phong HảI, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai nhằm nêu lên thực trạng nghèo đói và cách khắc phục tình trạng nghèo đói ở đây.
Phần kết luận và khuyến nghị : Nêu ra những kết luận được rút ra từ thực tế phân tích và nghiên cứu. Qua đó đưa ra một vài khuyến nghị mang tính khả thi.
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
------------------- * * * --------------------
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo là vấn đề của thế giới, của quốc gia, của dân tộc. Đó là một vấn đề bức xúc đang đặt ra cho mỗi quốc gia nhất là các nước nghèo, nước chậm phát triển. Tuỳ theo tình hình kinh tế và thực trạng đói nghèo của mỗi nước mà chính phủ có những hoạch định, giải pháp và chương trình hành động để giảm đói nghèo cho quốc gia mình.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, theo thống kê của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/ 04/ 1999 có tới 58.407.770 người đang sống ở nông thôn trên tổng số dân là 76.324.753 người tức là chiếm tới 76.5% dân số. Do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài và điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên dẫn đến cuộc sống của một bộ phận không nhỏ dân cư sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa... đang gặp khó khăn và mức sống của họ ở mức nghèo đói. Để giải quyết vấn đề này Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ cho dân nghèo. Hiện nay Đảng và Chính phủ đang tập trung chỉ đạo thực hiện nhằm giảm tỉ lệ hộ đói nghèo, giúp đỡ các hộ các hộ nghèo sống ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa giúp họ nâng cao đời sống của mình. Vấn đề này luôn là đề tài cho các nhà nghiên cứu, đã có nhiều nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn đặc biệt quan tâm đến vấn đề nghèo đói. Sự tham gia của các nhà khoa học và quản lý vào các công trình nghiên cứu đã và đang góp phần cung cấp thêm thông tin định tính và định lượng làm cơ sở cho việc tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn cho thời gian tới, nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề nghèo đói. Mỗi công trình nghiên cứu đều đề cập giải quyết một vấn đề cụ thể của phát triển sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất đai, tài nguyên, khí hậu, nguồn nhân lực nhằm giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo. Qua nghiên cứu cho thấy nổi bật lên vấn đề về vốn và nó trở thành mối quan tâm chung của các nhà nghiên cứu khi đề cập đến mảng công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông thôn đất nước nói chung và nông thôn, vùng sâu, vùng xa nói riêng....
Trong cuốn “ Việt Nam tiếng nói của người nghèo “ . Báo cáo tổng hợp do Ngân hàng Thế Giới và Bộ phận phát triển Quốc tế của Sứ quán Anh phối hợp với Action Aid Việt Nam (Anh) và Oxfram (Anh), Quỹ hỗ trợ nhi đồng Anh và chương trình phát triển nông thôn miền núiViệt Nam- Thuỵ Điển tiến hành nhằm tăng cường sự hiểu biết về các khía cạnh nghèo đói, giảI thích mối quan hệ nhân quả và quá trình làm cho người ta rơI vào cảnh nghèo đói cũng như thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Trong cuốn “ Xoá đói giảm nghèo của Việt Nam’’ do UNDP nghiên cứu đề cập đến nguồn vốn tín dụng cho người nghèo nêu lên những bất cập còn tồn tại trong việc vay vốn và chuyển giao vốn tới tận tay người nghèo.
Trong cuốn “ Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay’’ đề cập đến các biện pháp cụ thể để xoá đói giảm nghèo trong đó cũng có biện pháp vay vốn và sử dụng vốn của hộ nghèo.
Trong cuốn “ Vấn đề nghèo ở Việt Nam” do Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia ấn hành các tác giả cuốn sách đó đã đề cập đến một phần nào đó những hoạt động của thị trường đối vốn đối với những người nghèo và đưa ra một số giải pháp song nhìn chung vẫn còn chưa cụ thể.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều viết dưới góc độ kinh tế học. Giải quyết vấn đề này các tác giả đã bám sát những vấn đề đặc biệt là vấn đề vốn. Các đề tài luôn nhấn mạnh khó khăn bất cập trong việc vay vốn, huy động vốn, bất bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn vốn của các tầng lớp khác nhau trong xã hội nông thôn. Riêng việc sử dụng vốn vay là được nhấn mạnh nhất. Hầu hết các đề tài trên được tiến hành nghiên cứu ở một pham vi rộng (một huyện thạm chí trong cả nước). Nhưng ngoài những đạt được thì các vấn đề nghiên cứu này hầu như chỉ nhấn mạnh việc cho vay vốn và sử dụng vốn vay, và đặc biệt quan tâm đến hiệu quả kinh tế chứ không đề cập nhiều đến hiệu quả xã hội do việc vay vốn đem lại.
Bên cạnh đó các công trình này chưa đi sâu vào việc tìm hiểu những tác động của điều kiện địa lý tự nhiên, cơ chế thị trường và đặc biệt là phong tục, tập quán, chuẩn mực truyền thống, tác động đến việc vay vốn và sử dụng vốn của người dân.
Qua những nghiên cứu trên, tôi tiến hành khoá luận về vấn đề nghèo đói từ khía cạnh xã hội học, kết hợp giải quyết vấn đề từ khía cạnh kinh tế nhằm chỉ ra những khó khăn trong việc vay vốn và sử dụng vốn của những hộ nghèo ở một xã cụ thể.
Qua đó đề ra một số giải pháp có tính khả thi để giải quyết vấn đề vây vốn và tạo điều kiện cho các hộ nghèo có được sự phát triển bền vững.
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
* Về vị trí địa lý
Tỉnh Lào Cai được tái thành lập từ năm 1991 sau khi tách tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ. Nằm ở vùng biên giới với Trung Quốc, và là cực Tây Bắc của Tổ quốc, Lào Cai có 9 huyện : Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát, Than Uyên, Văn Bàn, Si Ma Cai, 2 thị xã : Lào Cai , Cam Đường và 180 xã với tổng diện tích đất đai khoản trên 8000 km2. Địa bàn bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy ngang qua vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm từ đông- bắc sang tây - nam gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập với các cộng đồng nông thôn sinh sống. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80m trên mực nước biển lên tới 3.143m trên mực nước biển tại Fan Si Pan, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng cùng với tác động của tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng.
Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa miền núi, mùa đông lạnh khô, rất ít mưa. Mùa hề nóng, mưa nhiều. Khí hậu Lào Cai có đặc điểm phân hoá theo phía Đông và Tây của dãy Hoàng Liên Sơn và cũng phân hoá theo đai cao của nền nhiệt, đa dạng của nền ẩm. Lào Cai ít bị ảnh hưởng của bão nhưng dễ bị lũ lụt, trượt lở núi, sập đường trong mùa mưa lũ đe doạ các cơ sở vật chất của hệ thống thông tin.
Lào Cai có hệ thông giao thông tương đối phát triển cả đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Tỉnh Lào Cai có 203 km đường biên giới với Trung Quốc, Trong đó có 103 km đường biên giới đất lion và 100 km đường biên giới là sông suối. Lào Cai là một cửa khẩu quốc tế và hai cửa khẩu quốc gia ở Mường khương và Bát Xát. Lào Cai còn có một số diểm giao lưu kinh tế, văn hoá có điều kiện có thể mở cửa khẩu như : Y Tý, Bản Vược (Bát Xát), Na Lốc, Pha Long( Mường Khương), Si Ma Cai.
Lào Cai là một trong những tỉnh có tỉ lệ người mù chữ cao nhất Việt Nam. Theo ước đoán, chỉ có một nửa số dân từ 10 tuổi trở lên biết đọc và biết viết. Tỷ lệ biết chữ thay đổi lớn giữa các nhóm dân tộc : Kinh 95%, Tày 80%, Dao 30%, và H’ mông 8%. Tỷ lệ phụ nữ mù chữ còn cao hơn rất nhiều so với nam giới, đặc biệt trong số người Hà Nhì và H’ mông.
* Về văn hoá - xã hội
Lào Cai có 33 dân tộc anh em cùng sinh sống và điều này đã tạo nên những hình thái đa dạng trong hệ thống sử dụng đất và các đặc điểm văn hoá- xã hội của tỉnh. Ở vùng trung du của tỉnh thì người Kinh, Tày, Thái, Lào và Giáy chiếm đa số. Trong khi đó, người H’ mông, Dao, Nùng, Phù Lá và nhiều dân tộc khác sống ở vùng cao hơn. Nhóm dân tộc lớn nhất là người Kinh chiếm 35%, H’ mông chiếm 20%, người Dao chiếm 15%, người Tày chiếm 10%. Nhiều xã và nhiều thôn bản có hai, ba hay nhiều dân tộc sinh sống.
* Về dân số và tình hình di cư
Tổng số dân năm 1998 của tỉnh khoảng 600.000 người với mật độ dân cư ở nông thôn thay đổi từ mức thấp là 50 người/ km2 ở một số xã vùng cao, sâu lên tới hơn 200 người/ km2 ở vùng trung du.
Trong những thập kỷ qua, có những thay đổi và di chuyển dân số đáng kể trong tỉnh cũng như việc người Kinh di cư từ dưới xuôi lên vùng Kinh tế mới ở phía Bắc.
* Về tình hình kinh tế
Kinh tế Lào Cai chủ yếu dựa vào nông nghiệp và tự cung tự cấp với hơn 88% người đến độ tuổi lao động và làm nông nghiệp. Tại khu vực trung du, nông dân làm ăn theo hệ thống canh tác hỗn hợp : trồng lúa nước, trồng nương, thâm canh vườn hộ, và các hệ thống vườn - rừng sản xuất kết hợp với chăn nuôi làm vườn, trồng rừng và nuôi cá ở nhiều nơi vì ở đây có nhiều cơ hội thị trường hơn.
Đất rừng chiếm khoảng 66% diện tích đất toàn tỉnh, mặc dù chỉ có 20% diện tích là có rừng, số diện tích còn lại được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Lào Cai là một tỉnh giàu nguồn khoáng sản nhất Việt Nam. Các lợi thế của tỉnh bao gồm tập đoàn cây đa dạng và phong phú, tiềm năng phát triển du lịch ở vùng cao. Lào Cai là cầu nối, là điểm giao lưu văn hoá và kinh tế giữa miền ngược và miền xuôI, giữa Việt Nam với Trung Quốc
2,1 Một vài nét về xã Phong Hải- huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai