Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá VIII) đã đặt vấn đề gia đình ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hó và phát triển về mọi mặt của đất nước. Vấn đề đặt ra là phải tạo ra đời sống lành mạnh ở các đơn vị cơ sở, đầu tiên là gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, coi trọng xây dựng gia đình văn hoá và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
39 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2483 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vị trí vai trò của gia đình trong xã hội xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Quốc Gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa triết học
-----***-----
Nguyễn Thị Thu lan
Niên luận
Đề tài
Vị trí vai trò của gia đình trong xã hội xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
Hà Nội - 2006
Mục lục
Trang
A. Phần mở đầu ………………………………………………….
2
B. Phần nội dung ………………………………………………..
6
Chương 1: Vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội……………………………………………………………..
6
1.1. Gia đình và các hình thức gia đình trong lịch sử…………….
6
1.1.1. Khái niệm gia đình …………………………………………
6
1.1.2. Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình …………………...
7
1.1.3. Các hình thức gia đình trong lịch sử ………………………
8
1.2. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội…………………………
9
1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội……………………………….
9
1.2.2. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội……………….
10
1.2.3. Tác động của xã hội đến gia đình………………………….
11
1.3. Chức năng của gia đình……………………………………….
12
1.3.1. Chức năng duy trì nòi giống ………………………………
12
1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái…………………..
13
1.3.3. Chức năng kinh tế ………………………………………….
14
1.3.4. Chức nang tổ chức đời sống gia đình.
15
Chương 2: Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay…….
18
2.1. Thực trạng gia đình Việt Nam ……………………………….
18
2.1.1. Gia đình Việt Nam trong lịch sử …………………………..
18
2.1.2. Gia đình Việt Nam hiện nay ……………………………….
20
2.2. Những vấn đề đặt ra và giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam …………………………………………………………
24
2.2.1. Những vấn đề đặt ra ……………………………………….
24
2.2.2. Giải pháp ……………………………………………………
36
C. Phần kết luận ……………………………………………..
38
Tài liệu tham khảo …………………………………………..
40
A. Phần mở đâu
1. Lý do chọn đề tài.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá VIII) đã đặt vấn đề gia đình ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hó và phát triển về mọi mặt của đất nước. Vấn đề đặt ra là phải tạo ra đời sống lành mạnh ở các đơn vị cơ sở, đầu tiên là gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, coi trọng xây dựng gia đình văn hoá và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Gần đây, gia đình không chỉ nổi lên như một vấn đề quan trọng và câp thiết của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề đang được đặt ra với các dân tộc trên toàn thế giới.
Loài người đã từ giã thế kỷ XX để bước vào thế kỷ XXI. Vấn đề gia đình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp. ở mọi nơi, mọi lúc, gia đình đều chứng tỏ sức mạnh của nó. Nó có thể xây dựng và cũng có thể phá hoại. Nó đem lại hạnh phúc cho con người và cũng như gieo rắc những điều bất hạnh. Không lúc nào bằng lúc này, vấn đề gia đình được đặt ra với một ý nghĩa phổ quát ở cả phương Đông và phương Tây. Nó không chỉ mang tính cấp thiết của hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định đối với tương lai.
Lịch sử công nghiệp hoá, hiện đại hóa của các dân tộc đều gắn liền với những biến đổi sâu sắc của gia dình, đều chịu sự tác động kìm hãm hay thúc đẩy, tiến bộ hay bảo thủ của gia đình.
Việt Nam là một nước chậm tiến đang đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hóa với đầy rẫy những khó khăn. Tuy nhiên Việt Nam cũng có những thuận lợi to lớn là với sự nỗ lực và sáng tạo, Việt Nam có thể tránh được những sai lầm của người đi trước và xử lý vấn đề gia đình một cách khoa học, hợp lý, phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gạt bỏ được những nhân tố lạc hậu để gia đình Việt Nam trở thành nhân tố tích cực cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa vừa thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc, vừa phù hợp với xu hướng tiến bộ của nhân loại.
Gia đình Việt Nam là một vấn đề khoa học. Bước đầu chỉ nên tập trung vào một số vấn đề cơ bản và cấp thiết chung quanh mối quan hệ giữa gia đình và văn hoá.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Đề tài gia đình từ xưa đến nay không phải là một vấn đề mới mẻ, nó đã thu hút được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn: xã hội học quan tâm đến gia đình như một thiết chế xã hôị, một nhóm tâm lý xã hội đặc thù, kinh tế học quan tâm đến gia đình như một đơn vị kinh tế, đơn vị tiêu dùng, dân số học lại quan tâm đến gia đình trong việc tái sản xuất ra con người.
Đề cấp đến vấn đề gia đình này, có rất nhiều tác phẩm đáng lưu ý là các tác phẩm sau:
“Gia đình Việt Nam hiện nay” - Lê Thi.
“Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội học” - Lê Ngọc Văn.
“Mác-Ăngghen tuyển tập”.
“Lênin toàn tập”.
“Luật hôn nhân gia đình”.
“Văn kiện đại hội V”.
Các tác phẩm cũng như văn kiện trên đã đề cập đến vấn đề gia đình ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Trong giới hạn phạm vi cho phép bài viết này đi sâu vào vị trí và chức nang của gia đình trong xã hội, từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng gia đình ngày nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Mục đích: Bài viết này nhằm làm sáng rõ vị trí và chức năgn vô cùng quan trọng của gia đình trong xã hội, để từ đó xác định được mục tiêu và đề ra được các giải pháp xây dựng gia đình. Thực hiện được điều đó là góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước trong việc bồi dưỡng tài năng cho đất nước, gây dựng đội ngũ lao động có nhân cách, có trí tuệ… từ đó hướng đất nước đến gần nhất mục tiêu của mình.
Nhiệm vụ: Từ mục đích nghiên cứu đề tài như trên đưa đến những nhiệm vụ cụ thể như sau:
Làm sáng rõ khái niệm gia đình.
Thấy được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Tìm hiểu các hình thức gia đình trong lịch sử.
Nhận thức được mối quan hệ hữu cơ giữa gia đình và xã hội.
Chỉ rõ chức năng của gia đình đối với xã hội.
Tìm hiểu thực trạng xã hội Việt Nam truyền thống hiện đại, từ đó đề ra các mục tiêu, giải pháp xây dựng gia đình.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: Vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội.
Xây dựng gia đình Việt Nam ngày nay.
Phạm vi: Chỉ nghiên cứu gia đình Việt Nam hiện nay mà thôi.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết này dựa trên cơ sở lí luận sự kết hợp giữa lí luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia đình.
Trong bài viết này, tôi đã sử dụng kết hợp phương pháp quy nạp - diễn dịch, tổng hợp những tài liệu đã đọc cùng với phương pháp logic - lịch sử, phương pháp luận macxit.
6. Kết cấu bài viết bao gồm các phần sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung chính: gồm có 2 chương.
Chương 1: Gia đình và các hình thức gia đình trong lịch sử.
Chương 2: Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.
Phần kết luận.
Tài liệu tham khảo.
B. Phần nội dung chính
Chương 1: Vị trí và chức năng của gia đình.
1.1. Gia đình và các hình thức gia đình trong lịch sử.
1.1.1. Khái niệm gia đình.
Gia đình - hai tiếng thân thương đó đã in sâu vào trái tim mỗi người từ khi ta còn tấm bé. Đó chính là nơi mỗi người được sinh ra và lớn lên, có tác động to lớn đến sự hình thành nhân cách của cá nhân cũng như sự phát triển của xã hội.
Vấn đề gia đình từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Do vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về gia đình. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý một số định nghĩa sau về gia đình.
a. Khi đề cập đến vấn đề gia đình, C.Mác cho rằng “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử là hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở, đó là quan hệ giữa chồng - vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”.
Như vậy, gia đình là một cộng đồng xã hội có quan hệ gắn bó về hôn nhân và huyết thống.
b. Theo Liên hợp Quốc thì gia đình là một đơn vị được quy định thông qua mối liên hệ của các cá nhân nói lên sự tái sản xuất thế hệ sau ở mức độ mà những mối liên hệ này đựơc những quy phạm và thủ tục pháp lý phê chuẩn.
Như vậy trong định nghĩa về gia đình của Liên hợp quốc có thêm vấn đề pháp lý, ở đây, gia đình được Nhà nước bảo hộ. Đó là một cơ sở quy phạm pháp luật của Liên hợp quốc. Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, có cuộc sống chung, có ngân sách chung.
c. Nhà Tâm lý học Ngô Công Hoàng khi bàn đến vấn đề gia đình thì cho rằng gia đình là một nhóm nhỏ xã hội có quan hệ gắn bó về hôn nhân và huyết thống, tâm sinh lí, có chung gia đình vật chất và tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử”.
So với hai định nghĩa trên thì định nghĩa thứ ba này có thêm khía cạnh về mối quan hệ kinh tế (vật chất) và tình cảm (tinh thần) giữa các thành viên trong gia đình.
Tóm lại, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau về hôn nhân và huyết thống đồng thời có sự cố kết nhất định về kinh tế - vật chất, qua đó nảy sinh những nghĩa vụ và quyền lợi cho các thành viên của mình.
1.1.2. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Trong gia đình có hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Hai mối quan hệ này được cụ thể hoá là mối quan hệ giữa vợ và chồng và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Mối quan hệ giữa vợ và chồng là mối quan hệ cơ bản có tác động đến nhiều mối quan hệ khác trong gia đình, Vì gia đình hạnh phúc khi duy trì được tình yêu trong hôn nhân. Quan hệ vợ chồng phải dựa trên tình nghĩa sự chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc.
Bên cạnh mối quan hệ giữa vợ và chồng là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đây là mối quan hệ bình đẳng và nề nếp. Cha mẹ và con cái cùng thương yêu và chia sẻ với nhau để làm tốt công việc gia đình và xã hội.
Ngoài ra, gia đình còn bao gồm nhiều mối quan hệ khác như quan hệ giữa ông bà và cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô dì chú bác với nhau.
Có thể nói mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đều được bắt nguồn từ quan hệ hôn nhân và huyết thống. Đây là thứ tình cảm thiêng liêng và cao cả mà không một cộng đồng xã hội nào thay thế được. Đây là mối quan hệ bền vững, lâu dài, không thể phá vỡ của cả đời người .
1.1.3. Các hình thức gia đình trong lịch sử.
Gia đình là sản phẩm của xã hội. Cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, gia đình cũng có những bộ mặt tương xứng. Trong lịch sử xã hội loài người đã xuất hiện nhiều hình thức gia đình khác nhau.
Đầu tiên là những gia đình tập thể, gia đình huyết tộc, gia đình punaluan, gia đình cặp đôi. Những kiểu gia đình tập thể này đều xuất hiện ở chế độ cộng sản nguyên thuỷ, khi con người vẫn còn đang ở vào thời đại mông muội. Ba gia đình này vẫn thuộc chế độ mẫu hệ và mẫu quyền, và vẫn phụ thuộc vào tự nhiên.
Sang chế độ chiếm hữu nô lệ, người đàn ông càng giữ vai trò quan trọng trong lao động, từ đó sinh ra chế độ phụ quyền. Gia đình một vợ - một chồng trở thành một đặc trưng, một hình thức phát triển tiến bộ nhất trong lịch sử. Sự ra đời của nó gắn liền với sự nô dịch của người đàn ông đối với người đàn bà.
Tuy nhiên, gia đình một vợ - một chồng trong chế độ tư hữu chỉ mang tính tương đối mà thôi. Nó luôn đi kèm với tệ ngoại tình và mãi dâm.
Phải đến chế độ xã hội chủ nghĩa xã hội thì gia đình một vợ - một chồng mới thực sự trọn vẹn. Đây là gia đình mới trong thời đại mới. Nó có mầm mống từ gia đình ở xã hội tư bản chủ nghĩa. Gia đình mới trong xã hội chủ nghĩa xã hội bắt nguồn từ tình yêu thương chứ không có sự thống trị và áp đặt của người đàn ông với người đàn bà. Đồng thời tệ ngoại tình và mãi dâm cũng bị loại bỏ.
1.2. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.
(vị trí của gia đình trong xã hội).
1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội.
Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quan trọng trong lịch sử là sản xuất. Nhưng bản thân sự sản xuất lại có hai loại. Một loại là sản xuất ra vật chất nuôi sống con người, bao gồm tư liệu sinh hoạt, quần áo, nhà cửa, thức ăn. Loại thứ hai là sản xuất ra con người để tiếp tục duy trì nòi giống.
Gia đình là một tổ chức xã hội tham gia vào cả hai quá trình sản xuất đó. Không có gia đình thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Như vậy, gia đình là một trong những nhân tố tác động tích cực đến sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Ngoài gia đình thì còn có rất nhiều bộ phận khác ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội như dân tộc, giai cấp, giới tính, nhà nước, ngành, đoàn thể… Cho nên, với tư cách là tế bào cùa xã hội thì gia đình là tổ chức cơ sở, là cơ cấu và thể chế xã hội nhỏ nhất. Cơ chế xã hội này rất đa dạng và phong phú vì trong quá trình vận động, nó vừa tuân thủ những quy luật chung của xã hội, vừa tuân theo những quy định và tổ chức riêng của mình.
Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh, thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước ta chú ý.
1.2.2. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội.
Gia đình là một cộng đồng xã hội đặc biệt dựa trên mối quan hệ cơ bản là quan hệ tình cảm. Quan hệ này bắt nguồn từ quan hệ huyết thống ruột thịt, tình cảm thiêng liêng và trách nhiệm cao cả mà không một cộng đồng xã hội nào có thể thay thế.
Tuy nhiên, giữa các thành viên trong gia đình không chỉ thuần tuý là quan hệ tình cảm mà còn là quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội, giữa gia đình với xã hội.
Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà cá nhân sinh sống. Ngoài quan hệ tình cảm, những quan hệ xã hội khác như sản xuất, sở hữu, giáo dục … cũng nằm trong quan hệ gia đình. Vì vậy, gia đình cũng đồng thời là một đơn vị kinh tế, một môi trường giáo dục, văn hoá. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội của mỗi cá nhân và thông qua gia đình, cá nhân cũng học và thực hiện quan hệ xã hội.
*Bên cạnh đó, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân. Có rất nhiều thông tin trong xã hội tác động đến cá nhân. Những hiện tượng xã hội có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực (thông qua gia đình) đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Sự phát triển của xã hội cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân trong gia đình. Mọi quyền lợi xã hội của con người được thực hiện thông qua hoạt động của các thành viên trong gia đình. Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn khi xem xét cá nhân trong quan hệ gia đình.
1.2.3. Tác động của xã hội đến gia đình.
Gia đình có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, và ngược lại, trình độ phát triển của xã hội quy định các hình thức gia đình khác nhau trong lịch sử, đồng thời cũng quy định đặc điểm các mối quan hệ gia đình. Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử, hình thức và kết cấu gia đình cũng lần lượt biến đổi tương ứng.
Ví dụ: Trong chế độ công xã nguyên thuỷ, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn lạc hậu, nên chỉ tồn tại hình thức gia đình tập thể . Trong gia đình này, không có sự áp bức, bấtbình đẳng giữa các thành viên. Sang chế độ chiếm hữu nô lệ, xã hội hình thành sự phân chia giai cấp và sự nô dịch của người đàn ông đối với người đàn bà thì đã cho ra đời hình thức gia đình một vợ - một chồng. Trong gia đình này, quan hệ giữa các thành viên mang tính phục tùng, bất bình đẳng.
Gia đình chịu sự tác động quyết định của điều kiện kinh tế - xã hội. Trong thực tế, sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội có mức độ khác nhau đối với mỗi gia đình. Điều này dẫn tới những đặc điểm của gia đình trong các tầng lớp, giai cấp, các nhóm xã hội có sự khác nhau.
Tóm lại, giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, không thể tách rời. Không có gia đình thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Ngược lại, không có một môi trường xã hội lành mạnh thì gia đình cũng không thể phát triển được.
1.3. Chức năng gia đình:
1.3.1. Chức năng duy trì nói giống.
Đây là chức năng đặc thù của gia đình mà không một cộng đồng nào trong xã hội thay thế được. Gia đình có chức năng tái sản xuất con người. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn cung cấp lực lượng lao động mới cho xã hội. Nó đảm bảo cho sự duy trì nòi giống và sự trường tồn của xã hội.
Việc thực hiện chức năng sinh đẻ diễn ra trong từng gia đình nhưng lại là vấn đề được xã hội quan tâm bởi nó quyết định đến mật độ dân số quốc gia và quốc tế. Nó có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của mọi mặt đời sống xã hội. Ví dụ như dân số tăng nhanh sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả là thiếu lương thực, thiếu đất ở, thất nghiệp tăng, môi trường ô nhiễm, an ninh - chính trị không ổn đinh,…
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ dân số tăng nhanh trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội nước ta còn thấp. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần phải thực hiện chương trình dân số nhằm hướng dẫn tuyên truyền, vận động về quyền sinh sản, thực hiện kế hoạch hoá gia đình… Mục đích của việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm sức ép của dân số đối với xã hội và nâng cao chất lượng con người. Thực hiện kế hoạch hoá gia đình là trách nhiệm của toàn dân đối với xã hội.
1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái là chức năng đi đôi với chức năng duy trì nòi giống. Cha mẹ không chỉ sinh ra con cái mà còn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái trở thành người có ích cho xã hội. Cha mẹ phải quan tâm, chăm lo đến việc học hành, sự phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức của con cái.
Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà cá nhân sinh sống. Ngay từ khi sinh ra, con cái đã chịu sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ và người thân. Những hiểu biết đầu tiên của con cái cũng được đem lại từ gia đình. Bởi vậy, chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái là chức năng thường xuyên của gia đình, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, lối sống, đạo đức của mỗi người.
Đối với chức năng này, vai trò của cha mẹ đối với con cái trong việc giáo dục con cái là hết sức quan trọng. Cha mẹ giáo dục con cái về mọi mặt từ nội dung đến hình thức. Nội dung giáo dục trong gia đình mang tính đa dạng, toàn diện. Từ giáo dục về cách ứng xử hàng ngày với ông bà, cha mẹ, anh em, láng giềng… đến những việc nhân nghĩa, tình yêu quê hương, đất nước… hay đó là những bài học về giới tính, lứa tuổi, công việc… Đồng thời, hình thức giáo dục của cha mẹ không chỉ bằng lời nói, thái độ, tình cảm mà cha mẹ phải nêu gương trước, phải trở thành tấm gương mẫu mực cho con cái noi theo.
Bên cạnh gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức quần chúng có sự phối hợp, hỗ trợ trong việc giáo dục con người, nhưng không thể thay thế được. Bởi vậy, sai lầm nhỏ trong việc giáo dục của cha mẹ đối với con cái cũng có thể gây nên hậu quả đáng tiếc.
Hiện nay, việc con cái yêu sớm rồi nạo hút thai ngoài ý muốn đang gióng lên hồi chuông báo động không chỉ cho các bậc cha mẹ mà cho cả xã hội. Nhiều người có con cái lâm vào tình trạng này đều đổ lỗi cho xã hội. Nhưng nếu xét kĩ thì nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em vị thành niên yêu sớm, và quan hệ tình dục dẫn đến nạo hút thai vẫn thuộc về các bậc làm cha làm mẹ nhiều nhất. Vẫn còn đa số các bậc cha mẹ không quan tâm đến các mối quan hệ của con cái ngoài việc học hành của chúng. Đó là chưa kể đến các bậc phụ huynh mải lo buôn bán làm ăn, khoán trắng việc học hành cũng như tâm tư tình cảm của con mình cho người giúp việc, gia sư, nhà trường… Phải chăng, chính từ suy nghĩ và quan niệm như trên mà các bậc phụ huynh đã vô tình cho con mình vào con đường tình ái sớm, để lại hậu quả đáng tiếc cho các em và nỗi hận day dứt cho chính mình.
1.3.3. Chức năng kinh tế.
Theo quan điểm duy vật biện chứng thì nhân tố quyết định trong lịch sử là sản xuất. Bản thân sản xuất lại có hai loại: sản xuất ra con người và sản xuất ra tư liệu sinh hoạt. Bên cạnh việc sản xuất ra con người (chức năng duy trì nòi giống) gia đình còn tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Đây chính là chức năng kinh tế của gia đình.
Với chức năng này, gia đình huy động mọi tiềm năng về sức lao động, vốn, tay nghề của nguồn lao động mà gia đình cung cấp cho xã hội. Mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính, trình độ…
Cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng kinh tế của gia đình cũng phát triển khá đa dạng, phong phú. Nó thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… trên mọi lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình, đồng thời đóng góp to lớn đối với