Nghiên cứu Văn học đã có một lịch sử lâu đời. Từ trước đến nay, có nhiều phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học theo nhiều quan điểm khác nhau.Cách nghiên cứu theo quan điểm ngữ văn chỉ thiên về việc giảng giải từ ngữ, phân tích văn pháp, coi nhẹ những vấn đề có liên quan đến nôi dung tư tưởng của tác phẩm văn học. Cách nghiên cứu theo phân tâm học Feurd chỉ tập trung khám phá những ẩn ức tình dục ẩn tàng trong tác phẩm. Cách nghiên cứu tác phẩm theo chủ nghĩa cấu trúc thì chỉ phân tích “cái biểu đạt” (hình thức) bỏ qua “cái được biểu đạt” (nội dung). Những người xã hội học dung tục thì chỉ biết đối chiếu một cách máy móc hiện thực khách quan với nội dung tác phẩm văn học. Chủ nghĩa ấn tượng lại quan niệm tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không phải đi sâu khám phá bản chất hiện thực mà chẳng qua chỉ ghi dấu lại những ấn tượng trong phút giây ban đầu của người nghệ sĩ trước hiện thực và vì thế nghiên cứu tác phẩm cũng chỉ cần đi sâu khám phá ấn tượng ấy.
Tác phẩm văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nhưng đối với hiện thực khách quan và chủ quan nhà văn, tác phẩm không khi nào phản ánh và biểu hiện một cách trực tuyến mà phải dựa vào một di sản tinh thần nhất định của dân tộc và nhân loại.
Quán triệt chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và mỹ học Mác Lênin, phương pháp luận nghiên cứu văn học hiện đại ngày nay càng phát triển và đặt ra nhiều vấn đề tiếp cận tác phẩm văn học nghệ thuật một cách toàn diện. Tác phẩm văn học là tổng hoà của hàng loạt tương quan: tương quan nội tại cấu trúc, tương quan bên ngoài gồm: hiện thực khách quan, chủ quan nhà văn, công chúng, di sản văn hoá.
18 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Viết một bài luận với chủ đề văn học dân gian - Những giá trị tinh thần tốt đẹp của xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI
---------------
BÀI THI HẾT MÔN
ĐỀ BÀI: VIẾT MỘT BÀI LUẬN VỚI CHỦ ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN - NHỮNG GIÁ TRỊ TINH THẦN TỐT ĐẸP CỦA XÃ HỘI
Giáo viên hướng dẫn : GV Lan Hương
Học viên : Trần Thu Huyền
Lớp : ĐHHL múa I
Hà Nội -2007
PHẦN MỞ ĐẦU
Nghiên cứu Văn học đã có một lịch sử lâu đời. Từ trước đến nay, có nhiều phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học theo nhiều quan điểm khác nhau.Cách nghiên cứu theo quan điểm ngữ văn chỉ thiên về việc giảng giải từ ngữ, phân tích văn pháp, coi nhẹ những vấn đề có liên quan đến nôi dung tư tưởng của tác phẩm văn học. Cách nghiên cứu theo phân tâm học Feurd chỉ tập trung khám phá những ẩn ức tình dục ẩn tàng trong tác phẩm. Cách nghiên cứu tác phẩm theo chủ nghĩa cấu trúc thì chỉ phân tích “cái biểu đạt” (hình thức) bỏ qua “cái được biểu đạt” (nội dung). Những người xã hội học dung tục thì chỉ biết đối chiếu một cách máy móc hiện thực khách quan với nội dung tác phẩm văn học. Chủ nghĩa ấn tượng lại quan niệm tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không phải đi sâu khám phá bản chất hiện thực mà chẳng qua chỉ ghi dấu lại những ấn tượng trong phút giây ban đầu của người nghệ sĩ trước hiện thực và vì thế nghiên cứu tác phẩm cũng chỉ cần đi sâu khám phá ấn tượng ấy.
Tác phẩm văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nhưng đối với hiện thực khách quan và chủ quan nhà văn, tác phẩm không khi nào phản ánh và biểu hiện một cách trực tuyến mà phải dựa vào một di sản tinh thần nhất định của dân tộc và nhân loại.
Quán triệt chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và mỹ học Mác Lênin, phương pháp luận nghiên cứu văn học hiện đại ngày nay càng phát triển và đặt ra nhiều vấn đề tiếp cận tác phẩm văn học nghệ thuật một cách toàn diện. Tác phẩm văn học là tổng hoà của hàng loạt tương quan: tương quan nội tại cấu trúc, tương quan bên ngoài gồm: hiện thực khách quan, chủ quan nhà văn, công chúng, di sản văn hoá.
Năm tương quan này không tách rời nhau mà lấy tương quan nội tại làm tiêu điểm. Các cách tiếp cận trên đều có mặt mạnh, mặt yếu. Tuy nhiên, để khám phá, tìm ra giá trị đích thực của mỗi tác phẩm văn chương cũng còn nhiều điều cần bàn cãi. Đặc biệt ngày nay, trong xu thế hội nhập cùng phát triển với những tiến bộ của nghiên cứu văn học và thời đại, với những cải tổ và cải cách, đổi mới ở Việt Nam và trên toàn cầu, cần có một cách nhìn, cách đánh giá mới hơn, hữu hiệu, chân xác ,khoa học hơn về tác phẩm văn chương.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu văn học nước ta từ cách mạng tháng Tám, tất cả mọi vấn đề xã hội văn hoá văn nghệ đều được nhìn nhận đánh giá lại, với một nhãn quan mới. Dưới ánh sáng quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, các nhà nghiên cứu phê bình đã nhận thức được văn học cũng là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng nó phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, nó là công cụ cuộc đấu tranh ấy. Phân tích tác phẩm văn học theo phương pháp xã hội học tức là theo quan điểm dân tộc và giai cấp. Phương pháp này tuy có nhiều ưu điểm nhưng không khỏi rơi vào sự quy kết một cách cực đoan. Con đường đi tìm chân lý nghệ thuật vẫn là con đường khó và phức tạp, đòi hỏi những tìm tòi, những trăn trở. Trong nhiều chuyên luận của mình,phó giáo sư tiến sĩ Trần Nho Thìn đã đi sâu nghiên cứu, vận dụng cách tiếp cận văn hoá học đối với tác phẩm văn chương, đặc biệt trong cuốn “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá”. Tiếp cận tìm hiểu kỹ vấn đề, giúp chúng ta có một cái nhìn cách đánh giá khoa học hơn, chân xác hơn đối với giá trị văn học truyền thống, mở ra một hướng nghiên cứu mới vừa hợp với xu thế phát triển, vừa giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hoá.
Tìm hiểu kỹ, vận dụng vấn đề lý luận trong nhiều chuyên luận của GSTS Trần Nho Thìn, mà chủ yếu cuốn “Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá”. Chúng tôi áp dụng phân tích một tác phẩm văn chương trung đại dưới góc nhìn văn hoá học mà ở đây là thơ Hồ Xuân Hương với bài “Hang Cắc cớ”.
B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VĂN HOÁ HỌC.
Văn hoá gắn liền với tất cả các hoạt động nhằm phát triển và hoàn thiện con người, phát triển và hoàn thiện xã hội.
Trong cuộc sống của mình, con người luôn luôn tạo ra các giá trị. Đó là đạo lý làm người, là những chuẩn mực, là phong tục tập quán, tín ngưỡng… Nhờ đó, con người có sự gắn kết chặt chẽ với nhau trong một cộng đồng, trong một dân tộc, trong một làng quê, trong một dòng họ, một gia đình. Sức mạnh của cá nhân, của cộng đồng cũng được hình thành từ đó.
Như vậy văn hoá trước hết là các hoạt động nhằm phát huy nhu cầu năng lực tinh thần cơ bản của con người, tạo ra các chuẩn mực, các giá trị, nâng cao khả năng hiểu biết và sáng tạo của con người. Tổ chức văn hoá giáo dục khoa học của Liên Hợp quốc đã đưa ra một định nghĩa văn hoá như sau: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống giá trị, truyền thống, thị hiếu, những đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” - Hồ Chí Minh.
Theo TS Trần Nho Thìn văn hoá là một hệ thống mở “Nhân học văn hoá”, “nhân chủng học văn hoá”. Văn hoá Việt còn là sản phẩm của giao lưu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ… Vì thế khái niệm văn hoá tương đối rộng. Văn hoá là phạm trù giá trị làm cho con người thoát ra khỏi tình trạng mông muội. Văn hoá bao gồm văn minh, kinh tế, sức khoẻ, ăn uống, văn học… chứ không phải mình lễ hội và nói đến văn hoá là nói đến tập tục tín ngưỡng tôn giáo, nói đến đời sống tinh thần …
Bất kỳ một giá trị văn học nào cũng đều thoát thai từ một môi trường văn hoá, từ một đời sống văn hoá nhất định.
Tác phẩm là con đẻ tinh thần của người nghệ sĩ, là sản phẩm của một thời đại. Nhà văn đắm mình trong không khí thời đại, nắm vững tinh thần thời đại cùng với môi trường, vốn sống, vốn văn hoá… hình thành tư tưởng thẩm mĩ trong sáng tác văn chương.
Yếu tố văn hoá ảnh hưởng lớn đến sự thành công của tác phẩm. Cách tiếp cận văn hoá học trong nghiên cứu tác phẩm văn chương sẽ giúp chúng ta khám phá chân lý nghệ thuật một cách đúng hướng hơn. TS Trần Nho Thìn đã chỉ ra một số bước tiếp cận theo phương pháp văn hoá học đối với văn học Trung đại Việt Nam như sau:
- Đối với văn học trung đại cần phục nguyên tái hiện không gian văn hoá cũng như những nhân tố thời đại tác động.
- Tìm ra mối liên hệ giữa tác phẩm với văn hoá thời đại.
- Xác định cơ sở văn hoá xã hội đã hình thành nên tác phẩm (đề tài, chủ đề, hình thức nghệ thuật, cách cảm nhận, mọi yếu tố cấu thành tác phẩm...)
II. THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một nhà thơ lớn một gương mặt độc đáo trong thơ ca trung đại Việt Nam cũng như nền văn học dân tộc, Những tài liệu để lại hiện nay cho thấy bà sống vào khoảng cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. Bà là con Hồ Thi Diễn, người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Thi Diễn là một ông đồ nghèo đi dạy học ở vùng Hải Dương (Kinh Bắc ngày trước) lấy một cô gái họ Hà làm vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Có một thời gia đình ở gần Hồ Tây Hà Nội.
Hồ Xuân Hương thông minh nhưng không được học nhiều, giao du rộng rãi với các nho sĩ, đấng mày râu nhưng cuộc đời tình riêng lại hết sức éo le ngang trái. Bà hai lần lấy chồng, hai lần đều làm lẽ và là nạn nhân của xã hội phong kiến thối nát trọng nam khinh nữ. Hồ Xuân Hương nổi tiếng với những sáng tác bằng thơ Nôm, từng được mệnh danh là” bà chúa Thơ Nôm”. Bà là một trong những nhà thơ - nhà nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. Sáng tác của bà đặt ra một cách sâu sắc và thấm thía những vấn đề riêng tư, những nỗi bất công ngang trái và người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu đựng, đồng thời lên tiếng bảo vệ đề cao người phụ nữ, bênh vực quyền bình đẳng và quyền được hưởng hạnh phúc của họ. Thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng nghệ thuật kỳ lạ, nghệ thuật thơ bà vừa đa dạng và độc đáo tạo ra một vẻ “duyên dáng Xuân Hương” khi trào phúng hóm hỉnh chua cay, lúc trữ tình đằm thắm xót xa. Tiếng nói trong thơ bà thẳng thắn nhiều lúc táo bạo thể hiện một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng. Thơ bà sáng tác theo thể đường luật nhưng dân tộc hoá cao độ, góp phần đáng kể vào việc cách tân nghệ thuật thơ trung đại: đưa cái trần tục thô ráp hàng ngày vào một thể thơ vốn đài các quý phái.
Về ngôn ngữ bà đã vận dụng thành công ca dao tục ngữ, thành nữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Thơ bà mang đậm sắc thái văn hoá dân gian. Bằng một tư duy nghệ thuật độc đáo, thơ Hồ Xuân Hương đa tầng đa nghĩa và là một hiện tượng lạ đối với giới nghiên cứu phê bình văn học. Việc nghiên cứu đánh giá thơ bà là vấn đề khó và phức tạp, đặc biệt có rất nhiều ý kiến đánh giá xoay quanh vấn đề dâm và tục trong thơ Hồ Xuân Hương. Nhưng ở đây trong khuôn khổ bài viết chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá về yếu tố dâm và tục.
Biểu tượng trong văn hoá là những hình ảnh cụ thể, sinh động nhưng mang ý nghĩa quy ước của nhà văn hoặc của người đọc, các từ ngữ thông thường khi đi vào văn bản đều có thể trở thành biểu tượng nghệ thuật mang nội dung cảm xúc và khái quát. Nhờ vào tính biểu tượng mà ngôn ngữ văn học nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng có khả năng biểu đạt sâu rộng và phong phú hơn so với ngôn ngữ thông thường.
Những biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương được xây dựng từ thế giới cảm giác đậm chất dân gian và cực kỳ phong phú: Quả mít, bánh trôi nước, con ốc nhồi, cái quạt, đánh đu, đèo Ba Dội, hang Cắc Cớ, Thiếu ngữ ngủ ngày, tranh tố nữ … đó là những biểu tượng văn hoá dân gian, văn hoá tôn giáo đã ăn sâu vào tâm khảm tiềm thức của dân tộc Việt Nam từ bao đời. Từ những biểu tượng ấy, qua tư duy thơ Hồ Xuân Hương được biến hoá thần tài lấp lánh nhiều tầng nghĩa, đem đến nhiều cánh lý giải khác nhau. Thế giới thơ Hồ Xuân Hương là một thế giới đầy biểu tượng tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau với những sắc màu khác nhau muôn hình vạn trạng.
Trong thơ Hồ Xuân Hương luôn luôn tồn tại hiện tượng đa nghĩa, một hình ảnh kép, hoặc một biểu tượng sóng đôi: Hang Cắc Cớ, Kẽm Trống, Chùa Hương, Quán Thánh, Đèo Ba Dội, Hang Thanh Hoá… hiện thực vẫn sống động không ai chối cãi được nhưng nếu dừng ở đó chưa đủ. Nghĩa ngầm, nghĩa khác nảy sinh từ biểu tượng thứ nhất là biểu tượng thứ hai, theo kiểu tư duy liên tưởng, tưởng tượng, so sánh ý vị đem đến cho người ta cách hiểu bất ngờ mà tất cả đều hướng tới một mục đích nhất định, một ý nghĩa trào phúng chua cay. Trong thơ Hồ Xuân Hương là sự lấp lửng hai mặt thanh mà tục, tục mà thanh là sự kết hợp hài hoà giữa chất trữ tình đằm thắm và chất trào phúng sâu sắc.
Đáng chú ý là những biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương mang đậm ý nghĩa phồn thực.
Theo Đỗ Lai Thuý: những biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương đều có cội nguồn xa xưa đó là hình ảnh liên quan đến âm dương vật và tính giao. Những hình ảnh thân thể phụ nữ nhất là bộ phận tính dục; những biến cố trong cuộc đời phụ nữ như dậy thì, chửa đẻ, chết chồng, cưới xin… trong thời gian như giao thừa chuyển màu, mùa xuân… chúng đều liên quan đến huyền thoại về vũ trụ. Trong các biểu tượng phồn thực hình ảnh âm vật trong thơ Hồ Xuân Hương liên quan đến tính chất sáng chế. Trong sự lưỡng phân trời đất thì trời là cha đất là mẹ. Con người cũng như muôn loài được sinh ra từ lòng đất mẹ từ hang động bang giếng thật tự nhiên. Từ xa xưa người ta đã coi hàng động bang giếng là nơi con người từ bụng mẹ đẻ ra. Hang động cũng là nơi cư trú che mưa che nắng của người sơ thuỷ. Các huyền thoại sáng chế này có mặt trong mọi tộc người trong buổi sơ khai.
Vì vậy ta không phải ngạc nhiên thơ Hồ Xuân Hương đầy những ám ảnh về biểu tượng hang động: Động Hương Tích, Hang Cắc Cớ, Đào Ba Dội, Hang Thanh Hoá, Kẽm Trống, Cửa Dó, Đá ông Chồng bà Chồng…
Hang động xưa vẫn là nơi thờ phật “người quen cõi phật chen chân xọc”. Hồ Xuân Hương đã đưa đạo phật về với thời nguyên thuỷ gắn với tín ngưỡng phồn thực với tính dục. Lúc mà người ta nhìn bông xen của phật người ta hiểu ngay đến biểu tượng âm vật sinh sôi nảy nờ, sự an lành thịnh vượng. Đối tượng tưởng như có vẻ phi lý nhưng thực ra hợp với truyền thống đạo phật. Hồ Xuân Hương đã đưa hình tượng hang động bang giếng - âm vật trở về với ý nghĩa cổ xưa mang tính vũ trụ.
Ở bài “Cái giếng”
Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông
Giếng tốt thảnh thơi giếng lạ lùng
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép
Nước trong leo lẻo một dòng thông
Cỏ gà lún phún leo quanh mép
Cá diếc le te lách giữa dòng
Giếng ấy thanh tân ai có biết
Đố ai dám thả nạ dòng dòng.
Một cái giếng dân gian đào lấy nước ăn với tất cả tính chất đặc điểm rất thật của nó: giếng sâu, nước tốt trong, có cầu ván đứng múc nước, xung quanh cỏ gà mọc, dưới có cá diếc bơi, thật dễ hiểu nhưng đó chỉ là biểu tượng thứ nhất. Quan trọng hơn là biểu tượng thứ hai. Đây là “cái giếng” thanh tân ở tuổi dậy thì của người con gái “cái giếng” ấy đẹp trong trẻo tinh nguyên vì thế “Đố ai dám thả nạ dòng dòng”.
Trong thực tế giếng mang ý nghĩa âm vật đối với người Việt có một vai trò hết sức quan trọng: đó là nới xuất phát của giống nòi.
Dệt cửi là công việc thường làm trong dân gian. Xuân Hương cũng dùng để biểu hiện hành động của tính giao. Qua đó để gửi gắm ý tưởng của mình. Bài thơ có hai nghĩa rất rõ ràng nghĩa phô thể hiện ở nhan đề bài thơ. Nghĩa ngầm là nghĩa liên tưởng từ những từ ngữ kết cấu bài thơ mà đem đến biểu tượng thứ hai.
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau
Con cò mấp máy suốt đêm thâu
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc
Một suốt đâm ngang thích thích mau
Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả
Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ
Chờ đến ba thu mới dãi màu
Từ khung cảnh ban đầu thắp đèn lên thấy màu trắng của sợi. Các bộ phận của khung như: con cò, suốt, khuôn… Đến các động tác “hai chân đạp xuống năng năng nhắc. Một chút đâm ngang thích thích mau”. Đều được miêu tả chính xác. Nhưng lý thú hơn càng miêu tả chính xác bao nhiêu thì nghĩa ngầm, nghĩa chìm càng lộ ra rõ ràng bấy nhiêu. Nghĩa phô nghĩa ngầm xoắn xuýt vào nhau lấp lửng hai mặt.
Những biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương phần lớn là biểu tượng văn hoá tôn giáo nó đã in đậm trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Thế giới nghệ thuật trong thơ bà là một thế giới đầy biểu tượng tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau muôn màu muôn vẻ. Những biểu tượng phồn thực đã trở thành ý đồ nghệ thuật, trở thành phương tiện chuyển tải ý đồ nghệ thuật của nhà thơ.
Những sự vật đời thường gần gũi thân quen với ta là thế nhưng trong thơ Hồ Xuân Hương lại đem đến cho chúng ta một cách hiểu bất ngờ. Mặt trăng thì “Mặt trái trăng thu chín mõm mòn - Nẩy vừng quế đỏ lòm lom - Giữa in chiếc bích khuôn còn méo. Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm” đến các vị thuốc: giao cầu, thuyền tán “Thạch nhũ trần bì sao để lại - Quy tâm liên lục tẩm mang đi - Giao cầu thiếp biết trao ai nhỉ?”. Thậm chí đầu sư là một thứ đáng kính trọng mà trong thơ hàng hoá lại gợi đến một cái đầu khác thật oái oăm. “Đầu sư há phảigì bà cốt?”. Lâm tuyền rừng suối ở động Hương Tích của Hồ Xuân Hương lại phục nguyên ý nghĩa là hình ảnh âm vật. Một số hình ảnh: sừng “Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa” (Lũ ngẩn ngơ).
Hình ảnh dùi trống Trống thủng vì chưng kẻ nặng dùi” (trống thủng)
Hoặc hình ảnh chơi đu:
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng”.
(Đánh đu).
Đều là những biểu hiện hành vi tính giao.
Nếu “giếng” với ý nghĩa là biểu tượng âm vật thì trong tâm thức của người Việt được coi là nơi xuất xứ của giống nòi, nơi cung cấp nước cho mùa màng, cho con người. Thì đánh đu biểu hiện cho trò chơi dân gian vừa thể hiện hoạt động tính giao và là sự bù trừ đắp đổi mang một ý nghĩa phồn thực thuần khiết.
Ngoài ra xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương là các “siêu mẫu” tượng trưng cho người phụ nữ.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (Bánh trôi nước) hoặc “Đôi gò Bồng Đào sương còn ngậm - Một lạch đào nguyên suối chửa thông” (Thiếu nữ ngủ ngày).
Một bức tranh tuyệt vời tao nhã có thể sánh với các bức tượng thời Hy Lạp cổ đại. Tất cả vẻ đẹp của thế gian, vẻ đẹp của muôn loài đã hội tụ ở đây.
Thi pháp trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho con người còn Hồ Xuân Hương thì lấy con người làm kiểu mẫu của vạn vật. Điều đó, như là một vượt rào so với thi pháp học trung đại.
Có nhiều ý kiến cho rằng thơ Hồ Xuân Hương nói nhiều đến cái dâm nhưng thực ra cái dâm đó mang ý nghĩa phồn thực, ý nghĩa triết học, ý nghĩa thẩm mỹ.
Tóm lại đến với thơ Hồ Xuân Hương là đến với một rừng biểu tượng. Những biểu tượng có ý nghĩa xã hội sâu sắc và những biểu tượng phồn thực văn hoá tôn giáo. Nhưng biểu tượng ấy đều có hai mặt lấp lửng thanh và tục, nghĩa ngầm và nghĩa phô, nghĩa đen và nghĩa bóng. Hai mặt này kết nối với nhau, chuyển hoá cho nhau như âm với dương trong một trạng thái cực độ. Bởivậy, nếu tách chúng ra là phá vỡ cấu trúc của biểu tượng, dễ đi đến cái nhìn phiến diện định kiến.
Ở Hồ Xuân Hương quan niệm về tự nhiên là cái gốc của mọi vấn đề. Nhưng nó luôn luôn chuyển hoá sang đặc điểm xã hội và văn hoá tôn giáo. Triết lý tự nhiên ở thơ Hồ Xuân Hương dựa trên cơ sở tín ngưỡng phồn thực coi trọng sự sinh sôi nảy nở, đề cao sự sống. Đó là vấn đề muôn thủa của con người. Rõ ràng cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với tự nhiên là một cái nhìn nghệ thuật nhằm khẳng định sức mạnh và khát vọng sống mãnh liệt của con người.
III. PHÂN TÍCH BÀI THƠ HANG CẮC CƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP VĂN HOÁ HỌC.
“Hang Cắc Cớ” là bài thơ có thể xem tiêu biểu cho bản sắc thơ Hồ Xuân Hương. Ở đó nó hội tụ nhiều nét tinh hoa trong phong cách thơ bà: Một tình yêu thiên nhiên dữ dội trong lối biểu hiện, dục tính trong tài hoa miêu tả, ỡm ờ mà khiêu khích người khác giới, lập lờ hai mặt trong nỗi khát khao tình dục, sự hoà điệu giữa nhạc và hoạ…
Hang Cắc Cớ
Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Con đường vô ngạn tối om om
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm
(Hang Cắc Cớ)
Bài thơ mang biểu tượng lấp lửng hai mặt. Trước hết là nghĩa thực được gợi ra từ nhan đề bài thơ “Hang Cắc Cớ” không ai nói là sai được. Nó rất thật, rất đúng. Nhưng những ngôn từ cứ lồ lộ “nứt đôi mảnh” “kẻ hầm rêu mốc” “giọt nước hữu tình” “con đường vô ngạn” “hớ hênh” “đẽo đá” “trơ toen hoẻn”, cùng với vần om, chòm, phòm, bõm, om, các từ láy “hõm hòm hom”, toen hoẻn, phập phòm, lõm bõm đứng cạnh nhau hoà phối tạo nên một nghĩa ngầm. Mà người cho đó là rất tục, rất dâm. Yếu tố thanh tục trong thơ Hồ Xuân Hương được người ta bàn đến nhiều. Vận dụng thuyết phân tâm học của Feurd, các nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân Hương là một người đàn bà hết sức phóng túng. Thơ bà biểu hiện khủng hoảng về tính dục của một “thiên tài hiếu dâm đến cực điểm”. Đánh giá như vậy là thoá mạ hạ thấp giá trị văn chương của một hồn thơ trác Việt.
Cách nhìn xã hội học coi yếu tố dâm dục tiếng cười trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương là vũ khí đấu tranh giai cấp chống phong kiến, sức phản kháng chống lại sự bóp nghẹt quyền sống con người, phá phách cái xấu xa. Với nhu cầu hạnh phúc của con người nhất là người phụ nữ. Cách nhìn nhận này không phải lúc nào cũng đúng. Đôi lúc xa vào suy diễn thiếu thực tế. Nhìn nhận thơ Hồ Xuân Hương theo góc độ văn hoá học chúng ta sẽ có cái nhìn mới hơn khả quan hơn.
Hang Cắc Cớ còn gọi là hang Thanh Hoá ở xã Thuỵ Khê, huyện Sai Sơn, tỉnh Sơn Tây, nay là tỉnh Sơn Tây. Hang ở hòn núi có Chùa Thầy. Mỗi năm đều có hội Chùa Thầy. Mà đã đến hội Chùa Thầy ai mà chả qua hang Cắc Cớ nhưng cách cảm, cách tả của Hồ Xuân Hương quả là tài hoa và độc đáo. Cảm nhận đầu tiên về hang Cắc Cớ đó là cứ nhạc phát ra trong hang do sự cộng hưởng của âm thanh với không gian vòm, sâu, trầm, đục. Qua âm điệu của lời thơ được kết dệt thành bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt đậm sắc màu dân gia