Đề tài Việt Nam là điểm đến của thiên niên kỉ mới

“ Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi, ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời, ” Vâng quả thật đúng như những gì bài hát đã ngợi ca. Hiện nay Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho du khách nước ngoài. Với những bờ biển dài trải đầy cát trắng, với những rặng phi lao rì rào trong gió như những lời mời gọi hay những cảnh quan kì vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng. Khi đến Việt Nam du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng truớc sự kiều diễm của cảnh quan nơi đây. Ngày nay Việt Nam là điểm đến tốt cho du khách nuớc ngoài đồng thời cũng là điểm nghỉ dưỡng cho du khách trong nước. Mặc dù ngành du lịch ở Việt Nam ra đời chưa lâu. Nhưng trong những năm gần đây ngành đang ngày càng khẳng định được vị thế phát triển nhanh chóng và bền vững của mình. Qua bao nhiêu thăng trầm biến động của tình hình chính trị xã hội trên thế giới có tác động không nhỏ đến ngành du lịch. Nhưng ngày nay du lịch được xác định là ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao. Chính vì thế nó được coi là ngành “ công nghiệp không khói”, một “ con gà đẻ trứng vàng” quý giá. Không những thế du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó làm biến đổi cả nhân loại qua các cuộc phát kiến địa lý của các nhà hàng hải đã tìm ra các đại dương và châu lục trên trái đất vì thế nó mang tính xã hội cao, giúp con người mở mang kiến thức về thế giới xung quanh, mục đích phục hồi sức khoẻ, tạo tình đoàn kết, hiểu biết chính trị và giao lưu văn hoá giữa vùng miền trên thế giới. Ở các nước trên thế giới đã đưa ra chiến lựơc phát triển ngành du lịch. Trong đó đào tạo nguồn nhân lực là chiến lựoc hàng đầu với mục đích tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ phục vụ cho ngành. Ở Việt Nam, trước đây du lịch đựơc xác định là “ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao”. Ngày nay, ngành du lịch được xác định là “ngành kinh tế mũi nhọn”. Chính vì thế mà hiện nay Đảng, Nhà nước mà đặc biệt là Tổng cục du lịch quan tâm, chú trọng. Để đưa ngành du lịch ngày một phát triển ngoài việc bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên và bảo tồn nguồn tài nguyên nhân tạo, thì chúng ta phải có chính sách đúng dắn nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho ngành có tiềm năng. Để làm được điều này các trường đã và đang có những chính sách hợp lí cho quá trình đào tạo. Nhằm đào tạo ra một đội ngũ lao động không chỉ có lý thuyết mà phải có thực tế năng động đáp ứng được thực tế của ngành. Với phương châm “học đi đôi với hành”, đồng hành với phương châm đấy. Khoa du lịch - trường ĐHDL Đông Đô, đang quyết tâm phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo. Nơi đây là điểm sáng về đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên và quản trị kinh doanh khách sạn, tạo nguồn tri thức vững chắc cho tương lai của ngành. Hằng năm được sự giúp đỡ của hội đồng quản trị và ban giám hiệu nhà trường, khoa du lịch đã tổ chức cho sinh viên đi thực tế lữ hành tổng hợp tìm hiểu thăm quan các điểm học tập và làm theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên suốt tuyến và hướng dẫn viên tại điểm. Chuyến đi thực tế 10 ngày tại miền Trung cho sinh viên chúng em có cái nhìn thực tế hơn về nghề nghiệp mà mình lựa chọn, đồng thời giúp cho sinh viên kết hợp kiến thức đã học trong nhà trường, trong sách vở với kiến thức thực tế để vận dụng sáng tạo trong công việc. Qua đó những hướng dẫn viên tươnng lai sẽ là những người trực tiếp đưa nền văn hóa Việt Nam giới thiệu với du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Để “Việt Nam là điểm đến của thiên niên kỉ mới”. Kết cấu của bài báo cáo mà em trình bày bao gồm 3 chương; Chương I: Chương trình và giá thành tour. Chương II: Thực trạng tuyến, điểm du lịch. Chương III: Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng tour, tuyến.

doc53 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việt Nam là điểm đến của thiên niên kỉ mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan