Đề tài Vụ kiện bán phá giá hàng da giầy Việt Nam vào thị trường EU

Bán phá giá hàng hóa là hành động mang sản phẩm của một nước sang bán ở một nước khác, với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó (hoặc sản phẩm tương tự như sản phẩm đó) khi bán cho người tiêu dùng ở thị trường nội địa nước xuất khẩu. Bán phá giá là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó để cạnh tranh nhưng có hiệu quả với những bạn hàng khác trên thị trường thế giới. Mục tiêu là đánh bại đối thủ cạnh tranh, tăng xuất khẩu,chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu, thu lợi nhuận độc quyền kiếm ngoại tệ khẩn cấp, giải quyết hàng tồn kho hoặc có khi cả mục tiêu chính trị.

doc22 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vụ kiện bán phá giá hàng da giầy Việt Nam vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BÁN PHÁ GIÁ : Theo điều 2.1 của Hiệp định chống bán phá giá WTO : Bán phá giá hàng hóa là hành động mang sản phẩm của một nước sang bán ở một nước khác, với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó (hoặc sản phẩm tương tự như sản phẩm đó) khi bán cho người tiêu dùng ở thị trường nội địa nước xuất khẩu. Bán phá giá là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó để cạnh tranh nhưng có hiệu quả với những bạn hàng khác trên thị trường thế giới. Mục tiêu là đánh bại đối thủ cạnh tranh, tăng xuất khẩu,chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu, thu lợi nhuận độc quyền kiếm ngoại tệ khẩn cấp, giải quyết hàng tồn kho hoặc có khi cả mục tiêu chính trị. * Điều kiện áp dụng : Nhà xuất khẩu phải có tiềm lực kinh tế mạnh để theo đuổi chiến lược bán phá giá Nhà xuất khẩu phải độc chiếm khống chế thị trường trong nước. Nếu không hàng hóa được bán phá giá ở nước ngoài có thể nhập khẩu trở lại vào thị trường trong nước khi đó kế hoạch bán phá giá sẽ phá sản. Thị trường nước nhập khẩu không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. * Chống bán phá giá : - Điều kiện áp dụng : Hàng nhập khẩu có bán phá giá Ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể (thiệt hại vật chất như giảm giá, suy giảm thực tế, tiềm ẩn về thị phần và sản xuất, doanh thu lợi nhuận, mất việc làm. Có thể chỉ là nguy cơ đe dọa thiệt hại: tốc độ gia tăng hàng nhập khẩu, năng lực sản xuất lớn của nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm, số thực tồn kho…) - Quá trình điều tra về bán phá giá : Quy trình điều tra về việc bán phá giá cơ bản nhất thường có 10 bước: Bắt đầu vụ kiện : Để bắt đầu vụ kiện, những người khởi kiện phải nộp đơn kiện với đầy đủ bằng chứng cần thiết và ước định được mức thiệt hại mà hành động bán phá giá đó gây ra. Đơn kiện cũng cần xác định được chính xác chủng loại hàng hóa và danh tính của các công ty bị kiện là bán phá giá. Sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ bắt đầu vụ kiện khi người nộp đơn là đại diện hợp pháp cho ngành hàng đó. Thông thường các hội, hiệp hội đại diện cho ngành hàng ở tầm quốc gia hay khu vực mới đủ khả năng đại diện. Tại Hoa Kỳ, đại diện có thể là hội, hiệp hội các bang. Cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ xem xét xem các bằng chứng ban đầu có đủ mức để bắt đầu vụ kiện không. Điều tra sơ bộ Việc điều tra sơ bộ được tiến hành chủ yếu để xác định hai nhóm vấn đề: Thứ nhất: Có thực người bị kiện bán phá giá hay không và mức độ phá giá là bao nhiêu. Thứ hai: Có thiệt hại với ngành sản xuất nội địa hay không (nơi phát đơn kiện) và thiệt hịa đó có hoàn toàn, có thực sự do việc bán phá giá trên hay không. Thông tin liên quan được xác định thông qua bảng câu hỏi được gửi và thu thập trực tiếp từ cả phía nguyên đơn và bị đơn. Các bên trong vụ kiện chỉ có cách hợp tác chặt chẽ, cung cấp thông tin đầy đủ, đúng yêu cầu và hiệu quả với cơ quan điều tra. Việc thu thập thêm thông tin từ các nguồn, tìm và xác minh các bằng chứng liên quan cũng đồng thời được tiến hành nhằm làm cho quá trình đánh giá thêm khách quan. Kết luận vụ kiện Trên cơ sở các dữ kiện thu thập được, cơ quan điều tra sẽ họp để nhận định và đưa ra kết luận về vụ việc bán phá giá. Kết luận này phải đánh giá được nhiều vấn đề liên quan chủ yếu trên cơ sở định lượng. Áp dụng biện pháp tạm thời Nếu kết luận của cơ quan điều tra là có việc bán phá giá thì các biện pháp tạm thời sẽ lập tức được đưa ra nhằm hạn chế hậu quả của việc bán phá giá này. Các biện pháp được biết đến có thể là (1) Đặt cọc, ký quỹ một số tiền nhất định và (2) Áp thuế (bổ sung) tạm thời đối với các mặt hàng bị kiện là bán phá giá. Biện pháp tạm thời có thể được sửa đổi trong thời gian sau đó. Cam kết về giá Ngay sau khi đã có kết luận sơ bộ về việc bán phá giá là có thật và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất nội địa. Bên xuất khẩu (thường là từ nước bị kiện) và bên nhập khẩu (thường là từ nước đi kiện) cần phải họp với nhau để đạt được một cam kết về giá. Các loại thỏa thuận về giá có thể đạt được là Bên xuất khẩu cam kết tăng giá bán đến mức xấp xỉ giá của nhà sản xuất nội địa (song vẫn đảm bảo cạnh tranh. Ngừng xuất khẩu với giá bị cho là phá giá. Chấp nhận bị áp dụng quota với mặt hàng đó. Chấp nhận bị áp thuế bổ sung. Biện pháp cam kết này không áp hàng loạt mà áp tùy theo từng nhà xuất khẩu. Việc áp chế chỉ chấm dứt khi được xem là đã thích hợp và không có kiện cáo nào từ các nhà sản xuất nội địa nữa. Tiếp tục điều tra Biện pháp này được thực hiện nhằm thu thập thêm thông tin, chứng cứ để kết luận chính xác hơn. Quá trình này cũng nhằm thu thập các phản hồi và tác động với các bên liên quan sau khi áp dụng biện pháp. Các phiên điều trần có thể được tổ chức trong giai đoạn này cho các bên trình bày về vấn đề của mình nhằm đạt được sự công bằng hơn. Kết luận cuối cùng Phải được đưa ra đúng với lộ trình điều tra nhằm làm cơ sở cho các phán quyết chính xác. Áp dụng biện pháp chống phá giá cuối cùng Cơ quan điều tra chống bán phá giá phải đưa ra kết luận cuối cùng. Thông thường sẽ có loại 2 kết luận: Nếu mức độ phá giá là đáng kể, gây thiệt hại thực thụ với các nhà sản xuất nội địa thì nhà xuất khẩu phải chịu mức thuế chống bán phá giá. Mức thuê này không đồng đều với tất cả các nhà sản xuất mà áp tùy theo từng nhà sản xuất, tùy theo mức phá giá bị kết luận. Tuy nhiên, mức thuế bổ sung không bao giờ cao hơn mức biên độ giá chênh lệch đã xác định; nếu biên độ chênh lệch chỉ bằng và nhỏ hơn 2% thì cũng không bị áp thuế bổ sung; nếu việc áp thuế làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng thì cũng không bị áp thuế. Nếu kết luận là mức phá giá không đáng kể, không ảnh hưởng thì biện pháp tạm thời được dỡ bỏ, thuế chống bán phá giá không bị áp nữa. Rà soát hàng năm Được tiến hành hàng năm theo yêu cầu các bên nhằm điều chỉnh mức thuế bổ sung hoặc phá bỏ các biện pháp chống phá giá nếu thấy không cần thiết nữa. Quá trình này các bên liên quan cũng phải hợp tác như lần điều tra đầu tiên. Rà soát hoàng hôn Được tiến hành sau một định kỳ 5 năm kể từ khi áp thuế hay rà soát. Kết luận của cuộc Rà soát hoàng hôn này sẽ là có áp thuế chống bán phá giá thêm một thời gian nữa hay không. DIỄN BIẾN SƠ LƯỢC VỀ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ HÀNG DA GIẦY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU : Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế hiện nay về da giày, riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt mức 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 4/2008 ước đạt 330 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng trước và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu da giày các loại trong 4 tháng năm 2008 ước đạt 1,356 tỉ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày Việt Nam sẽ đạt 6,2 tỉ USD. Ngành da giày thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới còn yếu do thiếu khả năng tự thiết kế mẫu mã, tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, quy mô sản xuất chưa đủ lớn, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn thuận lợi như trước đây. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn “bán” sức lao động là chính. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển ngành da giày, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường. Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực. Tại thị trường EU : Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hết năm 2007, EU vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam với doanh thu 2,6 tỉ USD, tăng 33,9% so với năm 2006 và chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ngành da giầy Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn và thách thức khi đối mặt với những vụ kiện chống bán phá giá của các thị trường lớn như EU, Canada… Diễn biến xung quanh vụ kiện : Giữa năm 2005, Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức đăng thông báo về việc khởi kiện Việt Nam và Trung Quốc đã bán phá giá các sản phẩm giày dép được làm bằng da tự nhiên vào thị trường EU. Việc khởi kiện được thực hiện bởi Hiệp hội các nhà sản xuất giày dép châu Âu (CEC), nơi đại diện cho các nhà sản xuất đang chiếm 40% sản phẩm giày da có nguồn gốc tự nhiên sản xuất tại EU. Theo CEC, lý do để khởi kiện là các sản phẩm giày dép nói trên có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc đã tăng đột biến về số lượng nhưng lại giảm đáng kể về mặt giá trị từ đầu năm 2005 đến nay. Liên minh Sản xuất Giày da châu Âu cũng đưa ra danh sách 60 doanh nghiệp bị kiện phá giá. Trong danh sách này, có những doanh nghiệp chỉ nhận gia công, có doanh nghiệp chỉ làm nguyên phụ liệu bán trong nước... không liên quan đến việc định giá và xuất khẩu vào châu Âu. Vì vậy, danh sách 60 doanh nghiệp bị kiện do Liên minh Sản xuất Giày da châu Âu cung cấp có thể chưa chính xác. Nhiều doanh nghiệp da giày muốn rút lui khỏi vụ kiện bán phá giá của EU vì lo ngại những rắc rối về thủ tục pháp lý và tốn kém. Sáng 24/2/2006, phái đoàn Ủy ban châu Âu (EC) tại Việt Nam đã họp báo công bố chính thức về đề xuất áp thuế chống bán phá đối với giày da Việt Nam. Mức thuế này do chính Cao Uỷ thương mại EC ông Peter Manderson đề nghị. Theo đó, việc áp dụng thuế đối với Việt Nam bắt đầu từ 7/4 và qua bốn giai đoạn, mức khởi điểm ban đầu là 4% sau đó tăng dần lên tới mức 16,8%. Mặc dù đây mới là mức đề xuất nhưng việc thảo luận thêm với các nước thành viên EU chỉ còn mang tính hình thức và EC khẳng định không có sự thay đổi nào đối với mức thuế sơ bộ này.  Tuy nhiên, đây chỉ là mức thuế áp dụng tạm thời. Sau 6 tháng, các nước thành viên và EU sẽ xem xét lại mức thuế này. Đối thủ chính của Việt Nam cũng là nước bị kiện bán phá giá lần này là Trung Quốc chịu mức thuế lên đến 19,4%. Lịch trình áp thuế chống bán phá giá dự kiến của EU đối với da giầy Việt Nam và Trung Quốc: Việt Nam  Trung Quốc   Thời gian  Mức thuế  Thời gian  Mức thuế   07/04/2006  4,2%  07/04/2006  4,8%   02/06/2006  8,4%  02/06/2006  9,7%   14/07/2006  12,6%  14/07/2006  14,5%   15/09/2006  16,8%  15/09/2006  19,4% (hoặc 19,64%)   Khuyến khích đầu tư không phải bóp méo thị trường Trong bản báo cáo của mình, ông Peter Manderson đã khẳng định với EC rằng, qua quá trình điều tra đã tìm thấy những bằng chứng hiển nhiên vể sự can thiệp nghiêm trọng của nhà nước dẫn đến việc bán phá giá. Theo ông Peter Manderson những yếu tố đó là: tài chính rẻ, giảm hoặc miễn thuế, thuê đất không theo giá thị trường, định giá tài sản không thích hợp... Và những sự can thiệp này là không thể chấp nhận được theo luật lệ WTO. Dẫn chứng về sự tổn hại được EC đưa ra là trong năm 2005, mức tăng xuất khẩu về giày da của Việt Nam sang thị trường EU so với năm 2001 tăng  95% và giá bán giày da của Việt Nam trong thời gian này đã giảm 20%. Điều này là nguyên nhân khiến sản xuất giày da trong khối này bị giảm 30%. Khoảng 40.000 việc làm trong ngành đã bị mất. Vụ kiện bán phá giá giày: Da giày VN đối mặt với nhiều khó khăn .Thông tin Uỷ ban châu Âu (EC) không công nhận 8 công ty trong danh sách điều tra vụ kiện bán phá giá da giày hoạt động theo cơ chế nền kinh tế thị trường khiến doanh nghiệp lao đao. Tham tán Thương mại châu Âu (EU) tại VN Felipe Palacios Sureda cho rằng, 8 doanh nghiệp VN đã không chứng minh được mình đáp ứng đầy đủ cả 5 tiêu chí hoạt động theo nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên ở từng giai đoạn điều tra tất cả các bên liên quan đều có quyền đưa ra bình luận hay cung cấp thêm những thông tin. Nếu có thể cung cấp thông tin đầy đủ và tin tưởng rằng nó có thể thay đổi được tình hình thì VN vẫn nên tiếp tục cung cấp. Theo Bộ Thương mại cho biết, 80% các doanh nghiệp xuất khẩu giày của VN là gia công cho nước ngoài chứ không phải sản xuất, xuất khẩu trực tiếp sang EU. Các đơn vị này không tham gia vào công đoạn chủ yếu trong quá trình sản xuất cũng như quyết định giá thành sản phẩm nên không thể coi là nguyên nhân và là yếu tố căn bản tạo ra việc bán phá giá. Điều này cho thấy, da giày VN không thể gây thiệt hại cho ngành sản xuất giày da của các doanh nghiệp ở EU. Tuy nhiên, về phía Việt Nam, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh khẳng định, các doanh nghiệp sản xuất giày da của VN không bán phá giá vào thị trường EU. Việc EC áp dụng mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với giày có mũ da của VN là không phản ánh đúng thực tế. Giày dép Việt Nam có giá bán rẻ là nhờ những lợi thế kinh doanh về giá nhân công rẻ và công nghệ sản xuất hiện đại. Bình luận về những yếu tố mà EC cho rằng có sự can thiệp của nhà nuớc, bà Loan cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường và họ được tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng. Chính phủ Việt Nam không can thiệp và không trợ giá cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo bà Loan, EC cần hiểu rằng, Việt Nam là nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, thu hút đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Những cáo buộc của EU như: miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi thuế... cũng chỉ là một công cụ khuyến khích đầu tư. Đây cũng là một công cụ chung của các chính sách kinh tế được các nền kinh tế thị trường, trong đó có cả châu Âu. Vì vậy, bà Loan khẳng định, không nên xem các hình thức khuyến khích đầu tư là sự bóp méo về chi phí sản xuất và trở thành những yếu tố bán phá giá. Gặp gỡ báo chí chiều 23-12-2006, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh cho hay vì đa số doanh nghiệp của VN có quy mô vừa và nhỏ, thị phần của hàng hóa VN trong tổng mức nhập khẩu của EU chỉ ở mức trên dưới 10% nên không có khả năng bán phá giá để cạnh tranh hay đe dọa việc sản xuất, kinh doanh của các nhà sản xuất trong EU thông qua bán phá giá. Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá của Ủy ban châu Âu cũng có vấn đề khi sử dụng Brazil làm nước so sánh trong quá trình điều tra, trong khi Brazil có điều kiện hoàn toàn khác biệt so với VN. Ủy ban châu Âu từng thừa nhận những yếu tố khác biệt này nhưng vẫn sử dụng Brazil làm nước thay thế trong việc tính toán biên độ phá giá cho VN mặc dù hoàn toàn có thể lựa chọn Indonesia, Thái Lan... có các điều kiện tương đồng với VN. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Nguyễn Phương Nga lên tiếng: “VN rất bất bình trước quyết định này.” Cả bà Nga và ông Vĩnh đều khẳng định quyết định này không công bằng, không hợp lý, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng này tại VN. Còn Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết quyết định này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, việc làm của lao động VN, phần lớn là phụ nữ. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt mức 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 4/2008 ước đạt 330 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng trước và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu da giày các loại trong 4 tháng năm 2008 ước đạt 1,356 tỉ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày Việt Nam sẽ đạt 6,2 tỉ USD. Vì vậy, ngành da giầy Việt Nam gặp phải trở ngại và khó khăn rất lớn sau quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phầm da giầy của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU của Ủy ban Châu Âu ( EC ). Trên thực tế, theo quyết định EC ban hành tháng 10/2006, mức thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da Việt Nam sang EU sẽ hết hạn vào ngày 7/10/2008. Nhưng ngày 2/10/2008, EC đã thông báo sẽ tiến hành rà soát trong vòng 12-15 tháng và duy trì mức thuế này cho đến khi có kết quả rà soát. Ngày 17-12 - 2009 , tại cuộc họp Ðại sứ các nước thành viên, Liên hiệp châu Âu (EU) đã quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam thêm 15 tháng. Theo kế hoạch, quyết định trên sẽ được các Bộ trưởng EU bỏ phiếu thông qua vào ngày 22-12 tới, nhằm đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này. Ðiều đáng nói là, quyết định ngày 17-12 của EU được đưa ra bất chấp ý kiến phản đối của nhiều nước thành viên, trong đó gay gắt nhất là Anh, trong việc Ủy ban châu Âu (EC) áp thuế chống bán phá giá đối với giày da của Việt Nam suốt ba năm qua. 15 trong số 27 quốc gia thành viên EU và Ủy ban tư vấn chống bán phá giá của EU đã bỏ phiếu phản đối gia hạn áp thuế. Tuy nhiên, EC đã chính thức đề xuất kéo dài việc áp thuế, bất chấp Anh và sáu quốc gia EU khác muốn bãi bỏ các mức thuế nói trên. Việt Nam rất bất bình trước quyết định này. Đây là một quyết định không công bằng, không hợp lý, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam, đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại mà EU vẫn thúc đẩy. 2, Những ảnh hưởng tiêu cực Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế hiện nay về da giày, riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Thành Biên khẳng định : Trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa phục hồi hoàn toàn, việc Liên minh châu Âu kéo dài áp thuế sẽ làm trầm trọng hơn những khó khăn của doanh nghiệp và cuộc sống người lao động Việt Nam và quyết định này không chỉ tác động tiêu cực ở Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp sản xuất giầy Châu Âu đang kinh doanh tại Việt Nam và đặc biệt là quyền lợi của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng châu Âu. 2.1, Ảnh hưởng tiêu cực tới ngành da giầy Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung : Theo ông Nguyễn Gia Thảo, Chủ tịch Hiệp hội da giầy Việt Nam (Lefaso), việc EC công bố chính thức áp dụng mức thuế sơ bộ từ 7/4/2006 đối với mặt hàng giầy có mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU sẽ gây những tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành da giầy - một trong những ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của Việt Nam - nói riêng. Từ đầu năm 2006 đến nay, ngành da giày xuất khẩu Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Đó là tình trạng thiếu việc làm diễn ra trên diện rộng và nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì chưa có hợp đồng xuất khẩu. Hiện ngành da giầy thu hút hơn 500.000 lao động, trong đó trên 85% là lao động nữ. Việc áp thuế chống bán phá giá như công bố của EC sẽ đẩy ngành da giầy Việt Nam vào tình trạng khó khăn, sẽ làm cho khoảng 80.000 - 90.000 người lao động trong ngành và các ngành liên quan mất việc làm. Nguyên nhân của việc này là do cuối năm 2005, sự kiện Liên minh châu Âu (EU) kiện Trung Quốc và Việt Nam bán phá giá mặt hàng giày có mũ da đã khiến nhiều khách hàng lo ngại, chỉ đặt hàng cầm chừng cho năm 2006 vì chưa biết diễn biến vụ việc tới đâu, chưa biết giá cả thế nào. Trên thực tế, kể từ khi EC rục rịch áp thuế bán phá giá với da giầy Việt Nam, thị phần xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU đã bị giả