Đề tài Vương quốc cổ Phù Nam

Nghiên cứu lịch sử Phù Nam là một vấn đề không phải mới trong công tác nghiên cứu sử học. Tuy nhiên việc biết, hiểu và đánh giá đúng đắn về lịch sử Phù Nam nói riêng và lịch sử Phù Nam trong mối tương quan với khu vực Đông Nam Á thời cổ đại là vấn đề mà gần đây mới được đề cập đến một cách rộng rãi và thỏa đáng. Việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Phù Nam có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt: Thứ nhất, vương quốc cổ Phù Nam hình thành trên khu vực Nam Bộ thuộc lãnh thổ Việt Nam do đó lịch sử Phù Nam là một bộ phận của lịch sử dân tộc. Phù Nam với tư cách là một trong ba vương quốc cổ trên lãnh thổ Việt Nam do đó điều tất yếu là sử học Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam cần biết đến, hiểu và đánh giá toàn diện về lịch sử của vương quốc này. Với những chứng cứ khoa học đầy đủ, đúng đắn, đáng tin cậy và thuyết phục về lịch sử Phù Nam, chúng ta có thể khẳng định vùng đất Nam Bộ - địa bàn chủ yếu của vương quốc cổ Phù Nam – là vùng đất thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện nay. Với những cứ liệu đầy đủ đó, chúng ta hoàn toàn có thể yêu cầu Campuchia viết lại sách giáo khoa lịch sử về vùng đất Nam Bộ của Việt Nam. Thứ hai, vương quốc cổ Phù Nam tuy tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng nó đã phát triển đến giai đoạn cực thịnh khi trở thành một đế quốc hùng mạnh, mở rộng lãnh thổ cả ở khu vực Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Hơn nữa, trong thời gian tồn tại, Phù Nam đã đóng vai trò là điểm trung tâm thương mại, là trung tâm giao lưu quốc tế thời cổ đại giữa Trung Quốc với Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Chính vì thế, nghiên cứu về lịch sử Phù Nam để có cái nhìn toàn diện hơn về khu vực Đông Nam Á, về Trung Quốc và Ấn Độ thời cổ đại. Thứ ba, hiện nay theo chương trình đổi mới công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, lịch sử vương quốc cổ Phù Nam đã được đưa vào giảng dạy. Chính vì thế, hiểu biết về lịch sử Phù Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc trang bị chuyên môn vững vàng cho người giáo viên khi tiến hành giảng dạy một nội dung khó, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng này ở trường phổ thông. Với tất cả những lí do trên, có thể thấy, nghiên cứu về lịch sử Phù Nam đã trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết, mang tính chính trị và thực tiễn sâu sắc.

docx29 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4904 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vương quốc cổ Phù Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu lịch sử Phù Nam là một vấn đề không phải mới trong công tác nghiên cứu sử học. Tuy nhiên việc biết, hiểu và đánh giá đúng đắn về lịch sử Phù Nam nói riêng và lịch sử Phù Nam trong mối tương quan với khu vực Đông Nam Á thời cổ đại là vấn đề mà gần đây mới được đề cập đến một cách rộng rãi và thỏa đáng. Việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Phù Nam có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt: Thứ nhất, vương quốc cổ Phù Nam hình thành trên khu vực Nam Bộ thuộc lãnh thổ Việt Nam do đó lịch sử Phù Nam là một bộ phận của lịch sử dân tộc. Phù Nam với tư cách là một trong ba vương quốc cổ trên lãnh thổ Việt Nam do đó điều tất yếu là sử học Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam cần biết đến, hiểu và đánh giá toàn diện về lịch sử của vương quốc này. Với những chứng cứ khoa học đầy đủ, đúng đắn, đáng tin cậy và thuyết phục về lịch sử Phù Nam, chúng ta có thể khẳng định vùng đất Nam Bộ - địa bàn chủ yếu của vương quốc cổ Phù Nam – là vùng đất thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện nay. Với những cứ liệu đầy đủ đó, chúng ta hoàn toàn có thể yêu cầu Campuchia viết lại sách giáo khoa lịch sử về vùng đất Nam Bộ của Việt Nam. Thứ hai, vương quốc cổ Phù Nam tuy tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng nó đã phát triển đến giai đoạn cực thịnh khi trở thành một đế quốc hùng mạnh, mở rộng lãnh thổ cả ở khu vực Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Hơn nữa, trong thời gian tồn tại, Phù Nam đã đóng vai trò là điểm trung tâm thương mại, là trung tâm giao lưu quốc tế thời cổ đại giữa Trung Quốc với Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Chính vì thế, nghiên cứu về lịch sử Phù Nam để có cái nhìn toàn diện hơn về khu vực Đông Nam Á, về Trung Quốc và Ấn Độ thời cổ đại. Thứ ba, hiện nay theo chương trình đổi mới công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, lịch sử vương quốc cổ Phù Nam đã được đưa vào giảng dạy. Chính vì thế, hiểu biết về lịch sử Phù Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc trang bị chuyên môn vững vàng cho người giáo viên khi tiến hành giảng dạy một nội dung khó, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng này ở trường phổ thông. Với tất cả những lí do trên, có thể thấy, nghiên cứu về lịch sử Phù Nam đã trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết, mang tính chính trị và thực tiễn sâu sắc. 2. Lịch sử nghiên cứu về Phù Nam Lịch sử Phù Nam chỉ được thế giới hiện đại biết đến vào những năm cuối của thế kỷ XIX thông qua việc dịch và giới thiệu các bộ thu tịch cổ Trung Quốc của các nhà nghiên cứu phương Tây. Đầu tiên là các công trình dịch giới thiệu thư tịch cổ Trung Quốc của Hervey de Saint Denys và De Rosny công bố vào cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên những bản dịch này còn thiếu hệ thống, chưa rõ ràng và cụ thể nên những thông báo về Phù Nam còn nhiều tính đoán định và hết sức mơ hồ về sự tồn tại, phát triển của vương quốc này. Đầu thế kỷ XX, một nhà sử học người Pháp là P. Pelliot đã rất công phu khi dịch và giới thiệu một cách có hệ thống theo thời gian lịch sử, các đoạn nói về lịch sử Phù Nam của sử sách Trung Hoa, từ Tiền Hán thư, Hậu hán thư, đến Tấn thư, Tống thư của nhà Tiền Tống (420 - 478), Nam Tề thư (479 - 501), Lương thư của nhà Lương (502 - 556), đến Tùy thư (589 - 618), Cựu Đường thư và Tân Đường thư (618 - 916). Bên cạnh đó, ông còn giới thiệu tác phẩm riêng biệt cũng nói về nước Phù Nam là Thủy kinh chú, thông qua đó người ta có thể thấy những nét khái quát về lịch sử Phù Nam như vị trí địa lý, truyền thuyết về lập nước, đời sống tôn giáo, văn hóa, sự chinh phục nước láng giềng của vua Phạm Sư Nam, việc ngoại giao với Trung Hoa… Tất cả những công trình này của P.Pelliot được tập hợp trong tác phẩm có nhan đề “Nước Phù Nam” xuất bản năm 1903 trên Viện Viễn Đông Bắc Cổ. Đây được coi là công trình mở đầu cho việc nghiên cứu về Phù Nam vì tác phẩm trên đã không chỉ tổng kết tình hình nghiên cứu trong nước và những hiểu biết ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đề xuất những quan niệm mới của mình, đồng thời giới thiệu một cách có hệ thống nguồn thư tịch, làm cơ sở tư liệu cho những quan điểm của Pelliot, vừa mở ra khả năng tiếp tục tìm hiểu. Từ năm 1903 đến năm 1944, có rất nhiều các công trình khác nữa của các nhà Sử học phương Tây tiếp tục nghiên cứu và phát hiện mới về Phù Nam. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu về Phù Nam từ đầu thế kỷ XX phải đến năm 1944 mới được kiểm chứng khi L. Malleret tiến hành khai quật vùng di tích Óc Eo – chân núi Ba Thê, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Kết quả của cuộc khai quật đã thu được những hiện vật vô cùng phong phú, đồ sộ khiến bản thân những người tiến hành khai quật đều không ngờ tới. Những kết quả công bố của Malleret đã tạo điều kiện cho việc hình dung được cơ sở vật chất và cơ sở văn hóa của một quốc gia cổ phát triển là nước Phù Nam. Đây là mốc quan trọng, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong việc nghiên cứu về nước Phù Nam nói riêng và vùng Nam Bộ của Việt Nam nói chung. Có thể khẳng định, việc phát hiện ra khu di tích Óc Em “là điểm xuất phát bắt buộc của mọi nghiên cứu về các tỉnh miền Nam Việt Nam”. Dựa trên những kết quả của việc khai quật di chỉ Óc Eo và nền văn hóa Óc Eo, từ năm 1959 đến năm 1963, Malleret đã công bố tác phẩm Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu Long. Trong tác phẩm này, ông đã hệ thống lại một khối lượng hiện vật khổng lồ để chứng minh rằng văn hóa Óc Eo là nền văn hóa của quốc gia cổ Phù Nam, Óc Eo là một cảng thị đại diện cho Phù Nam. Sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc, việc nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và quốc gia cổ Phù Nam được chú trọng thể hiện qua sự ra đời của một loạt các tác phẩm như Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng Sông Cửu Long (1984), Văn hóa và cư dân đồng bằng song Cửu Long (1990). Đây là kết quả của các cuộc hội thảo khoa học do Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Bước sang thập niên đầu của thế kỷ XXI, một số công trình sử học về Phù Nam đã được công bố và phổ biến rộng rãi. Đáng chú ý nhất là các công trình của GS Lương Ninh như Vương quốc Phù Nam (2005), tác phẩm Nước Phù Nam (2006) và tác phẩm Vương quốc Phù Nam (2009). Đây là những công trình nghiên cứu chuyên khảo về nền văn hóa Óc Eo và vương quốc cổ Phù Nam thời thời tiền sử đến lúc suy tàn của quốc gia này. Mới đây nhất, tác phẩm Một con đường Sử học (2009) của GS Lương Ninh đã tiếp tục cung cấp những tư liệu, quan điểm nghiên cứu của tác giả về vương quốc cổ Phù Nam trong phần III của tác phẩm. Những công trình của GS Lương Ninh thực sự là những tác phẩm có giá trị cao về khoa học, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của tình hình trong nước về vương quốc Phù Nam nói riêng và vùng đất Nam Bộ nói chung. Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944 - 2004) Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức hội thảo Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam. Kỷ yếu của Hội thảo này được Nxb Thế giới ấn hành năm 2008, tập hợp các nghiên cứu khác nhau của các nhà Sử học, Khảo cổ học, Nhân chủng học trong và ngoài nước về nền văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam. Công trình đã cung cấp thêm tư liệu phong phú về mọi mặt của nền văn hóa Óc Eo gắn liền với sự phát triển và tồn tại của quốc gia Phù Nam. Vương quốc Phù Nam còn được trình bày một cách tương đối hệ thống, khái quát và toàn diện trong các tác phẩm khác nhau trong đó tiêu biểu là tác phẩm Lịch sử Đông Nam Á (2005) đề cập đến sự ra đời, phát triển của vương quốc Phù Nam trong bối cảnh thời đại sơ kỳ của các quốc gia Đông Nam Á (trong chương II: Các quốc gia sơ kỳ (thế kỷ I đến thế kỷ VII)). Tác phẩm Lịch sử Việt Nam (2008) của TS Huỳnh Công Bá cũng dành một chương khái quát về tình hình chính trị, kinh tế và văn hóa của vương quốc cổ Phù Nam. Đây là những kiến thức hết sức cơ bản, có thể phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy ở trường phổ thông hiện nay. Như vậy, trải qua trên 100 năm nghiên cứu, dựa vào các công trình nghiên cứu của các nhà sử học trong và ngoài nước, lịch sử của quốc gia cổ Phù Nam đã được nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ và hệ thống. Đây là những tư liệu phong phú, cung cấp những hiểu biết về một quốc gia cổ từng tồn tại và phát triển đỉnh cao trên vùng đất Nam Bộ ngày nay. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ KHÁI QUÁT VỀ VƯƠNG QUỐC CỔ PHÙ NAM 1.1. Cơ sở hình thành của vương quốc cổ Phù Nam 1.1.1. Sự phát triển liên tục của các nền văn hóa cổ đại trên vùng đất Nam Bộ Việt Nam Sau khi sự nghiệp thống nhất đất nước hoàn thành, công cuộc khai quật khu di tích văn hóa Óc Eo được tiếp tục tiến hành. Qua các cuộc khai quật này, không gian văn hóa Óc Eo đã được mở rộng khỏi phạm vi cánh đồng Óc Eo và sườn núi Ba Thê thành một dải suốt từ Đồng Nai thuộc Đông Nam Bộ tới tận đồng bằng song Cửu Long. Quan điểm ban đầu của người Pháp cho đây là văn hóa ngoại nhập, tiếp thu từ Ấn Độ hay Mã Lai cổ đại. Tuy nhiên, những lớp văn hóa Tiền Óc Eo được tìm thấy đã chứng tỏ sự phát triển nội tại hay là tính bản địa của nền văn hóa này. Giáo sư Hà Văn Tấn khi nghiên cứu về văn hóa Óc Eo đã cho rằng có một hay những con đường khác nhau tiến lên văn hóa Óc Eo từ di chỉ thời đại đồ sắt ở Nam Bộ. Điều đó có nghĩa là có thể tìm thấy được cội nguồn văn hóa Óc Eo từ bản địa. GS Trần Quốc Vượng khi trình bày về văn hóa Đồng Nai trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam có đưa ra ý kiến cho rằng: Văn hóa Đồng Nai khi phát triển đến giai đoạn cuối thì kim khí đã chiếm vị trí quan trọng và giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế, trên cơ sở đó tạo ra những tiền đề vững chắc cho sự ra đời của một nhà nước đầu cồn nguyên. Tiếp nối ý kiến này, GS Lương Ninh trong cuốn Vương quốc Phù Nam, Lịch sử và văn hóa khi trình bày về nền văn hóa Đồng Nai, tác giả đưa ra những căn cứ khảo cổ cho rằng nền văn hóa Đồng Nai có nhiều khả năng liên hệ với văn hóa Óc Eo: Gần địa điểm núi Ba Thê, nơi có di chỉ Óc Eo, chỉ cách khoảng 70km đường chim bay, có tìm thấy những di chỉ có niên đại từ khoảng thế kỷ VI – VII TCN đến khoảng thế kỷ VII – VIII đầu CN. Như vậy, có thể khẳng định, văn hóa Đồng Nai đã tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp tục của văn hóa Óc Eo ở vùng Nam Bộ sau này và đóng góp quan trọng, đặt cơ sở cho sự ra đời của vương quốc Phù Nam. Văn hóa Đồng Nai tồn tại cách ngày nay 7000 năm, thuộc thời đại kim khí từ thời kỳ đồ đồng đến sơ kỳ đồ sắt. Văn hóa Đồng Nai là sự tích hợp của nhiều tiểu văn hóa khác nhau, bao gồm 5 tiểu vùng: Vùng đồi đá phiến và badan đỏ đất đỏ thuộc Đồng Nai có những di tích về cư trú, mộ tang, xưởng diện tích lớn, tầng văn hóa dày. Đây là vùng phá sinh và quần cư quan trọng, liên tục của văn hóa Đồng Nai với những di tích như Cầu Sắt, Suối Chồn, Phú Hòa, Hàng Gòn. Vùng đồi đá phiến và badan đất đở dải cao nguyên sông Bé, có loại hình di tích đặc trưng là công trình đắp đất hình tròn với hai vòng thành và hào sâu ở Lộc Ninh – Bình Long. Vùng liên kết đồi badan – đá phiến – phù sa cổ dọc theo hệ thống sông Bé, Đồng Nai, nơi tập trung dày đặc các di tích, mộ tang, xưởng thủ công đơn hay đa ngành, tiêu biểu nhất là Suối Linh, Bình Đa, Dốc Chùa. Vùng phù sa đất xám thuộc hệ thống sông Vàm Cỏ với những di chỉ, di chỉ kèm mộ đất như An Sơn, Gò Rạch Rừng, Đinh Ông, Rạch Núi. Vùng đồng bằng phù sa mới miền châu thổ hạ lưu sông Đồng Nai, Vàm Cỏ và những đầm lầy không và nhiễm mặn cận biển mới tạo thành từ đầu thiên kỉ I TCN như Cái Vạn, Bưng Bạc, Giống Phệt, Giồng Cá Vồ… Có thể nói, văn hóa Đồng Nai là bước mở đầu cho truyền thống văn hóa tại chỗ với bản sắc riêng và sức sống mãnh liệt. Thông qua những di chỉ khảo cổ, có thể nhận thấy những đặc trưng về kinh tế và văn hóa của nó: Về kinh tế, cư dân Đồng Nai trồng lúa trên cạn, không dùng sức kéo của trâu bò; trồng cây có củ, quả, rau đậu bằng phương pháp phát – đốt, đặc thù của nông nghiệp nương rẫy. Công cụ sử dụng của cư dân Đồng Nai ban đầu chủ yếu là đá với kỹ thuật chế tác đạt đến trình độ tinh xảo. Kinh tế thủ công nghiệp vùng này rất phát triển, đặc biệt là nghề gốm. Nghề gốm xuất hiện và tồn tại trong suốt thời kỳ của văn hóa Đồng Nai, với kiểu dáng và hoa văn trang trí đơn giản nhưng gốm đã được nung ở nhiệt độ cao và sử dụng bàn xoay. Về văn hóa, cư dân Đồng Nai có đời sống tinh thần rất phong phú thể hiện qua một loạt các hiện vật về nghệ thuật. Tín ngưỡng đặc sắc nhất là sưu tập thẻ đeo bằng đá cuội, mài dẹt hình gần ôvan hoặc chữ nhật có hình bán cầu có lỗ thủng tròn hay tạo núm ở đầu; tượng lợn, rùa bằng sa thạch hoặc tượng chó săn mồi đồng bằng… Đặc biệt, người ta còn tìm thấy nhiều thanh và mảnh của một loại đàn đá. Những điều này chứng tỏ sự phát triển cao của đời sống tinh thần cư dân Đồng Nai. Sự phát triển của văn hóa Đồng Nai được tiếp tục phát triển đến văn hóa Óc Eo. Văn hóa Óc Eo là nền văn hóa lớn phát triển ở khu vực phía Nam nước ta vào đầu công nguyên. Tuy nhiên, những khai quật khảo cổ bắt đầu từ Malleret (1944) đã mở ra những chứng cứ quan trọng để chứng minh văn hóa Óc Eo là những dấu vết của vương quốc Phù Nam – một vương quốc được đề cập đến trước kia trong thư tịch cổ Trung Quốc và minh văn trên bia kí. Những phát hiện khảo cổ học đã chứng minh không gian và khung niên đại của văn hóa Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long trùng hợp với một phần lãnh thổ và một số sự kiện trong lịch sử Phù Nam. Về thời gian, theo các thư tịch cổ Trung Quốc, các nhà khoa học đều thống nhất ý kiến với nhau: vương quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỉ I sau CN đến thế kỷ VII. Theo các di chỉ khảo cổ học tìm được cũng cho thấy nền văn hóa Óc Eo tồn tại từ thế kỷ I sau CN đến thế kỷ VII, VIII. Như vậy, về thời gian tồn tại của vương quốc cổ Phù Nam và văn hóa Óc Eo là đồng nhất với nhau. Bên cạnh đó, những khai quật khảo cổ đã chứng minh sự đồng nhất giữa văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam về không gian phát triển và cư dân đã được đoán định qua thư tịch cổ Trung Quốc. Như vậy, văn hóa Óc Eo thực chất là văn hóa sơ sử và sơ kì của lịch sử vương quốc Phù Nam; là một bộ phận quan trọng tạo nên những thành tựu văn hóa đặc sắc của vương quốc Phù Nam. Như vậy, nếu như sự ra đời của vương quốc Văn Lang gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn, vương quốc Champa gắn với nền văn hóa Sa Huỳnh thì sự phát triển của vương quốc Phù Nam gắn bó chặt chẽ với nền văn hóa Óc Eo ở khu vực Nam Bộ ngày nay. 1.1.2. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến sự ra đời của vương quốc cổ Phù Nam Theo thư tịch cổ và bi ký, lúc bầy giờ từ vùng đất Nam Bộ của Việt Nam sang đến Biển Hồ của Campuchia có 7 liên minh bộ lạc của cư dân bản địa và một số thị tộc, bộ lạc sống lẻ tẻ ở miền núi. Đứng đầu liên minh các thị tộc, bộ lạc này là một nữ chúa mà các sử sách Trung Quốc đều gọi là Liễu Diệp. Khoảng thế kỷ I, một người Ấn Độ mà theo sử sách Trung Hoa đó là Hỗ Điền đã đem quân đội theo đường biển tấn công vào vương quốc của Liễu Diệp, lấy Liễu Diệp làm vợ, thay vợ làm vua đất nước này. Dần dần, Hỗn Điền chinh phục các thị tộc, bộ lạc khác, lập ra nước Phù Nam. Các thư tịch cổ của Trung Quốc chép lại sự kiện này như sau: Tấn thư kể sớm nhất về sự kiện này: “Vua nước đó vốn là người con gái, tên là Liễu Diệp. Thời đó có người nước ngoài là Hỗi Hộn thờ tiên thần, nằm mộng thấy thần ban cho cây cung và dạy là phải đi thuyền lớn ra biển. Sáng này, Hỗi Hộn đến đền thờ thần, được cây cung, rồi theo thuyền lênh đênh ra biển tới ấp ngoài của nước Phù Nam. Liễu Diệp đưa người ra chống lại. Hỗn Hội giương cung bắn, Liễu Diệp sợ hãi xin hang. Hỗi Hộn bèn lấy làm vợ và chiếm cứ đất nước”. Nam Tề thư lại chép có đôi chút khác: “Người ngoài cõi tên là Hỗn Điền đến miếu thờ thần, nhặt được cây cung dưới gốc cây… Hỗn Điền lấy Liễu Diệp làm vợ… cai trị nước đó, con cháu truyền cho nhau”. Lương thư có chép lại nhưng chi tiết và hợp lý hơn: “Liễu Diệp tuổi trẻ, khỏe mạnh như con trai… Người của Liễu Diệp đông, thấy thuyền đến thì muốn bắt giữ. Hỗn Điền giương cung bắn, tên xuyên qua bên mạn thuyền, đến theo những kẻ hầu. Liễu Diệp sợ hãi xin hàng. Hỗn Điền lấy Liễu Diệp làm vợ rồi cai trị nước Phù Nam” . Mặc dù các thư tịch cổ của Trung Quốc chép về sự kiện trên có đối chút khác nhau nhưng về cơ bản thì có sự thống nhất về sự ra đời của vương quốc Phù Nam như đã trình bày ở trên. Hỗn Điền cai trị nước Phù Nam, ông không bằng lòng với lối y phục của vợ nên đã dạy lại cho phụ nữ cách ăn mặc. Ngoài ra, ông còn đem pháp luật, chữ viết và tôn giáo của Ấn Độ truyền vào Phù Nam. Như vậy, ngay từ khi ra đời, vương quốc Phù Nam đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, văn hóa Ấn Độ chỉ đóng vai trò là chất xúc tác, tác động vào quá trình phát triển tự thân của những nền văn hóa bản địa đã được trình bày ở trên. Sau này, trong quá trình phát triển, văn hóa Phù Nam tiếp tục tiếp nhận ảnh hưởng của Ấn Độ thông qua quá trình trao đổi, giao lưu buôn bán, làm phong phú thêm bản săc văn hóa của vương quốc cổ trên. 1.2 Khái quát về vương quốc cổ Phù Nam 1.2.1. Tên gọi Phù Nam là cách phát âm theo giọng bạch thoại của Trung Quốc trong thư tịch cổ Trung Quốc “Fou – nan ”. Nó xuất phát từ ngôn ngữ Khơme cổ là Vnam, Bnam, Bnơm, Pnông có nghĩa là núi đồi. Đây chính là cách phiên âm mà bộ lạc người Môn cổ tự gọi mình. Do đó, nhiều nhà khoa học đoán định rằng, họ chính là chủ nhân của nền văn hóa Đồng Nai. Phù Nam chính là cách phiên âm tên tộc người của bộ lạc Môn Cổ gọi họ là Người miền núi. Bên cạnh đó, vương tước của vua Phù Nam theo tiếng Phạn là Sailaraja hay Kurung Bnam có nghĩa là “Vua núi”. 1.2.2. Cương vực Các thư tịch cổ Trung Quốc ghi chép lại về cương vực của vương quốc cổ Phù Nam như sau: Theo Tấn thư: “Phù Nam cách Lâm ấp về phía tây hơn 3000 lý ở trong vùng vịnh biển lớn nhất, đất rộng 3000 lý.” Nam Tề thư chép: “Nước Phù Nam ở trong vùng dân Man, phía tây của biển lớn, ở miền nam của Nhật Nam, dài rộng hơn 3000 lý, có sông chảy về phía đông ra biển”. Lương thư chép cụ thể hơn: “Nước Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam trong vịnh lớn, phía Tây của biển cách Nhật Nam có đến 7000 lý, cách Lâm Ấp ở phía Tây Nam đến hơn 3000 hải lý. Thành cách biển 500 lý (khoảng 200 km), có sông rộng 10 lý, từ Tây bắc chảy sang Đông nhập vào biển. Nước rộng hơn 3000 lý, đất trong vùng ẩm thấp nhưng bằng phẳng rộng rãi”. Căn cứ vào những chi tiết có tính chất tương đối trên, dựa vào địa ký bán đảo Đông Dương, các nhà nghiên cứu đã cơ bản thống nhất cương vực của vương quốc Phù Nam như sau: Nằm ở phía Nam bán đảo Đông Dương, phía Nam quận Nhật Nam (phần đất phía Nam của nước Nam Việt cũ) và Lâm Ấp (từ dưới Quảng Nam đổ vào). “Vịnh phía Tây biển lớn” ý nói tới vịnh Thái Lan ngày nay. “Các con sông lớn chảy từ hướng Tây đổ ra biển, con sông chảy từ mạn Tây Bắc về hướng Đông rồi đổ ra biển” tương ứng với phần hạ lưu của sông Mêkông. “Đất từ trên cao đổ xuống và rất bằng phẳng” là thế đất châu thổ. Đó cũng là hình ảnh của châu thổ sông Mêkông, bao gồm khu vực dòng chảy của các sông Hậu, sông Tiền, sông Vàm Cỏ, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Từ thế kỷ III, Phù Nam trở thành một cường quốc ở Đông Nam Á, chinh phục các nước lân bang do đó cương vực của vương quốc còn mở rộng. Về phía đông đã kiểm soát cả vùng đất Nam Trung Bộ (giáp với Chăm pa), phía Tây đến phần lớn thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan) và cao nguyên Khorat, phía Nam đến các nước ngoài hải đảo thuộc phần đất phía Bắc bán đảo Malaisya ngày nay. Như vậy, trong thời gian thịnh trị của mình vương quốc Phù Nam đã kiểm soát một vùng tương đối rộng lớn, bao gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. 1.2.3. Cư dân Thư tịch cổ Trung Quốc ghi chép về cư dân của vương quốc Phù Nam như sau: Tấn thư ghi: “Người đều đen đúa, xấu xí, búi tóc, thân trần đi đất, tính chất phác, thẳng thắn, không trộm cướp, theo nghề cày cấy, trồng trọt, một năm trồng thu hoạch ba năm.” Nam Tề thư cũng ghi chép như sau: “Người Phù Nam thông minh, lanh lợi và giảo quyệt, đánh phác các thành ấp lân cận, bắt dân không phục làm nô tỳ nhưng sau đó lại viết: người tính tình hiền lành, không giỏi chiến trận, thường bị nước Lâm ấp đánh phá, không thông giao được với Giao Châu”. Chu Ứng lại ghi: “Người nước đó ở trần, chỉ có phụ nữ mặc áo chiu đầu”. Cả Khang Thái và Chu Ứng (hai sứ giả của Trung Quốc) đều nói rằng: “Trông nước thật đẹp, chỉ có người hơi bẩn thỉu, thật quái lạ”  Qua những ghi chép của thư tịch cổ ta có thể thấy sự phong phú, đa dạng trong cư dân của vương quốc Phù Nam. Đối chiếu vớ
Tài liệu liên quan