Đề tài Xã hội học dân sự

Xã hội dân sự đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Ngày nay, Xã hội dân sự có tính phổ biến, tính toàn cầu, dù rằng các dân tộc tiến đến nó một cách nhanh chậm khác nhau. Xã hội dân sự là khái niệm khá mới trong giới nghiên cứu lý luận ở nước ta. Sở dĩ được thảo luận nhiều vì trong vòng hai thập kỷ vừu qua, các tổ chức xã hội( với chức năng dân sự) đột nhiên lại đóng vai trò chính trị quan trọng, đặc biệt là các nước ở Đông Âu và các nước trong SNG( Cộng đồng các quốc gia độc lập). Trung tâm Xã hội dân sự của Trường đại học kinh tế London định nghĩa Xã hội dân sự như sau: Xã hội dân sự đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Về lý thuyết, các hình thái tổ chức xã hội dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức nhà nước, gia đình và thị trường. Nhưng trong thực tế thì, gianh giới giữa nhà nước, xã hội dân dự, gia đình và thị trường là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng. Xã hội dân sự thường bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phòng trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư.

doc14 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xã hội học dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Khoa xã hội học Bài tiểu luận: XÃ HỘI HỌC CHÍNH TRỊ ĐỀ TÀI : XÃ HỘI HỌC DÂN SỰ GVHD : Th.s Nguyễn Văn Đáng Sinh viên : Lớp : K53 Xã hội học MSSV : Hà Nội, 2010 Sự xuất hiện, phát triển và nhận thức về vai trò của Xã hội dân sự ở Việt Nam Bài làm Xã hội dân sự đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Ngày nay, Xã hội dân sự có tính phổ biến, tính toàn cầu, dù rằng các dân tộc tiến đến nó một cách nhanh chậm khác nhau. Xã hội dân sự là khái niệm khá mới trong giới nghiên cứu lý luận ở nước ta. Sở dĩ được thảo luận nhiều vì trong vòng hai thập kỷ vừu qua, các tổ chức xã hội( với chức năng dân sự) đột nhiên lại đóng vai trò chính trị quan trọng, đặc biệt là các nước ở Đông Âu và các nước trong SNG( Cộng đồng các quốc gia độc lập). Trung tâm Xã hội dân sự của Trường đại học kinh tế London định nghĩa Xã hội dân sự như sau: Xã hội dân sự đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Về lý thuyết, các hình thái tổ chức xã hội dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức nhà nước, gia đình và thị trường. Nhưng trong thực tế thì, gianh giới giữa nhà nước, xã hội dân dự, gia đình và thị trường là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng. Xã hội dân sự thường bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phòng trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư. Với mối quan tâm như vậy, việc tìm hiểu Sự xuất hiện, bản chất và chức năng của Xã hội dân sự ở Việt Nam.. Giúp chúng ta có được cái nhìn sống động, dưới góc độ tiếpcận của Xã hội học, như tìm hiểu được sự xuất hiện của Xã hội dân sự của Thế giới và xuất hiện ở Việt Nam, tìm hiểu được bản chất và chức năng của Xã hội dân sự ở Việt Nam. Bài viết này tập trung làm rõ: -Sự xuất hiện của xã hội dân sự ở Việt Nam. -Sự phát triển của Xã hội dân sự ở Việt Nam. -Nhận thức về vai trò của Xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay. - Những bất cập, vấn đề đáng quan tâm nhất. 1.Sự xuất hiện của Xã hội dân sự ở Việt Nam. 1.1Sự xuất hiện của Xã hội dân sự trên thế giới, và sự phát triển của nó trên thế giới. Thuật ngữ “xã hội dân sự” đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm và trở nên tương đối thịnh hành vào thời Khai sáng. Một thời gian dài sau đó, nó ít được nhắc đến, hoặc có chăng, chỉ được giới khoa học đề cập một cách tản mạn. Có thể do vai trò của xã hội dân sự ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong thời kỳ chuyển đổi của những năm cuối thập niên 80, những năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX và một vài lý do khác, nên ở nước ta, thuật ngữ xã hội dân sự ít được bàn luận vì nó thường được cho là mang hàm ý tiêu cực. Cho đến gần đây, cụm từ này đôi lúc vẫn còn được xem là nhạy cảm. Tuy nhiên, trong tiến trình dân chủ hóa ở nước ta hiện nay và trong xu thế hội nhập, “ xã hội dân sự” là thuật ngữ thường được nhắc đến và được bàn luận khá cởi mở. Xã hội dân sự ở phương Tây có nguồn gốc từ đời sống xã hội ở Hy Lạp cổ đại: các polis Hy Lạp cổ và các đô thị La Mã cổ với những “công dân tự do ” xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử. Thuật ngữ xã hội dân sự, theo tiếng Hy Lạp là koinonia politiké (tiếng Pháp: société civile, tiếng Anh: civil society và trong tiếng Nga grazhdanskoe obchtsestvo, có khi nó được dịch thành xã hội công dân để nhấn mạnh đến vị trí của các công dân trong xã hội). Nhưng ý thức xã hội dân sự thực sự có bước phát triển mạnh mẽ với những nội dung sâu sắc hơn được thể hiện trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng xuất sắc ở thế kỷ XVI như J. Rodin (Pháp), T. Hobbes (Anh), B. Spinoza (Hà Lan) v.v.. Họ bắt đầu đưa ra sự phân biệt giữa xã hội và nhà nước, phản ảnh sự trỗi dậy của các cá nhân ở các đô thị vào buổi đầu hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. J. Rodin, một học giả người Pháp vào thời xảy ra các cuộc chiến tranh tôn giáo, đã đưa ra nguyên lý về tính tối thượng của nhà nước. Theo ông, nhà nước có quyền tối thượng đối với tất cả các thành viên xã hội và tất cả những gì thuộc về nó. Nhà nước chỉ hình thành khi những thành viên tản mạn của xã hội thống nhất lại dưới một quyền lực thống nhất. T. Hobbes, người coi trạng thái tự nhiên của xã hội là “chiến tranh của tất cả chống lại tất cả”], cho rằng nhà nước có sứ mệnh khắc phục trạng thái đó bằng cách thiết lập một sự thỏa thuận giữa tất cả các thành viên của xã hội. Xã hội dân sự nảy sinh trên cơ sở thỏa thuận ấy được coi là đồng nghĩa với nhà nước và luật pháp do nhà nước đặt ra. Đến thế kỷ XVIII, J. J. Rousseau, một trong những nhà Khai sáng xuất sắc nhất, đã phát triển quan điểm của Hobbes. Đối với ông, con người vì mất đi sự tự do tự nhiên của mình và cũng vì sợ mất đi cả các quyền tự nhiên của mình nên đã đi tới một khế ước xã hội. Nhờ có sự liên hiệp này mà người ta thống nhất lại với nhau trên cơ sở phục tùng những thể thức chung, nhưng mỗi người vẫn có tự do như trước đây. T. Hobbes, J. Locke, J. J. Rousseau, Montesquieu đều có chung quan điểm là tự do cá nhân của con người độc lập với nhà nước. Chẳng hạn, theo Locke, xã hội có trước nhà nước, nó tồn tại một cách “tự nhiên”, còn nhà nước là một “vật mới”. Nếu nhà nước vì một lý do nào đó bị xóa bỏ đi thì xã hội vẫn được duy trì bằng tất cả các luật và quyền tự nhiên của nó. Người dân hợp thành xã hội, nó là tối thượng và khi thiết lập nhà nước, tuy tính tối thượng chuyển sang nhà nước nhưng nhà nước không thể nuốt mất xã hội. Hơn thế nữa, mục đích chủ yếu của nhà nước là bảo vệ xã hội. Do đó, nhà nước không thể thay thế được xã hội, chính là nhờ có xã hội mà nhà nước có thể hoạt động được. Cả Hobbes, Locke, Montesquieu và Rousseau đều cho rằng dân chủ chỉ có thể nảy nở trên một sự thỏa thuận mang tính khế ước giữa công dân và nhà nước, về việc hạn chế và phân chia quyền lực nhà nước để quyền lực ấy thực chất thuộc về nhân dân. Chừng nào, sự thỏa thuận ấy bị phá vỡ, chừng ấy nhân dân có quyền xác lập một khế ước mới bằng nhiều cách khác nhau, và đó cũng hoàn toàn là quyền tự nhiên của con người. Mở đầu Khế ước xã hội, Rousseau đã phải thốt lên đau đớn rằng, “con người sinh ra là tự do, vậy mà ở khắp nơi, con người lại bị cùm kẹp”. Do vậy, cách tốt nhất để lấy lại sự tự do như là quyền tự nhiên của con người đó chính là việc cần phải tổ chức thiết chế xã hội sao cho quyền tự nhiên ấy không bị xâm phạm và tước đi một cách tùy tiện từ phía nhà nước và bộ máy công quyền. Đối với Hobbes và Rousseau đó là sự thỏa thuận bằng khế ước xã hội, đối với Locke và Montesquieu, đó là sự phân chia quyền lực nhà nước một cách độc lập và chế ước lẫn nhau. Do đó, dân chủ gắn liền với nhà nước pháp quyền và xã hội công dân. Nền dân chủ không thể sản sinh trong một xã hội mà ở đó nguyên tắc cai trị do các cá nhân tùy tiện và thao túng. Trái lại, dân chủ là kết quả trong một xã hội được tổ chức, thiết chế, và vận hành trên nguyên tắc luật pháp và phân chia quyền lực, cũng như có sự tham gia mạnh mẽ của các thiết chế phi chính trị và phi nhà nước đóng vai trò là lực lượng xã hội đối trọng nhằm giám sát và cân bằng với thiết chế chính trị và nhà nước trong việc thực thi dân chủ. Hegel - Nhà triết học Đức vĩ đại đầu thế kỷ XIX - đã tiếp nhận và hệ thống hóa tư tưởng xã hội - chính trị của Pháp, Anh, Mỹ và Đức trong vấn đề này. Tác phẩm Triết học pháp quyền của ông đã chứng minh rằng xã hội dân sự là một giai đoạn phát triển lịch sử mà đỉnh cao của nó là sự xuất hiện nhà nước hiện đại. Nói chính xác hơn, Hegel coi xã hội dân sự là một giai đoạn đặc biệt trong sự vận động biện chứng từ gia đình đến nhà nước, diễn ra trong quá trình biến đổi lịch sử phức tạp và lâu dài từ Trung Cổ đến Cận đại. Theo ông, đời sống xã hội hoàn toàn khác với đời sống đạo đức của gia đình và cũng khác với đời sống công cộng của nhà nước. Nó là một yếu tố cần thiết trong toàn bộ cộng đồng chính trị được tổ chức một cách hợp lý. Theo Hegel, kinh tế thị trường, các giai cấp xã hội, các nghiệp đoàn, các định chế có nhiệm vụ bảo đảm sức sống của xã hội và thực hiện các quyền công dân. Như vậy, xã hội dân sự là tập hợp của những tư nhân, tầng lớp, những nhóm và những định chế mà sự tác động qua lại của chúng được điều chỉnh bằng qui tắc của dân luật và với tư cách đó, nó không phụ thuộc trực tiếp vào nhà nước chính trị. K. Marx, trong các tác phẩm đầu tay, đặc biệt trong Hệ tư tưởng ÐĐức và vấn đề Do Thái, đã bàn nhiều về xã hội dân sự. Một mặt, kế thừa những luận điểm “hợp lý” của Hegel; mặt khác, ông phê phán Hegel một cách quyết liệt. Cũng như Hegel, ông từng coi xã hội dân sự là một hiện tượng lịch sử, là kết quả của sự phát triển lịch sử mà không phải là “vật ban tặng” của tự nhiên. Và cũng như Hegel, ông coi xã hội dân sự có tính chất tạm thời. Sự khác nhau cơ bản giữa Marx và Hegel là điểm xuất phát khi phân tích về bản chất của xã hội dân sự và nhà nước, về những quan hệ giữa xã hội dân sự với nhà nước. Trong khi Hegel lấy “tinh thần phổ biến” và “ý niệm tuyệt đối ” làm điểm xuất phát thì Marx lấy đời sống hiện thực, trước hết là phương thức sản xuất của xã hội, làm điểm xuất phát. “Sự giải phóng chính trị là đưa con người, một mặt, trở thành thành viên của xã hội thành cá nhân vị kỷ và độc lập, và mặt khác, trở thành công dân, thành cá nhân đạo đức”. Ông cho rằng chỉ khi nào sức mạnh con người được tổ chức thành sức mạnh xã hội và chính trị, khi đó sự giải phóng con người mới hoàn thành. Sau một giai đoạn dường như bị “chìm” đi, hoặc có chăng, cũng chỉ là sự nghiên cứu mang tính tản mạn của các nhà khoa học, thời gian gần đây, khái niệm xã hội dân sự như được “hồi sinh” và là một phương cách trung tâm để lý giải các quá trình chính trị - xã hội diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, kể cả các nước phương Tây cũng như các nước phương Đông. Quá trình dân chủ hóa ở các nước phát triển phương Tây đã đi tới một giai đoạn mới: chế độ dân chủ đại diện đang mất đi sức sống và những tiền đề cho một chế độ dân chủ trực tiếp, dân chủ tham gia đang dần dần xuất hiện. Khách quan mà nói, dân chủ đại diện là một thành quả rất lớn của dân chủ, của sự phát triển xã hội về mặt chính trị và bản thân chế độ dân chủ đại diện cũng chính là một trong nhũng thành quả to lớn của xã hội dân sự, nhưng đến giai đoạn này, do nhiều lý do khác nhau, nó bắt đầu xơ cứng, kém hiệu lực. Ở một mức độ nào đó, trở thành kém dân chủ, thậm chí trở thành tấm “bình phong” và là công cụ của các nhà tư bản. Sự quan liêu trong bộ máy nhà nước không những không giảm mà còn có xu hướng tăng lên. Mặt khác, đời sống chính trị - xã hội càng phức tạp, nhà nước tư sản càng phải đặt ra nhiều qui định vi phạm quyền tự do dân chủ. Đặc biệt trong thời gian gần đây, với danh nghĩa chống bạo loạn, khủng bố, nhiều nhà nuớc tư sản ban hành các qui định, có thể nói là vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, quyền công dân. 1.2.Xã hội dân sự xuất hiện ở Việt Nam. Việt Nam có Xã hội dân sự chưa? Xã hội dân sự là xã hội của tổ chức. Phải chăng trên một ý nghĩa như vậy ở Việt Nam đã có Xã hội dân sự rồi. Thời Bác hồ đã có quy định về lập hội. Nhà nước của dân… là thừa nhận đã có Xã hội dân sự rồi. Nếu hiểu Xã hội dân sự theo nghĩa đầy đủ, thì chúng ta mới có ở mức sơ khai, còn khi nào có nhà nước pháp quyền thật sự thì Xã hội dân sự mới phát triển. Không có nhà nước pháp quyền mạnh không có Xã hội dân sự mạnh và ngược lại. Cũng nên hiểu như giữa Xã hội dân sự và kinh tế thị trường. Xã hội dân sự trên thế giới có từ rất lâu nhưng ở Việt Nam, khái niệm này còn mơ hồ mà có lý do khách quan là Việt Nam trải qua chiến tranh nhiều năm nên mối quan hệ dân sự trong xã hội bị giảm sút. Tuy nhiên, XHDS bây giờ đang nổi lên hỗ trợ cho nhà nước mà ta thường hiểu là chủ trương “xã hội hóa”. Ở nước ta với đặc thù tiến lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa , bởi vậy , chúng ta không có cơ hội thừa hưởng những “gia tài” do CNTB để lại . Một trong những “thiệt thòi” lớn nhất đối với chúng ta là quan hệ phong kiến, những quan hệ này đáng lí đã bị CNTB loại bỏ, song trên thực tế vẫn tồn tại dai dẳng và níu kéo, cẩn trở chúng ta trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế. Bởi thế, từ trong nhận thức và trong thực tiễn, quá trình xây dựng chế độ Nhà nước pháp quyền còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Tương ứng với nó là việc nhận thức và xây dựng Xã Hội dân sự cũng không ít những cản trở. Ở nước ta quá trình xây dựng XHDS còn nhiều bất cập, tự phát. Có nhận xét rằng dân sự mà không hoàn toàn dân sự, dân chủ nhưng không hoàn toàn dân chủ, không dộc quyền mà độc quyền. Từ nhà nước, kinh tế thị trường với những nhược điểm của nó mà xuất hiện XHDS. Nhưng XHDS ở Việt Nam đã xuất hiện tự phát. Chúng ta chưa ai có đủ khung pháp lý và không gian cho xã hội dân sự hình thành tự giác. 2. Sự phát triển Xã hội dân sự ở Việt Nam. Từ những năm 90 của thế kỉ XX trên phạm vi toàn cầu, cùng với việc tăng lên đáng kể vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội, vai trò của các CSO cũng ngày càng được khẳng định, đặc biệt trong thực hiện hóa các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ. Phối hợp cùng với nhà nước, CSO hoạt động thực sự có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thực hiện sự bình đẳng giới, tăng tính minh bạch dân chủ và nhất là khuyến khích sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định và thực thi các chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Ở Việt nam, từ sau ngay miền nam hoàn toàn giải phóng, nhà nước thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, cùng với mặt trận và các đoàn thể quần chúng, các nhóm và các các tổ chức xã hội nghề nghiệp hợp thành các CSO đã và đang đóng vai trò ngày càng tăng trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa, đặc biệt trong việc thực hiện quyền dân chủ nhân dân. Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, bắt đầu từ đổi mới tư duy chính trị, việc nhìn nhận và đánh giá các tổ chức chính trị xã hội cũng ngày càng cởi mở và thực chất hơn. Và do đó CSO cũng có cơ hội phát triển và phát huy vai trò to lớn của mình không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị. Mặc dù, ở Việt nam, các tổ chức có thể gọi là xã hội dân sự đã có từ trong xã hội truyền thống ( dòng họ, phường hội, nghề nghiệp …) song quan niệm về thuật ngữ này không phải rõ ràng và xác thực mà trải qua một quá trình thay đổi về nội hàm khái niệm, cách diễn giải. Nhờ quá trình đổi mới, xã hội dân sự từ chỗ là một thuật ngữ, các tổ chức xã hội dân sự như NGO, NPO ra đời và tăng lên nhanh chóng về số lượng. Có thể nói quá trình hình thành và phát triển của xã hội dân sự ở Việt nam diễn ra trong bối cảnh môi trường ngày càng được thuận lợi hơn bởi sự ra đời của hệ thống luật hỗ trợ ( Luật Doanh nghiệp, Nghị định dân chủ, Nghị định về hội, … ), sự phát triển nhanh chóng của kĩ thuật thông tin mạng, sự hội nhập nghiên cứu về lĩnh vực này. Có thể nói, tính đặc thù của xã hội dân sự ở Việt nam là các tổ chức xã hội dân sự đều có liên quan phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp với Đảng và nhà nước. Nước ta có 6 tổ chức mà đảng cầm quyền và tuy nhà nước chi phối trực tiếp qua đường lối và kinh phái tài chính như Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, Hội nông dân, Hội nhà báo nhưng nó vẫn thuộc xã hội dân sự. Ở Việt Nam ta xã hội dân sự trong quá trình hình thành của nó sẽ thể hiện thể hiện khá rõ mạnh: - Thấm nhuần về mặt văn hóa cộng đồng, tính đoàn kết, tương trợ và tính đồng thuận xã hội, có mầm mống trong xã hội làng xã xưa. - Trong xã hội thực dân phong kiến cũng hình thành nên những tổ chức xã hội, hoặc để đấu tranh chính trị hoặc để bảo vệ các quyền lợi xã hội trong đời sống bình thường trước các thế lực cường quyền. - Nhưng xã hội học dân sự ở Việt nam ngày nay còn là xã hội trong thể chế một đảng cầm quyền, nhất nguyên chính trị nên xã hội dân sự ở đây có thể cơ cấu tổ chức chính trị xã hội trong xã hội dân sự và trong hệ thống chính trị sẽ mang tính trung gian 2 mặt. - Xã hội dân sự ở Việt nam ngày nay sẽ là dựa trên nền kinh tế nhiều thành phần cả công và cả tư, định hướng xã hội chủ nghĩa, chứ không phải xã hội dân sự mang tính chất tư bản chủ nghĩa. - Xã hội dân sự ở Việt nam cơ bản không mang tính đối kháng trong nó và với nhà nước. Tính đồng thuận và đoàn kêt xã hội của xã hội dân sự khá cao, nhưng các tiổ chức hoạt đỘng còn phân tán, tính pháp lý chưa đủ và cần thiết. Ở nước ta, trong công cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và dân chủ hoá đời sống xã hội, Nhà nước đã từng bước chuyển sang thực hiện chức năng định hướng, bảo trợ, tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho người dân được tự do phát triển sản xuất kinh doanh, tổ chức cuộc sống. Nhờ đó, khu vực xã hội dân sự ngày càng có điều kiện phát triển, quan hệ xã hội của người dân được tự do, cởi mở hơn; nhu cầu giao tiếp, liên hệ giữa các cá nhân có điều kiện được thoả mãn; tính tích cực xã hội của người dân, của các đoàn thể nhân dân, các hội, tổ chức phi chính phủ, các nhóm xã hội có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân được phát huy mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển của đất nước Mặt khác, xu thế đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế đòi hỏi các quan hệ đối ngoại không chỉ được thực hiện theo con đường của Nhà nước, mà còn bằng các hình thức đối ngoại nhân dân thông qua các đoàn thể nhân dân, các hội, tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, ở nước ta, bên cạnh các đoàn thể nhân dân có truyền thống lịch sử gắn với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, các hội, tổ chức phi chính phủ đã, đang được thành lập và hoạt động trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội với nhiều mô hình rất đa dạng, phong phú. Tính đến tháng 6 – 2005, đã có 320 hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc, hơn 2.150 hội có phạm vi hoạt động tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hàng chục vạn hội, tổ chức cộng đồng tự quản, tổ hoà giải có phạm vi hoạt động tại các quận, huyện, thị xã, thị trấn, xã, thôn, làng, ấp, bản… Đồng thời, hiện có khoảng 600 tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quan hệ với Việt Nam, trong đó có gần 350 tổ chức có chương trình, dự án đối tác với Việt Nam. Nhiều tổ chức đang đề nghị Chính phủ Việt Nam cho lập các văn phòng đại diện, văn phòng dự án… Ngoài các hội, tổ chức phi chính phủ được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, còn có các hội quần chúng, tổ chức cộng đồng có tính truyền thống hoặc do người dân tự nguyện thành lập, không có tư cách pháp nhân (hay còn gọi là hội không chính thức), như tổ, nhóm tự quản, hội đồng hương… và các câu lạc bộ. Để có thể thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự ở nước ta hiện nay, trước hết cần nhận thức đúng về vai trò, vị trí của của các đoàn thể nhân dân, các hội, tổ chức phi chính phủ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 3. Nhận thức về vai trò của xã hội dân sự hiện nay Trong những năm gần đây, vấn đề xã hội dân sự được giới nghiên cứu lý luận quan tâm, chú ý. Nhiều ý kiến cho rằng, trong thời đại ngày nay, xã hội dân sự là một trong ba khu vực cơ bản của xã hội, là “một đỉnh của tam giác” phát triển xã hội. Theo đó, kinh tế thị trường là điều kiện cần thiết cho sự phát triển, nhà nước pháp quyền là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển và xã hội dân sự đảm bảo cho sự phát triển cân bằng và bền vững của xã hội. Nội dung, phạm vi và các yếu tố cấu thành của xã hội dân sự hiện vẫn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng nội dung cốt lõi nhất của nó chính là hệ thống các tổ chức xã hội của công dân được gắn kết bởi những nhu cầu, lợi ích chung, các giá trị hoặc truyền thống chung để tiến hành nhiều hoạt động khác nhau nhằm phối hợp với nhà nước, bổ sung cho những khiếm khuyết của nhà nước, đảm bảo sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững của xã hội. Xã hội dân sự là một khu vực “phi nhà nước”, bao gồm các liên hiệp,
Tài liệu liên quan