Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó thanh toán quốc tế được coi như là một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và kinh tế nước ngoài, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính tín dụng.
Thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu như không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó có thể tồn tại được. Ngày nay hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại. Không những nó đem lại nguồn thu đáng kể mà còn thúc đẩy phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng như: kinh doanh ngoại tệ, đổi tiền, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh Ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường huy động vốn bằng ngoại tệ
Tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy, phần lớn thanh toán quốc tế được thực hiện bằng USD, EURO, GBP VÀ JPY. Trong đó phần thanh toán bằng USD chiếm tỷ trọng lớn hơn các ngoại tệ khác. Khi thực tập tại phòng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Cầu Giấy, tôi thấy thời điểm năm 2005-2006 khi mà hoạt động thanh toán quốc tế giảm cùng với nó tỷ giá giữa VNĐ và USD ngày càng có chiều hướng gia tăng. Một câu hỏi đặt ra là liệu các hoạt động thanh toán quốc tế có bị ảnh hưởng bởi việc tỷ giá VNĐ/USD ngày càng gia tăng hay không? Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của tôi sẽ xem xét có hay không có tồn tại mối quan hệ giữa các phương thức thanh toán quốc tế và tỷ giá giữa đồng USD.
Được thực tập tại phòng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương chi nhánh Cầu giấy đã giúp em hiểu được những hoạt động của Ngân hàng. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Hoàng Đình Tuấn, cô Trần Mỹ Dung-trưởng phòng xuất nhập khẩu và các anh (chị) trong phòng xuất nhập khẩu đã giúp đỡ em định hướng và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Tên đề tài : Xác định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các phương thức thanh toán quốc tế hàng nhập sử dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy.
65 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài : Xác định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các phương thức thanh toán quốc tế hàng nhập sử dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó thanh toán quốc tế được coi như là một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và kinh tế nước ngoài, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính tín dụng.
Thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu như không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó có thể tồn tại được. Ngày nay hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại. Không những nó đem lại nguồn thu đáng kể mà còn thúc đẩy phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng như: kinh doanh ngoại tệ, đổi tiền, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh Ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường huy động vốn bằng ngoại tệ…
Tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy, phần lớn thanh toán quốc tế được thực hiện bằng USD, EURO, GBP VÀ JPY. Trong đó phần thanh toán bằng USD chiếm tỷ trọng lớn hơn các ngoại tệ khác. Khi thực tập tại phòng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Cầu Giấy, tôi thấy thời điểm năm 2005-2006 khi mà hoạt động thanh toán quốc tế giảm cùng với nó tỷ giá giữa VNĐ và USD ngày càng có chiều hướng gia tăng. Một câu hỏi đặt ra là liệu các hoạt động thanh toán quốc tế có bị ảnh hưởng bởi việc tỷ giá VNĐ/USD ngày càng gia tăng hay không? Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của tôi sẽ xem xét có hay không có tồn tại mối quan hệ giữa các phương thức thanh toán quốc tế và tỷ giá giữa đồng USD.
Được thực tập tại phòng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương chi nhánh Cầu giấy đã giúp em hiểu được những hoạt động của Ngân hàng. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Hoàng Đình Tuấn, cô Trần Mỹ Dung-trưởng phòng xuất nhập khẩu và các anh (chị) trong phòng xuất nhập khẩu đã giúp đỡ em định hướng và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Tên đề tài : Xác định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các phương thức thanh toán quốc tế hàng nhập sử dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy.
Chương I: Tỷ giá hối đoái và các phương thức thanh toán quốc tế
1.1.Tỷ giá hối đoái :
1.1.1.Khái niệm chung về tỷ giá hối đoái :
1.1.1.1. Khái niệm :
Việc thanh toán tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các chủ thể khác nhau của các nước đòi hỏi đến việc trao đổi tiền tệ quốc gia của nước này đối với tiền tệ quốc gia của nước khác.
Tiền tệ của mỗi nước được quy định theo pháp luật của nước đó và có đặc điểm riêng. Vì vậy khi ký hiệp định các bên phải thoả thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán hoặc tiền thanh toán. Đồng tiền này có thể là đồng tiền của một trong hai nước, là tiền tệ của nước thứ ba hoặc đồng tiền của một khối kinh tế nào đó.
Các khoản phải thu từ các giao dịch xuất nhập khẩu, du lịch đầu tư, vay nợ, viện trợ, kiều hối cà các dịch vụ khác đều cần phải chuyển đổi nội tệ ra ngoại tệ. để có thể thực hiện được chuyển đổi đó, các quốc gia phải xác định tỷ giá hối đoái của tiền tệ nước mình với tiền tệ của nước khác. Không xác định được tỷ giá hối đoái thì cũng không thể xác lập được mọi giao dịch kinh tế, thương mại, ngoại giao, quân sự và các hoạt động văn hoá khoa học kỹ thuật và xã hội.
Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà tồn tại dưới hình thức là tiền tín dụng. Các công cụ đòi và chuyển trả tiền tín dụng được sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu là thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kì phiếu, thẻ tín dụng, sec ghi bằng ngoại tệ. Phần lớn thanh toán quốc tế của các nước được thực hiện bằng USD, EURO, GBP VÀ JPY. Trong đó phần thanh toán bằng USD, EURO, GBP chiếm tỷ trọng lớn hơn các ngoại tệ khác. Vì vậy các đồng tiền này là những đồng tiền được yết giá chủ yếu trên thị trường hối đoái quốc tế cũng như trên thị trường hối đoái quốc gia.
Theo Samuelson nhà kinh tế người Mỹ :Tỷ giá đoái là tỷ giá để đổi tiền của một nước lấy tiền của một nước khác.
Còn theo Statyer- nhà kinh tế người Úc, trong sách thị trường ngoại hối có viết :Một đồng tiền của một nước nào đó thì bằng giá trị của một số lượng đồng tiền nước khác.
Khái niệm cơ bản:
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau.Gọi là khái niệm cơ bản vì sự so sánh này là tất yếu khách quan hình thành trong mối quan hệ tiền tệ giữa hai nước.
Tỷ giá hối đoái là tỷ giá của đồng tiền này được biểu diễn qua đồng tiền khác.
1.1.1.2. Phân biệt các loại tỷ giá:
a, Căn cứ vào công cụ thanh toán quốc tế có các loại tỷ giá:
1.Tỷ giá chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer Exchange Rate-T/T rate) hay còn gọi là tỷ giá điện hối là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng kèm theo trách nhiệm là Ngân hàng phải chuyển ngoại tệ cho người thụ hưởng bằng phương tiện chuyển tiền điện tử.
2.Tỷ giá chuyển tiền bằng thư (Mail transfer – M/T) còn gọi là tỷ giá thư hối là tỷ giá mà Ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng không kèm theo trách nhiệm chuyển tiền bằng phương tiện điện tử mà Ngân hàng sẽ chuyển lệnh thanh toán ra bên ngoài bằng con đường thư tín thông thường.
3.Tỷ giá sec là tỷ giá Ngân hàng bán séc ngoại tệ cho khách hàng kèm theo trách nhiệm chuyển sec đến người thụ hưởng quy định trên sec. Tỷ giá sec bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh trên tỷ giá điện hối kể từ khi mua sec đến khi sec được trả tiền.
4.Tỷ giá hối phiếu Ngân hàng trả tiền ngay là tỷ giá mà Ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả tiền ngay cho khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu. Khách hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho người khác mà khách hàng là người có nghĩa vụ trả ngoại tệ cho anh ta. Người được chuyển nhượng khi nhận được hối phiếu sẽ xuất trình đến Ngân hàng chỉ định trên hối phiếu để nhận tiền ngay sau khi xuất trình. Cách tính tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay cũng giống như cách tính tỷ giá sec, nếu có khác là lãi suất được tính là lãi suất huy động ngoại tệ.
5.Tỷ giá hối phiếu Ngân hàng trả chậm là tỷ giá mà Ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả chậm cho khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu. Khách hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho người khác mà khách hàng là người có nghĩa vụ trả tiền cho anh ta. Khi hối phiếu đến hạn thanh toán, người được chuyển nhượng sẽ xuất trình hối phiếu đến Ngân hàng chỉ định trên hối phiếu. Tỷ giá hối phiếu trả chậm bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh tính từ lúc Ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu đó được trả tiền. Thời hạn này thường bằng thời hạn trả tiền ghi trên hối phiếu cộng với thời gian chuyển tờ hối phiếu đó từ Ngân hàng bán hối phiếu đến Ngân hàng trả tiền ghi trên hối phiếu.
b, Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng:
Tỷ giá mua (BID RATE) VÀ TỶ GIÁ BÁN (ASK RATE).
BID RATE là tỷ giá mua ngoại tệ của Ngân hàng – ASK RATE là tỷ giá bán ngoại tệ của Ngân hàng. Khi niêm yết tỷ giá, tỷ giá mua đứng trước và tỷ giá bán đứng sau. Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán là lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng.
Tỷ giá giao ngay(SPORT RATE) và tỷ giá kỳ hạn (FORWARD RATE).
Tỷ giá giao ngay là tỷ giá mà Ngân hàng có nghĩa vụ giao ngoại tệ ngay khi ký hợp đồng và nhận được tiền thanh toán trong một vài ngày nhất định. Tuỳ theo tập quán của thị trường ngoại tệ, thời hạn này có thể là T+3 hoặc T+2 hoặc T+1 là ngày ký hợp đồng. Các số 3,2,1 là số ngày thanh toán và giao nhận ngoại tệ.
Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá mà Ngân hàng có nghĩa vụ giao ngoại tệ sau ngày ký hợp đồng một thời hạn quy định ví dụ 30 ngày, 60 ngày v.v… Thời hạn để giao ngoại tệ và thanh toán là bằng thời hạn của hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn cộng với T+3 hoặc T+2 hoặc T+1.
Tỷ giá mở cửa (OPENING RATE) và tỷ giá đóng cửa (CLOSING RATE).
Tỷ giá mở cửa là tỷ giá của hợp đồng mua bán ngoại tệ đầu tiên trong một ngày. Tỷ giá đóng cửa là tỷ giá của hợp đồng mua bán ngoại tệ cuối cùng trong một ngày.
Tỷ giá ngoại tệ tiền mặt (CASH RATE) và tỷ giá ngoại tệ chuyển khoản (TRASFER RATE).
Tỷ giá ngoại tệ tiền mặt là tỷ giá mà Ngân hàng bán ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng. Ngoại tệ tiền mặt thường bao gồm ngoại tệ giấy, tiền kim loại, sec du lịch và thư tín dụng du lịch.
Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mà Ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng kèm theo trách nhiệm chuyển ngoại tệ đó cho người thụ hưởng của một tài khoản chỉ định. Tỷ giá chuyển khoản thường cao hơn tỷ giá tiền mặt. Phần chênh lệch đó là phí chuyển khoản. Tuy nhiên, có những Ngân hàng thu phí chuyển khoản riêng.
Tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen:
Tỷ giá chính thức là tỷ giá do ngân hàng Trung Ương công bố.
Tỷ giá chợ đen là tỷ giá được hình thành ngoài hệ thống ngân hàng do quan hệ cung cầu trên thị trường sinh ra.
Tỷ giá danh nghĩa tỷ giá thực tế:
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được yết vào một ngày cụ thể.
Tỷ giá thực tế
Trong đó P* là giá hàng hoá nước ngoài.
P là giá hàng hoá trong nước.
1.1.2. Lý thuyết các mô hình tiền tệ xác định tỷ giá:
Điều kiện chung của các mô hình tiền tệ:
- Cung và cầu tiền là nhân tố chính xác định tỷ giá. Tức là không lấy học thuyết ngang giá sức mua hay học thuyết ngang giá lãi suất làm xuất phát điểm nghiên cứu.
- Điều kiện ngang giá lãi suất không được bảo hiểm. Trên cơ sở giả thiết là các chứng khoán nội địa và nước ngoài thay thế hoàn hảo cho nhau.
-Ngoài những giả thiết trên mỗi mô hình được xây dựng trên những giả thiết riêng, những giả thiết riêng này có tính đặc thù cho mỗi mô hình và là điểm cơ bản để phân biết giữa các mô hình khác nhau.
1.1.2.1. Mô hình tiền tệ giá linh hoạt:
Giả thiết : giá linh hoạt là giá được điều chỉnh tức thì để làm cho thị trường luôn cân bằng. Mô hình dựa trên giả thiết rằng tất cả các giá cả như : giá hàng hoá, tiền lương, tỷ giá, và lãi suất đều có độ linh hoạt hoàn hảo trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời mô hình cũng tính đến ảnh hưởng của lạm phát dự tính đến sự biến động của tỷ giá.
Giá linh hoạt Es = P – P* đúng với mọi trường hợp.
Cung tiền
ln hai vế
Đặt ln Md = m
lnP = p
lnY= y
Trong đó: e tỷ giá hối đoái
Y thu nhập thực
Ms, Md là cung tiền và cầu tiền
P, P* là giá trong nước và giá nước ngoài
Mô hình có dạng :
Kỳ vọng mức giá đồng tiền ta giả thiết
Cầu tiền trong nước : (1)
Cầu tiền nước ngoài: (2)
Điều kiện ngang giá sức mua PPP : e= p-p* (3)
Ngang giá lãi suất UIP : (4)
Từ (1) (2) (3) (4) ->
Mô hình (4*) là mô hình tỷ giá trong ngắn hạn ở dạng rút gọn. Cho phép chúng ta tiên đoán được những gì sẽ xảy ra với tỷ giá khi một trong các biến số thay đổi.
1.1.2.2.Mô hình giá cứng của Dorn Busch:
Điều kiện ngang giá sức mua : không đúng trong ngắn hạn chỉ đúng trong dài hạn
Cơ chế điều chỉnh tỷ giá hối đoái :
Cầu tiền giữ nguyên : (5)
Xác định đường cân bằng trong thị trường hàng hoá.
Lạm phát (6)
Cầu (7)
các yếu tố ngoại sinh.r lãi suất
Thay phương trình (6) vào phương trình (7)
(8)
Từ hàm cầu tiền (5) ta có (9)
Thay (9) vào (8) ->
(10)
Điều kiện đảm bảo cân bằng trong thị trường hàng hoá (không có lạm phát)
Nguồn gốc của đường cân bằng trong thị trường tiền tệ:
Thay vào (5) =>
Mô hình giá cứng của Dornbusch đã đóng góp một sự itến bộ quan trọng trong kho tàng các học thuyết về tỷ giá. Phát minh chính của mô hình là đã nhấn mạnh được vai trò của kinh doanh chênh lệch lãi suất trên thị trường tài chính như là một nhân tố chính xác định tỷ giá trong ngắn hạn.
1.1.2.3Mô hình chênh lệch lãi suất thực của Frankel:
Bên cạnh những ưu điểm, “mô hình giá cứng” đã bộc lộ một trong những điểm yếu là không đề cập đến yếu tố lậm phát dự tính. Trên cơ sở mô hình của Dornbusch, năm 1976 Frankel đã phát triển và hoàn thiện mô hình giá cứng bằng cách đưa them yếu tố lạm phát dự tính vào mô hình này. Như vậy có thể nối mô hình Frankel là sự kết hợp hai mô hình “giá linh hoạt” và “giá cứng”.
Frankel đưa ra các giả thiết là :
Hàm cầu tiền trong nước : (1)
Hàm cầu tiền nước ngoài : (2)
Kết hợp giữa (1) (2) (3)
Điều kiện ngang giá lãi suất không có bảo hiểm vẫn thoả mãn (4)
Tỷ lệ mất giá kỳ vọng của tỷ giá được giả định phụ thuộc thuận chiều vào tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn trong dài hạn, ngoài ra phụ thuộc vào khoảng chênh lệch lạm phát dài hạn kỳ vọng giữa hai nền kinh tế : (5)
Kết hợp (4) (5) ta có : (6)
Dựa vào lý thuyết PPP dài hạn, tỷ giá cân bằng dài hạn có thể biểu diễn (7) và (8)
Kết hợp phương trình (7),(8) và (3) ta có phương trình tỷ giá cân bằng trong dài hạn : (9)
Kết hợp phương trình (6) và (9) ta có phương trình tỷ giá trong ngắn hạn : (10)
Công thức của Frankel cho thấy nếu như có sự mất cân bằng trong lãi suất thực tế thì tỷ giá thực tế sẽ chệch khỏi mức tỷ giá cân bằng trong dài hạn. Nếu như lãi suất thực tế trong nước thấp hơn lãi suất thực tế nước ngoài thì tỷ giá thực tế của đồng nội tệ sẽ bị định giá quá thấp so với giá trị cân bằng trong dài hạn của nó.
Đặc điểm chung của ba mô hình dung để xác định tỷ giáđược trình bày trong chương này là quan hệ cung tiền và cầu tiền ở trong nước và nước ngoài chính là yếu tố tác động tới tỷ giá
1.2. Lý thuyết về các phương thức thanh toán quốc tế sử dụng tại Ngân hàng .
Trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng có nhiều loại hình thanh toán khác nhau như: phương thức thanh toán chuyển tiền, ghi sổ , bảo lãnh, tín dụng dự phòng, nhờ thu, phương thức thanh toán tín dụng chứng chứng từ và thư uỷ thác mua. Tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cầu Giấy hiện nay sử dụng chủ yếu ba phuơng thức thanh toán chủ yếu đó là :
1.2.1.Phương thức chuyển tiền (remittance):
1.2.1.1Khái niệm:
Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cấu chuyển tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định.
+ Các bên tham gia:
Người yêu cầu chuyển tiền (applicant):
+Người trả tiền (payer)
+Người chuyển tiền (Remitter)
Người hưởng lợi (Beneficiary) : là người nhận tiền do người yêu cầu chuyển tiền chỉ định.
Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) : là Ngân hàng ở nước người yêu cầu chuyển tiền chỉ định.
Ngân hàng trung gian (Intermediary bank) hay còn gọi là Ngân hàng trả tiền (Paying bank).
1.2.1.2.Phân loại
Thanh toán theo phương thức chuyển tiền có hai hình thức chủ yếu:
Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer- M/T) : là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thẻe hiện trong nội dung một bức thư mà Ngân hàng này gửi yêu cầu Ngân hàng thanh toán thực hiện. Thư chuyển tiền là chỉ thị của Ngân hàng chuyển tiền đối với Ngân hàng thanh toán yêu cầu Ngân hàng này chi trả một khoản tiềnđược ấn định cho người thụ hưởng được chỉ định trong thư.
Chuyển tiền bằng điện (Telegrgaphic transfer T/T) : Là hình thức chuyển tiền , trong đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà Ngân hàng này gửi cho Ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông.
1.2.1.3.Ý nghĩa :
Phương thức chuyển tiền được sử dụng trong hai trường hợp thanh toán trước tiền hàng và thanh toán sau. Với trường hợp thanh toán trước tiền hàng thì tiện lợi cho người bán song bất lợi cho người mua vì lượng vốn bị bất động trong một thời gian và có thể gặp rủi ro trong trường hợp hàng hoá kém chất lượng.
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, thủ tục nhanh gọn tuy nhiên phương thức này không được phổ biến và sử dụng rộng rãi trong ngoại thương do nó hàm chứa nhiều rủi roc ho cả người bán và người mua và cả Ngân hàng phục vụ người mua và Ngân hàng phục vụ người bán.
1.2.2.Phương thức tín dụng dự phòng (L/C) :
1.2.2.1Khái niệm:
Thư tín dụng dự phòng là một loại tín dụng thư do Ngân hàng Mỹ sáng tạo ra. Nguyên do dẫn đến sự ra đời của thư tín dụng dự phòng là đạo luật nội địa Hoa Kỳ (National bank Act) ban hành ngày 03/06/1864. Đạo luật này quy định phạm vi cũng như hoạt động của Ngân hàng thương mại Mỹ, trong đó không cho phép Ngân hàng đứng ra cam kết trả nợ cho người khác. Điều đó có nghĩa là các Ngân hàng thương mại Mỹ không được phát hành bảo lãnh đảm bảo nợ cho khách hàng. Việc phát hành này từ đây thuộc công ty bảo hiểm và các công ty phát hành trái phiếu. Do đó nhằm phát triển hoạt động của mình, các Ngân hàng tìm kiếm các phương tiện tài trợ khác không bị pháp luật ngăn cấm, là chấp nhận hối phiếu và phát hành thư tín dụng. Các giao dịch này thực chất là bảo lãnh Ngân hàng nhưng không bị coi là trái luật. Chúng được phát triển thì không những có lợi cho Ngân hàng mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội, phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế mậu dịch trong nước cũng như quốc tế. Do vậy việc phát hành tín dụng thư trở nên phổ biến.
Gần đây thư tín dụng dự phòng khẳng định vị trí nó là một sản phẩm được ưa chuộng không những ở Mỹ mà rất nhiều nơi khác trên thế giới nên đã có nhiều văn bản pháp lý quốc tế ra đời điều chỉnh loại hình giao dịch này. Ví dụ như trong quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế ISP 98, tín dụng dự phòng được định nghĩa là “cam kết không huỷ ngang, độc lập, bằng văn bản và rang buộc khi phát hành”.
1.2.2.2 Phân loại : theo công dụng của thư tín dụng.
- L/C có thể huỷ ngang là loại L/C có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ mà không cần thông báo cho người hưởng lợi. Nó chứa đựng những rủi ro đối vứoi người bán vì việc sửa đổi và huỷ thư tín dụng có thể xảy ra khi hàng hoá đang trên dường vận chuyển hoặc trước khi việc thanh toán được thực hiện. Vì vậy thư tín dụng có thể huỷ ngang chỉ được sử dụng trong trường hợp việc giao hàng được thực hiện trong những công ty có mối quan hệ tốt với nhau.
- L/C không thể huỷ ngang : Là loại L/C sau khi đã được Ngân hàng mở thì không thể sửa đổi , bổ xung hay huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó nếu chưa có sự htoả thuận của các bên tham gia. L/C không thể huỷ ngang đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia nên nó được sử dụng nhiều nhất.
-L/C có điều khoản đỏ : là loại L/C đặc biệt trong đó có một điều khoản ghi rõ Ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc uỷ quyền cho Ngân hàng thông báo để thực hiện ứng trước cho người hưởng một số tiền nhất định, thông thưuờng tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị của L/C và phải xuất trình chứng từtại Ngân hàng mà họ đãnhận tiền ứng trước và phải bồi hoàn số tiền này nếu không xuất trình đầy đủ chứng từ hợp lệ trong thời hạn quy định.
- L/C tuần hoàn : là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi sử dụng xong hoặc sau khi hết hạn hiệu lựcthì sẽ tự động khôi phục lại giá trị như cũ mà không cần mở L/C mới.
- L/C chuyển nhượng : là loại L/C mà người hưởng đầu tiên có thể hcuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần giá trị L/C cho một hay nhiều người hưởng lợi thứ hai.
- L/C giáp lưng : là một loại L/C được mở dựa vào một L/C khác.
- L/C dự phòng : là loại thư tín dụng dung để phòng ngừa đối tác vi phạm nghĩa vụ hoặc cam kết, gây hậu quả xấu cho người hưởng thụ hưởng.
- L/C xác nhận : là L/C không thể huỷ ngang, đuwọc một Ngân hàng khác xác nhận, điều đó có nghĩa là ngoài cam kết thanh toán của Ngân hàng phát hành còn có thêm sự cam kết thanh toán của Ngân hàng xác nhận.
1.2.2.3. Phạm vi sử dụng của tín dụng dự phòng:
- Có thể sử dụng như một bảo lãnh của Ngân hàng phát hành nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thương mại, hợp đồng gia công, hợp đồng liên doanh hay hợp tác hay đảm bảo cho việc tham gia dự thầu.
- Tín dụng dự phòng cũng thường được phát hành để bảo lãnh các khoản vay của các hợp đồng vay nợ trong nước cúng như quốc tế.
- Nó đóng vai trò như một tín dụng thư thương mại trong một vài trường hợp là đảm bảo khả năng thanh toán. Việc sử dụng tín dụng dự phòng thường chứng tỏ các đối tác làm ăn có sự tin tưởng lẫn nhau, việc thanh toán tín dụng dự phòng chỉ là bất đắc dĩ và để tăng độ an toàn.
- Ngoài ra, thực tế cho thấy tín dụng thư dự phòng được sử dụng kết hợp cùng các phương thức bảo lãnh và thanh toán khác ví dụ như: một thương vụ mà người bán và người mua thoả thuận một phương thức thanh toán bằng một tín dụng thư trả ngay, tuy nhiên họ có thể thoả thuận th