Đề tài Xây dựng bộ bài thí nghiệm mô phỏng cho môn học Cấu kiện điện tử

Hiện nay các khoa Điện tử - Viễn thông, Điện - Điện tử của các trường đại học và học viện trong nước giảng dạy môn Cấu kiện điện tử đều có các bài thí nghiệm xây dựng trên các kít thí nghiệm có sẵn. Một số trường cũng đã chú trọng đến việc xây dựng các bài thí nghiệm mô phỏng dựa trên các phần mềm thiết kế điện tử tự động. Đối với các trường đại học ở nước ngoài, việc kết hợp các bài thí nghiệm dựa trên các kít thí nghiệm có sẵn và các bài thí nghiệm mô phỏng dựa trên các phần mềm thiết kế điện tử tự động trong việc giảng dạy một môn học được thực hiện rất tốt. Qua đó các sinh viên vừa có thể nắm vững được các kiến thức lý thuyết để có thể áp dụng được vào thực tế, vừa nâng cao được khả năng thiết kế mạch bằng phần mềm. Trong 10 năm gần đây, trên thị trường thế giới cũng đã xuất hiện rất nhiều phần mềm Thiết kế - Mô phỏng mạch điện tử và các phần mềm Vẽ mạch in. Có thể kể ra các phần mềm tên tuổi như : Circuit Marker 2000, OrCard, Multisim, Proteus, Tina Các phần mềm này chính là công cụ để giúp các kỹ sư, các nhà sản xuất tối ưu hóa công việc của mình, từ đó tạo ra những sản phẩm điện tử chính xác, đáng tin cậy và giá thành thấp. Trong các phần mềm kể trên thì phần mềm TINA 8 do nhà sản xuất DesignSoft phát hành năm 2008 là một trong số các phần mềm Thiết kế - Mô phỏng mạch điện tử và Vẽ mạch in nổi tiếng nhất hiện nay. TINA 8 là một trong những gói phần mềm mạnh nhất hiện nay dùng để phân tích, thiết kế, mô phỏng tín hiệu số, tín hiệu tương tự, VHDL và kết hợp các mạch điện tử hay các mạch in của chúng. Do đó đề tài “Xây dựng bộ bài thí nghiệm mô phỏng cho môn học Cấu kiện điện tử” dựa trên công cụ mô phỏng là phần mềm TINA được đưa ra nhằm mục đích giới thiệu cho các sinh viên ngành ĐT-VT và ngành Điện – Điện tử một công cụ mô phỏng rất mạnh trong môi trường đào tạo. Đồng thời đề tài cũng giúp cho các sinh viên bước đầu làm quen với việc thiết kế mạch điện, tìm hiểu hoạt động và ứng dụng của các cấu kiện điện tử thông qua các bài thí nghiệm mô phỏng. Tài liệu gồm 4 chương : Chương 1: Giới thiệu phần mềm TINA 8. Chương 2: Hướng dẫn cơ bản sử dụng phần mềm. Chương 3: Giới thiệu các máy đo ảo. Chương 4: Các bài thí nghiệm mô phỏng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã đóng góp các ý kiến quý báu; xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Học viện, lãnh đạo Khoa Kỹ thuật Điện tử 1 đã tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành đề tài này.

doc71 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng bộ bài thí nghiệm mô phỏng cho môn học Cấu kiện điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG ĐẪN THÍ NGHIỆM CKĐT, CS ĐO LƯỜNG ĐIỆN TỬ DÙNG PHẦN MỀM TINA 8 NGUYEN DUC HIEP MỞ ĐẦU Hiện nay các khoa Điện tử - Viễn thông, Điện - Điện tử của các trường đại học và học viện trong nước giảng dạy môn Cấu kiện điện tử đều có các bài thí nghiệm xây dựng trên các kít thí nghiệm có sẵn. Một số trường cũng đã chú trọng đến việc xây dựng các bài thí nghiệm mô phỏng dựa trên các phần mềm thiết kế điện tử tự động. Đối với các trường đại học ở nước ngoài, việc kết hợp các bài thí nghiệm dựa trên các kít thí nghiệm có sẵn và các bài thí nghiệm mô phỏng dựa trên các phần mềm thiết kế điện tử tự động trong việc giảng dạy một môn học được thực hiện rất tốt. Qua đó các sinh viên vừa có thể nắm vững được các kiến thức lý thuyết để có thể áp dụng được vào thực tế, vừa nâng cao được khả năng thiết kế mạch bằng phần mềm. Trong 10 năm gần đây, trên thị trường thế giới cũng đã xuất hiện rất nhiều phần mềm Thiết kế - Mô phỏng mạch điện tử và các phần mềm Vẽ mạch in. Có thể kể ra các phần mềm tên tuổi như : Circuit Marker 2000, OrCard, Multisim, Proteus, Tina… Các phần mềm này chính là công cụ để giúp các kỹ sư, các nhà sản xuất tối ưu hóa công việc của mình, từ đó tạo ra những sản phẩm điện tử chính xác, đáng tin cậy và giá thành thấp. Trong các phần mềm kể trên thì phần mềm TINA 8 do nhà sản xuất DesignSoft phát hành năm 2008 là một trong số các phần mềm Thiết kế - Mô phỏng mạch điện tử và Vẽ mạch in nổi tiếng nhất hiện nay. TINA 8 là một trong những gói phần mềm mạnh nhất hiện nay dùng để phân tích, thiết kế, mô phỏng tín hiệu số, tín hiệu tương tự, VHDL và kết hợp các mạch điện tử hay các mạch in của chúng. Do đó đề tài “Xây dựng bộ bài thí nghiệm mô phỏng cho môn học Cấu kiện điện tử” dựa trên công cụ mô phỏng là phần mềm TINA được đưa ra nhằm mục đích giới thiệu cho các sinh viên ngành ĐT-VT và ngành Điện – Điện tử một công cụ mô phỏng rất mạnh trong môi trường đào tạo. Đồng thời đề tài cũng giúp cho các sinh viên bước đầu làm quen với việc thiết kế mạch điện, tìm hiểu hoạt động và ứng dụng của các cấu kiện điện tử thông qua các bài thí nghiệm mô phỏng. Tài liệu gồm 4 chương : Chương 1: Giới thiệu phần mềm TINA 8. Chương 2: Hướng dẫn cơ bản sử dụng phần mềm. Chương 3: Giới thiệu các máy đo ảo. Chương 4: Các bài thí nghiệm mô phỏng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã đóng góp các ý kiến quý báu; xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Học viện, lãnh đạo Khoa Kỹ thuật Điện tử 1 đã tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành đề tài này. Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2010 MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TINA 8 1.1. Giới thiệu tổng quan phần mềm Bộ thiết kế TINA 8 (TINA Design Suite) là một trong những gói phần mềm mạnh nhất hiện nay để phân tích, thiết kế, mô phỏng tín hiệu số, tương tự, VHDL và kết hợp các mạch điện tử hay các mạch in của chúng. Phần mềm TINA cũng cung cấp các chức năng phân tích RF, các mạch quang điện, kiểm tra và gỡ lỗi các ứng dụng vi điều khiển và vi xử lý. Một tính năng đặc biệt của phần mềm là cho phép người sử dụng đưa mạch ra thực tế thông qua cổng USB được điều khiển bởi phần cứng TINALab II. TINALab II biến một máy tính thành một thiết bị đo T&M đa năng mạnh, có thể thay thế hoàn toàn một tổ hợp các máy đo như máy hiện sóng, máy đo dòng điện, đo điện áp, đo điện trở; máy đo tần số, máy phân tích phổ, … (Hình 1.1). Các kỹ sư điện tử nhận thấy rằng phần mềm TINA có nhiều ưu điểm như: dễ sử dụng và là một công cụ hiệu quả cao, trong khi các giảng viên thì đáng giá cao những tính năng của phần mềm trong môi trường đào tạo. Hình 1.1 – Phần cứng TINALab II TINA được chia thành hai phiên bản chính là TINA và Bộ thiết kế TINA (TINA Design Suite). TINA chỉ có phần mô phỏng mạch trong khi đó Bộ thiết kế TINA còn có thêm tính năng thiết kế PCB tiên tiến. Modun thiết kế mạch in tích hợp đầy đủ này có tất cả các đặc điểm cần thiết cho việc thiết kế PCB tiên tiến, bao gồm các PCB linh hoạt nhiều lớp với các tấm nguồn tách rời, tự động đặt và tự động đi dây mạnh, có thể tách hết ra và đi dây lại, đổi chân (pin) và cổng (gate),… Phần mềm TINA 8 được xây dựng với nhiều Phần tương tác với nhau, người thiết kế có thể vẽ mạch bằng sơ đồ nguyên lý và chuyển sang dạng mạch in, quan sát mạch in dưới dạng 3D và xuất ra tập tin hình ảnh để gửi đến nhà sản xuất…Ngoài ra, TINA còn cung cấp các công cụ phân tích khác nhau như: Phân tích DC: tính toán điểm làm việc một chiều và đặc tuyến truyền đạt của các mạch tương tự. Người sử dụng có thể hiển thị các điện áp đo được hoặc tính toán được điện áp tại bất kỳ nút nào bằng cách lựa chọn nút bằng con trỏ. Đối với các mạch số, chương trình sẽ giải phương trình trạng thái logic và hiển thị các kết quả tại mỗi nút theo từng bước một. Phân tích quá độ (Transient analysis): trong chế độ transient và chế độ hỗn hợp của TINA, đáp ứng của mạch theo các dạng sóng đầu vào có thể tính toán được. Các dạng sóng đầu vào có thể được lựa chọn từ vài tùy chọn (xung, bước đơn vị, sóng hình sin, sóng tam giác, sóng vuông, sóng hình thang, và dạng sóng kích thích mà người dùng có thể tự định nghĩa) và được tham số hóa theo yêu cầu. Đối với các mạch số, các xung đồng hồ được lập trình và các máy phát tín hiệu số đều có sẵn. Phân tích Fourier: Ngoài việc tính toán và hiển thị đáp ứng thì các hệ số của dãy Fourier, méo hài đối với các tín hiệu tuần hoàn và phổ Fourier của các tín hiệu không tuần hoàn cũng có thể được tính toán. Mô phỏng số: TINA cũng bao gồm mô phỏng rất nhanh và mạnh cho các mạch số. Ta có thể theo dấu hoạt động của mạch từng bước một, tiến về phía trước hoặc lùi lại phía sau, hoặc xem sơ đồ thời gian hoàn chỉnh trong một cửa sổ phân tích logic đặc biệt. Ngoài các cổng logic, thư viện linh kiện lớn của TINA còn có các IC và các phần tử số khác. Mô phỏng VHDL: TINA cũng bao gồm một bộ mô phỏng VHDL để kiểm tra các thiết kế VHDL cả trong môi trường số và môi trường tín hiệu hỗn hợp tượng tự - số. Nó hỗ trợ các tiêu chuẩn ngôn ngữ IEEE 1076-1987 và 1076-1993 và các tiêu chuẩn IEEE 1164 (tiêu chuẩn logic). Các mạch có thể chứa các khối VHDL có thể chỉnh sửa được từ thư viện của TINA, các cấu kiện FPGAs & CPLDs, hoặc VHDL do người dùng tự tạo ra hoặc tải về từ Internet. Người dùng có thể chỉnh sửa các nguồn VHDL của bất cứ cấu kiện VHDL nào và xem kết quả ngay. Với tùy chọn bộ mô phỏng VHDL tùy chọn, người dùng có thể phát triển và gỡ lỗi code VHDL cả ở bên trong và bên ngoài TINA. Bộ mô phỏng VHDL bao gồm Hiển thị dạng sóng, Quản lý dự án và Trình duyệt phân tầng. Mô phỏng vi điều khiển: TINA bao gồm một phạm vi rộng các vi điều khiển (PIC, AVR, 8051) cho phép người sử dụng kiểm tra, gỡ lỗi và chạy một cách tương tác. Kết hợp với Trình biên dịch hợp ngữ (assembler) cho phép người dùng sửa đổi code hợp ngữ và xem kết quả ngay lập tức. Phân tích AC: cho phép tính toán điện áp, dòng điện, trở kháng, và công suất. Thêm vào đó, phần mềm cho phép vẽ các đồ thị biên độ, đồ thị pha Nyquist và Bode và các đặc tính trễ nhóm của các mạch tương tự. Đối với các mạng phi tuyến thì việc tuyến tính điểm làm việc được thực hiện một cách tự động. Ngoài ra TINA còn cung cấp các tính năng như Biên tập và gỡ lỗi theo biểu đồ tiến trình (flowchart), Phân tích mạng, Phân tích nhiễu, Phân tích ký hiệu, Phân tích “tình huống xấu nhất” và Monte-Carlo, Tối ưu hóa, Tiền xử lý. Các thiết bị đo ảo: đặc điểm nổi bật của TINA mà các phần mềm Thiết kế - Mô phỏng mạch điện tử khác không có, đó là nó hỗ trợ nhiều thiết bị đo ảo, bao gồm máy tạo sóng chức năng, máy đo đa năng số, máy ghi dạng sóng trục XY, máy hiện sóng, máy phân tích tín hiệu, máy phân tích phổ, máy phân tích logic, máy phân tích mạng, … Các đo lường và kiểm tra thời gian thực: TINA có thể đi xa hơn việc mô phỏng khi phần cứng phụ trợ được lắp đặt tại máy chủ. Với phần cứng này, các công cụ mạnh của TINA có thể thực hiện các phép đo thời gian thực tại các mạch thực và hiển thị các kết quả trên các thiết bị đo ảo. Một đặc điểm nổi bật khác của TINA đó là chức năng bo mạch 3D như thật, cho phép tự động xây dựng giống như một ảnh 3D sống động của một bo mạch mà không phải hàn. Khi TINA được chạy trong chế độ tương tác, các linh kiện như các chuyển mạch, các LED, các thiết bị,… trở thành “như thật” và sẽ làm việc trên bo mạch ảo như các linh kiện thật ở mạch thực tế. Chức năng này của TINA có thể được sử dụng để chuẩn bị và xây dựng các bài thí nghiệm. Chú ý, điện dung cao tương đối tồn tại giữa các hàng chân kề nhau. Đối với các mạch tần số cao (trên 100kHz), điện dung này có thể dẫn đến hoạt động không như mong muốn. Ta có thể lắp ráp mạch từng bước hoặc bằng cách tạo ra toàn bộ mạch trên bo mạch. Nhặt và di chuyển các phần trên bo mạch sử dụng chuột và TINA sẽ tự động sắp xếp lại việc đi dây một cách tự động trong khi vẫn duy trì kết nối. Công cụ bo mạch này chủ yếu là dành cho các mục đích giáo dục để chuẩn bị các bài thí nghiệm trong một môi trường 3D an toàn. Công cụ bo mạch này cũng có thể được sử dụng để hướng dẫn cách đi dây thực tế một bo mạch đối với việc kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Cách sử dụng chức năng bo mạch 3D: từ menu View, chọn Live 3D Breadboard và New. Cửa sổ 3D Viewer sẽ xuất hiện với một bo mạch trống (chưa có các cấu kiện) trong cửa sổ chính của TINA. Cửa sổ này luôn ở bên trên do đó cho phép xem cả cửa sổ thiết kế mạch nguyên lý và cửa sổ bo mạch cùng một lúc. Sau đó người sử dụng có thể lắp mạch theo sơ đồ nguyên lý như thông thường và hình ảnh của linh kiện cùng các dây nối sẽ được hiển thị một cách đồng thời trên bo mạch. (hình 1.2) Hình 1.2 - Chức năng bo mạch 3D như thật Tóm lại, sự tương tác cao, đầy đủ tính năng và dễ sử dụng đã làm cho phần mềm TINA 8 chiếm ưu thế hơn các phần mềm Thiết kế mạch khác hiện nay… 1.2. Các đối tượng của phần mềm Với những ưu điểm trên, phần mềm TINA 8 là một công cụ vô cùng đắc lực hỗ trợ cho các kỹ sư thiết kế mạch điện tử, và các nhà sản xuất mạch in. Phần mềm hỗ trợ mô phỏng tương tự và mô phỏng số nên được các giảng viên đánh giá cao trong môi trường nghiên cứu ở các trường đại học. Bên cạnh đó, phần mềm cũng là công cụ giúp cho sinh viên, nghiên cứu sinh ngành điện tử viễn thông tiếp cận với việc mô phỏng mạch điện tử, thiết kế mạch in một cách trực quan và dễ dàng. Hiện nay, nhà sản xuất DesignSoft cũng đã thương mại hoá nhiều phiên bản TINA khác nhau với giá thành khác nhau để phục vụ cho các đối tượng khác nhau… 1.3. Cấu hình máy tính yêu cầu Để sử dụng được phần mềm TINA, người sử dụng phải có cấu hình máy tính tối thiểu như sau: CPU Pentium II hoặc cao hơn. 64 MB bộ nhớ (RAM). Ổ cứng còn trống ít nhất 100 MB. Ổ CD-ROM. Màn hình màu SVGA. Hệ điều hành: Windows 9x, Windows NT/ME/XP, Windows 2000. Để bắt đầu chương trình TINA, người dùng có thể làm theo các cách sau: Từ thanh Start lần lượt chọn: Start -> Programs -> Tina -> Tina.exe. Bấm vào Biểu tượng trên Desktop: Lưu ý: Sử dụng phím F1 để có thể xem Hướng dẫn theo các chủ đề. CHƯƠNG 2. HƯỚNG DẪN CƠ BẢN SỬ DỤNG PHẦN MỀM Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu các Giao diện và Cấu trúc tổ chức phần mềm. Từ đó từng bước làm quen với việc sử dụng phần mềm. 2.1. Giao diện chính của phần mềm Sau khi khởi động, giao diện chính của chương trình sẽ xuất hiện: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hình 2.1 – Giao diện chính của chương trình 1 Menu Bar: Trình đơn hiển thị danh sách các lệnh. 2 The Cursor or Pointer: Con trỏ - được sử dụng để lựa chọn các lệnh và chỉnh sửa sơ đồ nguyên lý. Ta chỉ có thể di chuyển con trỏ bằng con chuột máy tính. Phụ thuộc vào mỗi chế độ hoạt động mà con trỏ có các dạng sau: hình mũi tên trong cửa sổ chính của chương trình. hình cây bút khi ta thực hiện nối dây. hình bàn tay khi ta trỏ vào linh kiện hoặc đang đưa linh kiện vào cửa sổ chính. 3 The Schematic window: cửa sổ làm việc chính của chương trình, cho phép chỉnh sửa, mô phỏng sơ đồ nguyên lý của mạch trực tiếp. Cửa sổ này thực tế là một bản vẽ lớn. Ta có thể di chuyển thanh cuộn nếu vùng soạn thảo vượt quá màn hình chính. 4 The Toolbar: Thanh công cụ. Người dùng có thể chọn hầu hết các lệnh để chỉnh sửa mạch trên Thanh công cụ này. Lưu ý rằng các lệnh trên Thanh công cụ cũng nằm trong Trình đơn hoặc có thể sử dụng bằng các phím tắt. Sau đây là chi tiết các lệnh trên Thanh công cụ. Mở một tập tin sơ đồ nguyên lý sẵn có trong máy tính (.TSC hoặc .SCH), mở một Marco (.TSM) Lưu sơ đồ nguyên lý đang sử dụng. Người dùng sẽ thuận lợi hơn nếu thường xuyên lưu trữ lại mạch đang làm nhằm tránh tình trạng mất dữ liệu khi máy tính tắt đột xuất. Đóng sơ đồ nguyên lý đang sử dụng. Sao chép các linh kiện hoặc các chữ được lựa chọn. Dán các linh kiện hoặc chữ đã sao chép vào nơi cần dùng. Khi nút này được nhấn vào, người dùng có thể sử dụng con trỏ để di chuyển các linh kiện, dây nối hoặc các chữ, thuận lợi trong việc sắp xếp lại sơ đồ nguyên lý theo ý muốn. Lấy thêm 1 bản sao của linh kiện trước đó mà bạn đã chọn với cùng các tham số. Sử dụng nút lệnh này để vẽ dây nối cho sơ đồ nguyên lý Thêm các chú thích vào sơ đồ nguyên lý hay kết quả phân tích. Cho phép cắt 2 dây dẫn chéo qua hoặc nối với nhau. Đảo chiều một góc 900 các linh kiện được lựa chọn. Lấy đối xứng các linh kiện được lựa chọn. Phím tắt: [CTRL-L] hoặc [*]. Hiển thị cửa sổ chính ở dạng lưới hoặc không. Phóng to sơ đồ nguyên lý để có thể nhìn rõ các linh kiện. cho phép thay đổi tỷ lệ phóng to theo ý muốn từ 10% đến 200%. Lựa chọn danh sách các Chế độ Mô phỏng: Chế độ DC. Chế độ AC. Chế độ mô phỏng tức thời lặp lại liên tục. Chế độ mô phỏng tức thời không lặp lại. Người dùng có thể điều chỉnh thời gian mô phỏng trong phần Analysis Transient. Chế độ Số. Chế độ VHDL Nếu nút lệnh này được chọn, chương trình sẽ cho phép hiển thị trình trạng lỗi của linh kiện, người dùng có thể thay đổi tình trạng lỗi của từng linh kiện trong bản Thuộc tính (Properties Editor). Chuyển đổi sơ đồ nguyên lý sang dạng 3 chiều hoặc 2 chiều. Phím nóng: [F6]. Đây là một đặc điểm nổi bật ở phần mềm TINA có từ phiên bản 7 mà các phiên bản cũ hay các phần mềm khác không thể thực hiện được. Ở chế độ này, các linh kiện được hiển thị một cách sống động, giúp người sử dụng quan sát mạch trực quan hơn. Hình 2.2 – Chuyển đổi giữa dạng 2D hoặc 3D Chuyển sơ đồ nguyên lý trực tiếp sang mạch in. Tìm kiếm các linh kiện. Một hộp thoại Tìm kiếm sẽ hiện lên cho phép người dùng tìm các linh kiện theo tên như mong muốn. Tuy nhiên chương trình có hạn chế là không thể hiện trước hình dạng linh kiện mà ta lựa chọn nên gây rất nhiều khó khăn cho người sử dụng. Hình 2.3 – Cửa sổ tìm kiếm các linh kiện Người dùng cũng có thể lựa chọn các linh kiện trong danh sách này. Đây là danh sách các linh kiện đầy đủ nhất của chương trình. 5 The Component Bar - Thanh Linh kiện: Các linh kiện được sắp xếp thành các nhóm. Mỗi khi 1 nhóm được lựa chọn, các linh kiện trong nhóm đó sẽ xuất hiện trên thanh công cụ. Khi nhấn chuột trái vào linh kiện mong muốn, con trỏ đổi sang hình bàn tay và ta có thể bỏ linh kiện đó vào mạch. Các linh kiện có thể được quay hoặc đảo chiều trước khi đưa vào mạch bằng cách sử dụng các phím [+/-] : quay 90o và phím [*]: lấy đối xứng. Khi đã hiệu chỉnh xong vị trí cũng như hướng của linh kiện, nhấn chuột trái 1 lần nữa để đặt linh kiện vào mạch. 6 Find component Tool – Công cụ tìm kiếm linh kiện: hỗ trợ tìm kiếm nhanh các linh kiện theo tên có trong cơ sở dữ liệu của phần mềm. 7 Open files tab - Thẻ mở các tập tin: hỗ trợ mở nhiều mạch hoặc nhiều phần của một mạch điện (Macro) cùng một lúc, và công cụ này dùng để chuyển đổi giữa các tập tin đã được mở. Chỉ cần nhấn chuột vào Thẻ để chuyển đến mạch ta cần. 8 The TINA Task bar - Thanh tác vụ: nằm ở phía dưới của màn hình, có chức năng cung cấp nút tắt cho các dụng cụ đo khác nhau hay các máy ảo sử dụng trong chương trình. Khi các máy ảo được kích hoạt (trong phần T&M) thì sẽ xuất hiện 1 cửa sổ mới tương ứng với mỗi loại. Người sử dụng chọn nút LOCK (Khóa) để đặt cửa sổ chính của chương trình luôn nằm phía dưới các cửa sổ của máy ảo khác. Điều này thuận lợi cho việc quan sát mô phỏng. Tuy nhiên người sử dụng cũng có thể làm ngược lại bằng các chọn UNLOCK (Không khóa). 9 The Help line - Dòng trợ giúp: nằm ở phía dưới cùng của cửa sổ có chức năng cung cấp những dòng giải thích ngắn gọn hoặc các phím tắt khi người dùng di chuyển con trỏ qua các nút lệnh. 2.2. Sử dụng chuột Đây là một số phương pháp sử dụng chuột cơ bản để chỉnh sửa sơ đồ. Hình 2.4 – Các lệnh khi nhấn chuột phải vào cửa sổ soạn thảo 2.2.1. Sử dụng chuột phải Khi bấm chuột phải vào chương trình thì sẽ xuất hiện 1 menu gồm các chức năng sau: Cancel Mode: Hủy bỏ linh kiện (hoặc dây nối) đang lựa chọn. Last Component: Lấy lại linh kiện cuối cùng đã sử dụng. Wire: Chuyển sang chế độ Nối dây. Trong chế độ này, con trỏ có hình dạng cây viết và ta có thể vẽ dây nối. Delete: Xóa linh kiện được lựa chọn. Rotate Left, Rotate Right, Mirror: Quay hoặc đảo chiều linh kiện đang được lựa chọn. Ta có thể sử dụng tổ hợp phím [CTRL-L] hoặc [CTRL-R] để quay các linh kiện. Properties: Sử dụng lệnh này ta có thể hiệu chỉnh các thuộc tính của linh kiện như giá trị, nhãn… và có thể thiết lập các tham số cho linh kiện. Khi hộp thoại Properties xuất hiện ta có thể dùng phím F9 để sao chép các giá trị đặt làm Tên của linh kiện. 2.2.2. Sử dụng chuột trái Selection (Lựa chọn): khi nhấn chuột phải vào linh kiện, ta sẽ lựa chọn linh kiện mong muốn và bỏ lựa chọn các linh kiện không mong muốn. Multiple selection (Lựa chọn nhiều linh kiện): để lựa chọn 1 lúc nhiều linh kiện thì giữ phím SHIFT trong khi bấm chuột và các linh kiện mong muốn. Nếu linh kiện đã được lựa chọn, khi ta bấm chuột vào nó 1 lần nữa thì nó sẽ không lựa chọn linh kiện đó nữa. Việc lựa chọn nhiều linh kiện 1 lúc sẽ thuận lợi trong việc nhóm các linh kiện và di chuyển chúng… Selection of all objects: Dùng tổ hợp phím CTRL-A để lựa chọn tất cả các linh kiện trong mạch. Moving objects: các linh kiện có thể được di chuyển bằng cách nhấn chuột trái vào linh kiện đó và kéo thả đến nơi mong muốn. Parameter modification: Khi bấm 2 lần vào linh kiện hộp thoại thay đổi thông số của linh kiện sẽ xuất hiện, cho phép thay đổi các thông số mong muốn. Crossing wires: Nối các dây chéo nhau. Block : Đặt linh kiện vào mạch. 2.3. Các đơn vị đo Khi thay đổi các tham số hay các giá trị cho một linh kiện, các chữ viết tắt có định dạng như sau có thể sử dụng: Ví dụ: người sử dụng có thể nhập giá trị 1 điện trở là: 1M (ohm) thay vì phải nhập 1.000.000 (ohm). Lưu ý: khi nhập giá trị sử dụng các chữ viết tắt cần phải phân biệt chữ hoa và chữ thường, đồng thời không có khoảng trống giữa chữ và số trước đó. 2.4. Cách nối dây – Đặt các linh kiện 2.4.1. Cách đặt các linh kiện vào mạch Các linh kiện được lấy ra từ Thanh Linh kiện và biểu tượng của chúng được di chuyển bởi con trỏ đến nơi cần đặt. Khi nhấn chuột trái, chương trình sẽ tự động đặt linh kiện vào bản mạch chính. Các linh kiện có thể được định vị thẳng đứng hoặc nằm ngang hoặc có thể quay một góc 900 theo chiều kim đồng hồ bằng cách bấm phím [+] hoặc tổ hợp phím [Ctrl-R], hay quay ngược chiều kim đồng hồ bằng cách bấm phím [-] hoặc tổ hợp phím [Ctrl-L]. Hơn nữa, một số linh kiện (như Transitor) có thể đảo chiều bằng cách sử dụng phím [*]. Một cách khác là sử dụng các nút hoặc nhấn chuột phải vào linh kiện và chọn Rotate Left/Rotate Right/Mirror. Hình 2.5 – Bảng thiết lập các thuộc tính cho linh kiện Sau khi các linh kiện đã được định vị và đặt vào mạch, nếu nhấp đôi chuột trái vào linh kiện, một hộp thoại sẽ hiện lên cho phép thay đổi các tham số, các giá trị của linh kiện. (Hình 2.5) 2.4.2. Cách nối dây Để vẽ một dây nối, chuột được di chuyển vào điểm cuối cùng của linh kiện, nơi sẽ bắt đầu 1 dây nối. Khi đó con trỏ sẽ biến đổi thành hình cây viết. Tùy thuộc vào việc tùy chọn của chương trình mà có 2 cách nối dây như sau: Từ điểm bắt đầu nối dây, ta nhấn chuột trái, sau đó di chuyển cây bút và chương trình sẽ tự động vẽ dây theo hướng đi. Trong khi vẽ dây, ta có thể di chuyển bất cứ hướng nào và dây nối cũng sẽ tự động đi theo. Để kết thúc việc nối dây, ta bấm chuột trái một lần nữa. Đây là