Kinh tế- xã hội càng phát triển, cạnh tranh ngày càng trở nên phức tạp. Ngoài một số ngành đặc biệt được sự bảo hộ của nhà nước ngoài ra gần như không có bất kỳ một công ty nào độc chiếm một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Mỗi ngành mỗi lĩnh vực đều có rất nhiều các công ty đầu tư kinh doanh và khai thác nhu cầu khách hàng ở ngành, lĩnh vực kinh doanh đó. Vì ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có quá nhiều các công ty tham gia kinh doanh do đó để tồn tại các công ty các công ty cố gắng tìm cho mình một chỗ đứng riêng từ đó khách hàng có thể nhận biết. Chiến lược định vị thị trường có thể giải quyết vấn đề trên.
50 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược định vị thị trường cho các sản phẩm điện tử điện lạnh của công ty TNHH HASA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Phần 1: Khái quát chung về chiến lược định vị thị trường 4
Khái quát chung về chiến lược định vị thị trường 4
Khái niệm 4
Sự cần thiết của chiến lược định vị 4
Các chiến lược định vị chủ yếu 5
Chiến lược định vị “Cạnh tranh với sản phẩm có sẵn” 5
Chiến lược định vị “Chiếm lĩnh một vị trí mới” 8
Trọng tâm của chiến lược định vị 9
Tạo sự khác biệt 9
Tạo sự khác biệt cho hàng hóa hữu hình 10
Tạo sự khác biệt dịch vụ 13
Tạo sự khác biệt về nhân sự 14
Tạo sự khác biệt về hình ảnh 15
Lựa chon và khuyếch trương điểm khác biệt 16
Các bước của một phương án định vị 18
Phần 2: Thực trạng về tình hình kinh doanh, hoạt động định 20
vị thị trường của công ty TNHH điện tử điện lạnh HASA
Khái quát chung về công ty TNHH HASA 20
Môi trường kinh doanh của công 25
Thực trạng về hoạt động định vị thị trường của 34 công ty TNHH HASA
1.Các chiến lược marketing mà công ty dã áp dụng 34
Chiến lược sản phẩm 34
Chiến lược giá 34
Chiến lược phân phối 35
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 37
2. Thực trạng hoạt động định vị thị trường của công 38
ty TNHH HASA
2.1 lựa chọn thị trường mục tiêu 38
2.2 các hoạt động định vị 38
Tạo hình ảnh cho sản phẩm nhãn hiệu trong tâm
trí khách hàng 38
Lựa chọn vị thế của nhãn hiệu trên thị trường mục tiêu 39
Tạo sự khác biệt 39
Công cụ khuyếch trương điểm khác biệt 40
Đánh giá chung về chiến lược định vị thị trường 40 của công ty TNHH HASA
Phần 3: Một số giải pháp cho chiến lược 42
định vị thị trường của công ty TNHH HASA
I. Căn cứ đề xuất và các biện pháp hoàn thiện chiến lược 42
định vị của công ty TNHH HASA
Căn cứ đề xuất 42
Các biện pháp làm hoàn thiện chiến lược 43
định vị của công ty TNHH HA
Kết luận 49
Tài liệu tham khảo 50
Lời mở đầu
Kinh tế- xã hội càng phát triển, cạnh tranh ngày càng trở nên phức tạp. Ngoài một số ngành đặc biệt được sự bảo hộ của nhà nước ngoài ra gần như không có bất kỳ một công ty nào độc chiếm một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Mỗi ngành mỗi lĩnh vực đều có rất nhiều các công ty đầu tư kinh doanh và khai thác nhu cầu khách hàng ở ngành, lĩnh vực kinh doanh đó. Vì ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có quá nhiều các công ty tham gia kinh doanh do đó để tồn tại các công ty các công ty cố gắng tìm cho mình một chỗ đứng riêng từ đó khách hàng có thể nhận biết. Chiến lược định vị thị trường có thể giải quyết vấn đề trên.
Được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty TNHH điện tử điện lạnh HASA em được đến thực tập tại công ty. Đây là công ty thương mại chuyên phân phối các sản phẩm điện tử điện lạnh của các tập đoàn Italia. Sau một thời gian tìm hiểu tình hình kinh doanh của công ty em thấy, đây là ngành có sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Do đó để thành công hơn nữa công ty HASA cần có chiến lược lâu dài, khắc họa hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng. Được sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Nguyễn Thu Hiền em chọn đề tài “Xây dựng chiến lược định vị thị trường cho các sản phẩm điện tử điện lạnh của công ty TNHH HASA” làm chuyên đề thực tập. Bài viết của em gồm có các phần sau:
Phần 1: Khái quát chung về chiến lược định vị thị trường, vai trò sự cần thiết của chiến lược định vị thị trường.
Phần 2: Thực trạng kinh doanh và định vị thị trường của công ty TNHH HASA
Phần 3: một số giả pháp cho chiến lược định vị thị trường của công ty TNHH điện tử điện lạnh HASA. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thu Hiền và ban lãnh đạo công ty HASA đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Phần 1: Khái quát chung về chiến lược định vị thị trường
I. khái quát chung về chiến lược định vị thị truờng
Khái niệm:
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt khái niệm định vị đã trở thành một nội dung có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. “ Định vị là một chiến lược marketing nhậy cảm nhằm khắc phục tình trạng dối loạn thị trường. Có nghĩa là trong tình trạng hàng hoá ngày càng trở nên đa dạng, người tiêu dùng luôn bị nhiễu thông tin, rất khó nhận thấy sự khác biệt của sản phẩm. Chính vì vậy mỗi một doanh nghiệp muốn khẳng định phong cách riêng của mình, sản phẩm của mình là đặc biệt, khác biệt cho nên chiến lược định vị ra đời được định nghĩa là: “ tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sảp phẩm một vị trí xác định so với đối thủ cạnh tranh trong tâm trí khách hàng”
Sự cần thiết của chiến lược định vị:
Chúng ta đề biết các thị trường gồm những người mua khác nhau về một hay nhiều mặt. Họ có thể khác nhau về sức mua, địa điểm, thái độ mua sắm và cách thức mua sắm. Một chiến lược định vị hợp lý có thể giúp công ty phát triển đúng loại sản phẩm cho từng thị trường mục tiêu. công ty có thể điều chỉnh giá, kênh phân phối và quảng cáo tập chung vào những khách hàng mà mình có thể thỏa mãn nhu cầu một cách tốt nhất. Ngoài ra, vì cạnh tranh càng trở nên gay gắt do đó khách hàng bị tràn ngập nởi những quảng cáo thương mại. Khách hàng không thể đánh giá lại sản phẩm trong mỗi lần quyết định mua hàng. Nên để đơn giản việc lựa chọn mua khách hàng đã xếp loại các sản phẩm hay “định vị trí” các sản phẩm, các dịch vụ, các công ty trong tâm trí họ. Vị trí của sản phẩm là tập hợp những ấn tượng khái niệm và cảm giác của khách hàng về sản phẩm đó so với đối thủ cạnh tranh cùng loại. Sản phẩm hấp dẫn khách hàng không chỉ do bản thân sản phẩm mà còn do tương quan so sánh với sản phẩm cùng loại khác. Chính vì vậy cần phải có chiến lược định vị nhằm khắc phục tình trạng rối loạn thị trường. Giúp khách hàng có thể nhận thấy, phân biệt được sản phẩm của hãng này hay hãng khác. Việc tìm kiếm, sáng tạo nên những điểm khác biệt phù hợp với nhu cầu khách hàng sẽ là vũ khí cạnh tranh lợi hại giúp một công ty có thể chiếm lĩnh và dành ưu thế trên thị trường. Qua chiến lược định vị công ty có thể cam kết một tiêu chuẩn hay một đẳng cấp chất lượng của sản phẩm đáp ứng mong muốn của khách hàng. Giúp khách hàng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm một cách rễ ràng. Sự cam kết của công ty phải đúng sự thật cùng với nỗ lực trong nhiều năm trong việc thực hiện các trương trình, chính sách marketing công ty có thể tạo dựng hình ảnh riêng của mình trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Tóm lại trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, một chiến lược định vị thị trường là không thể thiếu. Với một chiến lược định vị thị trường hợp lý, công ty có thể lựa chọn chính xác khách hàng mục tiêu của mình là ai. Từ đó công ty tìm kiếm và sáng tạo nên những điểm khác biệt phù hợp, có ưu thế. Đồng thời thông qua truyền thông marketing, công ty khuyếch trương những điểm khác biệt này dùng nó làm lợi thế cạnh tranh
II. các chiến lược định vị chủ yếu
cạnh tranh với sản phẩm có sẵn:( Chiến lược định vị cạnh tranh trực tiếp)
Theo chiến lựoc này thì để thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp cố gắng khuếch trương những ưu điểm của mình so với đối thủ cạnh tranh. Những ưu điểm này có thể là tính năng, tác dụng, hình thức mẫu mã, dịch vụ hỗ trợ…Bằng cách đó các công ty cố gắng lôi kéo khách hàng phía mình và sẽ thành công nếu thoả các điều kiện sau:
Vị trí của sản phẩm có sẵn trong tầm khả năng của công ty
Việc định vị đựơc bắt đầu từ một sản phẩm, một món hàng, một dịch vụ, một định chế thậm trí một người…Định vị không phải cái mà chúng ta làm cho một sản phẩm mà định vị là cái mà chúng ta làm cho suy nghĩ của một khách hàng triển vọng đó. Chính vì vậy bất kỳ một hoạt động nào của công ty đều dẫn đến một nhận thức của khách hàng về công ty đó. Có những công ty tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp nơi khách hàng, ngược lại có những công ty mặc dù đã hết sức nỗ lực cũng không đem lại một ấn tượng tốt đẹp nơi khách hàng mục tiêu. Điều này có nghĩa là bất kỳ một sản phẩm nào cũng có một vị trí trong tâm trí người tiêu dùng. Với những sản phẩm chưa có ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng thì không thể cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm đã có tiếng từ lâu. một sản phẩm muốn áp dụng chiến lược cạnh tranh trực tiếp với nhóm dẫn đầu thị trường, thì ít nhất sản phẩm đó cũng phải có ấn tượng tương đối tốt đẹp với khách hàng mục tiêu. Tóm lại một công ty muốn áp dụng chiến lược canh tranh trực tiếp thì cần phải xác định rõ đâu là đối thủ cạnh tranh của mình. Công ty cần xác định với những đặc tính hiện có của sản phẩm thì có thể cạnh tranh với những đối thủ nào. từ đó đề ra các trương chình, kế hoạch marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
- Thị trường đử lớn để cho hai hoặc hơn hai công ty khai thác
Theo Philipkotler thì mọi thị trường còn có thể phân ra thành các khúc thị trường, các nhóm nhỏ thị trường và cuối cùng là từng cá nhân. khúc thị trường là những nhóm lớn có thể nhận biết được trong một thị trường. Nhóm nhỏ thị trường là một nhóm nhỏ hẹp có thể tìm kiếm một số lợi ích đặc biệt. Các khách hàng trong nhóm nhỏ thị trường có một số nhu cầu riêng biệt và có phần phức tạp. khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho công ty nào thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ. Các đối thủ cạnh tranh không rễ gì tấn công người dẫn đầu nhóm nhỏ thị trường. Chính vì vậy khi quyết định định lựa chọn chiến lược cạnh tranh trực tiếp công ty cần xác định rõ nhu cầu của khách hàng ở đoạn thị trường đó có đủ lớn không, có tiềm năng phát triển trong tương lai không. Như đã nói ở trên thì nhóm nhỏ thị trường tập hợp những khách hàng có nhu cầu rất biệt. Việc tấn công vào công ty dẫn đầu nhóm nhỏ thị trường là hết sức khó khăn. Ngoài ra nếu cố gắng nỗ lực thì công ty cũng có thể dành được thị phần ở nhóm nhỏ thị trường này. Tuy nhiên cho dù có dành được thị phần ở nhóm nhỏ thị trường. Thì không có gì đảm bảo công ty có thể có được lợi nhuận. Vì nhóm nhỏ thị trường chỉ tập chung một số lượng khách hàng rất hạn chế. Nếu có quá nhiều công ty nhảy vào nhóm này thì việc kinh doanh sẽ không hiệu quả vì thị truờng không đủ lớn. Chi phí cho việc cạnh tranh ở nhóm này là lớn vì phải đáp ứng những nhu cầu hết sức đặc biệt của khách hàng.
Sản phẩm của công ty phải có ưu thế mà khách hàng có thể nhận biết được một cách rõ nét so với sản phẩm ở cùng vị trí
Chiến lược định vị cạnh tranh trực tiếp có thể dẫn đến thành công chỉ khi một công ty tìm ra những điểm khác biệt cho sản phẩm của mình có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Một vấn đề đặt ra là, nếu như các yếu tố khác biệt có ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh nhưng khách hàng không biết, không nghe, không nhìn thấy thì không thể dẫn đến thành công. Do đó, ngoài việc sáng tạo nên những yếu tố khác biệt phù hợp với nhu cầu khách hàng thì công ty cần phải quan tâm tới việc lam thế nào để khách hàng có thể dễ dàng cảm nhận được sự khác biệt đó. Hoặc ngay khi khách hàng nhìn thấy sản phẩm cũng có thể nhận biết được đâu là đặc điểm nổi bật. Chẳng hạn như, sản phẩm đẹp hơn hẳn , bao gói đẹp hơn, gọn nhẹ hơn… đó là những ấn tượng ban đầu khách hàng cảm nhận được khi nhìn thấy sản phẩm. Nó sẽ ảnh hưởng lớn tới việc quyết định mua sau này.
2. Chiếm lĩnh một vị trí mới:
Thị trường là nơi tập trung tất cả các khách hàng có nhu cầu có khả năng và săn sàng tham gia chao đổi để thoả mãn nhu cầu đó. Tuy nhiên lại có rất nhiều khách hàng khác nhau có những đòi hỏi rất khác nhau ở cùng một loại sản phẩm, do đó khi tung sản phẩm( dịch vụ) của mình vào thị trường các doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhắm những nhóm đối tượng mà chưa có DN nào quan tâm đến, chưa sản phẩm nào đáp ứng . Đây là việc công ty tìm cho mình một chỗ trống trên thị trường không có đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này có thể thành công khi công ty có được nhưng điều kịên cơ bản sau:
- Công ty phải có năng lực cả mặt công nghệ cũng như mặt tài chính
Việc cung cấp một loại sản phẩm có tính năng, tác dụng hoàn toàn mới lạ trên thị trường rất có thể kéo theo nó là một dây chuyền sản xuất mới được ra đời. Do đó, để có thể áp dụng chiến lược định vị này thì song song với việc phát hiện giai đoạn thị trường bị bỏ trống, công ty cũng cần phải nghiên cứu xem liệu với trình độ công nghệ hiện có thì có thể sản xuất được sản phẩm đáp ứng được đoạn thị trường đó hay không. Ngoài ra, để có thể đầu tư cho một công nghệ mới cũng đòi hỏi phải có tiềm lực tài chính vững chắc thì mới thực hiện được
- Phải được thị trường chấp nhận
Nghĩa là, sản phẩm mới tung vào thị trường với mục đích chiếm lĩnh một vị trí mới mà chưa có công ty nào quan tâm phải phù hợp với nhu cầu, khả năng thanh toán của khách hàng…Một sản phẩm với rất nhiều tính năng nhưng khách hàng cho rằng, những tính năng này là không cần thiết thì sản phẩm của công ty rất khó được tiêu thụ. Một sản phẩm quá hoàn mỹ nhưng khách hàng không có khả năng thanh toán thì sản phẩm đó cũng sẽ thất bại trên thị trường. Ngoài ra, nếu các đặc tính sản phẩm không phù hợp với văn hóa, vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội thì cũng sẽ bị người tiêu dùng tảy chay. Vì vậy, ngoài việc phát hiện ra đoạn thị trường còn bỏ trống công ty cũng cần phải nghiên cứu xem các đặc tính sản phẩm như thế nào là phù hợp với đoạn thị trường này
III. trọng tâm của chiến lược định vị
Một doanh nghiệp muốn áp dụng chiến lược định vị cạnh tranh trực tiếp hay chiếm lĩnh một vị trí mới thì nhất thiết phải thực hiên một hoặc một vài công việc cùng một lúc nhằm tạo sự khác biệt cho sản phẩm của nình và khuếch trương điểm khác biệt đó như một lợi thế cạnh tranh
1 Tạo sự khác biệt:
Là đem lại cho sản rphẩm của mình những đặc điểm, tính năng, công dụng, kiểu dáng…khác hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Khách hàng sẽ căn cứ vào những đặc điểm khác nhau của sản phẩm thuộc các hãng khác nhau làm căn cứ lựa chon khi mua sắm.
1.1 Tạo sự khác biệt cho hàng hoá hữu hình:
+ Tính chất:
Chúng ta đều biết mỗi một sản phẩm được bầy bán trên thị trường đề đáp ứng cho khách hàng một nhu cầu cụ thể nào đó. Tuy nhiên, người tiêu dùng lựa chon sản phẩm của hãng này mà không phải của hãng kia bởi vì các sản phẩm của các hãng khác nhau thì khác nhau.
Tính chất là những đặc trưng bổ xung cho hoạt động cơ bản của sản phẩm. Công ty có thể sáng tạo ra những mẫu phụ bằng cách bổ xung thêm các tính chất . Nếu các tính chất được bổ xung gây được sự thích thú của khách hàng thì doanh nghiệp đã thành công. Tuy nhiên nhưng tính chất mà một công ty áp dụng cho sản phảm của mình rất có thể bị các công ty khác bắt chiếc hoặc qua thời gian các công ty khác sáng tạo ra các tính chất khác có ưu điểm hơn, được khách hàng ưa thích hơn . thì khách hàng lại tập chung vào các công ty này. Do đó để đảm bảo tính ổn định và thành công lâu dài công ty cần sem sét tính chất mới mà công ty sáng tạo có nhiều người ưa thích không? đối thủ có rễ bắt chiếc không? Và điều hết sức quan trọng đó là tư tưởng đổi mới, sáng tạo, luôn mong muốn hoàn thiên sản phẩm trên cơ sở phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Việc sáng tạo nên những tính chất mới cho sản phẩm là công cụ tạo điểm khác biệt, là vũ khí cạnh tranh lợi hại do đó các công ty cần đầu tư nghiên cứu, bổ xung tính chất mà khách hàng ưa thích. Loại bỏ những tính chất mà khách hàng cho là tồi tệ, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho một cồn ty.
+ Chất lượng công dụng:
Thông thường người tiêu dùng có một sự liên tưởng giữa chất lượng và giá cả. Họ cho rằng giá cao thì chất lượng sản phẩm cao và ngược lại. Thực tế cho thấy các công ty có chất lượng sản phẩm cao thì lợi nhuận thường cao hơn các công ty có chất lượng sản phẩm trung bình và thấp. Người tiêu dùng săn sàng trả giá cao hơn cho công dụng nhiều hơn, với điều kiên giá cao hơn đó không vượt quá giá trị được nhận thức cao hơn này. Vậy chất lượng công dụng có nghĩa là mức độ hoạt động theo nhưng tính năng chủ yếu của sản phẩm. Tuy nhiên không phải cứ sản phẩm có chất lượng càng cao thì công ty thu được nhiều lợi nhuận. Khi tăng công dụng lên cao hơn nưa thì tỷ lệ lợi nhuận sẽ giảm đi vì có rất ít người chịu trả tiền cho mức tăng thêm đó bởi nguần lực của người tiêu dùng luôn có một giới hạn nhất định.
+ Chất lượng đồng đều:
Chất lượng đồng đều là mức độ thiết kế và tính năng của một sản phẩm gần với tiêu chuẩn mục tiêu. nó phản ánh các đơn vị sản phẩm khác nhau được làm ra đồng đều và đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật. Việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng sát với chất lượng được thiết kế sẽ làm cho khách hàng tin tưởng hơn, họ cho rằng những sản phẩm như vậy đảm bảo hơn. ngược lại nếu một công ty công bố sẽ cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, nhưng khi sản xuất ra sản phẩm thì có sản phẩm có chất lượng cao cũng có cả những sản phẩm có chất lượng tồi. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của công ty và khách hàng sẽ không tin tưởng vào nhưng công ty nhu vậy. Do đó việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng đồng đều là nội dung quan trọng giúp các công ty có thể thành công vì khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho giá trị đồng đều đó.
+ Độ bền:
Độ bền cao hơn đối thủ cạnh tranh cũng là một điểm tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn nếu độ bền sản phẩm tốt hơn. tuy nhiên độ bền là số đo tuổi thọ của sản phẩm do đó nó cần phải được kiểm nghiệm thực tế, mặt khác đối với một số sản phẩm có tốc độ phát triển, thay đổi công nghệ cao thì độ bền sẽ không gây được sự chú ý của khách hàng. Ngoài ra nếu sản phẩm quá lạc hậu thì cho dù độ bền cao cũng sẽ không hấp dẫn khách hàng.
+ Độ tin cậy:
Độ tin cây là số đo xác suất để sản phẩm đó không bị trục trặc hay hư hỏng trong một thời kỳ nhất định . Người tiêu dùng sẽ rất khó chịu nếu họ phải bỏ chi phí và thời gian để sửa chữa sản phẩm do hỏng hóc. Ngược lại những sản phẩm có tính ổn định cao không bị trục trặc trong quá trình sử dụng sẽ làm cho khách hàng hài lòng hơn và họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm như vậy.
+ Khả năng sửa chữa:
Như đã nói ở trên thì mức độ hỏng hóc của sản phẩm trong suốt thời gian hoạt động của nó càng ít càng tốt. Tuy nhiên tình trạng sản phẩm có thể bị trục trặc là không thể loại bỏ 100%. Trong trường hợp này thì khả năng sửa chữa của sản phẩm tốt sẽ gây được sự hài lòng và yên tâm của khách hàng. Khả năng sửa chữa là mức độ rễ dàng phục hồi một sản phẩm bị trục trặc hay hỏng hóc. Khi một sản phẩm bị sự cố thì khả năng người tiêu dùng tự điều chỉnh và sủa chũa được sản phẩm của mình là tốt nhất.
+ Kiểu dáng:
Một sản phẩm với hình dáng, mầu sắc đẹp luôn thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. “Kiểu dáng là hình thức và dáng vẻ bên ngoài mà người mua cảm nhận được”. Trong bất kỳ trường hợp nào thì hình dáng đẹp cũng sẽ làm cho người tiêu dùng thích thú hơn. Nếu như tất cả các đặc tính của sản phẩm vẫn giữ nguyên nhưng kiểu dáng thay đổi đẹp hơn , mầu sắc hấp dẫn hơn chắc chắn sẽ thu hút được người tiêu dùng nhiều hơn.
+ Kết cấu:
Là tổng hợp tất cả các yếu tố như kiểu dáng, độ tin cậy, khả năng sửa chữa…Một sản phẩm được coi là có kết cấu tốt nếu như tất cả các yếu tố trên có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Chẳng hạn, một sản phẩm rất đẹp thì chất lượng cũng không nên quá tồi. Nếu kiểu dáng đẹp nhưng chất lượng, khả năng sửa chữa kém thì sẽ không thể có được khách hàng truyền thống lâu dài. Ngoài ra một sản phẩm được coi là có kết cấu tốt thì trong quá trình thiết kế các công ty phải ngiên cứu xem những yếu tố nào thu hút được khách hàng, từ đó có sự đầu tư phù hợp với yếu tố này. Đồng thời kết hợp với các yếu tố khác tạo nên , một sản phẩm có kết cấu phù hợp vời đối tượng khách hàng mục tiêu.
1.2 Tạo sự khác biệt cho dich vụ
+ Giao hàng:
Người tiêu dùng luôn hài lòng với những công ty đảm bảo tốt công việc chuỷên giao sản phẩm hay dịch vụ. Việc giao hàng đúng hẹn và sự cẩn thận trong cả quá trình chuyển giao sẽ gây được sự tin tưởng nơi khách hàng. Do đó giao hàng tốt sẽ đem lại hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng.
+ Lắp đắt:
Đây là dich vụ giúp khách hàng nhanh chóng đưa sản phẩm vào sử dụng. Là những việc phải làm để cho sản phẩm hoạt động tại nơi dự kiến. Đối với một vài loại sảp phẩm thì dịch vụ lắp đặt là không thể thiếu vì vậy thực hiên tốt dịch vụ lắp đặt góp phần tạo hình ảnh tốt đẹp công ty.
+ Huấn luỵện khách hàng:
Huấn luyện khách hàng có nghĩa là huấn luyện công nhân viên của khách hàng cách sử dụng đúng qui tắc và có hiệu suất thiết bị của người bán. Đây là dịch không thể thiếu đối với những loại sản phẩm c