Trong cuộc sống hiện đại, thông tin trở thành một nguồn tài nguyên và là một nhân tố thiết yếu đối với cuộc sống của con người. Thông tin cần thiết đối với mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ những quan hệ xã hội thông thường hay thúc đẩy quá trình kinh doanh, sản xuất. Do đó các doanh nghiệp Viễn thông đóng 1 vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước
154 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh cho trung tâm viễn thông liên tỉnh khu vực II (vtn_2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------oOo----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị kinh doanh BCVT Hệ: Chính quy
Đề tài:
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO TRUNG TÂM VIỄN THÔNG LIÊN TỈNH KHU VỰC II (VTN_2)
Mã số đề tài: 405180011 114
SV thực hiện : Nguyễn Hồng Dương
Lớp : Đ05QBA1
GV hướng dẫn : Th.S Hoàng Lệ Chi
Năm : 2009
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Thầy Cô giảng dạy, công tác tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô khoa Quản trị Kinh doanh đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong thời gian bốn năm học đại học tại đây. Đó là hành trang quý báu sẽ theo em trong suốt cuộc đời.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Hoàng Lệ Chi đã quan tâm, theo dõi và giúp em vượt qua những khó khăn vướng mắc để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Trung Tâm Viễn Thông Liên Tỉnh Khu Vực II, phòng kinh doanh cùng một số phòng ban chức năng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp và cung cấp cho em những thông tin cần thiết giúp em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin gửi đến toàn thể Quý Thầy Cô Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Ban Giám Đốc, Quý Cô chú, Anh chị Trung Tâm Viễn Thông Liên Tỉnh Khu Vực II lời chúc sức khỏe và hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Hồng Dương
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
@@
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
@@
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1
1.1.1 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1
1.1.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh 1
1.1.1.2 Mục đích, vai trò 1
1.1.2 QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1
1.1.2.1 Khái niệm quản trị chiến lược 1
1.1.2.2 Quá trình quản trị chiến lược 2
1.2 THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC 2
1.2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 2
1.2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 2
1.2.2.1 Mục đích và những vấn đề gặp phải khi phân tích môi trường bên ngoài 2
1.2.2.2 Phân tích môi trường vĩ mô 3
1.2.2.3 Phân tích môi trường vi mô 4
1.2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 5
1.2.3.1 Vai trò của việc phân tích môi trường bên trong 5
1.2.3.2 Các yếu tố của môi trường bên trong 6
1.2.4 Xác định mục tiêu chiến lược 7
1.2.4.1 Mục tiêu và phân loại mục tiêu 7
1.2.4.2 Yêu cầu đối với mục tiêu 8
1.2.5 PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 8
1.2.5.1 Giai đoạn nhập vào 8
1.2.5.2 Giai đoạn kết hợp 9
1.2.5.3 Giai đoạn quyết định 10
1.3 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 12
1.3.1 CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG TẬP TRUNG 12
1.3.1.1 Xâm nhập thị trường 12
1.3.1.2 Phát triển thị trường 12
1.3.1.3 Phát triển sản phẩm 13
1.3.2 NHỮNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP 13
1.3.2.1 Sự hội nhập về phía sau 13
1.3.2.2 Sự hội nhập về phía trước 13
1.3.3 NHỮNG CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG ĐA DẠNG 13
1.3.3.1 Đa dạng hoá đồng tâm 14
1.3.3.2 Đa dạng hoá hàng ngang 14
1.3.3.3 Đa dạng hoá kết hợp 14
1.3.4 NHỮNG CHIẾN LƯỢC SUY GIẨM 15
1.3.4.1 Sự chỉnh đốn đơn giản 15
1.3.4.2 Sự rút bớt vốn 15
1.3.4.3 Thu hoạch 15
1.3.4.4 Thanh toán 15
1.3.4.5 Những chiến lược hợp lý 15
1.3.4.6 Những chiến lược chọn lựa doanh nghiệp qua sự tập trung bên ngoài 15
1.3.4 TIẾN TRÌNH CHỌN LỰA CHIẾN LƯỢC 15
1.3.4.1 Nhận ra chiến lược kinh doanh hiện nay 15
1.3.4.2 Phân tích danh mục vốn đầu tư 16
1.3.4.3 Chọn lựa chiến lược của doanh nghiệp 16
1.3.4.4 Đánh giá chiến lược lựa chọn 17
1.4 THỰC THI CHIẾN LƯỢC 17
1.4.1 THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC HÀNG NĂM 18
1.4.2 PHÂN BỔ NGUỒN LỰC 18
1.4.3 ĐÁNH GIÁ LẠI KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 18
1.5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỲ VỌNG CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 18
1.5.1 NỘI DUNG KIỂM TRA 19
1.5.2 TIÊU CHUẨN KIỂM TRA 19
1.5.3 ĐỊNH LƯỢNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 19
1.5.4 SO SÁNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VỚI TIÊU CHUẨN 20
1.6 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO BẰNG EXCEL VÀ ĐÁNH GIÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA 20
1.6.1 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO BẰNG EXCEL 20
1.6.1.1 Ý nghĩa của dự báo kinh tế 20
1.6.1.2 Phương pháp đồ thị điểm 20
1.6.2 PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA 21
1.6.2.1 Lựa chọn nhóm các nhà phân tích 21
1.6.2.2 Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia 21
1.6.2.3 Xử lý ý kiến chuyên gia 22
CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT THỰC TẾ 24
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TT VIỄN THÔNG LIÊN TỈNH KHU VỰC II 24
2.1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN 24
2.1.1.1 Giới thiệu về CT Viễn Thông Liên Tỉnh-VTN 24
2.1.1.2 Giới thiệu về TT Viễn Thông Khu Vực II – VTN 2 26
2.1.2 CHỨC NĂNG, NGHĨA VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VTN 2 27
2.1.2.1 Chức năng 27
2.1.2.2 Nghĩa vụ 27
2.1.2.3 Quyền hạn 27
2.1.3 MÔ HÌNH TỔ CHỨC 28
2.1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 29
2.1.3.2 Cơ cấu quản lý và tổ chức 29
2.1.4 SẢN PHẨM DỊCH VỤ 30
2.1.4.1 Sản phẩm dịch vụ 30
2.1.4.2. Các sản phẩm dịch vụ cung cấp được chia làm 2 nhóm 30
2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 31
2.2.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 31
2.2.1.1 Yếu tố kinh tế 31
2.2.1.2 Yếu tố chính trị-pháp luật 33
2.2.1.3 Yếu tố văn hóa-xã hội 34
2.2.1.4 Yếu tố công nghệ 35
2.2.1.5 Đánh giá xu hướng 36
2.1.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ : 37
2.1.2.1 Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường 37
2.1.2.2 Phân tích KH 38
2.1.2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh 38
2.1.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 41
2.1.3.1 Phân tích khái quát hoạt động sản xuát kinh doanh 41
2.1.3.2 Tình hình công nghệ tại TT 46
2.1.3.3 Công tác CSKH 48
2.1.3.4 Nguồn nhân lực 50
CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO TRUNG TÂM VTN II 52
3.1 TỔNG HỢP MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 52
3.1.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường 52
3.1.1.1 Lựa chọn phương pháp. 52
3.1.1.2 Lựa chọn đối tượng tham khảo ý kiến 52
3.1.1.3 Cách thức thực hiện 52
3.1.2 TỔNG HỢP MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 55
3.1.3 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TỔNG QUÁT CỦA VTN_2 60
3.1.4 DỰ BÁO DTPS 60
3.1.4.1 HỒI QUY HAI BIẾN 61
3.1.4.2 Kiểm định điều kiện của mô hình 61
3.1.4.3 Sử dụng mô hình để dự báo DTPS 62
3.2 HÌNH THÀNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC 62
3.2.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT 62
3.2.1.1 Tổng hợp các yếu tố củaa môi trường kinh doanh 62
3.2.1.2 Xây dựng ma trận SWOT 63
3.2.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN SPACE 64
3.2.3 PHÂN TÍCH MA TRẬN IE 66
3.2.4 SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC 66
3.2.4.1 Đánh giá chung 66
3.2.4.2 Đánh giá về khả năng phát triển các sản phẩm hiện tại 67
3.2.4.3 Đánh giá về khả năng phát triển sản phẩm MegaWAN 69
3.4 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM MEGAWAN 70
3.4.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ NGN 70
3.4.1.1 Định Nghĩa 70
3.4.1.2 Ích lợi của mạng NGN 70
3.4.1.3 Triển khai mạng NGN của VNPT 71
3.4.2 GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ MẠNG RIÊNG ẢO-VPN 71
3.4.2.1 Khái niệm 71
3.4.2.2 Mô hình 72
3.4.2.3 Tiện ích 72
3.4.3 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM MEGAWAN 73
3.4.3.1 Giới thiệu 73
3.4.3.3 KH mục tiêu 73
3.4.4 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH SẢN PHẨM MEGAWAN 73
3.4.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SẢN PHẨM MEGAWAN 75
3.5 ĐỀ XUẤT HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MEGAWAN 75
3.5.1 NHẬN XÉT 75
3.5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MEGAWAN 76
3.5.2.1 Phát triển thị phần 76
3.5.2.2 Tăng tần số sử dụng sản phẩm 77
3.5.2.3 Tăng số lượng sử dụng TT cần nghiên cứu để tìm ra những KH tiềm năng mới. 77
3.5.2.4 Tìm ứng dụng mới cho MegaWAN 78
3.6 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MEGAWAN 79
3.6.1 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP PHÙ HỢP 79
3.6.1.1 Nhận xét chung 79
3.6.1.2 Phân tích tính khả thi của giải pháp 79
3.6.1.3 Tiến hành điều tra thực tế 80
3.6.2 PHÂN TÍCH NHU CẦU CỦA NHÓM KH MỚI 88
3.6.2.1 Nhận xét chung 88
3.6.2.2 Nhu cầu của tương tác GV - SV 88
3.6.2.3 Nhu cầu của tương tác GV - CBQL - SV 89
3.6.3 PHÁT TRIỂN NHỮNG TIỆN ÍCH PHÙ HỢP VỚI NHÓM KH MỚI 89
3.6.3.1 Phát triển những tiện ích 89
3.6.3.2 Phân tích khả năng phát triển những tiện ích đề ra 91
3.6.4 XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP QUẢNG CÁO 92
3.6.4.1 Xác định đối tượng KH 92
3.6.4.2 Lựa chọn kênh quảng cáo 93
3.6.4.3 Xây dựng phương án quảng cáo 95
3.6.4.4 Phân tích khả năng thực hiện phương án quảng cáo 98
3.6.4.5 Phân tích hiệu quả của phương án quảng cáo 99
3.6.5 XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI RIÊNG 99
3.6.5.1 Phân tích sự cần thiết của chương trình chiêu thị riêng 99
3.6.5.2 Triển khai các chương trình khuyến mãi riêng 99
3.6.6 ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN CSKH RIÊNG 102
3.6.6.1 Phân tích sự cần thiết của đội ngũ CSKH riêng 102
3.6.6.2 Phân tích khả năng về nguồn nhân lực 102
3.6.6.3 Triển khai đào tạo và phân bổ đội ngũ nhân viên CSKH riêng 103
3.6.7 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỲ VỌNG CỦA CHIẾN LƯỢC 104
3.6.7.1 Dự báo DT, CP khi thực hiện chiến lược 104
3.6.7.2 Dự báo tầm ảnh hưởng của chiến lược đối với các đối tượng KH khác 108
PHẦN 3. KẾT LUẬN
Kết luận 110
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : BẢNG GIÁ CƯỚC DỊCH VỤ MEGAWAN TRÊN 2MB/S .. 111
PHỤ LỤC 2 : GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TY ĐANG SỬ DỤNG 112
PHỤ LỤC 3 : CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN 115
PHỤ LỤC 4 : ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 117
PHỤ LỤC 5 : DỰ BÁO DOANH THU PHÁT SINH 121
PHỤ LỤC 6 : MẪu PHIẾu KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG 124
PHỤ LỤC 7 : KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU THU THẬP TỪ CÁC BẢNG KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG BẰNG PHẦN MỀM SPSS 16.0 FOR WINDOWS 129
PHỤ LỤC 8 : PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA 138
Tài Liệu Tham Khảo
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các giai đoạn và các hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược 2
Hình 1.2: Các giai đoạn hình thành chiến lược 8
Hình 1.3: Ma trận SWOT 9
Hình 1.4: Ma trận QSPM 11
Hình 1.5 : Ma trận chiến lược chính 16
Hình 2.1 : Mô hình tổ chức TT 25
Hình 2.2 : Mô hình tổ chức CT 29
Hình 2.3 : Biểu đồ Biến động DTT giai đoạn 2005-2008 42
Hình 2.4 : Biểu đồ Các nhân tố ảnh hưởng đến DTT 43
Hình 3.1: Xây dựng ma trận SWOT 63
Hình 3.2: Xây dựng ma trận SPACE 64
Hình 3.3: Đánh giá ma trận SPACE 65
Hình 3.4: Xây dựng ma trận IE 66
Hình 3.5 : Mô hình Ma trận GOJ – General-Ojlectric 67
Hình 3.6 : Mô hình vòng đời sản phẩm 69
Hình 3.7: Mô hình mạng riêng ảo 72
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tốc độ phát tăng trưởng kinh tế TP.HCM 2000-2008 33
Bảng 2.2 : Đánh giá xu hướng 36
Bảng 2.3 : Tình hình thực hiện kế hoạch DTT 2009(ước tính) 41
Bảng 2.4 : Tình hình thực hiện kế hoạch DTT với CP 2009(ước tính) 41
Bảng 2.5 : Biến động DTT giai đoạn 2005-2008 42
Bảng 2.5 : Các nhân tố ảnh hưởng đến DTT 43
Bảng 2.6 : Kết cấu các nhân tố ảnh hưởng đến DTT 2005-2009 44
Bảng 2.7 : Biến động DTPS 44
Bảng 2.8 Tình hình biến động của DTPS trong mối liên hệ CP 2005-2008 45
Bảng 3.1 : Bảng câu hỏi đánh giá các yếu tố bên ngoài 52
Bảng 3.2 : Bảng câu hỏi đánh giá các yếu tố bên trong 53
Bảng 3.3 : Bảng đánh giá các yếu tố bên ngoài của chuyên gia 54
Bảng 3.4 : Bảng đánh giá các yếu tố bên trong của chuyên gia 54
Bảng 3.5 : Bảng phân tích các yếu tố bên ngoài 55
Bảng 3.6 : Bảng phân tích các yếu tố bên trong 58
Bảng 3.7 : DTPS và GDP TP.HCM giai đoạn 2005 – ước 2009 61
Bảng 3.8 : Phân tích sau về khả năng phát triển các sản phẩm 68
Bảng 3.9 : Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng MegaWAN 2009 ước 73
Bảng 3.10 : Tình hình biến động sản lượng MegaWAN 2008 74
Bảng 3.11 Kết cấu DTPS 2007-2008 75
Bảng 3.12 Tỷ lệ GV tham gia tổ chức, doanh nghiệp 81
Bảng 3.13 Vị trí của các GV trong tổ chức, doanh nghiệp 81
Bảng 3.14 Ngành nghề mà các GV tham gia 82
Bảng 3.15 Tỷ lệ GV tham gia tổ chức, doanh nghiệp 82
Bảng 3.16 Vị trí của người thân các GV trong tổ chức, doanh nghiệp 82
Bảng 3.17 Số lượng người thân của Thầy, Cô tham gia vào tổ chức, doanh nghiệp 83
Bảng 3.18 Đánh giá hiểu biết của GV về CT-sản phẩm và đối thủ cạnh tranh 83
Bảng 3.19 Bảng thăm dò nhu cầu sử dụng các tiện ích của sản phẩm 84
Bảng 3.20 Tình hình giảng dạy từ xa của GV hiện nay 84
Bảng 3.21 Tình hình họp và làm việc từ xa 85
Bảng 3.22 Công cụ quản lý thông tin SV hiện tại 85
Bảng 3.23 Cách thức GV tiếp cận tài liệu giảng dạy mới 85
Bảng 3.24 Cách thức tiếp nhận tài liệu từ phía nhà trường 85
Bảng 3.25 Hình thức quảng cáo tác động đến GV 86
Bảng 3.26 Chi tiết quảng cáo ảnh hưởng nhiều đến GV 87
Bảng 3.27 Tông màu nào thích hợp cho đoạn quảng cáo về công nghệ thông tin 87
Bảng 3.28 : Dự tính sản lượng và doanh thu của nhóm KH mới 104
Bảng 3.29 Dự tính CP Khấu hao TSCĐ 105
Bảng 3.30 Dự tính CP khuyến mãi 106
Bảng 3.31 Dự tính tổng CP 107
Bảng 3.32 : Ước tính doanh nghiệp đăng ký theo 108
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
TỪ VIẾT TẮT
TỪ ĐẤY ĐỦ
1
KH
Khách hàng
2
CSKH
Chăm sóc khách hàng
3
GV
Giảng Viên
4
SV
Sinh Viên
5
CBQL
Cán Bộ Quản Lý
6
TĐ
Tập đoàn
7
TCT
Tổng Công Ty
8
CT
Công ty
9
TT
Trung Tâm
10
DT
Doanh Thu
11
CP
Chi Phí
12
DTPS
Doanh thu Phát sinh
13
DTT
Doanh thu thuần
14
DTPC
Doanh thu phân chia
15
GTDT
Gia Tăng doanh thu
16
LN
Lợi nhuận
17
TP
Thành Phố
18
TP.HCM
Thành Phố Hồ Chí Minh
19
MRA
Mạng riêng ảo
20
TSL
Truyền số liệu
21
KTR
Kênh thuê riêng
LỜI MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống hiện đại, thông tin trở thành một nguồn tài nguyên và là một nhân tố thiết yếu đối với cuộc sống của con người. Thông tin cần thiết đối với mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ những quan hệ xã hội thông thường hay thúc đẩy quá trình kinh doanh, sản xuất. Do đó các doanh nghiệp Viễn thông đóng 1 vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Ngoài những lợi ích về nguồn doanh lợi trực tiếp đem về cho đất nước, các doanh nghiệp Viễn thông còn đóng vai trò như các mạch máu của nền kinh tế. Và để các doanh nghiệp Viễn thông ngày càng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, thị trường Viễn thông ngày càng được tự do hóa. Yếu tố cạnh tranh tất yếu thúc đẩy quá quá trình hoàn thiện về mọi mặt của các doanh nghiệp Viễn thông.
Công Ty Viễn Thông Liên Tỉnh -VTN là một doanh nghiệp Viễn Thông lớn mạnh và có chặng đường phát triển lâu đời. Theo quy luật tất yếu của thị trường, VTN cũng phải hòa mình vào môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tức là sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh, yếu tố cạnh tranh hơn. Yếu tố trang thiết bị vốn là lợi thế của VTN sẽ không còn là yếu tố quan trọng duy nhất của khách hàng nữa.
Nắm bắt được xu hướng của thời đại, VTN đã có những thay đổi lớn về cách thức sản xuất kinh doanh. Các công tác Marketing, chăm sóc khách hàng đã được Công ty nghiên cứu, đẩy mạnh. Những thay đổi này không những giúp cho VTN giữ vững được vị thế của mình trên thị trường mà còn giúp cho Công ty phát triển, hoàn thiện mình hơn.
Nhưng tình hình kinh tế hiện nay ngày càng có những thay đổi, môi trường kinh doanh ngày càng trở nên tự do đồng nghĩa với việc môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt. Do đó VTN cần có những chiến lược mới để đáp ứng những thay đổi của thị trường.
Xuất phát từ những thực tế khách quan trên, em xin chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Trung Tâm Viễn Thông Liên Tỉnh Khu Vực II (VTN_2) ”.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu và phân tích lý luận về Chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược, giới thiệu tổng quan về Trung Tâm Viễn Thông Liên Tỉnh Khu Vực II(VTN_2).
Khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VTN_2 trong những năm qua để nhận rõ các cơ hội, thách thức, điểm mạnh cũng như các mặt còn hạn chế của VTN_2. Trên cơ sở đó nhận xét và đề xuất và đưa ra các phương án hành động cho những chiến lược kinh doanh cho VTN_2
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài Trung Tâm Viễn Thông Liên Tỉnh Khu Vực II. Cụ thể:
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung Tâm.
- Tình hình cung cấp, phát triển các sản phẩm hiện tại của Trung Tâm.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Không gian: khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung: tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, mô hình
quản lý tại Trung tâm, đồng thời tiến hành một cuộc điều tra thị trường quy mô nhỏ nhằm nắm bắt rõ hơn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của Trung Tâm.
Trên cơ sở đó tìm ra những chiến lược phù hợp với thực trạng của Trung Tâm.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về không gian: Trung Tâm Viễn Thông Liên Tỉnh Khu Vực II (VTN_2)
Về thời gian: Tiến hành khảo sát thực tế tại Trung Tâm, đề ra giải pháp thực hiện trong thời gian từ tháng 7/2009 đến tháng 12/2009.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng các phương pháp sau: phương pháp dự báo, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp suy luận, phương pháp điều tra xã hội
… Ngoài ra, đề tài còn áp dụng phương pháp nghiên cứu tâm lý khách hàng và xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows.
BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Kết cấu khóa luận tốt nghiệp gồm:
PHẦN A: Mở đầu.
Giới thiệu khái quát về sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu đồ án.
PHẦN B: Nội dung.
Gồm 3 phần chính.
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Khảo sát thực tế
Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho trung tâm VTN II
PHẦN C: Kết luận.
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Khái niệm chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp những chủ trương, phương châm về kinh doanh có tính lâu dài và quyết định đến sự thành đạt ở mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy, chiến lược kinh doanh thực chất là một chương trình hoạt động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Nội dung của chiến lược kinh doanh thể hiện ở những mục tiêu cụ thể và hướng đi cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
Mục đích, vai trò
Mục đích của việc xây dựng chiến lược là thông qua một hệ thống các mục tiêu, các biện pháp chủ yếu và các chính sách để xác định, tạo dựng một bức tranh toàn cảnh về thể loại cơ sở kinh doanh nào mà chúng ta muốn đạt đến trong tương lai. Chiến lược phác họa ra những triển vọng, quy mô, vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trong tương lai; ngoài ra, còn xác định rõ một bộ khung để hướng dẫn cho các nhà quản trị tư duy và hành động.
Trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt, việc xây dựng những chiến lược tối ưu có tác dụng cụ thể đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là:
- Cung cấp cho doanh nghiệp một phương hướng kinh doanh cụ thể, có hiệu quả, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động chức năng của doanh nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng cường sức mạnh cho doanh nghiệp, phát triển thêm thị phần.
- Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những bất trắc rủi ro đến mức thấp nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định lâu dài, phát triển không ngừng.
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Khái niệm quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là một quá trình nghiên cứu phân tích môi trường bên trong, bên ngoài của tổ chức ở hiện tại cũng như trong tương lai, xác lập nhiệm vụ, chức năng và xây dựng các mục tiêu cần theo đuổi hoạch định, thực hiện và kiểm tra chiến lược nhằm giúp tổ chức vận dụng tốt các nguồn lực sẵn có cũng như các nguồn lực tiềm năng của tổ chức để đạt được các mục tiêu mong muốn.
Quá trình quản trị chiến lược
Quá trình quản trị chiến lược là một quá trình đồng thời và liên tục, để nghiên cứu quá trình này có thể tách ra thành các giai đoạn:
Thiết lập chiến lược: gồm việc phân tích tình hình để nắm được bối cảnh hiện tại của tổ chức, các khía cạnh của môi trường bên ngoài và bên trong của tổ chức, xác định các cơ hội và nguy cơ đến với tổ chức từ bên ngoài, chỉ rõ các điểm mạnh và điểm yếu bên trong. Từ đó thiết lập các mục tiêu dài hạn, phát triển các nhiệm vụ kinh doanh, thiết kế và lựa chọn những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.
Thực hiện chiến lược: là quá trình đưa những chiến lược khác nhau của tổ chức vào thực thi. Các biện pháp thực hiện những cấp khác nhau của chiến lược được gắn chặt với việc xây dựng chiến lược.
Đánh giá chiến lược: xem xét chiến lược được thực hiện như thế nào cũng như kết quả của việc thực thi chiến lược. Quá trình này diễn ra liên tục để có thể điều chỉnh hay thay đổi kịp thời việc thực thi chiến lược hoặc bản thân chiến lược.
Hình 1.1: Các giai đoạn và các hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược
GIAI ĐOẠN
HOẠT ĐỘNG
Hình thành chiến lược
Thực hiện nghiên cứu
Hợp nhất trực giác và phân tích
Đưa ra quyết định
Thực thi chiến lược
Thiết lập mục tiêu hàn