Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện Củ Chi giai đoạn 2010 – 2013

Bưu chính – Viễn thông gắn liền với Công nghệ thông tin là ngành kinh tế lớn, là cơ sở hạ tầng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước ta. Trong giai đoạn hiện nay, việc Việt Nam gia nhập WTO, có nghĩa là mở cửa thị trường kinh doanh với nhiều đối tác nên càng tạo ra xu hướng cạnh tranh toàn cầu hóa quyết liệt. Đây chính là cơ hội và thách thức to lớn cho ngành Bưu chính Viễn thông – Công nghệ thông tin Việt Nam và nay cũng là điều kiện để ngành phát huy tiềm lực của mình.

doc120 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện Củ Chi giai đoạn 2010 – 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Bưu chính – Viễn thông gắn liền với Công nghệ thông tin là ngành kinh tế lớn, là cơ sở hạ tầng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước ta. Trong giai đoạn hiện nay, việc Việt Nam gia nhập WTO, có nghĩa là mở cửa thị trường kinh doanh với nhiều đối tác nên càng tạo ra xu hướng cạnh tranh toàn cầu hóa quyết liệt. Đây chính là cơ hội và thách thức to lớn cho ngành Bưu chính Viễn thông – Công nghệ thông tin Việt Nam và nay cũng là điều kiện để ngành phát huy tiềm lực của mình. Đứng trước sự phát triển chung của đất nước, sự hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì mô hình phát triển của ngành Bưu chính viễn thông cũng đã thay đổi để phù hợp với nền kinh tế mới. Sự hình thành của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (gọi tắt là VNPT) là một tổ hợp các doanh nghiệp thành viên và hạch toán độc lập thay thế cho mô hình hạch toán tập trung trước đây sẽ tạo điều kiện cho việc thúc đẩy cạnh tranh nội bộ, đồng thời tạo năng lực cạnh tranh tổng hợp cho Tập đoàn. Đến ngày 01/01/2008 thì Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (gọi tắt là VNPost) chính thức tách hẳn Viễn Thông. Tổng công ty Bưu chính Việt Nam là Tổng công ty nhà nước thành viên, được quyết định thành lập và giao vốn thông qua Tập đoàn, ngoài việc đảm bảo cung cấp các dịch vụ Bưu chính công cộng và các nghiệp vụ Bưu chính công ích khác, được phép kinh doanh đa ngành, trong đó dịch vụ bưu chính là ngành kinh doanh chính. Bưu chính là một ngành mà xã hội luôn cần, là một dịch vụ xã hội. Cho nên với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay thì nhu cầu cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng sẽ tăng cao. Cho nên, nhu cầu xã hội sẽ càng phát triển thì Bưu chính cũng trở nên không thể thiếu trong cuộc sống người dân. Tuy nhiên, hiện nay việc Bưu chính ra ở riêng sẽ tạo sự hụt hẫng và khó khăn nhất định. Vì vậy Bưu chính muốn chiến thắng, trước hết là sự chuẩn bị khá chu đáo về thực lực để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, khẳng định vị thế của mình bằng việc tích lủy vốn, cập nhật công nghệ hiện đại, hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm khai thác và phát triển dịch vụ, rà soát lại nguồn nhân lực…Đồng thời hình thức hợp tác kinh tế phải được đa dạng hoá và mở rộng tới nhiều lĩnh vực, không gì hơn là tạo cho Bưu chính có môi trường hoạt động độc lập để khẳng định mình, chủ động “thoát” ra khỏi sự bù chéo của Viễn thông tồn tại nhiều năm qua. Đầu năm 2008, Bưu điện TP Hồ Chí Minh cũng đã đưa mô hình tách hẳn Bưu chính khỏi Viễn thông vào hoạt động để phù hợp với yêu cầu chung của Bưu chính Việt Nam và tình hình mới. Cho nên, Bưu điện TP Hồ Chí Minh cũng phải tự khẳng định mình và cần có những bước đột phá mạnh mẽ, chiến lược kinh doanh đa dạng hóa dịch vụ và mang lại hiệu quả nhất trên địa bàn thành phố. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của Bưu chính Việt Nam, của Bưu điện TP Hồ Chí Minh nói chung và Bưu điện Củ Chi nói riêng, tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện Củ Chi giai đoạn 2010 – 2013” để làm đề tài tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu. Nắm bắt, nghiên cứu nhu cầu thực tế, môi trường kinh doanh tại đơn vị để từ đó có thể hình thành nên chiến lược kinh doanh nhằm tận dụng những cơ hội để khắc phục những khó khăn, thách thức. Định hướng phát triển nhiều dịch vụ bưu chính đa dạng mang tính hiệu quả. Nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng phục vụ, dịch vụ của Bưu điện Củ Chi góp phần mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cho Bưu chính tại địa bàn huyện. 3. Phạm vi nghiên cứu. Hệ thống lý thuyết về Xâây dựng chiến lược kinh doanh. Khảo sát đánh giá Chiến lược kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện Củ Chi. 4. Phương pháp nghiên cứu. Khóa luận vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và bằng các công cụ toán học. Khóa luận dựa vào tài liệu, số liệu do phòng Kinh doanh – Nghiệp vụ, phòng Tài chính – Kế toán thống kê, phòng Tổng hợp cung cấp và một số tài liệu tham khảo có liên quan. 5. Kết cấu đề tài. Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh. Chương 2: Thực trạng công tác chiến lược kinh doanh tại Bưu điện Củ Chi. Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ bưu chính tại Bưu điện Củ Chi giai đoạn 2010 – 2013. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Khái niệm chiến lược kinh doanh. 1.1.1Chiến lược kinh doanh là gì? Có nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh như: Alfred Chandler định nghĩa: “Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức họăc phương thức hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện mục tiêu đó” William Glueck định nghĩa: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo các mục tiêu của doanh nghiệp được thực hiện” Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược nhưng có thể nói khái niệm về chiến lược như sau: “Chiến lược là tổng thể các quyết định, các hành động liên quan tới việc lựa chọn những phương tiện và phân bổ nguồn lực, nhằm đạt được các mục tiêu nhất định của tổ chức” Hay trong khoa học quản trị kinh doanh tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược, chẳng hạn: “Chiến lược là phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được và duy trì những thành công” hay “Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, dài hạn, hướng hoạt động của toàn doanh nghiệp tới việc đạt được các mục tiêu đã xác định”. 1.1.2 Mục đích của việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm tạo dựng một bức tranh toàn cảnh, phát họa ra triển vọng, quy mô, vị thế, hình ảnh về thể loại cơ sở kinh doanh nào đó mà chúng ta muốn đạt đến trong tương lai thông qua một hệ thống các mục tiêu, biện pháp chủ yếu và các chính sách xác định. Ngoài ra xây dựng chiến lược kinh doanh còn xác định rõ bộ khung để hướng dẫn cho các nhà quản trị tư duy và hành động. 1.1.3 Vai trò của xây dựng chiến lược kinh doanh. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng chiến lược doanh tối ưu, có hiệu quả để cụ thể hóa cho hoạt động doanh nghiệp: Doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh cụ thể, định hướng cho mọi hoạt động chức năng cảu doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng cường sức mạnh và phát triển thêm thị phần. Doanh nghiệp hạn chế đựơc những rủi ro đến mức thấp nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định lâu dài, phát triển mạnh. 1.1.4 Xác định cơ sở để xây dựng chiến lược. ♦Vị trí của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần xác định là phải đánh giá được môi trường kinh doanh: bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp để xác định được vị trí của doanh nghiệp đang đứng trên thị trường là vị trí nào. Từ đó, đề ra những sách lược, chiến lược phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và nhu cầu thị trường. ♦Mục tiêu của doanh nghiệp: Muốn thành công doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. Các mục tiêu này có được dựa trên cơ sở các kết quả phân tích môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài đồng thời xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp ♦Quá trình thực hiện mục tiêu: Quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược được hình thành sau khi đã xác định được mục tiêu của doanh nghiệp gồm các trình tự sau: Lựa chọn chiến lược Thực hiện chiến lược Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện. Phân tích môi trường kinh doanh. 1.2.1 Khái niệm về môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả các yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một hệ thống mở tồn tại trong môi trường, liên hệ chặt chẽ với môi trường và chịu sự chi phối của môi trường. Do đó mọi chiến lược của doanh nghiệp phải được vạch ra trong một điều kiện môi trường cụ thể, phải biết tận dụng những thuận lợi và hạn chế những khó khăn mà môi trường mang lại nhằm duy trì và phát triển việc kinh doanh hiệu quả, đồng thời phải có những điều chỉnh cho phù hợp với môi trường khi cần thiết. Môi trường kinh doanh gồm có môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Môi trường có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông. Môi trường tạo ra những cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp nếu biết nắm lấy chúng đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở hiện nay. 1.2.2 Môi trường bên ngoài Môi trường bên ngoài là tổng thể các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích môi trường bên ngoài sẽ cho một cách nhìn bao quát về các điều kiện khách quan có thể đưa đến những khó khăn và thuận lợi gì cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá xã hội Doanh nghiệp Các đối thủ cạnh tranh (hiện tại, tiềm ẩn) Khách hàng (hiện tại, tiềm năng) Nhà cung ứng Xu hướng phát triển của ngành kinh doanh (thế giới, khu vực, quốc gia) Hình 1.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài 1.2.2.1 Bản chất của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài vá các ảnh hưởng quan trọng của thị trường. Mục đích của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài là xác định những cơ hội mà môi trường có thể mang lại cho công ty và các mối đe dọa mà công ty nên tránh. Từ đó doanh nghiệp sẽ quản lý chủ động, lường trước được những thay đổi và có kế hoạch cho phù hợp với những thay đổi đó. Các ảnh hưởng của môi trường có thể chia thành 5 loại chủ yếu: ảnh hưởng về kinh tế; ảnh hưởng về văn hoá, xã hội, địa lý và nhân khẩu; ảnh hưởng của luật pháp; ảnh hưởng công nghệ; ảnh hưởng cạnh tranh. Sự thay đổi của môi trường sẽ tác động trực tiếp đến sự biến đổi nhu cầu của người tiêu thụ đối với các sản phẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và đến cả nhà cung cấp lẫn nhà phân phối. Nhận diện và đánh giá các cơ hội về môi trường cùng với các mối đe dọa của nó cho phép tổ chức phát triển được nhiệm vụ rõ ràng, thiết kế chiến lược để đạt được các mục tiêu dài hạn và xây dựng các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu hàng năm. Bởi vì môi trường tổ chức thay đổi liên tục nên việc có được thông tin về những lĩnh vực bên ngoài khác nhau là rất quan trọng để các nhà quản lý xây dựng chiến lược của tổ chức sao cho phù hợp với môi trường. 1.2.2.2 Môi trường chung Môi trường chung: Bao gồm các yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, tự nhiên,…mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh nghiệp. ♦ Môi trường chính trị, pháp luật. Bao gồm các luật lệ, các quy tắc, hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng, chi phối các hoạt động trong xã hội, trong đó có các hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố này mặc dù có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng trong việc xác định hướng kinh doanh của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông. ♦Môi trường văn hoá xã hội Bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh như những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, về nghề nghiệp, những phong tục tập quán, truyền thống, những quan tâm ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội, các hệ tư tưởng tôn giáo và cơ cấu dân số, thu nhập của dân cư …Các số liệu về nhân khẩu học của dân cư trong một khu vực thị trường gồm có tổng số nhân khẩu thường trú, độ tuổi, giới tính, mật độ phân bố dân cư rất cần thiết để các nhà quản trị hoạch định kế hoạch xây dựng định vị cơ sở sản xuất, phân phối một sản phẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông nào đó. Đối với ngành Bưu chính Viễn thông thì các quan niệm về văn hoá xã hội trên có tác động rất lớn đến sách lược và chiến lược kinh doanh của ngành. Do vậy doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến doanh nghiệp như xu hướng nhân chủng học, sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ. ♦ Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là những đặc điểm của hệ thống kinh tế mà trong đó các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông hoạt động. Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế gồm các yếu tố như lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ. Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh như mức độ lạm phát; mức tăng trưởng kinh tế; chính sách kinh tế quốc gia; chu kỳ kinh doanh. ♦ Môi trường công nghệ Công nghệ là nhân tố có sự thay đổi năng động nhất trong các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Sự thay đổi của công nghệ đem lại những thách thức và nguy cơ đối với doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông. Nhu cầu đổi mới sản phẩm tăng, nhiều sản phẩm dịch vụ mới được tung ra thị trường làm cho chu kỳ sản phẩm ngắn lại. Do đó tốc độ lỗi thời của sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng; làm nảy sinh nhiều vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp như việc đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, việc đào tạo lại nhân viên, đảm bảo công ăn việc làm cho nhân viên, tăng thu nhập và ổn định mức sống của nhân viên, tăng năng suất. Nếu doanh nghiệp không có chiến lược sản phẩm thích hợp chắc chắn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh đánh bật khỏi thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. ♦Môi trường tự nhiên Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước, không khí…Các vấn đề ô nhiễm môi trường, sản phẩm kém chiến lược, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến công chúng cũng như các nhà doanh nghiệp phải thay đổi các quyết định và biện pháp hoạt động liên quan. 1.2.2.3 Môi trường tác nhân Môi trường tác nhân: bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, các hiệp hội, các tổ chức có áp lực lớn. Môi trường tác nhân là phần môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đạt mục tiêu của doanh nghiệp. ♦ Đối thủ cạnh tranh hiện tại Là các đối thủ đang có mặt trên thị trường và cung cấp cùng một loại sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự có cùng nhãn hiệu hoặc khác nhãn hiệu, những sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích mục tiêu; chiến lược hiện tại của đối thủ; điểm mạnh và điểm yếu; phản ứng của từng đối thủ cạnh tranh để nắm và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể thông qua. Hiểu biết mục tiêu của đối thủ giúp cho doanh nghiệp biết được: - Mức độ bằng lòng của đối thủ cạnh tranh với kết quả tài chính và vị trí hiện tại của họ. - Khả năng các đối thủ cạnh tranh sẽ thay đổi chiến lược như thế nào? - Khả năng phản ứng của đối thủ đối với các diễn biến bên ngoài như thế nào? - Mức độ quan trọng của các biện pháp mới mà đối thủ cạnh tranh có thể đề ra. ♦Đối thủ tiềm ẩn Ở những thị trường hấp dẫn, khả năng sinh lợi cao thì trong tương lai gần sẽ xuất hiện các đối thủ mới. Ngành Bưu chính Viễn thông của Việt Nam, do doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng, dẫn đến một số doanh nghiệp mới đã và đang tìm cách gia nhập ngành. Việc gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới sẽ làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông. Khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO thì số lượng đối thủ cạnh tranh gia nhập vào thị trường này sẽ tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt là các đối thủ đến từ các nước phát triển nơi có nền hạ tầng Bưu chính Viễn thông phát triển lâu đời và hiện đại. Những đối thủ tiềm tàng này tuy xuất hiện sau nhưng thường có nguồn vốn lớn, có kinh nghiệm. Khi họ đã xuất hiện thì họ sẽ cạnh tranh với doanh nghiệp ba mặt chủ yếu sau đây: - Giành giật thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. - Tranh mua nguồn nhiên liệu của doanh nghiệp bằng những chính sách mềm dẻo. - Lôi kéo lực lượng lao động có trình độ và tay nghề giỏi bằng các chính sách đãi ngộ dần. Để bảo vệ vị thế cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp thì phải tạo ra những rào chắn hợp pháp ví dụ như dựa trên lợi thế về thời gian hoạt động đã lâu, quy mô lớn có thể giảm giá bán, thiết lập hệ thống phân phối hữu hiệu khôn khéo thông qua một số biện pháp đặc biệt. ♦ Khách hàng Khách hàng sử dụng dịch vụ Bưu chính Viễn thông bao gồm người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối trung gian: đại lý; bán sỉ; khách hàng công nghiệp; khách hàng cơ quan. Để lôi kéo khách hàng về phía mình thì sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp cần phải có sự khác biệt tích cực so với các đối thủ khác nhằm làm thỏa mãn một cách tốt hơn nhu cầu mục tiêu của khách hàng. ♦Nhà cung cấp Họ là những người cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị phụ tùng, bán thành phẩm hay dịch vụ cho doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông. Những ưu thế và đặc quyền của các nhà cung cấp có thể tạo ra những áp lự
Tài liệu liên quan