Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược, đặc biệt là chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An nói riêng, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty là hết sức cần thiết.
48 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh xe máy tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Bạn đang cầm trên tay cuốn báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp “Xây dựng chiến lược kinh doanh xe máy tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An”. Đây là sản phẩm nghiên cứu của tôi trong suốt thời gian thực tập tại Phòng Kinh doanh - Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An trên cơ sở tiếp xúc thực tế tình hình sản xuất kinh doanh, thu thập, xử lí số liệu thực tiễn của doanh nghiệp và thông qua lý luận khoa học về Chiến lược kinh doanh mà tôi đã được học tại trường cùng với sự giứp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Đăng Bằng và các anh, chị tại phòng kinh doanh nên tôi đã hoàn thành được “Bản báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp” về công ty.
Bản báo cáo này là sự kết hợp giữa các thông tin, giữ liệu thực tế tại phòng kinh doanh cung cấp và những kiến thức em đã được học tại trường . Thông qua bản báo cáo tôi đã cố gắng tiếp cận và tìm hiểu những vẫn đề thực tiễn trong sản xuất kinh doanh của công ty để có thể hiểu một cách rõ ràng và sâu sắc hơn những lý thuyết đã được học ở Trường.
Lý do chọn đề tài nghiên cứu.
Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược, đặc biệt là chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An nói riêng, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty là hết sức cần thiết.
Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An là doanh nghiệp cổ phần được chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp Nhà nước từ ngày 01/01/2005. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của cả các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện sứ mạng của Công ty.
Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở đó, Chuyên đề này tập trung vào lý luận về chiến lược kinh doanh vào thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty và ứng dụng các mô hình phân tích lựa chọn chiến lược kinh doanh áp dụng vào Công ty. Từ đó đưa ra kiến nghị cho Công ty trong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh và tổ chức thực hiện thành công chiến lược đó trong môi trường cạnh tranh tại Việt Nam cũng như trên môi trường cạnh tranh quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết vấn đề trên, Chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định tính (nghiên cứu tình huống của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An). Các phương pháp cụ thể như phiếu điều tra, phỏng vấn, nhóm tập trung đã được sử dụng để thu thập dữ liệu đồng thời kết hợp với những kiến thức đã được học tại trường vào quá trình nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu trong báo cáo thực tập của tôi là chủ yếu đề cập tới lĩnh vực kinh doanh xe máy tại Công ty cổ phần Thương Mại Nghệ An. Đây là lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty, từ đó xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh xe máy tại Công ty này.
Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu trong báo cáo này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại Nghệ An.
Kết quả nghiên cứu.
Trong quá trình thực tập tại Công ty thương mại tôi đã thu được rất nhiều những kinh nghiệm thực tế, hiểu biết về Công ty. Cùng với những kiến thức tôi được học tại trường đã dúp cho tôi hoàn thành bản báo cáo “ Xây dựng chiến lược kinh doanh xe máy tại Công ty cổ phần Nghệ An”. Đây là bản báo cáo mà tôi đã đưa ra một số chiến lược cụ thể về quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh xe máy tại Công ty. Nhằm phần nào nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THƯƠNG MẠI NGHỆ AN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An tiền thân là Công ty Dịch vụ Thương mại được thành lập năm 1988 với vốn pháp định là 400 triệu Đồng, trực thuộc Liên hiệp các Công ty Xuất nhập khẩu Nghệ An. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2703000473 do Sở Kế hoạch - Đầu tư Tỉnh Nghệ An cấp ngày 10/01/2005. Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh xe gắn máy hai bánh, xuất nhập khẩu tổng hợp.
Năm 1990 công ty chuyển đến địa điểm mới hiện nay là 19 Quang Trung, TP.Vinh, được đổi thành Công ty Thương mại Nghệ An, có vốn đã tăng lên là 2 tỷ đồng, với vị trí thuận lợi hơn Công ty mở rộng thêm ngành hàng kinh doanh là du lịch khách sạn nhưng doanh số và lợi nhuận chính của Công ty vẫn do kinh doanh xe máy mang lại. Trong giai đoạn 14 năm, đến năm 2002 vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên 26 tỷ đồng .
Năm 2003, Nhà nước bãi bỏ cơ chế hạn chế nhập khẩu ôtô, xe máy bằng hạn ngạch nhập khẩu bước đầu Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các Công ty mới, nhưng với kinh nghiệm sau 14 năm kinh doanh, với sự hợp tác chặt chẽ với khách hàng nước ngoài cũng như trong nước Công ty vẫn đứng vững và phát triển. Sau 04 năm không có sự bảo hộ của Nhà nước đến ngày 01/01/2005 khi cổ phần hoá Công ty được xác định có số vốn là 38 tỷ đồng.
Sau khi cổ phần hoá Công ty có các ngành nghề kinh doanh là: Khai thác chế biến, mua bán khoáng sản, dịch vụ cho thuê kho bãi, giao nhận hàng hoá; Dịch vụ khách sạn, du lịch, lữ hành, ăn uống, vật lý trị liệu, phòng hát karaoke. Vận tải hành khách bằng xe taxi, ô tô buýt; Sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, mua bán, xe ôtô và mô tô; Mua bán thiết bị, phương tiện vận tải vật liệu xây dựng; Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình hạ tầng kỷ thuật, kinh doanh bất động sản, gia công cơ khí máy móc, thiết bị công nông lâm nghiệp.
Đến nay và trong 05 năm tới ngành hàng kinh doanh mang lại doanh số và lợi nhuận chính của Công ty vẫn là kinh doanh xe gắn máy cao cấp nhập khẩu.
Trong phạm vi Chuyên đề này chủ yếu đề cập chiến lược kinh doanh xe gắn máy cao cấp nhập khẩu của Công ty.
Địa chỉ dao dịch.
Tên tiếng việt: Công ty cổ phần thương mại Nghệ An
Tên tiếng anh: NGHE AN TRAIDINH JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở chính: 19 Quang Trung – Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0383841579 – 0383844517
Fax: 3844517
Web: WWW.NATRACO.VN
1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty:
Bảng 1-1 Mô hình quản lý Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An.
Đại hội đồng
cổ đông
Hội đồng
quản trị
Ban kiểm
sát
Ban giám đốc công ty
P. KD
P.
Kế toán
P.
Pháp chế
P. Tổ Chức
XN SXLR
Xe máy
XN
Ô tô
TM
XN ô tô
Vinh
XN DV TM
CN
Hà Nội
CN
Hồ Chí Minh
Nguồn: Công ty CP Thương mại Nghệ An
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty:
Công ty thương mại Nghệ An là một tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề: Khai thác chế biến, mua bán khoáng sản, dịch vụ cho thuê kho bãi, giao nhận hàng hoá; Dịch vụ khách sạn, du lịch, lữ hành, ăn uống, vật lý trị liệu, phòng hát karaoke; Vận tải hành khách bằng xe taxi, ô tô buýt; Sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, mua bán, xe ôtô và mô tô; Mua bán thiết bị, phương tiện vận tải vật liệu xây dựng; Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình hạ tầng kỷ thuật, kinh doanh bất động sản, gia công cơ khí máy móc, thiết bị công nông lâm nghiệp. Nhưng ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh xe gắn máy hai bánh, xuất nhập khẩu tổng hợp. Công ty mở rộng thêm ngành hàng kinh doanh là du lịch khách sạn nhưng doanh số và lợi nhuận chính của Công ty vẫn do kinh doanh xe máy mang lại.
Ngoài ra các chi nhánh tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… thực hiện thêm các chức năng như: Tham gia cùng với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nghành thương mại, theo định hướng phát triển kinh tế -xã hội của thành phố cũng như chính phủ.
Trực tiếp tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước.
Tổ chức đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng trong và ngoài ngành phục vụ cho công cuộc sản xuất, lắp ráp ô tô của Công ty.
1.3.1. Kết quả kinh doanh của Công ty trong 4 năm gần đây.
Bảng 1-2 Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh xe máy của Công ty từ năm 2005 đến 2008.
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
năm 2008
1
Doanh thu
400.000
562.757
745.676
550.000
2
Vốn chủ sở hữu
55.500
68.000
76.000
77.000
3
Lợi nhuận sau thuế
4.000
4.800
5.500
4.500
4
Xe máy các loại (xe)
18234
25790
39790
24650
Nguồn: Số liệu phòng kinh doanh Công ty cổ phần thương mại
Nhìn chung, tổng doanh thu của Công ty không ngừng tăng qua các năm 2005, 2006, 2007. Nhưng đến năm 2008 thì tổng doanh thu giảm xuống một cách đột ngột nguyên nhân là do ảnh hưởng từ việc nước ta gia nhập WTO. Khi nước ta gia nhập WTO thì thị trường xe máy trong nước không được bảo hộ nữa nên dẫn đến các hãng xe máy từ các Công ty nước ngoài vào nước ta kinh doanh ngày nhiều nên lợi nhuận thu được không cao. Nhưng nguyên nhân chính vẫn do thị trường kinh tế thế giới bất ổn, thường xuyên xảy ra lạm phát ảnh hưởng không nhỏ tới lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu tăng đều trong các năm là do từ năm 2005 Công ty bước sang một dai đoạn mới là Công ty đi vào cổ phần hoá.Chính vì vậy việc huy động vốn chủ sở hữu ngày càng nhiều.
Lợi nhuận sau thuế hàng năm của Công ty cũng liên tục tăng lên thể hiện rõ năm 2005 là 4000 triệu đồng thì đến năm 2006 là 4800 triệu đồng và năm 2007 là 5500 triệu đồng. Việc lợi nhuận hàng năm trong thời gian này tăng lên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những hiệu quả nhất định. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2007 các loại nặt hàng xe máy được nhà nước bảo hộ bằng hạn ngạch nhập khẩu nên Công ty làm ăn tốt thu được lãi cao. Đến năm 2008 do tình hình kinh tế xã hội bất ổn các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra hàng loạt như lạm phát, giá cả các mặt hàng tăng vọt… Đặc biệt thể hiện rõ nhất đó là giá cả xăng dầu tăng lên thấy được. Nên ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xe máy làm cho nhu cầu đi lại bằng xe máy hạn chế, thị trường xe máy dai đoạn này thể hiện rõ trong năm 2008 giảm xuống so với năm 2007 là 1140 xe. Việc tiêu thụ xe máy trên thị trường giảm xuống dẫn đến lượng xe máy của Công ty không tiêu thụ được nhiều. Nên lợi nhuận của Công ty trong năm 2008 giảm xuống so với năm 2007 là 1000 triệu đồng.
1.3.2. Những thuận lợi mà Công ty đạt được.
- Công ty cổ phần thương mại Nghệ An là Công ty đã có bề dày đã lịch sử vững chắc, về thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm co uy tín đã được người tiêu dùng biết đến và tín nhiệm nhu xe Honda hai bánh chất lượng cao.
- Các dịch vụ sửa chữa, khách sạn, cung cấp các loại xe đa dạng chất lượng đã có chỗ đứng trên thị trường nội địa.
- Có đội ngũ cán bộ trẻ, năng nổ sáng tạo làm việc nhiệt tình.
- Trụ sở Công ty đặp ở nơi trung tâm thành phố Vinh nên rất thuận lợi cho kinh doanh.
- Công ty có mỗi quan hệ kinh doanh bền vững với các đối tác như Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Thái Lan… Công ty vẫn duy trì mỗi quan hệ ngày một thân thiện hơn.
- Đồng thời, Công ty cũng đã thâm nhập nhiều thị trường mới, để khai thác tiềm năng của các thị trường này.
1.3.3. Những khó khăn mà Công ty gặp phải.
- Thị trường kinh doanh xe máy chủ yêú tập trung ở các thành phố lớn, còn thị trường nông thôn chiếm một tỷ lệ rất ít, dẫn đến thị trường kinh doanh chưa đồng đều.
- Giá cả một số loại xe đang còn khá cao chưa phù hợp với người dân. Do vậy, khả năng đáp ứng nhu cầu cho những phân đoạn thị trường này của khách hàng những người thu nhập thấp đã bị bỏ ngỏ.
- Đến nay qua những năm hoạt động thị trường nước ngoài của Công ty đã được mở rộng nhưng vị thế trên thế giới còn khiêm tốn.
- Sản phẩm xe lắp ráp nội địa còn thua kém với các sản phẩm xe Nhật, xe Thái.
- Việc xúc tiến thương mại con chậm chạp, chưa được coi trọng.
- Sản phẩm kinh doanh xe máy trong nước không còn được nhà nước bảo hộ như trước nũa, nên việc kinh doanh cũng gặp phải rất nhiều khó khăn.
1.3.4. Nguyên nhân của những khó khăn trên.
- Do ảnh hưởng một thời gian dài trong cơ chế bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trường Công ty không tránh khỏi những bất cập trong bộ máy quản lý.
- Việc nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm mấy, việc nắm bắt nhu cầu thị trường mới cũng chưa được cao.
- Những biến động nền kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở nhiều nước đã ảnh hưởng đến mặt hàng xe máy trong nước.
- Các chính sách về thuế ở Việt Nam còn nhiều thủ tục hành chính đã gây nên một phần cản trở sự phát triển của Công ty.
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa Công ty và các Công ty trong nước và nước ngoài, diễn ra thường xuyên và khốc liệt.
- Từ trước đến nay Công ty chỉ xây dựng chiến lược thị trường riêng cho mình nên chưa phù hợp vơi xu hướng hội nhập ngày nay.
- Độ tuổi cán bộ trong Công ty con trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều trong công việc.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH XE MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI NGHỆ AN
2.I. Thực trạng chiến lược kinh doanh xe máy.
2.1.1. Kết quả kinh doanh xe máy của Công ty.
Bảng 2.1. Thị trường tiêu thụ xe máy chất lượng cao chủ yếu của Công ty.
Đơn vị tính: %
Năm
Hồ Chí Minh
Hà Nội
Hải Phòng
Đà Nẵng
Nghệ An
2005
45
30
8
5
3
2006
42
35
7
4
2
2007
40
37
5
4
2
2008
40
38
5
4
2
Nguồn. Phòng kinh doanh Công ty cổ phần thương mại Nghệ An
Qua số liệu trên ta thấy: Thị trường tiêu thụ xe máy vẫn chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. Các thành phố khác vẫn tiêu thụ nhưng còn chiếm tỉ lệ ít. Nhìn chung tỷ lệ tiêu thụ xe máy qua các năm ổn định. Công ty cần phải có những chiến lược phát triển đúng đắn với từng loại thi trường.
Bảng 2.2. Lượng tiêu thụ xe máy của Công ty.
Đơn vị tính: Tr. đồng
Năm
Xe T.Quốc
Xe Italia
Xe Nhật
Xe Thái
Xe nội địa
2005
1200
550
770
-
2500
2006
2500
620
1000
-
1800
2007
3200
650
700
3000
1500
2008
2100
350
210
3500
700
Nguồn: Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An
Qua bảng báo cáo kết quả về tình hình tiêu thụ xe máy của Công ty trong các năm qua ta thấy: Số lượng xe máy của Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong quá trình tiêu thụ, do xe máy Trung Quốc là những loại xe có giá thành rẻ hơn so với các loại xe ở thị trường khác. Phù hợp với số đông người thu nhập thấp ở nước ta. Thị trường xe gắn máy trong nước vẫn được ưa chuộg nhưng số lượng tiêu thụ giảm dần qua các năm, do xe máy nội địa sản xuất ra chủ yếu lắp ráp các linh kiện từ nước ngoài vào cho nên đến khi hoàn thành nguyên chiếc thì giá thành lại cao hơn so với các loại xe khác. Đời sống ngày càng cao người tiêu dùng khi tiến hành mua xe đã có xu hướng để ý tới xe có chất lượng cao, mẫu mã đẹp công dụng nhiều và ngày càng hiện đại. Nên các loại xe có chất lượng tốt như dòng xe Nhật, xe Thái, xe Italia. Ngày càng được ưa chuộng nhiều nên số lượng tiêu thụ không ngừng tăng lên. Đến năm 2008 số lượng tiêu thụ xe máy giảm một cách đột ngột do các nguyên nhân kinh tế như phân tích ở trên.
2.1.2. Sứ mạng và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An.
Là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong cả nước về kinh doanh xe gắn máy hai bánh cao cấp nhập khẩu, lợi nhuận tăng trưởng trong thời gian dài trên 12% năm. Là đơn vị dẫn đầu trên địa bàn về nộp thuế. Đây là một nền tảng vững chắc Công ty cần phải tiếp tục phát huy.
2.1.3. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An.
2.1.3.1. Đối với môi trường vĩ mô.
Về tình hình chính trị và pháp lý: Tình hình chính trị - xã hội ổn định và trật tự xã hội tiếp tục được giữ vững. Hệ thống pháp lý ngày càng hoàn thiện. Luật Thương mại ra đời và các quy định về hoạt động kinh doanh thương mại đã theo hướng xoá bỏ các hạn chế mang tính phân biệt đối xử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế (ASEAN, APEC, WTO,..) ngày càng sâu rộng thúc đẩy sự tham gia thị trường quốc tế. Nhà nước đã có những cơ chế chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An nói riêng.
Tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực về chính trị, pháp lý để theo kịp xu thế phát triển kinh tế của đất nước thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị Tỉnh Nghệ An phấn đấu đến 2010 trở thành khu kinh tế trọng điểm của các tỉnh bắc miền Trung. UBND Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh như: ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà máy lớn như Bia Saigon, Bia VILAKEN, xi măng Hoàng Mai, nhà máy đường TATE&LILE, thuỷ điện Bản Vẽ... Sớm đi vào hoạt động sẽ tạo nguồn thu lớn, nhiều việc làm trên địa bàn Tỉnh.
Về tình hình kinh tế: Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tình hình kinh tế trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động thương mại nói riêng.
Cụ thể: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng ở mức độ cao và ổn định (7 - 8% /năm), theo báo cáo trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XI khai mạc vào ngày 17/10/2006 thì năm 2006 tốc độ tăng trưởng dự kiến là 8,2%, thu nhập bình quân đạt 720 USD, tổng kim ngạch XK tăng 20%, 420 DNNN được Cổ phần hoá, đầu tư nước ngoài đạt 6,6 tỷ USD tăng 19%. Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế của CP VN Võ Đại Lược (Báo Lao động online ngày 19/10/2006) khi Việt Nam gia nhập WTO xuất khẩu, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, nếu việc chống tham nhũng và kiềm chế lạm phát có hiệu quả thì tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới của Việt Nam trên 10% là điều hoàn toàn có thể.
Hoà chung sự phát triển của đất nước, tỉnh Nghệ An đang nỗ lực hết mình đi lên từ tỉnh nghèo thành tỉnh có nền kinh tế khá của cả nước. Tập thể Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An đang cùng ra sức phấn đấu vì mục tiêu ấy.
Bảng 2.3 Thu nhập bình quân thành phố Vinh và các thành phố lớn.
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
TT
Năm
TNBQ
NA
TNBQ
HN
TNBQ
HCM
1
2004
500
700
900
2
2005
640
900
1100
3
2006
720
1200
1300
Nguồn: Chi cục thống kê Tỉnh Nghệ An
2.1.3.2. Phân tích môi trường ngành của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An.
Căn cứ số liệu do Bộ Công nghiệp cung cấp như sau:
Bảng 2.4 Số lượng tiêu thụ xe gắn máy hai bánh tại Việt Nam.
Đơn vị tính: Chiếc
TT
Năm
SL Tiêu thụ
SL Xe Chất lượng cao
1
2001
1.900.000
22.734
2
2002
2.101.000
50.542
3
2003
1.293.000
68.363
4
2004
1.980.000
113.249
5
2005
1.673.000
140.106
Nguồn: Bộ Công nghiệp Việt Nam
Theo thông tin đại chúng thì ngành sản xuất và lắp ráp xe máy đã gần đến thời điểm bão hoà, nhưng theo số liệu thống kê thì sản phẩm xe tay ga chất lượng cao lại tăng trưởng liên tục với tốc độ cao. Điều này lý giải cho chiến lược kinh doanh trong những năm tới của Công ty cần tập trung nhiều hơn vào phân đoạn thị trường này. Năm 2007, số liệu của ngành thương mại và công nghiệp trong nước cho biết đã có 2,5 triệu xe gắn máy được tiêu thụ. Honda dẫn đầu doanh số tiêu thụ với 1,1 triệu xe, tiếp theo là Yamaha với 506.000 xe, SYM 144.000 xe và Suzuki 51.800 xe.
Thống kê của Hiệp hội ô tô, xe máy Việt Nam cho hay bốn liên doanh nước ngoài là Honda, Yamaha, SYM, Suzuki đã chiếm tới 70% thị phần (1,8 triệu xe) ở Việt Nam.
Hàm lượng công nghệ thấp
Các doanh nghiệp xe gắn máy của Việt Nam chiếm 25% thị phần (600.000 xe) và các nhà nhập khẩu xe máy chiếm khoảng 5% thị phần còn lại (khoảng 100.000 xe).
Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều xe gắn máy rẻ tiền từ Trung Quốc như dòng xe Lifan nhằm phục vụ nhu cầu của người dân có thu nhập trung bình hoặc thấp.
Tuy nhiên, một số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam được báo chí trong nước đăng tải thời gian qua cho thấy các phương tiện giao thông cơ giới cá nhân tiếp tục gây ô nhiễm nặng cho môi trường. Theo Cục này, chỉ riêng lượng xe máy hơn 1,7 triệu ở Hà Nội và hơn 3,8 triệu chiếc ở TP Hồ Chí Minh năm ngoái đã tiêu thụ từ 50 – 58% lượng xăng trên địa bàn.
Bài học từ đầu tư trực tiếp nước ngoài từ những năm 1986 trở lại cho thấy không phải lúc nào các ngành công nghiệp tiêu thụ hoặc chế biến, lắp ráp với hàm lượng công nghệ thấp cũng có lợi cho một quốc gia đang phát triển.
Một số chuyên gia môi trường Việt Nam quan ngại về t