Trong nền kinh tế thị trường, marketing là một hoạt động rất quan trọng có tính chất quyết định tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tạo ra những cơ hội tốt nhất để tiêu thụ được tốt nhất sản phẩm của doanh nghiệp.
Hoạt động marketing của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất sản phẩm của một tổ chức trên cơ sở thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ, là tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức tiêu thụ hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất.
Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm mở rộng nhu cầu thị phần, chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ sản phẩm đang là vấn đề chiến lược, là bài toán tồn tại, phát triển hoặc tàn lụi mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm những lời giải hữu hiệu.
Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp marketing, tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường có ý nghĩa to lớn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nền kinh tế xã hội của đất nước.
49 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 9584 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm pepsi của công ty Pepsico Viet Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, marketing là một hoạt động rất quan trọng có tính chất quyết định tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tạo ra những cơ hội tốt nhất để tiêu thụ được tốt nhất sản phẩm của doanh nghiệp.
Hoạt động marketing của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất sản phẩm của một tổ chức trên cơ sở thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ, là tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức tiêu thụ hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất.
Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm mở rộng nhu cầu thị phần, chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ sản phẩm đang là vấn đề chiến lược, là bài toán tồn tại, phát triển hoặc tàn lụi mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm những lời giải hữu hiệu.
Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp marketing, tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường có ý nghĩa to lớn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nền kinh tế xã hội của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu, xây dựng chiến lược cho công ty cùng với lý luận tiếp thu ở nhà trường và sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên bộ môn, nhóm chúng em đã nghiên cứu đề tài “ Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm pepsi của công ty Pepsico Viet Nam”. Để xây dựng đề tài này nhóm chúng em đã vận dụng phương pháp nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đề tài gồm có 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về chiến lược marketing.
Phần 2:Thực trạng chiến lược marketing về sản phẩm pepsi của công ty pepsico Việt Nam trong năm 2010.
Phần 3: Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm pepsi của công ty Pepsico Việt Nam năm 2011.
Do kiến thức thực tế và hiểu biết còn hạn chế, nhóm 6 mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để nhóm có thể có cách nhìn sâu sắc hơn, thực tế hơn giúp cho nhóm tiếp nhận kiến thức của chuyên nghành mình thuận lợi và áp dụng tốt công việc sau này.
Nhóm 6 xin chân thành cảm ơn đến giảng viên Huỳnh Bá Thúy Diệu đã trực tiếp hướng dẫn nhóm hoàn thành đồ án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Bảng 1: Bảng giá sản phẩm Pepsi
Bảng 2: Kênh phân phối của công ty Pepsico
Bảng 3: Kế hoạch quảng cáo trên truyền hình
Bảng 4: Tồng ngân sách Marketing
Hình 1: Mô hình SWOT
Hình 2: Mẫu Sản phẩm Pepsi năm 2010
Hình 3: Bảng quảng cáo ngoài trời năm 2010
Hình 4: Hình ảnh cổ động của Pepsi
Hình 5: Hình ảnh sản phẩm lon Pepsi mói 2011
Hình 6: Bảng quảng cáo ngoài trời năm 2011
Hình 7: Baner dán trên xe chở hàng của công ty
Hình 8: Áp phích quảng cáo được đăng lên truyền hình
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
1.1. Khái niệm chiến lược Marketing
1.1.1. Khái niệm về chiến lược
Chiến thuật là các biện pháp giao chiến và đánh bại đối thủ trong một trận đánh.
Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát nhằm hướng tới những mục tiêu cơ bản trong tương lai của một tổ chức nhất định.
Theo Alfred Chardler: “ Chiến lược bao hàm việc xác định các mục tiêu cơ bản, dài hạn, đồng thời lựa chọn cách thức hành động để thực hiện mục tiêu lựa chọn.
Theo William.J.Glueck: “ Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện.
1.1.2. Khái niệm về chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing là cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu Marketing và thường liên quan đến 4P.Cụ thể là:
Product: các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy bỏ, sữa chửa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì v.v.
Place: chính sách chung về kênh và cấp dịch vụ khách hàng.
Price: chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản phẩm cho từng phân khúc thị trường.
Promotion (hay còn được gọi là communication): chính sách chung về truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như là: quảng cáo, đội ngũ bán hàng, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triễn lãm, thư tín, trung tâm dịch vụ khách hàng, internet v.v
1.2. Bản chất của chiến lược Marketing là gì?
1.2.1. Căn cứ vào khách hàng
Không có khách hàng doanh nghiệp sẽ không có đối tượng để phục vụ do đó không hoạt động được “Khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược để triển khai thực hiện chiến lược của doanh nghiệp”.
Để chiến lược marketing thực sự dựa vào khách hàng các nhà hoạch định markteing cần phân đoạn thị trường theo hai cách:
Cách 1: phân đoạn theo mục đích sử dụng là căn cứ vào mục đích của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ và sản phẩm .
Cách 2 : phân đoạn theo khả năng đáp ứng khách hàng xuất phát từ khả năng giới hạn của doanh nghiệp về nguồn lực so với yêu cầu lớn của thị trường.
Khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược, để chiến lược marketing thực sự dựa vào khách hàng. Khi xây dựng chiến lược marketing thì doanh nghiệp phải phân đoạn thị trường
Cách phân đoạn thị trường:
Theo mục đích sử dụng: Căn cứ vào mục đích sử dụng sản phẩm.
Theo khả năng đáp ứng thị trường: Khả năng giới hạn quyền lực của doanh nghiệp
1.2.2. Căn cứ vào doanh nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có những điểm mạnh hoặc yếu hơn so với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp cần phải khai thác triển để điểm mạnh và nhìn thẳng vào những hạn chế (xuất phát cung tăng hơn cầu thập kỷ 80)
Khai thác tối đa các lợi thế của doanh nghiệp mình để tạo sự khác biệt
1.2.3. Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh
So sánh các khả năng của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế, từ đó tìm ra những chiến lược chuyên biệt cho những yếu tố thuộc marketing mix.
1.3. Vai trò của chiến lược marketing.
Giữa người sản xuất và người tiêu dùng có một khoảng cách lớn đó là thị trường. Để giảm bớt khoảng cách đó doanh nghiệp cần phải tiếp cận thị trường.
Doanh nghiệp cần phải nắm vững 5 yếu tố:
Doanh số có thể giảm dần vì cạnh tranh, vì phân phối kém hiệu quả…
Một khi đã đạt được đỉnh cao trong khu vực, trong ngành hoạt động thì mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ chậm lại, lúc này cần đến sự đa dạng hóa của sản phẩm mở rộng thị trường.
Thị trường tiến triển nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp cần nhiều sức lực trong nghiên cứu thị trường, tức là tìm hiểu nhanh những biến đổi trong quá trình quyết định mua hàng và nhất là quyết định của doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động mới cho hiệu quả hơn.
Dưới áp lực của cạnh tranh đầu tư của các doanh nghiệp khác nhiều hơn làm cho cơ cấu marketing phải hoàn chỉnh hơn.
Do ảnh hưởng của lạm phát, chi phí của quảng cáo, khuyến mại, dịch vụ sau khi bán hàng ngày càng tăng lên…Trong trường hợp này marketing được đưa và kiểm tra và điều chỉnh để việc sử dụng các chi phi đó hợp lý và hiệu quả hơn.
Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Chiến lược marketing vạch ra những nét lớn trong hoạt động marketing của một doanh nghiệp. Marketing là nền tảng định hướng cho việc xây dựng các chiến lược chức năng: chiến lược sản xuất, tài chính…
1.4. Tiến trình hoạch định chiến lược marketing
1.4.1. Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp đúng đắn cân phải trả lời được các câu hỏi: doanh nghiệp của ta là gì? Ai là khách hàng? Cái gì là giá trị dành cho khách hàng? Doanh nghiệp của ta sẽ như thế nào? Doanh nghiệp của ta cần phải làm như thế nào?
Năm yếu tố cơ bản mà doanh nghiệp cần xem xét khi xác định nhiệm vụ kinh doanh của mình:
Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Những mong muốn hiện tại của chủ sở hữu và ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Những đòi hỏi khách quan của thị trường.
Các nguồn lực của doanh nghiệp.
Những khả năng đặc biệt của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh:
Phạm vi ngành: doanh nghiệp giới hạn các hoạt động kinh doanh của mình trong một ngành (tư liệu sản suất, hàng tiêu dùng, dịch vụ), hay một số ngành liên quan tới nhau, hoặc trong tất cả các ngành?
Phạm vi sản phẩm và ứng dụng của nó: doanh nghiệp quyết định danh mục sản phẩm và loại sản phẩm rộng hay hẹp, ứng dụng chúng trong một ngành hay trong một số ngành, hay tất cả các ngành?
Phạm vi khả năng: những khả năng cốt lõi nào mà doanh nghiệp vượt trội hay dẫn đầu sẽ là vũ khí cạnh tranh chủ yếu trên thị trường?
Phạm vi thị trường: kiểu thị trường hay khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ phục vụ?
Phạm vi kiểm soát hàng dọc: doanh nghiệp tham gia vào một, một số hay tất cả các giai đoạn từ cung cấp nguyên liệu, sản xuất, phân phối sản phẩm?
Phạm vi địa lý: doanh nghiệp sẽ hoạt động trên một khu vực địa lý, trên một số khu vực địa lý hay trên nhiều khu vực địa lý của thị trường?
Hoạch định chiến lược và hoạch định marketing:
Cấp doanh nghiệp
Hoạch định chiến lược
Xác định nhiệm vụ kinh doanh
Hệ thống thông tin marketing và nghiên cứu marketing
Xác định mục tiêu kinh doanh
Định dạng chiến lược phát triển
Cấp đơn vị kinh doanh,
Sản phẩm, thị trường
Hoạch định marketing
Tóm tắt cho lãnh đạo
Phân tích thực trạng marketing
Phân tích cơ hội marketing
Xác định mục tiêu marketing
Xây dựng chiến lược marketing
Đưa ra các chương trình hành động
Xác định ngân sách
Kiểm tra hoạt đông marketing
1.4.2. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần phải cụ thể hóa nhiệm vụ thành các mục tiêu cho các nỗ lực của từng cấp quản trị trong doanh nghiệp. Ở mỗi một cấp đề có trách nhiệm và mục tiêu của mình.
Hệ thống nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp:
Nhiệm vụ doanh nghiệp
Thỏa mãn nhu cầu
về sản phẩm nghe nhìn
Mục tiêu doanh nghiệp
Gia tăng khả năng cung ứng
Sản phẩm nghe nhìn
Nghiên cứu công nghệ mới
Tăng lợi nhuận để hỗ trợ việc nghiên cứu
Mục tiêu marketing
Gia tăng doanh số giảm chi phí sản xuất
Gia tăng thị trường mở rộng thị trường
Chiến lược marketing
Gia tăng giảm giá bán sản phẩm
tính sẵn sàng của sản phẩm
1.4.3. Định dạng chiến lược kinh doanh
1.4.3.1. Phân tích tình hình kinh doanh hiện tại của tổ chức
Các phương án chiến lược doanh nghiệp:
Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Mục đích của phân tích SWOT là so sánh những cặp phối hợp các điểm mạnh, điểm yếu với những cơ hội đe dọa thích ứng tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
Ma trận SWOT được xây dựng bằng cách liệt kê, đánh giá và tổng hợp các yếu tố nội tại của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (những điểm mạnh, điểm yếu) và các yếu tố bên ngoài của môi trường kinh doanh (những cơ hội, đe dọa). Sau đó so sánh những kết hợp có liên quan để tìm ra những cặp phối hợp logic. Các cặp phối hợp logic sẽ cho phép xem xét những phương án khác nhau của chiến lược doanh nghiệp.
Phương pháp ma trận tăng trưởng – thị phần của công ty tư vấn Boston (ma trận BCG).
-Phần lớn các doanh nghiệp thường định nghĩa ngành kinh doanh của mình theo sản phẩm mà họ sản xuất và cung ứng.
-Sản phẩm chỉ là nhất thời, còn nhu cầu cơ bản và các nhóm khách hàng thì tồn tại lâu dài.
-Một SBU lí tưởng bao gồm một số đặc tính sau đây:
Nó là một đơn vị kinh doanh đơn nhất
Có một chức năng phân biệt
Nó có những đối thủ cạnh tranh riêng
Nó có một nhà quản trị có trách nhiệm
Nó kiểm soát được những nguồn tài lực chắc chắn
SBU được hưởng lợi từ việc hoạch định chiến lược (độc lập thanh toán)
Nó có thể được hoạch định một cách độc lập so với các SBU khác.
- Trục tung trên ma trận biểu thị tốc độ tăng trưởng thị trường (doanh số hàng năm), Tốc độ tăng trưởng thị trường được phân chia ước lệ thành hai phần trên trục tung và mức thấp nhất là từ 0 đến 10 % tiêu biểu cho một nguy cơ cần phải cẩn trọng đối phó, đến mức cao là từ 10 đến 20 % hoặc hơn nữa cho thấy một cơ hội phát triển của ngành kinh doanh.
- Trục hoành mô tả tỷ trọng thị trường tương đối ứng với phần thị trường của SBU so sánh với phần thị trường của đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Đây là công cụ đo lường sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường.
Hình 1: Ma trân BCG
-Ma trận BCG có thể chia làm 4 phần:
Ngôi sao (star): Bao gồm SBU có tốc độ tăng trưởng thị trường cao và tỷ trọng thị trường lớn, là đối tượng mà doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực lớn cho sự phát triển để đến lượt mình các SBU này biến thành túi tiền tài trợ cho các SBU khác.
Bò sữa (cash cows): bò sữa là các SBU có tấc độ tăng trưởng chậm với tỷ trọng thị trường cao, là nơi tạo ra thu nhập chính để trang trải các chi phí của doanh nghiệp và trợ giúp các SBU khác đang cần đầu tư thêm.
Dấu hỏi (question mark): dấu hỏi gồm các SBU cỏ tỷ trọng thị trường thấp trong những thị trường có tấc độ tăng trưởng cao đòi hỏi phải có chi phí để duy trì hoạt động và giữ vững thị phần.
Chú chó (dogs): chú chó là những SBU có tỷ trọng thị trường bé nhỏ trong những thị phần có tấc độ phát triển thấp. Chúng có thể tạo ra thu nhập dể duy trì hoạt động nhưng không phải là nơi doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực vào trừ khi có những thay đổi lớn về thị trường.
- Ma trận tăng trưởng và thị phần của BCG
20%
Tốc độ tăng Dấu hỏi Ngôi sao
trưởng của
thị trường
Chó Túi tiền
10%
0.1x thấp 0.1x cao 10x
Thị phần tương đối
Tiếp theo doanh nghiệp cần xác định mục tiêu, chiến lược và ngân sách cho từng SBU. Có bốn phương án mục tiêu có thể lựa chọn:
Xây dựng (Build): Mục tiêu đặt ra là tăng thị phần của SBU. Mục tiêu này phù hợp với các SBU dấu hỏi cần tăng thêm thị phần để trở thành những ngôi sao.
Duy trì (hold): mục tiêu là giữ vững thị phần của SBU. Mục tiêu này thích hợp với các SBU bò sữa khỏe mạnh nếu nó tiếp tục tạo ra nguồn thu nhập lớn.
Thu hoạch (harvest): mục tiêu là tăng thu nhập trước mắt của SBU mà không tính đến hậu quả lâu dài của nó. Chiến lược này áp dụng cho những SBU bò sữa đang yếu dần và ít có cơ hội phất triển lên nữa .
Loại bỏ (divest): mục tiêu là bán đi hay giải thể các SBU vì nó hoạt động kém hiệu qủa, trong lúc nguồn lực có thể sử dụng có hiệu quả hơn các SBU khác.
Phương pháp mạng hoạch định kinh doanh chiến lược của công ty General Electric (ma trận GE).
Mỗi SBU đều được đánh giá theo hai chỉ tiêu tổng hợp để xếp hạng và sắp xếp vị trí của nó trên ma trận GE là sức hấp dẫn của ngành (trục tung) và sức cạnh tranh (trục hoành). Mối chỉ tiêu này được tổng hợp từ các yếu tố được trình bày dưới đây theo tầm quan trọng và điểm đánh giá của từng yếu tố đó.
Trục tung biểu thị sức háp dẫn của ngành, được đánh giá qua các yếu tố sau:
Quy mô thị trường. Thị trường có quy mỗ càng lớn thì tính hấp dẫn càng cao.
Tốc độ tăng trưởng của thị trường: thị trường có mức tăng trường cao có sức hấp dẫn hơn thị trường có mức tăng trưởng thấp.
Cường độ cạnh tranh: ngành càng có cường độ cạnh tranh càng cao thì càng kém hấp dẫn.
Lợi nhuận biên: lợi nhuận biên càng cao thì tính hấp dẫn càng cao.
Tính chu kỳ: những ngành nào ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh thì hấp dẫn hơn.
Hiệu quả kinh tế theo quy mô: những ngành có chi phí tính theo đơn vị sản phẩm giảm xuống do sản xuất và phân phối với quy mô lớn thì mang tính hấp dẫn hơn những ngành kỹ nghệ có phí tổn cố định.
Hiệu ứng đường công kinh nghiệm: ngành nào có phí tổn đơn vị giảm do quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm gia tăng thì ngành đó là hấp dẫn.
Mạng hoạch định kinh doanh chiến lược (ma trận GE):
Sức mạnh cạnh tranh
Mạnh Trung bình Yếu
Sức hấp dẫn
của thị Cao 1 2 3
trường
T.Bình
4 5 6
Thấp
7 8 9
Các SBU nằm ở các ô:
1; 2 và 4 là các SBU mạnh cần đầu tư phát triển.
6, 8, 9 là các SBU yếu, cần gặt hái ngay hay thu hẹp hoạt động, loại bỏ.
3, 5, 7 là các SBU có thể duy trì đầu tư ở mức độ vừa phải.
Sức hấp dẫn của ngành được phân chia thành ba mức độ: cao, trung bình và thấp.
Trục hoành biểu thị sức cạnh tranh, được đánh giá qua các yếu tố sau:
Thị phần tương đối: thị phần càng cao thì sức mạnh kinh doanh càng lớn.
Sức cạnh tranh của giá bán càng cao thì sức kinh doanh càng lớn.
Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh cao thì doanh nghiệp càng có sức mạnh kinh doanh lớn.
Sự hiểu biết về khách hàng: doanh nghiệp càng hiểu biết khách hàng tường tận thì càng có sức mạnh kinh doanh cao.
Hiệu quả của việc bán hàng: việc bán hàng của doanh nghiệp càng có hiệu quả thì sức mạnh kinh doanh của nó càng lớn.
Địa lý: doanh nghiệp càng có lợi điểm về mặt địa lý thì sức mạnh kinh doanh càng lớn.
1.4.3.2. Triển khai các chiến lược phát triển
Các chiến lược phát triển doanh nghiệp:
CÁC CƠ HỘI PHÁT TRIỂN
Phát triển tập trung
Phát triển hội nhập
Phát triển đa dạng hóa
Thâm nhập thị trường
Mở rộng thị trường
Phát triển sản phẩm
Hội nhập phía sau
Hội nhập ngang
Hội nhập phía trước
Đa dạng hóa đồng tâm
Đa dạng hóa hàng ngang
Đa dạng hóa kết khối
Phát triển tập trung:
Thâm nhập thị trường: doanh nghiệp tìm cách gia tăng doanh số của sản phẩm hiện có trong thị trường thông qua các nỗ lực marketing năng đông.
Mở rộng thị trường: doanh nghiệp tìm cách ra tăng doanh số qua việc đưa các sản phẩm hiện có và thị trường mới.
Phát triển sản phẩm: doanh nghiệp tìm cách ra tăng doanh số qua việ triển khai những sản phẩm mới có liên quan mật thiết, hoạc cải thiện sản phẩm cho những thị trương hiện có. Bằng cách phân tích các cơ hội để triển khai các chiến lược phát triển theo chiều sâu này, ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ tìm thấy con đường phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai.
Phát triển hội nhập
Hội nhập phía sau: doanh nghiệp tìm cách sở hữu hay gia tăng sự kiểm soát các hệ thồng cung cấp của mình.
Hội nhập hàng ngang: doanh nghiệp tìm cách sở hữu hoặc gia tăng sự kiểm soát lên một số đối thủ cạnh tranh của mình.
Hội nhập phía trước: doanh nghiệp tìm cách sở hữu hoặc gia tăng sự kiểm soát lên những hệ thống phân phối của mình.
Phát triển đa dạng hóa.
Đa dạng hóa đồng tâm: doanh nghiệp làm thêm những sản phẩm có chung nguồn lực với các loại sản phẩm hiện có.
Đa dạng hóa hàng ngang: doanh nghiệp có thể đưa ra những sản phẩm mới có khả năng lôi cuốn được khách hàng hiện tại của mình dù nó chẳng liên quan gì đến các chủng loại sản phẩm hiện có.
Đa dạng hóa kết khối: doanh nghiệp có thể đưa ra thêm những sản phẩm mới chẳng liên quan gì kỹ thuật, sản phẩm, thị trường hiện tại của mình
PHẦN II: THỰC TRẠNG, CHIẾN LƯỢC MARKETING VỀ SẢN PHẨM PEPSI CỦA CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM TRONG NĂM 2010
2.1. Tổng quan về công ty.
Tập đoàn Pepsi thành lập năm 1898, trụ sở chính tại thành phố Purchase, bang New York, Mỹ. Năm 1965, Pepsi sáp nhập với tập đoàn Frito-Lay thành tập đoàn PepsiCo..
PepsiCo( viết tắt: pep) Là một trong số các công ty sản xuất thức ăn và đồ uống lớn nhất thế giới,với thu nhập trong năm 2006 trên 35 tỉ đô la .PepsiCo có hệ thống phân phối và mạng lưới bán hàng đại lý dày đặc ở gần 200 quốc gia,và thuê hơn 185,000 nhân viên trên toàn thế giới. Tại thị trường Việt Nam công ty Pepsi gia nhập thị trường Việt Nam vào những năm 90 của thế kỉ trước và với lợi thế hùng hậu của mình Pepsi đã tung ra chiến lược “khuyến mãi đại hạ giá” và các hãng nước ngọt nhỏ lẻ khác ở Việt Nam lập tức lâm vào khủng hoảng. Với giá rẻ cộng thêm uy tín hàng đầu thế giới Pepsi đã đè bẹp các hãng nước giải khát nội địa chỉ trong vòng 1 tháng. Công ty Pepsi-Cola với trụ sở chính ở Purchase, New York, là một phần của Tập đoàn nước giải khát toàn cầu Pepsi Co. Năm 2004, PepsiCo đạt doanh thu hơn 200 tỉ đôla Mỹ và trở thành nhà cung cấp hàng đầu về doanh số bán hàng và lãi ròng cho các nhà bán lẻ ở nước Mỹ. Từ những khởi nguồn hết sức bình thường, Pepsi đã sống sót sau hai lần phá sản và trở thành công ty nước giải khát lớn thứ 2 trên thế giới. Ngày nay, biểu tượng toàn cầu của Pepsi là một trong những logo được biết tới nhiều nhất trên toàn thế giới. Các loại nước giải khát của Pepsi-Cola có thể được tìm thấy khắp nơi ở hơn 195 quốc gia trên thế giới.
Công ty Nước Giải khát Quốc tế P