Đề tài Xây dựng giáo án Tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực

Theo quan điểm công nghệ, quá trình dạy học gồm hai giai đoạn cơ bản: thiết kế và thi công. Trong đó giai đoạn thiết kế là giai đoạn quan trọng, cần xác định rõ đầu vào (mục tiêu giảng dạy) và đầu ra (kết quả học tập của học sinh). Thiết kế bài dạy là soạn thảo một văn bản về qui trình tiến hành bài dạy cho một hoặc vài tiết lên lớp, trong đó nêu rõ: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian dạy học cho từng nội dung và kế hoạch đánh giá kết quả bài dạy. Đặc biệt phải nêu rõ sự phân vai và phối hợp hoạt động giữa giáo viên và học sinh trong từng hoạt động cụ thể. Kết quả hay sản phẩm của giai đoạn này chính là giáo án.

doc54 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng giáo án Tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Tên đề tài: Xây dựng giáo án Tin học lớp 10 theo xu hướng sử dụng các phương pháp tích cực Lý do chọn đề tài: Theo quan điểm công nghệ, quá trình dạy học gồm hai giai đoạn cơ bản: thiết kế và thi công. Trong đó giai đoạn thiết kế là giai đoạn quan trọng, cần xác định rõ đầu vào (mục tiêu giảng dạy) và đầu ra (kết quả học tập của học sinh). Thiết kế bài dạy là soạn thảo một văn bản về qui trình tiến hành bài dạy cho một hoặc vài tiết lên lớp, trong đó nêu rõ: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian dạy học cho từng nội dung và kế hoạch đánh giá kết quả bài dạy. Đặc biệt phải nêu rõ sự phân vai và phối hợp hoạt động giữa giáo viên và học sinh trong từng hoạt động cụ thể. Kết quả hay sản phẩm của giai đoạn này chính là giáo án. Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực là một trong những cách để cải cách phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính chủ động của học sinh trong giờ học, phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, qua việc thực hiện đề tài này, chúng em mong muốn xây dựng được một giáo án sử dụng phương pháp dạy học tích cực một cách hợp lý, giúp học sinh chủ động hơn trong tiết học và hình thành niềm say mê khoa học ở các em. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh biết được sự ra đời và phát triển của ngành khoa học tin học, nắm được đặc tính, vai trò của máy tính khi ứng dụng các thành tựu Tin học, có hiểu biết về quá trình Tin học toàn diện, từ đó ý thức được tầm quan trọng của môn học, có thái độ học tập nghiêm túc. Trọng tâm: đặc tính, vai trò của máy tính. Phương pháp dạy học: Tạo ra những tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Chuẩn bị: Giáo viên: tư liệu về lịch sử ra đời của máy tính, một số hình ảnh về các thế hệ máy tính. Học sinh: xem trước bài học. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp. Hoạt động 2: vào bài mới Câu hỏi: Trong cuộc sống hôm nay của chúng ta có rất nhiều thứ mà các thế hệ trước không có. Đó là những vật dụng, những phương tiện làm cho cuộc sống con người ngày càng tiện nghi hơn. Em hãy cho một vài ví dụ về những thứ đó? Dự kiến trả lời của học sinh: xe máy, điện thoại, máy giặt, máy vi tính,… Nhận xét của giáo viên: cuộc sống hiện nay không thể thiếu máy vi tính, chúng rất có ích trong nhiều công việc, nhưng máy vi tính là gì mà lại làm được nhiều việc như vậy, và máy vi tính xuất hiện từ khi nào, bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết những điều đó. Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh chiếc máy tính đầu tiên (Hình 1) và hình ảnh chiếc máy tính thế hệ mới (Hình 2), cho học sinh đưa ra nhận xét. Học sinh: máy tính hiện nay đẹp hơn, gọn nhẹ hơn, tính toán nhanh hơn. Nếu học sinh không nói được ý “tính toán nhanh hơn” thì giáo viên bổ sung thêm hoặc nhắc học sinh về khả năng tính toán của máy tính thế hệ hiện nay. Câu hỏi: Máy tính xuất hiện chưa lâu, nhưng lại phát triển, thay đổi rất nhanh, tại sao nó lại có tốc độ phát triển nhanh như vậy? Học sinh: do khoa học phát triển, … Giáo viên gợi ý: nhu cầu khai thác thông tin của con người ngày càng lớn nên đòi hỏi máy tính cũng phải hiện đại hơn. Hoạt động 4: Giáo viên nói sơ lược về cấu trúc máy tính. Đặc tính của máy tính. Hoạt động 5: Yêu cầu học sinh cho ví dụ về sự cần thiết của học vấn tin học: khi đi xin việc cần phải có trình độ tin học, làm việc ở đâu cũng cần biết sử dụng máy tính,… Tác hại của máy tính: gây hại cho sức khỏe, nếu sử dụng không đúng mục đích (không phục vụ việc học) sẽ làm phân tán tư tưởng, ảnh hưởng đến việc học. Hoạt động 6: Cho hai nhóm học sinh lên bảng và liệt kê những ứng dụng của máy tính trong cuộc sống, những ưu điểm của máy tính, nhóm nào liệt kê được nhiều hơn là thắng. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC Sự hình thành và phát triển của Tin học: Máy vi tính – máy tính điện tử xuất hiện trên thế giới chưa lâu. Chiếc máy tính điện tử đầu tiên được chế tạo vào năm 1943 – 1945 tại Mỹ với kích thước khổng lồ (30 tấn, 1393 m2), thực hiện được 5000 phép cộng trong 1 giây (Hình 1) . Máy tính xuất hiện nhằm phục vụ nhu cầu của con người về khai thác thông tin. Máy tính điện tử là công cụ của nền văn minh thông tin, ra đời sau năm 1920 và là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp. Ngành khoa học máy tính được xây dựng để đáp ứng yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin trong thời đại bùng nổ thông tin. Khi nghiên cứu đưa ra một ứng dụng nào đó của Tin học, người ta sử dụng công cụ là máy vi tính. Khi đưa ứng dụng đó vào sử dụng, người ta cũng thông qua máy vi tính. Như vậy, việc nghiên cứu và triển khai các ứng dụng của Tin học không tách rời việc sử dụng máy tính. Đặc thù của ngành Tin học là các nghiên cứu và việc triển khai các ứng dụng không tách rời việc sử dụng máy tính. Để Tin học ngày càng phục vụ nhiều hơn cho cuộc sống, người ta tìm cách cải tiến máy tính sao cho nó luôn phát triển theo các khoa học khác và ngày càng hoàn thiện hơn. Việc nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống máy tính cũng là một nội dung của Tin học. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử: Lúc mới xuất hiện, máy tính là một công cụ trợ giúp con người trong những công việc tính toán thuần túy. Thế giới hiện đại chứa đựng lượng thông tin khổng lồ, con người muốn khai thác hiệu quả lượng thông tin này thì cần phải cải tiến hệ thống máy tính. Do vậy mà máy tính có thể phục vụ con người lưu trữ thông tin cũng như tìm kiếm, xử lí thông tin một cách có hiệu quả. Sự góp mặt của máy tính trong đời sống con người là vô cùng rộng rãi, nó giúp ích cho con người trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Máy tính là công cụ giúp khai thác thông tin tiện lợi và nhanh chóng, có thể hỗ trợ hoặc thay thế con người trong nhiều việc. Có thể làm việc trong thời gian dài. Tốc độ xử lí thông tin nhanh và không ngừng được nâng cao. Độ chính xác cao trong tính toán. Khả năng lưu trữ thông tin lớn. Giá thành ngày càng hạ thấp. Khả năng liên kết thành hệ thống lớn. Học vấn tin học phổ thông: Xã hội loài người đang từng bước được Tin học hóa, do đó việc có kiến thức phổ thông về tin học là yêu cầu cấp bách của mỗi con người hiện đại. Phần biết: Biết ngành khoa học máy tính, vai trò của nó. Ý thức được tầm quan trọng của tin học, mặt hữu ích cũng như tác hại. Phần hiểu: Một số kiến thức cơ bản, sơ lược về cấu trúc, hoạt động của máy tính. Khả năng trợ giúp của máy tính. Phần kỹ năng: Biết làm một số công việc thông thường trên máy tính. Thuật ngữ tin học: Hiện nay có nhiều định nghĩa về tin học nhưng về thực chất thì các định nghĩa này không khác nhau nhiều. Tiếng Pháp: Informatique. Tiếng Anh: Informatics. Tiếng Mỹ: Computer Science. Hình 1:Máy tính đầu tiên Hình 2: Một máy vi tính đơn giản Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh nắm được khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin và dữ liệu. Kỹ năng: hình dung rõ hơn về hoạt động của máy tính. Trọng tâm: đơn vị đo thông tin, mã ASCII, biểu diễn dữ liệu trong máy tính. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở kết hợp với tạo tình huống có vấn đề. Chuẩn bị: Giáo viên: đĩa mềm, đĩa CD, một số bức ảnh. Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới: Tạo tình huống có vấn đề: trong bài học trước có nói rằng máy tính giúp ích cho con người rất nhiều trong việc khai thác, xử lí thông tin trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, vậy thông tin là gì? Học sinh thảo luận, đưa ra câu trả lời. Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh rồi giới thiệu bài mới. Hoạt động 3: Giáo viên cho ví dụ để học sinh có thể phân biệt được thông tin và dữ liệu: “Một học sinh mới chuyển vào lớp, tên và ngày sinh của em đó là thông tin về em đó đối với các học sinh trong lớp, nhưng khi phòng giáo vụ nhập tên, ngày sinh của học sinh đó vào máy tính thì nó trở thành dữ liệu”. Giáo viên yêu cầu học sinh cho ví dụ về thông tin và dữ liệu, giáo viên nhận xét ví dụ học sinh đưa ra. Hoạt động 4: Đặt vấn đề: thông tin có thể đo được hay không? Nếu được thì đo bằng gì? Nếu không thì tại sao? Giáo viên đưa ví dụ: trong bảng danh sách học sinh, người ta kí hiệu giới tính nam là 1, giới tính nữ là 0, như vậy ta có bit 1 ghi nhận “nam”, bit 0 ghi nhận “nữ”. Hoạt động 5: Giáo viên đưa ra các ví du minh họa cho các dạng thông tin. Đặt câu hỏi: có còn dạng thông tin nào khác? Hoạt động 6: Xét việc mã hóa thông tin dạng văn bản. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại khái niệm thông tin dạng văn bản, nhận xét về một văn bản (cách viết, hệ thống ký hiệu). Sau đó giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng. Giáo viên đặt câu hỏi: tìm mã ASCII thập phân của ký tự F? Ký tự M? Gợi ý: ký tự A có mã thập phân là 65. Hoạt động 7: Giáo viên đặt câu hỏi: ngày tháng năm sinh là dữ liệu kiểu gì? (nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên đưa ra đáp án là kiểu date – time). Giáo viên cho ví dụ để học sinh phân biệt giữa hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí. Giáo viên và học sinh cùng làm một ví dụ chuyển đổi số từ cơ số bất kỳ sang cơ số 10. Giáo viên đặt câu hỏi: số nguyên là số như thế nào, số tự nhiên có phải là số nguyên không? Giáo viên đặt câu hỏi: số thực là số như thế nào? Hoạt động 8: Củng cố, dặn dò: học các thuật ngữ, các hệ đếm, cách biểu diễn dữ liệu. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU Khái niệm thông tin và dữ liệu: Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính, máy tính có thể nhận biết thông tin đó để xử lí thông tin cho các mục đích khác nhau. Thông tin là những hiểu biết có thể có được về một sự vật, sự việc, hiện tượng. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính. Đơn vị đo thông tin: Người ta đo lượng thông tin bằng đơn vị bit, đơn vị này cho ta biết trạng thái của một sự kiện nếu sự kiện đó chỉ xảy ra một trong hai trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau. Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit. 8 bit = 1 byte. Các bội số của byte: KB, MB, GB,…. 3. Các dạng thông tin: Dạng văn bản. Dạng hình ảnh. Dạng âm thanh. 4. Mã hóa thông tin trong máy tính: Muốn máy tính xử lí được thông tin thì cần phải tìm cách biến đổi thông tin thành “ngôn ngữ” của máy tính, tức là biến thành một dãy bit, việc biến đổi đó là mã hóa thông tin. Thông tin phải được mã hóa để máy tính xử lí được. Người ta đánh số các ký tự từ 0 – 255, đây là mã ASCII thập phân của ký tự, và ta gọi 256 ký tự đó là bảng mã ASCII. Các số đó được gọi là số hiệu của ký tự, nếu chuyển số hiệu đó thành số nhị phân thì ta có mã ASCII nhị phân. Sau khi được đánh số ta nói các ký tự thường dùng đã được mã hóa. Bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) dùng để mã hóa các ký tự, gồm 256 ký tự được đánh số từ 0 đến 255. 5. Biểu diễn dữ liệu trong máy tính: Khi nhập tên học sinh vào máy tính cùng với điểm thi các môn của học sinh đó ta sẽ được dữ liệu về các học sinh có tên trong danh sách. Tên học sinh là dữ liệu kiểu xâu ký tự (dãy), điểm thi là dữ liệu kiểu số. Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được mã hóa. Kiểu xâu ký tự: Máy tính dùng 1 byte để ghi nhận độ dài xâu và mỗi byte tiếp theo để ghi 1 ký tự (theo thứ tự từ trái sang phải). Kiểu số: Hệ đếm là tập các ký hiệu và quy tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. Hệ đếm không phụ thuộc vị trí: ký hiệu có giá trị không đổi tại mọi vị trí. Hệ đếm khác: có thể chọn một số bất kỳ lớn hơn 1 để làm cơ số, và số lượng các ký tự được sử dụng của mỗi hệ đếm bằng cơ số của nó, các ký tự này có giá trị từ 0 đến b – 1, với b > 1 là cơ số. N = (dn dn-1 dn-2 … d1 d0 d-1 d-2 … d-m)b (số N trong hệ đếm cơ số b) Ta có: N = dn bn + dn-1 bn-1 + … + d0 b0 + d-1 b-1 + …+ d-m b-m 0 ≤ di < b n + 1: số các chữ số bên trái dấu phẩy. m: số các chữ số bên phải dấu phẩy. Các hệ đếm thường dùng trong tin học: Hệ thập phân (cơ số 10). Hệ nhị phân. Hệ thập lục phân (Hexa - hệ đếm cơ số 16), sử dụng các ký hiệu 0, 1, 2,… , 9, A, B, C, D, E, F, các ký hiệu này nhận giá trị tương ứng từ 0 – 15. Cách biểu diễn số nguyên: Số nguyên có thể có dấu hoặc không có dấu. Việc dùng bao nhiêu byte bộ nhớ để ghi nhận giá trị của một số là tùy thuộc vào phạm vi giá trị tuyệt đối của số đó. Dùng bit cao nhất làm bit thể hiện dấu (1: dấu âm, 0: dấu dương). Cách biểu diễn số thực: Dùng dấu “.” thay cho dấu “,” dùng để ngăn cách phần nguyên và phần phân. Dấu phẩy động: số thực được biểu diễn duy nhất dưới dạng ± M.10k. 0 ≤ M < 1: phần định trị. k Î Z: phần bậc. Trong toán học ta viết 3,14 nhưng để máy tính hiểu ta phải nhập vào 3.14. Bài 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: học sinh biết được cấu trúc chung của một máy tính, sơ lược về hoạt động của nó như một hệ thống đồng bộ. Trọng tâm: cấu trúc máy tính. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở kết hợp với sử dụng giáo cụ trực quan và phương pháp thuyết trình. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo cụ trực quan là một máy tính, hình ảnh có liên quan, các loại đĩa. Học sinh: xem lại bài cũ và xem trước bài mới. Tiến trình dạy học: Hoạt động giảng dạy Hoạt động 1: Giáo viên ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: vào bài mới Tình huống gợi vấn đề: máy tính trợ giúp cho con người trong nhiều việc, tại sao máy tính có thể làm như thế, cấu trúc, cách thức hoạt động của nó như thế nào? Câu hỏi: một chiếc máy vi tính tự nó có là một hệ thống tin học chưa? Nếu chưa thì thiếu thành phần gì? Dự kiến trả lời của học sinh: một chiếc máy vi tính là một hệ thống tin học. Giáo viên sẽ bổ sung hoặc gợi ý cho học sinh khác bổ sung: nó chỉ là hệ thống tin học khi nó được điều khiển bởi chúng ta và trong nó đã được cài đặt các phần mềm. Nếu học sinh trả lời là chưa thì giáo viên cũng dẫn dắt học sinh trả lời đúng những thành phần còn thiếu. Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh đưa ra nhận xét về việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận của máy tính (bộ phận nào chỉ nhận thông tin, bộ phận nào chỉ truyền thông tin, bộ phận nào có thể làm cả hai chức năng đó?) Hoạt động 4: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh của CPU hoặc có thể trực tiếp tháo máy ra cho học sinh xem. Hoạt động 5: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh ROM, RAM hay xem trực tiếp trên máy. Hoạt động 6: Giáo viên cho học sinh xem đĩa cứng trên máy hoặc hình ảnh của nó. Cho học sinh xem đĩa A và đĩa CD. Hoạt động 7: Giáo viên đặt câu hỏi: khi tắt máy, các thông tin lưu trữ trong bộ nhớ ngoài có bị mất đi không? Nếu không thì chúng sẽ mất đi khi nào? Giáo viên đặt câu hỏi: thiết bị nào khác có chức năng như là bộ nhớ ngoài? (USB). Nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên gợi ý: thiết bị nào khác đĩa A, đĩa CD mà có chức năng lưu trữ dữ liệu. Máy nghe nhạc MP3 bỏ túi có chức năng ghi nhớ dữ liệu từ máy tính không? Hoạt động 8: Giáo viên thực hiện một số thao tác bàn phím để học sinh thấy được chức năng của các phím. Giáo viên làm ví dụ: sử dụng phím tắt và sử dụng chuột cho cùng một thao tác, cho học sinh nhận xét cách nào nhanh hơn hay tiện lợi hơn. Cho học sinh xem ảnh máy in, máy scan, modem,… Hoạt động 9: Giáo viên cho học sinh nhận xét: màn hình máy tính có giống một cái TV không? Khác ở chỗ nào? Giáo viên đặt câu hỏi: ý nghĩa độ phân giải cao? Hoạt động 10: Củng cố, dặn dò: học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK và ôn lại các kiến thức đã được học. Nội dung bài giảng (phần in nghiêng là phần học sinh ghi chép) Bài 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Khái niệm về hệ thống tin học: Máy tính là một công cụ lao động giúp con người khai thác tài nguyên thông tin. Với loại tài nguyên này, khi khai thác cần phải thực hiện các công việc sau: nhận thông tin, xử lí, đưa ra, truyền, lưu trữ. Ta có thể thực hiện được các công việc đó bằng một hệ thống tin học. Như vậy, hê thống tin học là một phương tiện dựa trên máy tính để làm các thao tác như nhận, xử lí, lưu trữ thông tin,… Khái niệm: SGK trang 14. Một hệ thống tin học gồm các thành phần: phần cứng, phần mềm, và một thành phần không thể thiếu là sự điểu khiển, quản lí của con người. Phần cứng (Hardware): những thiết bị của máy tính, ta có thể thấy tận mắt như: ổ đĩa cứng, ổ CD,… Phần mềm: các chương trình chỉ dẫn máy tính làm những việc ta muốn máy tính làm. Chương trình gồm nhiều chỉ dẫn, mỗi chỉ dẫn hướng dẫn máy tính làm một thao tác, mỗi chỉ dẫn đó gọi là một lệnh. Một hệ thống tin học bao gồm các thành phần sau: Phần cứng. Phần mềm. Sự quản lí, điều khiển của con người. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính: Hình vẽ SGK trang 15. Các loại máy tính khác nhau đều có chung một sơ đồ cấu trúc giống nhau gồm các bộ phận chính sau:CPU (bộ xử lí trung tâm), bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, thiết bị vào, ra. Bộ xử lí trung tâm: điều khiển hoạt động của máy tính, gồm có bộ điều khiển và bộ số học/logic. Bộ nhớ ngoài: đĩa mềm, đĩa CD. Bộ nhớ trong: ROM, RAM. Thiết bị vào: bàn phím, chuột. Thiết bị ra: màn hình. Máy tính hoạt động dựa trên nguyên lý J. Von Neumann, tức là hoạt động của máy tính được điều khiển bằng chương trình lưu trữ trong bộ nhớ, ở đó có các ô nhớ với địa chỉ phân biệt, việc truy nhập vào bộ nhớ được thực hiện thông qua địa chỉ ô nhớ. Bộ xử lí trung tâm (Central Processing Unit): CPU là nơi điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Bộ điều khiển không trực tiếp thực hiện chương trình, nó chỉ điều khiển các bộ phận khác làm việc đó. Khi đang xử lí dữ liệu, CPU dùng một vùng nhớ là register để lưu tạm thời các dữ liệu, các lệnh. Vùng nhớ này có tốc độ truy nhập nhanh. CPU: Central Processing Unit. CU: Control Unit - bộ điều khiển. ALU: Arithmetic / Logic Unit - bộ số học / logic, thực hiện các phép toán số học, logic. Register: thanh ghi – vùng nhớ lưu trữ tạm thời của CPU. Bộ nhớ chính (Main Memory): Bộ nhớ chính còn gọi là bộ nhớ trong. Trong ROM có chứa các chương trình hệ thống, ta chỉ được đọc chứ không thay đổi nội dung trong đó được, điều này đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của hệ thống. Khi khởi động máy, các chương trình trong ROM tiến hành kiểm tra máy (kiểm tra tình trạng của các thiết bị, báo lỗi nếu có trục trặc xảy ra), giao tiếp với các chương trình do người dùng đưa vào, thực hiện xong thì máy vào trạng thái bắt đầu làm việc. Vì chứa các chương trình hệ thống nên khi tắt máy, các chương trình trong ROM sẽ không bị xóa đi. RAM cũng là bộ nhớ trong nhưng có thể ghi thông tin, xóa thông tin, và các thông tin đó sẽ bị xóa đi lúc tắt máy, nó chỉ tồn tại trong lúc máy tính hoạt động. RAM gồm có các ô nhớ được đánh số thứ tự (còn gọi là địa chỉ ô nhớ). Máy tính sẽ truy nhập nội dung thông tin ghi trong các ô nhớ thông qua địa chỉ của ô đó. Có thể truy nhập bất cứ ô nào mà không cần phải theo thứ tự, nên nó được gọi là bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên. Mỗi ô nhớ có dung lượng 1 byte, một thanh RAM có dung lượng 128MB, 256MB,… Bộ nhớ chỉ đọc: ROM (Read – Only Memory), chứa một số chương trình hệ thống, chỉ đọc được chứ không sửa đổi được. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: RAM (Random Access Memory), có thể ghi, xóa thông tin trong lúc làm việc. Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory): Đĩa được chia thành những hình quạt bằng nhau gọi là các sector, trên mỗi sector thông tin được ghi trên các rãnh (là các đường tròn đồng tâm) gọi là track. Đĩa cứng có dung lượng lớn, tốc độ đọc nhanh. Đĩa A (đĩa mềm) có dung lượng nhỏ hơn đĩa CD (1.44 MB so với 700 MB). Bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong cần phải trao đổi thông tin với nhau, việc đó được thực hiện bởi hệ điều hành - một chương trình hệ thống. Hệ điều hành cũng điều khiển việc tổ chức thông tin ở bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ ngoài còn được gọi là bộ nhớ thứ cấp. Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài các thông tin và hỗ trợ cho bộ nhớ trong. Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng (gắn trong máy), đĩa mềm, đĩa CD,… Hệ điều hành điều khiển việc trao đổ
Tài liệu liên quan