Trong cuộc sống thường ngày, nhu cầu đo lường và đánh giá chiếm một tỉ lệ lớn. Con người luôn phải đối chiếu các hoạt động đang triền khai với mục đích đã định, hoặc thẩm định các kết quả đã làm để từ đó cải tiến. Tuy nhiên, muốn đánh giá được chính xác thì phải đo lường trước (cho dù dưới bất cứ dạng nào). Không có số đo thì không thể đưa ra những nhận xét hữu ích. Từ trước đến nay trong giáo dục đã có những hình thức đo lường kết quả học tập như vấn đáp, quan sát, viết để đánh giá học sinh.
121 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài:
Xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Trần Thi Văn và Thầy Nguyễn Công Thương đã tận tình hướng dẫn, cung cấp kiến thức chuyên môn và ý tưởng giúp chúng em thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong khoa Công nghệ thông tin đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức và kinh nghiệm hết sức quý báu.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật đã tạo điều kiện cho chúng em học tập và nghiên cứu trong thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô trong trường cũng như tất cả các công nhân viên của trường đã giúp đỡ, hướng dẫn chúng em trong thời gian theo học ở nhà trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn sinh viên đã có những lời nhận xét, đóng góp ý kiến cho chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2009
Nhóm sinh viên thực hiện
Trần Trung Dũng – Huỳnh Quốc Tuấn
Mục lục
Mục lục hình ảnh
Hình 1.Use case chính của hệ thống 20
Hình 2.Chi tiết use case quản lý thông tin 22
Hình 3. Chi tiết use case quản trị 23
Hình 4.Chi tiết use case soạn câu hỏi 24
Hình 5.Chi tiết use case soạn multimedia 25
Hình 6.Chi tiết use case xem đề thi đã tạo 25
Hình 7.Chi tiết use case quản lý thông tin khoa 26
Hình 8.Chi tiết use case quản lý thông tin bộ môn 27
Hình 9.Chi tiết use case quản lý thông tin giáo viên 28
Hình 10.Chi tiết use case quản lý thông tin môn học 29
Hình 11.Chi tiết use case quản lý thông tin chương 30
Hình 12.Chi tiết use case phân công phụ trách giảng dạy 31
Hình 13.Chi tiết use case quản lý thông tin nhóm quyền 32
Hình 14.Chi tiết use case phân quyền 32
Hình 15.Chi tiết use case quản lý thông tin tài khoản 33
Hình 16. Class diagram đăng nhập 34
Hình 17. Class diagram đổi mật khẩu 35
Hình 18. Class diagram quản lý khoa 35
Hình 19. Class diagram quản lý bộ môn 36
Hình 20. Class diagram quản giáo viên 36
Hình 21.Class diagram quản lý môn học 37
Hình 22. Class diagram quản lý chương 38
Hình 23. Class diagram phân công phụ trách giảng dạy 39
Hình 24. Class diagram quản lý nhóm quyền 39
Hình 25. Class diagram phân quyền 40
Hình 26. Class diagram quản lý tài khoản 40
Hình 27.Class diagram soạn multimedia 41
Hình 28.Class diagram soạn câu hỏi 42
Hình 29.Class diagram import câu hỏi 43
Hình 30.Class diagram tạo đề thi 44
Hình 31. Class diagram xem đề thi 45
Hình 32.Sequence diagram thêm câu hỏi 46
Hình 33.Sequence diagram cập nhật câu hỏi 47
Hình 34.Sequence diagram xóa câu hỏi 48
Hình 35.Sequence diagram tạo đề thi 49
Hình 36.Sơ đồ dịch chuyển màn hình 50
Hình 37.Mô hình ERD 53
Hình 38.Màn hình chính của hệ thống 63
Hình 39.Màn hình đăng nhập 64
Hình 40.Màn hình đổi mật khẩu 64
Hình 41.Màn hình QL thông tin khoa 65
Hình 42.Màn hình QL thông tin bộ môn 66
Hình 43.Màn hình QL thông tin giáo viên 67
Hình 44.Màn hình QL thông tin môn học 68
Hình 45.Màn hình QL thông tin chương 69
Hình 46.Màn hình QL thông tin phụ trách giảng dạy 70
Hình 47.Màn hình quản lý thông tin nhóm quyền 71
Hình 48.Màn hình phân quyền cho nhóm quyền 72
Hình 49.Màn hình QL thông tin tài khoản 73
Hình 50.Màn hình QL thông tin Multimedia 75
Hình 51.Màn hình soạn câu hỏi bước 1 76
Hình 52.Màn hình soạn câu hỏi bước 2 77
Hình 53.Màn hình import câu hỏi 78
Hình 54.Màn hình tạo đề thi bước 1 79
Hình 55.Màn hình tạo đề thi bước 2 80
Hình 56.Màn hình xem đề thi đã tạo 81
Hình 57.Mô hình Automation Client-Automation Server 83
Hình 58.Mô hình các đối tượng chính của Word 85
Hình 59.Sơ đồ các module chứa các lớp của hệ thống 87
Hình 60.Màn hình hệ thống khi đang soạn câu hỏi 91
Hình 61.Màn hình hệ thống khi đang nhập công thức toán học 92
Hình 62.Màn hình hệ thống khi đang soạn multimedia 93
Hình 63.Màn hình hệ thống khi đang import câu hỏi 93
Hình 64.Màn hình hệ thống khi đang soạn đề thi ở bước 1 94
Hình 65.Màn hình hệ thống khi đang soạn đề thi ở bước 2 95
Hình 66.Đề thi số 1 do hệ thống tạo ra 95
Hình 67.Đề thi số 2 do hệ thống tạo ra 96
Hình 68.Đề thi số 3 do hệ thống tạo ra 97
Hình 69.Màn hình setup bước 1 101
Hình 70.Màn hình setup bước 2 102
Hình 71.Màn hình setup bước 3 103
Hình 72.Màn hình setup bước 4 104
Hình 73.Màn hình setup bước 5 104
Hình 74.Màn hình setup bước 6 105
Hình 75.Màn hình setup bước 7 105
Mục lục bảng
Bảng 1. Sự khác nhau giữa luận đề và trắc nghiệm 7
Bảng 2. Độ may rủi của trắc nghiệm đa lựa chọn 11
Bảng 3. Các actor của hệ thống 21
Bảng 4.Các use case chính của hệ thống 22
Bảng 5. Thông tin các use case quản lý 23
Bảng 6.Thông tin các use case quản trị 23
Bảng 7. Thông tin các use case chi tiết soạn câu hỏi 24
Bảng 8.Thông tin các use case chi tiết soạn multimedia 25
Bảng 9.Thông tin các use case chi tiết xem đề thi đã tạo 26
Bảng 10.Thông tin các use case chi tiết quản lý thông tin khoa 26
Bảng 11.Thông tin các use case chi tiết quản lý thông tin bộ môn 27
Bảng 12.Thông tin các use case chi tiết quản lý thông tin giáo viên 28
Bảng 13.Thông tin các use case chi tiết quản lý thông tin môn học 29
Bảng 14.Thông tin các use case chi tiết quản lý thông tin chương 30
Bảng 15.Thông tin các use case chi tiết phân công phụ trách giảng dạy 31
Bảng 16.Thông tin các use case chi tiết quản lý thông tin nhóm quyền 32
Bảng 17.Thông tin các use case chi tiết phân quyền 33
Bảng 18.Thông tin các use case chi tiết quản lý thông tin tài khoản 33
Bảng 19.Mô tả chức năng các màn hình 51
Bảng 20.Từ điển dữ liệu bảng Khoa 54
Bảng 21.Từ điển dữ liệu bảng BoMon 55
Bảng 22.Từ điển dữ liệu bảng MonHoc 55
Bảng 23.Từ điển dữ liệu bảng GiaoVien 55
Bảng 24.Từ điển dữ liệu bảng Chuong 55
Bảng 25.Từ điển dữ liệu bảng NhomQuyen 56
Bảng 26.Từ điển dữ liệu bảng AuthenticationForm 56
Bảng 27.Từ điển dữ liệu bảng TaiKhoan 56
Bảng 28.Từ điển dữ liệu bảng DeThi 57
Bảng 29.Từ điển dữ liệu bảng ChiTietDeThi 57
Bảng 30.Từ điển dữ liệu bảng CauHoi 57
Bảng 31.Từ điển dữ liệu bảng TraLoi 58
Bảng 32. Từ điển dữ liệu bảng Multimedia 58
Bảng 33. Từ điển dữ liệu bảng PhuTrach 58
Bảng 34.Bảng tầm ảnh hưởng Khoa-BoMon 58
Bảng 35.Bảng tầm ảnh hưởng BoMon-MonHoc 59
Bảng 36.Bảng tầm ảnh hưởng BoMon-GiaoVien 59
Bảng 37.Bảng tầm ảnh hưởng GiaoVien-PhuTrach 59
Bảng 38.Bảng tầm ảnh hưởng MonHoc-PhuTrach 60
Bảng 39.Bảng tầm ảnh hưởng NhomQuyen-TaiKhoan 60
Bảng 40.Bảng tầm ảnh hưởng NhomQuyen-AuthenticationForm 60
Bảng 41.Bảng tầm ảnh hưởng GiaoVien-TaiKhoan 60
Bảng 42.Bảng tầm ảnh hưởng MonHoc-Chuong 61
Bảng 43.Bảng tầm ảnh hưởng Chuong-CauHoi 61
Bảng 44.Bảng tầm ảnh hưởng GiaoVien-CauHoi 61
Bảng 45.Bảng tầm ảnh hưởng Multimedia-CauHoi 61
Bảng 46.Bảng tầm ảnh hưởng CauHoi-TraLoi 62
Bảng 47.Mô tả các control trong màn hình chính 63
Bảng 48.Mô tả các control trong màn hình đăng nhập 64
Bảng 49.Mô tả các control trong màn hình đổi mật khẩu 65
Bảng 50.Mô tả các control trong màn hình QL thông tin khoa 66
Bảng 51.Mô tả các control trong màn hình QL thông tin bộ môn 67
Bảng 52.Mô tả các control trong màn hình QL thông tin giáo viên 68
Bảng 53.Mô tả các control trong màn hình QL thông tin môn học 69
Bảng 54.Mô tả các control trong màn hình QL thông tin chương 70
Bảng 55.Mô tả các control trong màn hình QL thông tin phụ trách giảng dạy 71
Bảng 56.Mô tả các control trong màn hình QL thông tin nhóm quyền 72
Bảng 57.Mô tả các control trong màn hình phân quyền cho nhóm quyền 73
Bảng 58.Mô tả các control trong màn hình QL thông tin tài khoản 74
Bảng 59.Mô tả các control trong màn hình QL thông tin Multinedia 75
Bảng 60.Mô tả các control trong màn hình soạn câu hỏi bước 1 76
Bảng 61.Mô tả các control trong màn hình soạn câu hỏi bước 2 78
Bảng 62.Mô tả các control trong màn hình import câu hỏi 79
Bảng 63.Mô tả các control trong màn hình tạo đề thi bước 1 80
Bảng 64.Mô tả các control trong màn hình tạo đề thi bước 2 81
Bảng 65.Mô tả các control trong màn hình xem đề thi đã tạo 82
Bảng 66.Thông tin các module của hệ thống 88
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN MỞ ĐẦU
Giới thiệu đề tài:
Trong cuộc sống thường ngày, nhu cầu đo lường và đánh giá chiếm một tỉ lệ lớn. Con người luôn phải đối chiếu các hoạt động đang triền khai với mục đích đã định, hoặc thẩm định các kết quả đã làm để từ đó cải tiến. Tuy nhiên, muốn đánh giá được chính xác thì phải đo lường trước (cho dù dưới bất cứ dạng nào). Không có số đo thì không thể đưa ra những nhận xét hữu ích. Từ trước đến nay trong giáo dục đã có những hình thức đo lường kết quả học tập như vấn đáp, quan sát, viết … để đánh giá học sinh. Trong đó, thi trắc nghiệm (một dạng của hình thức viết) lả một trong những hình thức đo lường có tính khách quan cao và đã được chọn là hình thức thi chính trong các kỳ thi, cả kỳ tuyển sinh đại học cũng đã sử dụng hình thức thi này. Tuy nhiên, để có thể áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì phải có một tập hợp lớn các câu hỏi trắc nghiệm gọi là ngân hàng câu hỏi, kèm theo đó là phải có một phương pháp quản lý hiệu quả các câu hỏi đó. Công việc đó đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và không bảo đảm dược sự chính xác cần thiết nếu thực hiện bằng các thao tác thủ công. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của máy vi tính các vấn đề đã nêu sẽ được giải quyết triệt để và hiệu quả. Đó là lý do vì sao chúng em chọn đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm” làm đề tài tốt nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức và lưu trữ câu hỏi trắc nghiệm, nâng cao chất lượng của thi trắc nghiệm, phục vụ hiệu quả cho dạy học.
Mục đích đề tài:
Nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng, chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm”.
Về tính năng:
Quản lý câu hỏi trắc nghiệm một cách có hệ thống theo từng chương của môn học thuộc từng bộ môn, khoa. Giúp dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn câu hỏi ra đề.
Giúp đơn giản việc tạo đề thi.
Lưu trữ đề thi.
Đảm bảo tính lưu trữ lâu dài và vẹn toàn của thông tin.
Về lĩnh vực nghiên cứu:
Ứng dụng C#, SQL 2005 để xây dựng hệ thống.
Sử dụng bộ thư viện lập trình trên môi trường .NET của Microsoft Office 2003 để thao tác với các tập tin Word.
Phạm vi của đề tài:
Khảo sát cách thức soạn đề thi và tổ chức quản lý câu hỏi trắc nghiệm của các khoa trong trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu về các loại câu hỏi trắc nghiệm.
Phân tích, xác định cấu trúc của một đề thi trắc nghiệm.
Thiết kế và cài đặt Hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trên nền desktop application với các tính năng cơ bản:
Quản lý danh sách khoa.
Quản lý danh sách bộ môn.
Quản lý danh sách môn học, chương.
Quản lý danh sách câu hỏi.
Soạn và lưu trữ câu hỏi.
Tạo đề thi từ ngân hàng câu hỏi.
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN NỘI DUNG
Tổng quan về trắc nghiệm khách quan
Luận đề và trắc nghiệm khách quan:
Luận đề và trắc nghiệm khách quan đề là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập, và cả hai đều là trắc nghiệm (tests). Các bài kiểm tra thuộc loại luận đề mà xưa nay vốn quen thuộc với chúng ta cũng là những bài trắc nghiệm nhằm khảo sát khả năng học tập của học sinh về các môn học. Các chuyên gia đo lường gọi chung hình thức kiểm tra này là “trắc nghiệm luận đề” (essay type test) để phân biệt với loại trắc nghiệm gọi là “trắc nghiệm khách quan” (objective test). Thật ra, việc dùng từ “khách quan” này để phân biệt hai loại kiểm tra nói trên cũng không đúng hẳn, vì trắc nghiệm luận đề không nhất thiết là trắc nghiệm “chủ quan” và trắc nghiệm khách quan không phải hoàn toàn “khách quan”. Tại Việt Nam, các tài liệu thường ghi là “trắc nghiệm khách quan”, không phải hiểu theo nghĩa đối lập với đo lường chủ quan nào, mà nên hiểu là hình thức kiểm tra này có tính khách quan cao hơn cách kiểm tra, đánh giá bằng luận đề chẳng hạn.
Chúng ta gọi tắt “luận đề” là trắc nghiệm luận đề và “khách quan” là trắc nghiệm khách quan.
Dưới đây là chín điểm khác biệt và bốn điểm tương đồng giữa luận đề và trắc nghiệm.
Khác biệt:
Luận đề
Trắc nghiệm
Một câu hỏi thuộc loại luận đề đòi hỏi thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn tả bằng ngôn ngữ của chính mình.
Một câu hỏi trắc nghiệm buộc thí sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu hỏi đã cho trước.
Một bài luận đề gồm số câu hỏi tương đối ít và có tính cách tổng quát, đòi hỏi thí sinh phải triển khai câu trả lời bằng lời lẽ dài dòng.
Một bài trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi có tính cách chuyên biệt, chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn gọn.
Trong khi làm một bài luận đề, thí sinh phải bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ và viết.
Trong khi làm một bài trắc nghiệm, thí sinh dùng nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ.
Chất lượng của một bài luận đề phụ thuộc chủ yếu vào kỹ năng của người chấm bài.
Chất lượng của bài trắc nghiệm được xác định phần lớn do kỹ năng của người soạn thảo bài trắc nghiệm.
Một bài theo lối luận đề tương đối dễ soạn nhưng khó chấm và khó cho điểm chính xác.
Một bài thi trắc nghiệm khó soạn, nhưng việc chấm và cho điểm tương đối dễ dàng và chính xác.
Thí sinh có nhiều tự do bộc lộ cá tính của mình trong câu trả lời, và người chấm bài cũng có tự do cho điểm theo những xu hướng riêng của mình.
Người soạn thảo trắc nghiệm có nhiều tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình qua việc đặt các câu hỏi, nhưng chỉ cho thí sinh quyền tự do chứng tỏ mức độ hiểu biết của mình qua tỉ lệ câu trả lời đúng.
Trong các câu hỏi luận đề, nhiệm vụ học tập của người học và trên cơ sở đó giám khảo thẩm định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ ấy không được phát biểu một cách rõ ràng.
Trong các câu hỏi trắc nghiệm, nhiệm vụ học tập của người học và trên cơ sở đó giám khảo thẩm định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ ấy được phát biểu một cách rõ ràng.
Một bài luận đề cho phép và đôi khi khuyến khích sự “lừa phỉnh” (chẳng hạn như bằng những ngôn từ hoa mỹ hay bằng cách đưa ra những bằng chứng khó có thể xác định được).
Một bài trắc nghiệm cho phép và đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán.
Sự phân bố điểm số của một bài thi luận đề có thể được kiểm soát một phần lớn do người chấm.
Phân bố điểm số của bài thi hầu như hoàn toàn được quyết định do bài trắc nghiệm.
Bảng 1. Sự khác nhau giữa luận đề và trắc nghiệm
Tương đồng:
Trắc nghiệm hay luận đề đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập quan trọng mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể thực hiện được.
Trắc nghiệm và luận đề đếu có thể được sử dụng để khuyến khích học sinh học tập nhằm đạt đến các mục tiêu: hiểu biết các nguyên lý, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức giải quyết các vấn đề.
Trắc nghiệm và luận đề đều đòi hỏi ít nhiều phán đoán chủ quan.
Giá trị của trắc nghiệm và luận đề tùy thuộc váo tính khách quan và đáng tin cậy của chúng.
Những nguyên tắc chung của trắc nghiệm:
Trắc nghiệm là một quy trình, và cũng như những quy trình khác, trắc nghiệm chỉ có thể được thực hiện một cách hiệu quả khi dựa trên một nguyên tắc vận hành hợp lý. Dưới đây là một số nguyên tắc chung của trắc nghiệm dựa theo Gronlund:
Xác định và làm rõ nội dung đo lưởng phải được đặt ở mức ưu tiên cao hơn bản thân quá trình đo lường:
Không bao giờ được thực hiện trắc nghiệm khi chưa xác định nội dung và mục đích đo lường, vì giá trị của các kết quả đạt không chỉ phụ thuộc vào mặt kỹ thuật của việc đo lường mà trước hết là vào việc xác định rõ cần phải đo cái gì và tại sao.
Kỹ thuật trắc nghiệm phải được lựa chọn dựa trên mục đích trắc nghiệm:
Rất nhiều khi một kỹ thuật trắc nghiệm được lựa chọn chỉ vì nó thuận tiện, dễ sử dụng, hoặc quen thuộc với nhiều người. Tất cả những điều này đều quan trọng, nhưng điều quan trọng nhất trong việc lựa chọn một kỹ thuật trắc nghiệm giáo dục là liệu nó có đo lường được một cách hiệu quả nhất những gì mà ta cần có đo lường hay không? Bởi vì, một kỹ thuật/phương pháp trắc nghiệm chỉ thích hợp nhất cho một vài mục đích cụ thể.
Việc đánh giá tổng quát đòi hỏi phải sử dụng nhiều kỹ thuật và phương pháp đánh giá khác nhau:
Không có một phương pháp đánh giá nào có thể một mình thực hiện được toàn bộ những yêu cầu đánh giá mức tiến bộ của tất cả những kết quả quan trọng trong học tập của học sinh. Vì thế, muốn có được một bức tranh hoàn chỉnh về kết quả học tập của học sinh thì nhất thiết phải sử dụng nhiều kỹ thuật và phương pháp đánh giá khác nhau.
Muốn sử dụng trắc nghiệm một cách thích hợp nhất thiết phải có những hiểu biết về những hạn chế cũng như những ưu điểm của nó:
Một trong những sai lầm nghiêm trọng trong việc sử dụng trắc nghiệm là diễn giải không đúng kết quả trắc nghiệm. Cần nhớ rằng trắc nghiệm chỉ là một trong nhiều phương pháp đánh giá và với tư cách là một phương tiện đo lường nó luôn luôn có những sai số cho nên không thể gán cho những kết quả trắc nghiệm một giá trị tuyệt đối được. Mọi công cụ đo lường tốt nhất đều chỉ có thể cho ta những kết quả gần đúng với thực tế mà thôi, và luôn luôn phải ý thức điều này khi sử dụng trắc nghiệm.
Trắc nghiệm chỉ là một phương tiện dẫn đến cứu cánh chứ không phải là cứu cánh:
Khi thực hiện trắc nghiệm phải nhớ rằng chúng được tiến hành để thu thập thông qua những mục đích cụ thể trong quá trình giảng dạy và học tập, chứ không phải chỉ để tiến hành cho có, và mong đợi rằng thông qua tiến hành trắc nghiệm chất lượng giảng dạy và học tập sẽ đương nhiên có được sự cải thiện.
Những trường hợp dùng trắc nghiệm:
Chúng ta nên sử dụng trắc nghiệm để khảo sát thành quả học tập trong những trường hợp sau:
Khi cần khảo sát thành quả học tập của một số đông học sinh, hay muốn rằng bài khảo sát ấy có thể được sử dụng vào một lúc khác.
Khi ta muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc phần lớn vào chủ quan của người chấm bài.
Khi các yếu tố công bằng, vô tư, chính xác được coi là những yếu tố quan trọng nhất của việc thi cử.
Khi ta có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và cấu trúc lại một bài trắc nghiệm mới. Đặc biệt, ta muốn chấm nhanh và công bố kết quả sớm.
Khi ta muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt, và gian lận trong thi cử của thí sinh.
Các hình thức câu trắc nghiệm:
Câu trắc nghiệm đúng sai (true- false questions):
Cấu trúc:
Gồm một câu phát biểu và phần học sinh trả lời bằng cách lựa chọn: Đúng hay Sai.
Ưu điểm:
Dễ xây dựng.
Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm với thời gian cho trước; điều này làm tăng tính tin cậy của bài trắc nghiệm nếu các câu trắc nghiệm đúng sai được soạn thảo theo đúng quy cách.
Trong khoảng thời gian ngắn có thể soạn được nhiều câu trắc nghiệm đúng sai vì người soạn trắc nghiệm không phải tìm ra phần trả lời cho học sinh lựa chọn.
Nhược điểm:
Độ may rủi cao (50%) do đó dễ khuyến khích người trả lời đoán mò.
Thường chỉ được dùng để kiểm tra mức độ nhận biết, hiểu.
Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm Đúng-Sai:
Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý tưởng độc nhất, tránh những câu phức tạp bao gồm quá nhiều chi tiết.
Lựa chọn những câu phát biểu sao cho một người có khả năng trung bình không thể nhận ra ngay là đúng hay sai mà không cần suy nghĩ.
Tính đúng sai của câu hỏi phải chắc chắn, có cơ sở khoa học.
Tránh dùng những câu phát biểu trích nguyên văn từ giáo trình hay sách giáo khoa, như vậy sẽ khuyến khích học sinh học thuộc lòng máy móc.
Tránh dùng các từ như: thường thường, đôi khi, một số người, v.v… vì thường là câu phát biểu đúng.
Câu trắc nghiệm đa lựa chọn (Multiple choice questions):
Cấu trúc:
Gồm hai phần: phần gốc và phần lựa chọn.
Phần gốc: là một câu hỏi hay câu bỏ lửng. Trong phần gốc người soạn trắc nghiệm đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người trả lời hiểu rõ câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp.
Phần lựa chọn: có thể 3, 4, 5 lựa chọn hay nhiều hơn 5 lựa chọn. Mỗi lựa chọn là câu trả lời (cho câu hỏi) hay câu bổ túc (cho phần còn bỏ lửng). Trong tất cả các lựa chọn chỉ có một lựa chọn được xác định là đúng nhất, gọi là đáp án (key). Những lựa chọn còn lại đều phải là sai, thường gọi là các “mồi nhử”, “câu nhiễu”. Điều quan trọng người soạn thảo cần lưu ý là phải làm sao cho các mồi nhử này đều hấp dẫn ngang nhau đối với những học sinh chưa nắm vững kiến thức, thúc đẩy học sinh ấy lựa chọn vào