Để hỗ trợ cho việc dạy, học môn toán THCS theo chương trình sách giáo khoa mới ban hành năm học 2005-2006.Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giới thiệu một cách mới trong việc lập kế hoạch Kế hoạch dạy giúp nâng cao chất lượng học môn toán cho học sinh ở trường trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
Về nội dung: Bám sát nội dung sách giáo khoa toán lớp 6, (7 )làm thí điểm theo chương trình trung học cơ sở mới gồm 18 chuyên đề của lớp 6 phần số học. Ở mỗi phần đều chỉ rõ về các nội dung kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thái độ, các công việc chuẩn bị của học sinh và giáo viên nhằm đảm bảo nội dung kiến thức chuẩn cho các nội dung học. Ngoài ra còn mở rộng, bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến bài học nhằm cung cấp thêm tư liệu để các thầy cô giáo và học sinh tham khảo vận dụng tùy theo đối tượng học sinh từng vùng miền.
Về phương pháp dạy học : Sáng kiến được triển khai theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, lấy cơ sở của mỗi hướng dẫn, gợi mở trong từng phương pháp giải bài tập.đồng thời sáng kiến rất chú trọng tới khâu thực hành tự làm việc độc lập của học sinh trên cơ sở gợi mở, hướng dẫn.
58 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3416 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng kế hoạch giúp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Để hỗ trợ cho việc dạy, học môn toán THCS theo chương trình sách giáo khoa mới ban hành năm học 2005-2006.Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giới thiệu một cách mới trong việc lập kế hoạch Kế hoạch dạy giúp nâng cao chất lượng học môn toán cho học sinh ở trường trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
Về nội dung: Bám sát nội dung sách giáo khoa toán lớp 6, (7 )làm thí điểm theo chương trình trung học cơ sở mới gồm 18 chuyên đề của lớp 6 phần số học. Ở mỗi phần đều chỉ rõ về các nội dung kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thái độ, các công việc chuẩn bị của học sinh và giáo viên nhằm đảm bảo nội dung kiến thức chuẩn cho các nội dung học. Ngoài ra còn mở rộng, bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến bài học nhằm cung cấp thêm tư liệu để các thầy cô giáo và học sinh tham khảo vận dụng tùy theo đối tượng học sinh từng vùng miền.
Về phương pháp dạy học : Sáng kiến được triển khai theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, lấy cơ sở của mỗi hướng dẫn, gợi mở trong từng phương pháp giải bài tập.đồng thời sáng kiến rất chú trọng tới khâu thực hành tự làm việc độc lập của học sinh trên cơ sở gợi mở, hướng dẫn.
Tôi hi vọng sáng kiến này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích , góp phần hỗ trợ các thầy , cô giáo đang giảng dạy môn Toán trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy của mình và việc học tập có kết quả cao của học sinh. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí thầy, cô giáo và bạn đọc gần xa để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Ngày 25 tháng 12 năm2009
Người thực hiện
Nguyễn Văn Hân
A/Đặt vấn đề
I/ Lý do chọn đề tài
Giải một bài toán, tiếp thu một kiến thức mới tức là học sinh đã trải qua các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, cụ thể hóa. Do đó trong quá trình học toán học sinh luôn luôn phải suy nghĩ để hành động tìm ra giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề chiếm lĩnh kiến thức mới. Quá trình đó đã rèn luyện khả năng phát triển tư duy trí tuệ ở học sinh. Phải nói môn Toán là môn học đòi hỏi học sinh phải hoạt động, chịu khó suy nghĩ nhiều. Từ đó góp phần phát triển tư duy rất mạnh so với các môn học khác .
Với đặc thù của một trường gần 100% là học sinh dân tộc việc dạy và học bộ môn toán còn nhiều khó khăn. Do ngôn ngữ bất đồng, nhiều yếu tố khách quan nên việc tiếp thu kiến thức còn nhiều bất cập: các em chưa thực sự hiểu hết nghĩa của các từ hoặc cụm từ, ngôn ngữ dành riêng cho bộ môn toán, đồng thời với điều đó là mức độ quan tâm đến vấn đề học tập của gia đình các em còn chưa thực sự cao. Để lôi cuốn thu hút các em hiểu, say mê và yêu thích, ham học hỏi môn toán với phương châm”Học đi đôi với hành, học mà chơi chơi mà học “. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Xây dựng kế hoạch giúp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở”
II/ Mục đích của đề tài
Thông qua sáng kiến này giúp cho quí thầy cô có thể xây dựng một một kế hoạch dạy học tốt nhất qua đó giúp các em học sinh cảm thấy say mê và yêu thích môn toán hơn, một môn học vô cùng quan trọng trong trường phổ thông qua đó giúp các em học tốt phát triển tư duy, trí tuệ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác. Trong quá trình thực hiện hòan thành sáng kiến chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong sự ủng hộ nhiệt tình, sự động viên đóng góp ý kiến tích cựu của các bạn đồng nghiệp cho tôi rút kinh nghiệm khắc phục các thiếu sót còn lại.
III/ Phạm vi áp dụng của đề tài
Chủ yếu là làm mẫu dành cho bất kì khối lớp 6 ở tất cả các trường, các khối khác có thể làm tương tự. Đặc biệt có thể lựa chọn từng phần kiến thức để phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh tương ứng.
B/ Cơ sở lí luận
I/ Căn cứ lý luận khoa học
1/Dạy nâng cao chất lượng môn Toán để phát triển tư duy ,trí tuệ.Học sinh học tốt môn Toán là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác:
Môn Toán là một trong những môn học chính trong nhà trường phổ thông .Đặc điểm cấu tạo chương trình với nội dung toán học có sự liên quan mật thiết , kết cấu chặt chẽ với nhau .Chúng sắp xếp theo một trình tự có logic từ đầu đến cuối , từ thấp đến cao , từ đơn giản đến phức tạp và sát với thực tế ,gần gũi với đời sống. Do đặc thù của môn Toán nên mỗi bước suy diễn phải chỉ ra căn cứ cụ thể đòi hỏi học sinh phải nắm vững cái trước để có cơ sở suy diễn vấn đề sau. Với những điều như vậy khi giải quyết vấn đề toán học phải có sự logic chặt chẽ, liên tục để đi đến kết quả cuối cùng .
Phần nhiều học sinh học tốt môn Toán thì học tốt các môn học khác. Bởi lẽ các em đã có những khả năng tư duy toán học thì cũng có thể đủ khả năng để hiểu các vấn đề khác . Qua môn Toán đã rèn lại cho các em những đức tính : chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ, thận trọng , chính xác, suy luận chặt chẽ… có phương pháp làm việc khoa học, sắp xếp thứ tự hợp lý trước sau để giải quyết vấn đề. Đó là đặc trưng nổi bật của môn toán trong nhà trường phổ thông .
2/Rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh , dạy kiến thức nói chung và kiến thức toán học nói riêng là hai vấn đề có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình giáo dục :
Việc rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh trong nhà trường cũng là một mặt quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo, nó đi song đôi với việc dạy kiến thức cho học sinh. Hai mặt này có tác động qua lại, quan hệ với nhau trong quá trình học tập.
Một học sinh có hạnh kiểm tốt tức là biết vâng lời thầy cô giáo , chăm chỉ học tập , biết học hỏi giúp đỡ bạn bè ….. Đó cũng là một trong những yếu tố cần thiết để giúp học sinh học tập tốt. Trái lại, một học sinh ít chịu nghe lời thầy cô giáo, không chăm chỉ trong học tập ,không học hỏi ở bạn bè ,trong lớp thường gây ồn ào mất trật tự sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập tiến bộ của các em. Vì vậy hạnh kiểm cũng là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy quá trình học tập cho học sinh. Đó cũng là một tác động mạnh mẽ để học sinh học tập tiến bộ, nắm kiến thức vững chắc. Đặc biệt, môn Toán cần có sự cố gắng liên tục từ đầu đến cuối để có nền tảng vững vàng học tập tốt các lớp sau này .
Một học sinh đã học tốt những môn học nói chung và môn toán nói riêng , tức là học sinh đó đã nắm được các kiến thức tương đối chắc từ đó gây cho học sinh hứng thú trong học tập .Từ đó học sinh có thể tự nhận thức , nhận biết đượcviệc học là cần thiết , đôi khi trở thành nhu cầu tìm tòi, học hỏi. Đó cũng là một yếu tố tích cực để rèn luyện cho học sinh có hạnh kiểm tốt: siêng năng, chăm chỉ, chịu khó và nghe lời thầy cô giáo.
Từ các ý trên ta thấy việc dạy cho học sinh nắm vững chắc kiến thức toán học cũng là một trong những điều kiện quan trọng để rèn luyện hạnh kiểm học sinh trong nhà trường . Làm sao trong quá trình dạy học chúng ta không để cho học sinh có chiều hướng bị tụt hậu về kiến thức vì như vậy thường kéo theo tụt hậu về hạnh kiểm. Chúng ta, với tinh thần trách nhiệm của mình cố gắng giúp học sinh có chiều hướng phát triển liên tục, vững chắc .Từng bước trong quá trình dạy học cũng là đã rèn luyện hạnh kiểm đi song song trong quá trình học tập của từng đối tượng học sinh. Có như vậy mới đảm bảo tính giáo dục toàn diện trong nhà trường, đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS hình thành nhân cách các em vào giai đoạn ban đầu .
II/ Căn cứ lí luận thực tiễn
Nếu ai đó cho rằng khoa học là khô khan, là không hấp dẫn. Quả đúng như thế đối với những người thiếu trí tưởng tượng, thiếu óc tò mò, hiếu kì và lười suy nghĩ. Chứ thực ra khoa học vô cùng hấp dẫn và phong phú, khoa học làm thay đổi cuộc sống con người, làm cho xã hội ngày càng văn minh và hiện đại, khoa học luôn mở ra những chân trời mới lạ, và nó đã làm giàu cho tri thức nhân loại.” Tri thức nhân loại như một sa mạc cát, tri thức con người chúng ta biết chỉ là một hạt nhỏ trong sa mạc đó mà thôi”.Toán học cũng vậy.Có thể nói toán học là khoa học của các môn khoa học. Toán học luôn cùng phát triển với nền văn minh của nhân loại. Chúng phát sinh từ những vấn đề thực hành mà con người giải quyết, và từ những khó khăn mà con người đã vượt qua. Vào thời kì mà tổ tiên chúng ta còn săn bắn để tự kiếm thịt và và lượm hái hoa quả hoang dại, họ có nhu cầu đếm để dự trữ thức ăn đã chuẩn bị, hoặc về số lượng thức ăn cần thiết. Tính toánvà đo lường càng trở nên quan trọng hơn khi mà nông nghiệp và chăn nuôi đã biến đổi cuộc sống của nhân loại. Người ta phải đo các cánh đồng và đến các đàn gia súc.
Khi những kĩ sư đầu tiên bắt đầu xây dựng các con đê và sông đào, họ cần tính toán xem phải bốc lên bao nhiêu đất, phải sử dụng bao nhiêu đá và gạch. Các đốc công phải biết trước số lượng thực phẩm dự trữ cho các kíp thợ. Thợ mộc và thợ nề phải đo và tính toán mỗi khi xây dựng nhà cửa, lâu đàivà các lăng mộ rộng lớn.
Thương nghiệp càng phát triển thì các nhà buôn có nhiều thương phẩm phải đo và cân, nhiều tiền bạc để đếm. Những người thu thuế xác lập phần thuế mà mỗi người phải trả, tính toán của họ dựa vào các phương tiện khác nhau: Các thỏi đất sét, các cuộn dây cói , các mảnh dây có buộc nút thắt …vv.Để có thể giải quyết những vấn đề do tất cả các hoạt động ấy đặt ra, con người đã phát minh ra số học là môn học nghiên cứu các số, và hình học là môn học nghiên cứu không gian.
Để có thể dự đoán sự thay đổi của các mùa, các giáo sĩ quan sát chuyển động của mặt trời, mặt trăng và các vì sao;họ cũng tìm hiểu cơ chế của các hiện tượng trên bầu trời như là thiên – thực, sao băng, sao chổi. Các thủy thủ nhìn bầu trời để tìm lại các vì sao giúp họ định hướng và điểu khiển con tàu của mình.Nhờ vậy mà đã phát minh ra lượng giác học: Môn học này thiết lập mối quan hệ giữa các khoảng cách và các phương .
Trong khi đđó thì thương nghiệp ngày càng phát triển .Những phép tính cùng loại được lặp đi lặp lại và con người hướng tới các quy trình giải cùng một lúc nhiều bài toán . Đó là điểm xuất phát của môn đại số học, môn học rút gọn và tổng quát hóa các lời giải toán học.
Lần lượt các thế kỉ trôi qua, các kĩ sư đã xây dựng các máy móc ngày càng phức tạp và càng hiệu lực, xây dựng công trường và nhà máy. Các nhà bác học đã nghiên cứu trái đất biển, không trung và bầu trời. Những hoạt động ấy buộc họp phải làm việc với các vật thể
chuyển động và biến đổi; Vì vậy, để có những khái niệm chính xác về chuyền động và biến thiên, họ đã phát minh ra phép tính vi phân. Nói tóm lại theo dòng thời gian, những công trình mới đã tạo ra những bài toán mới, và để giải chúng, con gười đã đưa thêm những ngành toán học mới.
Đồng thời với sự phát triển của con người và yêu cầu của cuộc sống thực tại thì các phép tính, các kiến thức toán học mới phát triển không ngừngvề mọi mặt. Chính các kiến thức đó đã giúp con người nghiên cứu và tìm ra các khoa học khác. Chỉ đơn giản như chúng ta đã biết nước ta vừa mới phóng thành công vệ tinh Vinasat 1 lên vũ trụ, quá trình đó các nhà khoa học đã áp dụng các nguyên lí, các phép tính toán không được phép sai một li nào cả.
Có khi nào bản thân chúng ta tự đặt câu hỏi và trả lời cho chúng ta và các em học sinh là”Tại sao chúng ta phải học môn toán ?Học để làm gì? Và khi nào thì chúng ta cần đến nó?”. Như chúng ta đã biết do đặc thù của môn toán là môn khoa học đòi hỏi tính chính xác cao nên việc tạo cho học sinh một hệ thống kiến thức chuẩn. Đồng thời yêu cầu học sinh không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng dã học mà phải khuyến khích tư duy năng động sáng tạo, phát triển sự chuyển biến về thái độ và xu hướng hành vi của học sinh trước những vấn đề, những tình huống bắt gặp trong khi tiếp thu các kiến thức mới và trong khi giải quyết các vấn đề thực tế .
Ngày nay Trong công việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, muốn xây dựng thành công XHCN ở nước ta thì Đảng nhà nước ta đã chú trọng xem “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Vì vậy trong chiến lược phát triển xã hội Bác Hồ dã từng dạy”Muốn xây dựng XHCN thì phải có con người XHCN. Con người vừa là đối tượng vừa là chủ thể của mọi cuộc cách mạng. Yếu tố con người thì lớp trẻ đặc biệt là lớp trẻ trong nhà trường đóng vai trò then chốt trong quá trình bồi dưỡng và rèn luyện “con người XHCN” thì giáo dục là vô cùng quan trọng.Muốn theo đuổi kịp “thời đại” thì mỗi người nói riêng và mỗi học sinh nói chung cần phải tích cực tự tiếp thu kiến thức nhân loại của xã hội. Trong chiến lược đó, bên cạnh sự lỗ lực không ngừng của học sinh thì vai trò của người thầy giáo là vô cùng quan trọng. Thầy cô giáo là những người góp phần quyết định trực tiếp sự thắng lợi của sự nghiệp giáo dục,song song với quà trình vận dụng kiến thức của giáo viên kết hợp với học sinh, đòi hỏi giáo viên cũng như học sinh cần phải có một hệ thống kiến thức đạt chuẩn và một phương pháp dạy và một phương pháp học phủ hợp với bản thân. Vậy thì đội ngũ thầy cô giáo phải làm gì để tạo ra một động lực giúp học sinh thích thú với một môn học tương đối khó như vậy? Thiết nghĩ thầy cô giáo không những phải trau dồi về chuyên môn mà còn tìm ra các phương pháp dạy học, cách tổ chức mà phải còn tạo ra một động lực giúp học sinh thích thú với một môn học.
Với tư cách là những người giáo viên, tuy chỉ với vài ba năm tuổi nghề, nhưng chúng tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt làm sao để thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục “Tôi thiết nghĩ, để thực hiện tốt cuộc vận động đó thì yếu tố quyết định không kém phần quan trọng là ý thức của người học. Vậy thì làm thế nào để tạo ra trong mọi học sinh niềm tin yêu cuộc sống, tin tưởng vào thầy cô giáo và say mê học tập, luôn có ý thức tự vươn lên chính bản thân mình nhằm chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Mặt khác ,ta đã biết mỗi học sinh chỉ tiếp thu được kiến thức của nhân loại khi và chỉ khi học sinh đó biết chọn tài liệu phù hợp, biết chọn cho mình một phương pháp học tập đúng với khả năng của mình và phải ham học hỏi, thích thú với những gì mà mình đang chiếm lĩnh. Để giúp học sinh có được sự ham mê yêu thích môn học đó thì người giáo viên lại như “người giữ chìa khoá”của sự ham mê yêu thích đó. Vì vậy việc dạy bộ môn toán trong trường THCS theo tinh thần đó nên đặt ra cho mỗi thầy cô tổ Toán của Trường THCS Đoàn Thị Điểm nhiểu điều trăn trở. Làm sao để dạy có hiệu quả? Làm sao để các em có tinh thần ham mê yêu thích bộ môn toán , để hướng các em học tốt bộ mơn tốn , là chủ nhân của tri thức nhân loại.
C/Quá trình điều tra thực trạng
Thời gian: Từ tháng 9 năm 2007 đến thàng 12 năm 2010
Các giai đoạn: 1/ Tháng 9/2007 đến tháng 5/2008
2/ Tháng 9/2008 đến tháng 5/2009
3/ Tháng 9/2009 đến tháng 12/2010.
*Trong quá trình dạy của tôi và học tập của học sinh khối lớp 6(thí điểm) trường THCS Đoàn Thị Điểm tôi đã điều tra các nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập của học sinh chưa hứng thú và kết quả cao bằng phiếu điều tra trắc nghiệm sau ( học sinh không cần ghi tên):
I/Phiếu điều tra
Chọn câu trả lời thích hợp với bản thân mình.
Câu 1: Em có thích học môn toán hay không?
a/ Rất thích b/ có c/ không thích lắm d/ Rất ghét
Câu 2: Sau mỗi tiết học môn toán khi về nhà học bài cũ em thường làm công việc nào sau đây
a/ Học thuộc những phần thầy cô yêu cầu
b/ Chỉ cần làm những bài tập tương tự trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập.
c/ Hệ thống lại các cách làm một bài tập nếu có thể
d/ không làm bài tập vì không biết các cách giải bài tập.
Câu 3: Khi học môn toán em thường gặp khó khăn ở những điểm nào?
a/ Không định hướng được các bước để làm bài tập
b/ không có tài liệu hướng dẫn để làm các bài mẫu sau đó làm tương tự các bài tập dạng đó.
c/ Thiếu thiếu sự hướng dẫn giải khi gặp những bài toán không có dạng tương tự như SGK
d/ không biết cách để đưa ra mối liên hệ giữa các dạng bài tập.
Câu 4: Ở trên lớp học Thầy cô giáo có lập cho các em một kế hoạch học tập theo từng chương hoặc tổ chức các hội vui học tập hay không?
a/ Có b/ Thỉnh thoảng c/Thường xuyên d/ Không có
câu5: Thầy cô giáo có kiểm tra việc làm bài tập về nhà của của em hay không?
a/ thường xuyên b/ ít c/ không d/ thỉnh thoảng
Câu 6: Thầy cô giáo bộ môn có khi nào nhờ thầy cô giáo chủ nhiệm phản ánh về tình hình học tập của mình không?
a/ Chưa bao giờ b/ có ít c/ không có d/ Thường xuyên
II/ Kết quả điều tra
a/ Năm học 2007-2008
Tổng số học sinh:127
Đ/án
Câu
a
b
c
d
1
34
54
14
25
2
65
21
22
19
3
15
74
35
3
4
0
50
0
77
5
27
46
23
31
6
19
35
55
18
b/ Năm học 2008-2009
Tổng số học sinh:159
Đ/án
Câu
a
b
c
d
1
42
71
22
24
2
73
29
31
26
3
23
78
43
15
4
20
56
12
71
5
38
54
31
36
6
34
35
63
26
c/ Năm học 200-2010
Tổng số học sinh:143
Đ/án
Câu
a
b
c
d
1
47
53
23
20
2
60
27
24
32
3
19
68
39
17
4
43
48
22
30
5
31
46
31
35
6
23
39
59
22
III/Phân tích kết quả phiếu kiểm tra sau 3 năm thực hiện:
Ta thấy học sinh ở đây không phải là không thích học môn toán, số học sinh không thích và ghét học môn toán chỉ chiếm một phần nhỏ thể hiện qua các năm học (2007-2008: tổng 39 em, năm 2008-2009 tổng:46 em , năm 2009-2010 tổng : 43 em ).
Phần lớn các em này thường gặp khó khăn trong công việc giải bài tập về nhà nên dẫn đến tình trạng chán học dần dần, mặt khác qua trò chuyện và tiếp xúc trực tiếp thì các em chưa thực sự thấy hứng thú với việc học môn toán ở trên lớp là do một phần thời lượng để tiếp thu các kiến thức còn hạn chế, một phần do thầy cô giáo chỉ chú trọng đến phân phối chương trình làm cho các tiết học lắng kiến thức lại cho các em chưa sâu.
Một số bộ phận các em khác lại gáp khó khăn trong các bước giải bài tập, các cách thức để học tập ở nhà mà điều này đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn và chỉ cho học sinh phương pháp học tạp ở nhà(điều này rất ít giáo viên chú ý đến).
không những vậy học sinh còn thiếu các tài liệu có thể giúp các em tự học ở nhà một mình việc này ngoài phần học sinh tự tìm hiểu các sách tham khảo ra thì giáo viên có thể dựa vào lớp dạy của mình để biên soạn các tài liệu đơn giản và phù hợp cho học sinh của trường mình dạy và đưa ra một kế hoach học tập cho các em thành những chuyên đề từ dễ đến khó dần.
Không chỉ học sinh gặp những khó khăn do bản thân học sinh mà còn do một phần của giáo viên dạy bộ môn qua điều tra ta thấy: giáo viên chưa thực sự làm việc hết mình số lượng các em được tham gia các hoạt động vui chơi theo như các hội vui học tập và các chuyên đề để nhắc lại các kiến thức bị mai một còn ít quá. Mặt khác do thời gian ở tren lớp quá ít nên việc bám sát để kiểm tra các bài tập ở nhà thường không được chặt chẽ và nhiều, dẫn đến một số em ý thức học tập chưa cao sẽ ì ạch trong khâu chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp.
Giáo viên bộ môn ngoài công tác giảng dạy còn phải biết phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đôn đốc, giáo dục ý thức học tập của lớp mình.
Kết luận:Qua quá trình điều tra và phân tích trên bản thân tôi thấy muốn chất lượng học tập của học sinh học tốt thì ngoài việc cố gắng tự học tập cưa học sinh thì giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đó , điều này đòi hỏi giáo viên cần phải xây dựng một kế hoạch dạy học của mình giúp nâng cao chát lượng dạy môn toán từ đầu năm học cho học sinh.
Từ đó bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một chương trình “xây dựng kế hoạch giúp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở” như sau:
Phương pháp xây dựng kế hoạch :
Trước hết chúng ta cần lập một kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học trong quá trình lên lớp cho cả năm học, có thể lập các kế hoạch theo thứ tự :
1.Kế hoạch dạy ở lớp .
2.Kế hoạch ra bài tập về nhà .
3.Kế hoạch kiểm tra bài tập về nhà.
4. Kế hoạch dưa bài tập thành từng chuyên đề cho cả năm học (Đây là phần quan trọng nhất của sáng kiến này : làm thí điểm lớp 6 )
5.Kế hoạch phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viê