o Lý do chọn đề tài.
Chọn đề tài là ý tưởng xuất phát từ thực tế phát sinh. Khi hầu hết các doanh nghiệp Việt
Nam chưa biết biết và sử dụng nhiều đến hệ số tín nhiệm doanh nghiệp, một công cụ đắc
lực giúp cho các doanh nghiệp thực hiện các họat động của doanh nghiệp mình.
o Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu lớn nhất là tìm ra được một mô hình thực sự phù hợp với tình hình của nền kinh
tế Việt Nam, phù hợp với các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, mục tiêu học tập,
nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, mở rộng kiến thức và áp dụng những điều đã học vào thực
tế cũng là một điều hướng đến qua đề tài nghiên cứu này.
o Phƣơng pháp nghiên cứu.
Sử dụng nhiều phương pháp phối hợp nhau, nghiên cứu dựa trên các phân tích định tính,
các nhận định và đưa ra hướng giải quyết. Đồng thời, sử dụng phương pháp định lượng,
tìm kiếm số liệu, thực hiện các phương pháp tính toán, xử lý số liệu, Cuối cùng là kết
hợp cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng vào việc xem xét, phân tích và
đưa ra ý kiến của cá nhân.
69 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình đánh giá hệ số tín nhiệm doanh nghiệp và bƣớc đi mới cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010”
TÊN CÔNG TRÌNH:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ
SỐ TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP VÀ
BƢỚC ĐI MỚI CHO VIỆT NAM.
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
2
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
o Lý do chọn đề tài.
Chọn đề tài là ý tưởng xuất phát từ thực tế phát sinh. Khi hầu hết các doanh nghiệp Việt
Nam chưa biết biết và sử dụng nhiều đến hệ số tín nhiệm doanh nghiệp, một công cụ đắc
lực giúp cho các doanh nghiệp thực hiện các họat động của doanh nghiệp mình.
o Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu lớn nhất là tìm ra được một mô hình thực sự phù hợp với tình hình của nền kinh
tế Việt Nam, phù hợp với các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, mục tiêu học tập,
nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, mở rộng kiến thức và áp dụng những điều đã học vào thực
tế cũng là một điều hướng đến qua đề tài nghiên cứu này.
o Phƣơng pháp nghiên cứu.
Sử dụng nhiều phương pháp phối hợp nhau, nghiên cứu dựa trên các phân tích định tính,
các nhận định và đưa ra hướng giải quyết. Đồng thời, sử dụng phương pháp định lượng,
tìm kiếm số liệu, thực hiện các phương pháp tính toán, xử lý số liệu,… Cuối cùng là kết
hợp cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng vào việc xem xét, phân tích và
đưa ra ý kiến của cá nhân.
o Nội dung nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu các mô hình đánh giá hệ số tín nhiệm ở
các nước hiện tại và ở Việt Nam, tìm ra những điều còn chưa phù hợp. Qua đó, xây dựng
mô hình mới, kế thừa những ưu điểm cũ, áp dụng cho tình hình mới của các Doanh
3
nghiệp trong nước. Cuối cùng, đưa ra những giải pháp và kiến nghị còn thiếu sót khi thực
hiện đề tài nhằm năng cao hiệu quả khi sử dụng mô hình vào thực tế.
o Đóng góp của đề tài.
Đề tài hi vọng đóng góp được một phần nhỏ vào việc đánh thức suy nghĩ của hầu hết các
doanh nghiệp Việt Nam hiểu hơn về hệ số tín nhiệm doanh nghiệp và vai trò của việc xếp
hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, công việc này là
hết sức quan trọng. Đồng thời, đề tài hi vọng mang đến cho các doanh nghiệp, các nhà
đầu tư, và đặc biệt là các nhà thực hiện công tác quản lý, một mô hình đánh giá hệ số tín
nhiệm doanh nghiệp được nghiên cứu dựa trên nhiều nhận định khách quan và chính xác.
Qua đề tài , mong muốn được cung cấp cho các đối tượng sử dụng một cách thức đẻ bổ
sung cho công việc của họ, mang lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh và đầu tư. Cuối
cùng đề tài góp phần giúp những người nghiên cứu có thêm nguồn thông tin, kiến thực
thực hiện các họat động nghiên cứu tiếp theo sau này.
o Hƣớng phát triển của đề tài.
Đề tài ra đời chắc chắn gặp rất nhiều những hạn chế và thiếu sót. Chính vì vây, hướng đi
tiếp theo cho đề tài là tiếp tục nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi vào thực tế.
Muốn vậy, các dữ liệu và thông tin cần phải được nghiên cứu kỹ càng hơn, thường xuyên
đánh giá sao cho phù hợp với tình hình mới của nền kinh tế và sự phát triển của đất nước.
4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ SỐ TÍN NHIỆM DOANH
NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HỆ SỐ TÍN
NHIỆM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................... 1
1.1. Khái quát về hệ số tín nhiệm doanh nghiệp ................................................. 2
1.1.1. Cách nhìn chung về hệ số tín nhiệm. ....................................................... 2
1.1.2. Vai trò và ứng dụng thực tiễn của hệ số tín nhiệm. .................................. 3
1.1.3. Các cách tiếp cận của hệ số tín nhiệm của các quốc gia trên thế giới. ...... 5
1.2. Thực trạng đánh giá hệ số tín nhiệm doanh nghiệp ở Việt Nam. ................ 6
1.2.1. Việc đánh giá hệ số tín nhiệm ở một số nước phát triển. ......................... 6
1.2.2. Thực trạng ở Việt Nam ......................................................................... 14
1.2.3. Các mô hình đánh giá hệ số tín nhiệm doanh nghiệp ở Việt Nam. ......... 14
CHƢƠNG 2. XÂY ĐỰNG MÔ HÌNH MỚI ĐÁNH GIÁ HỆ SỐ TÍN
NHIỆM DOANH NGHIỆP CHO VIỆT NAM……………………..17
2.1. Kế thừa những thành tựu đạt được. ................................................................ 18
2.2. Xây dựng mô hình mới……………. ................................................................ 18
2.2.1. Các chỉ tiêu. ...................................................................................................... 18
2.2.2. Xem xét tỷ trọng của các chỉ tiêu. .................................................................... 21
2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính................................................................................ 22
2.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính. ......................................................................... 24
CHƢƠNG 3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ SỐ TÍN
NHIỆM DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SÔ DOANH NGHIỆP
Ở VIỆT NAM .................................................................................... 35
5
3.1. Ứng dụng mô hình đánh giá hệ số tín nhiệm doanh nghiệp đối với một số doanh
nghiệp ở Việt Nam ...................................................................................................... 36
3.1.1. Nhóm ngành sản xuất kinh doanh. .................................................................... 36
3.1.1.1. Chọn doanh nghiệp và chạy mô hình. .......................................................... 36
3.1.1.2. Kết quả chạy mô hình .................................................................................. 44
3.1.2. Nhóm ngành tài chính ngân hàng. ..................................................................... 45
3.1.2.1. Chọn doanh nghiệp và chạy mô hình. .......................................................... 45
3.1.2.2. Kết quả chạy mô hình .................................................................................. 53
3.2. Đánh giá tính khả thi của mô hình .................................................................. 53
3.2.1. Những ưu điểm của mô hình. ............................................................................ 54
3.2.2. Những hạn chế của mô hình. ............................................................................. 54
3.2.3. Khuyến nghị thêm cho mô hình. ....................................................................... 55
Kết luận. ...................................................................................................................... 56
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... 57
Phụ lục ........................................................................................................................ 59
Số liệu của ngân hàng Á Châu ACB ............................................................................ 59
Số liệu của công ty sữa Việt Nam Vinamilk ................................................................ 60
6
Lời mở đầu.
Nền kinh tế Việt Nam kể từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới đã có những bước
chuyển rất mạnh mẽ. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế
giới WTO, kinh tế Việt Nam đã khởi sắc hơn rất nhiều. Với xu thế toàn cầu hóa và một
thị trường cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu đặt ra cho chính phủ và các doanh nghiệp trong
nước là phải phấn đấu và xây dựng một tiềm lực vững chắc. Thế nhưng, thời gian qua,
chúng ta vẫn chưa thật sự hòa nhập được vào thị trường quốc tế, và chưa đủ sức mạnh để
tự mình bước vào một sân chơi mới. Sự hạn chế đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân,
nhưng chung quy lại vẫn là ở nhận thức và khả năng cũng như tư duy của các thành phần
kinh tế trong nước. Một dẫn chứng điển hình đó chính là việc các doanh nghiệp chưa xem
việc đánh giá hệ số tín nhiệm doanh nghiệp hay tín dụng doanh nghiệp là một công việc
quan trọng, cần làm ngay. Với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam chúng ta, việc thu
hút các nhà đầu tư là hết sức quan trọng và hơn hết là khẳng định vị thế của các doanh
nghiệp trong nước không phải là một chuyện dễ dàng. Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn
xem thường công việc này.
Từ thực tiễn phát sinh, tôi nhận thấy rằng, ngay lập tức chúng ta phải giải quyết những
vấn đề trước mắt đó. Một phần để chúng ta hòa nhập với thế giới nhưng quan trọng hơn
là chúng ta tự khẳng định bản thân mình và tìm được cho mình một hướng đi đúng đắn.
Công việc đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp không phải quá khó, nó đã xuất
hiện từ lâu ở hầu hết các nền kinh tế phát triển. Điều mà chúng ta còn gặp khó khăn lớn
nhất đó là nhận thức của các doanh nghiệp và ngay trong chính phủ.
Bài nghiên cứu được thực hiện để phát họa một bức tranh toàn diện về công việc đánh giá
hệ số tín nhiệm doanh nghiệp ở các nước và ngay ở Việt Nam, xem xét các mô hình hiện
tại thực hiện công việc đó cũng như nhìn nhận đúng đắn về vai trò của hệ số tín nhiệm
doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Từ thực tế đó, bài nghiên cứu đề xuất
một mô hình thực hiện công việc này phù hợp với nền kinh tế chúng ta, phù hợp với các
doanh nghiệp trong nước mà vẫn đảm bảo đi đúng với tiến trình hội nhập với khu vực và
thế giới. Mô hình mới được xây dựng dựa trên nền tảng của nhiều nhân tố tác động đến
7
tình hình họat động của một doanh nghiệp, xem xét rất kỹ vai trò của từng nhân tố và
việc đánh giá tỷ trọng của từng nhân tố được xếp lên hàng đầu. Mô hình được thiết lập
dựa trên các thành tựu đạt được ở các nước và ở nhiều công ty lớn trên thế giới và đã
được chọn lọc để phù hợp với tình hình của Việt Nam. Kết thúc bài nghiên cứu, tôi có đề
xuất một số khuyến nghị cho mô hình và đặc biệt là công việc đánh giá xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp ở nước ta cần phải thực hiện đồng bộ và chuyên nghiệp. Hi vọng
rằng với những bước đi mới, những nhận thức mới và những kinh nghiệm học được,
chúng ta, chính phủ và ngay các doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt công việc đánh giá hệ số
tín nhiệm doanh nghiệp góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, từng bước hội nhập và
đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, đem lại một cuộc
sống sung túc cho người dân Việt Nam.
8
Danh mục bảng biểu.
Bảng 1. Các nhân tố xếp hạng tín nhiệm doanh nhgiệp ngành bán lẻ của Moody’s.
Bảng 2. Giá trị thuần của nhân tố phụ doanh thu.
Bảng 3. Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ngành bán lẻ của Moody’s: B1.
Bảng 4. Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ngành bán lẻ của Moody’s: B2 – B5.
Bảng 5. Thang điểm xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ngành bán lẻ của Moody’s.
Bảng 6. Thang điểm xếp hạng hệ số tín nhiệm doanh nghiệp.
9
Chƣơng 1.
TỔNG QUAN VỀ HỆ SỐ TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP
VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HỆ SỐ TÍN
NHIỆM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
10
1.1. Khái quát về hệ số tín nhiệm doanh nghiệp.
1.1.1. Cách nhìn chung về hệ số tín nhiệm doanh nghiệp.
Trến thế giới, cho tới hiện tại, hầu hết ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, qui mô các
doanh nghiệp mở rộng ra toàn cầu, hệ số tín nhiệm doanh nghiệp đã khá quen thuộc với
hầu hết các đối tượng: nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà quản lý chính
sách…Xét trên tổng thể, hệ số tín nhiệm của một doanh nghiệp là một chỉ số phản ánh
được toàn diện tình hình của một công ty đang họat động. Đó là từ tình hình họat động
sản xuất kinh doanh, khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, các cơ hội huy động vốn
trên thị trường tài chính (đối với các doanh nghiệp niếm yết trên thị trường chứng khoán),
khả năng trả nợ, uy tín trên thị trường đối cới các nhà đầu tư,…Có thể hiểu rằng, hệ số tín
nhiệm là một thông số để phản ánh “linh hồn” của một doanh nghiệp.
Ở nước ta, thuật ngữ "corporate credit rating" được dịch với nhiều nghĩa khác nhau như
xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, phân loại tín dụng
doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp... Trong đó, sát nghĩa nhất
là xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và phân loại tín
dụng doanh nghiệp.
Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín
dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các
nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và
khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và
biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C.
Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín nhiệm là đánh giá hiện tại về
mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ của một nhà phát
hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó.
Như vậy, có thể định nghĩa, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín
dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của
đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông
qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.
11
Trong thực tế, xếp hạng tín nhiệm mới chỉ đánh giá khả năng trả nợ của chủ thể trong quá
khứ và hiện tại. Nên các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn thường cung cấp thêm những tín
hiệu bổ sung thể hiện những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian gần (3 tháng) mà có
thể tác động đến hạng mức tín nhiệm hay dựa trên cơ sở đánh giá triển vọng hạng mức tín
nhiệm của doanh nghiệp trong tương lai với thời hạn trung bình (6 - 24 tháng). Các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm cũng dự báo hạng mức tín nhiệm, bằng cách dự phóng báo cáo
tài chính tương lai rồi xếp hạng lại hoặc xây dựng mô hình toán học để dự báo hạng mức
tín nhiệm doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò và ứng dụng thực tiễn của hệ số tín nhiệm.
Trong khi nền kinh tế ở mỗi quốc gia có xu hướng toàn cầu hóa, việc các doanh nghiệp
muốn quản bá hình ảnh của mình cho các nhà đầu tư là hết sức quan trọng. Không chỉ
thế, các doanh nghiệp cũng cần tự mình đánh giá lại các nguồn lực mà mình đang có,
phát tín hiệu cho các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý trên
thị trường. Đó là những vai trò quan trọng mà hệ số tín nhiệm mang lại cho các doanh
nghiệp. Ngoài ra chúng ta cũng dễ thấy được rằng, với một nền kinh tế mở cửa như Việt
Nam, các cơ hội để mở rộng thị trường, năng cao năng lực và uy tín trên thị trường, thu
hút các nhà đầu tư là hết sức có ý nghĩa. Chính vì vậy, hệ số tín nhiệm sẽ là một công cụ
quan trọng để giúp các doanh nghiệp trong nước mạnh dạng bước ra thị trường lớn,
khẳng định được vị thế của mình và có khả năng đứng vững khi gặp khó khăn hay khủng
hoảng.
Trong thực tiễn hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, thị trường chứng khóan là một kênh
huy động vốn quan trọng và chính yếu thì hệ số tín nhiệm sẽ là một kênh thông tin không
thể thiếu cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và đối với tất cả những ai quan tâm đến
doanh nghiệp. Và như thế, hệ số tín nhiệm nghiễm nhiên giữ một vị trí hết sức đáng kể
khi các doanh nghiệp gia nhập vào một sân chơi mới. Thực tế ở Việt Nam trong những
năm vừa qua, chúng ta đã từng bước hòa nhập với thế giới, tuy nhiên, việc một “người
lính trẻ vào hàng ngủ quân đội” sẽ không tránh những bỡ ngỡ và khó khăn. Phần lớn các
doanh nghiệp của chúng ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cấu trúc vốn ở tầm khiêm tốn và
khả năng chiếm lĩnh thị trường hạn chế. Chính vì điều đó, các doanh nghiệp khá khó
12
khăn trong hầu hết các khâu: huy động vốn trên thị trường, mở rộng qui mô, thực hiện
các chính sách,… Nếu muốn làm được điều đó, cần có những thông tin đưa đến cho
những nhà đầu tư, những người thực hiện chính sách quản lý và ngay chính các giám đốc
của doanh nghiệp đó để có thể hiểu được mình đang ở vị trí nào trên thị trường. Hệ số tín
nhiệm sẽ là một công cụ đắc lực giúp họ làm được điều đó. Chính vì vậy, yêu cầu bức
thiết hiện nay là ở Việt Nam, cần có ngay một tổ chức, một cơ quan, đánh giá doanh
nghiệp thông qua hệ số tín nhiệm cho doanh nghiệp một cách chính xác nhất có thể. Sau
đây là vai trò cụ thể của hệ số tín nhiệm đối với từng đối tượng sử dụng nó.
Đối với nhà đầu tư: Xếp hạng tín nhiệm giúp nhà đầu tư có thêm công cụ đánh giá rủi ro
tín dụng, giảm thiểu chi phí thu thập, phân tích, giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức
phát hành trái phiếu, công cụ nợ.
Đối với doanh nghiệp: Xếp hạng tín nhiệm giúp các công ty mở rộng thị trường vốn trong
và ngoài nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng. Xếp hạng tín nhiệm
cũng giúp duy trì sự ổn định nguồn tài trợ cho công ty, các công ty được xếp hạng cao có
thể duy trì được thị trường vốn hầu như trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi thị trường vốn
có những biến động bất lợi. Xếp hạng tín nhiệm càng cao thì chi phí vay (lãi suất) càng
giảm, các nhà đầu tư sẵn sàng nhận một mức lãi suất thấp hơn cho một chứng khoán an
toàn hơn. Xếp hạng tín nhiệm giúp cho nguồn tài trợ linh hoạt hơn, công ty phát hành có
thể cơ cấu thời hạn và tổng giá trị chứng khoán phát hành một cách thích hợp.
Đối với ngân hàng: Xếp hạng tín nhiệm là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế
và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu. Đồng thời cũng hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại
nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ sự ổn
định của hệ thống ngân hàng.
Đối với chính phủ và thị trường tài chính: Xếp hạng tín nhiệm giúp thị trường tài chính
minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tăng cường khả năng giám sát thị
trường của chính phủ.
13
1.1.3. Các cách tiếp cận của hệ số tín nhiệm của các quốc gia trên thế giới.
Ở các quốc gia có qui mô doanh nghiệp nhỏ và chưa phát triển.
Ở các quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển, các doanh nghiệp có qui mô không lớn, thì
hệ số tín nhiệm chưa được quan tâm đúng mức. Cách nhìn nhận ở các doanh nghiệp còn
hạn chế. Điều này có thể có nhiều lý do để giải thích, có thể qui mô vốn của những doanh
nghiệp này ở mức hạn chế, khả năng quản lý và tiếp cận thị trường yếu,… vì thế mà đối
với các doanh nghiệp ấy, hệ số tín nhiệm còn là một cái gì đó lạ lẫm và chưa thật sự cần
thiết. Ở Việt Nam chúng ta, cũng không tránh khỏi thực trạng đó. Hầu hết các doanh
nghiệp còn khá lạ lẫm với cách xếp hạng tín nhiệm thông qua chỉ tiêu hệ số tín nhiệm.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, một số doanh nghiệp đã bắt đầu biết đến vai
trò quan trọng của hệ số tín nhiệm và cũng bắt đầu nghỉ đến xếp hạng tín nhiệm. Tuy
nhiên, hoạt động đánh giá hệ số tín nhiệm còn rất hạn chế và tự phát. Chưa có một cơ
quan chính thức nào đứng ra thực hiện họat động này và đảm bảo mức chính xác của hoạt
động này.
Ở các quốc gia có qui mô doanh nghiệp lớn và phát triển.
Đối với các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp có qui mô họat động lớn và khả năng
tin dụng ổn định cũng như uy tín trên thị trường ở mức cao thì hệ số tín nhiệm trở nên hết
sức quan trọng đối với họ. Ở hầu hết các nước Châu Âu, Mỹ và các nước Đông Á, xếp
hạng tín nhiệm đã trở nên một công việc thường xuyên và quen thuộc đối với họ. Chính
vì nhu cầu muốn phát tín hiệu cho các nhà đầu tư, khả năng họat động của công ty ở mức
ổn định và những chỉ tiêu kinh doanh ở mức tốt, các doanh nghiệp cần thiết thực hiện
họat động này. Và cũng chính vì thế, các tổ chức thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm cũng
ra đời ngày càng nhiều và hoạt động hết sức hiệu quả, phục vụ đắc lực cho việc đánh giá
các doanh nghiệp. Đây chính là những mẫu hình rất tốt cho chúng ta học tập và tổ chức
cho phù hợp với tình hình nền kinh tế chúng ta nói riêng và các nước trong khu vực nói
chung.
14
1.2. Thực trạng đánh giá hê số tín nhiệm doanh nghiệp ở Việt Nam.
1.2.1. Việc đánh giá hệ số tín nhiệm ở một số nƣớc phát triển.
Cho đến thời điểm hiện taị, cách tính hệ số tín nhiệm có khá nhiều cách tiếp cận. Để xếp
hạng tín nhiệm, các tổ chức xếp hạng trên thế giới có thể sử dụng phương pháp chuyên
gia hoặc mô hình toán học hoặc cả