Đề tài Xây dựng mô hình quỹ đầu tưphát triển của tỉnh Long An

Định chế tài chính là một doanh nghiệp mà tài sản chủ yếu của nó là các tài sản tài chính hay còn gọi là các hình thức trái quyền -như cổ phiếu, trái phiếu và các khoản cho vay - thay vì tài sản thực như nhà cửa, công cụ và nguyên-vật liệu. Định chế tài chính cho khách hàng vay hoặc mua chứng khoán đầu tư trong thị trường tài chính. Ngoài ra các định chế này còn cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính khác, từ bảo hiểm và bán các hợp đồng hưu bổng, cho đến giữ hộ tài sản có giá và cung cấp một cơ chế cho việc thanh toán, chuyển tiền và lưu trữ thông tin tài chính. *Theo từ điển ngân hàng của Jerry M.Roserberg: Định chế tài chính là một định chế sử dụng vốn của mình chủ yếu để mua các tích sản tài chính như ký thác, cho vay, trái phiếu dài hạn. Nó bao gồm trung gian có nhận tiền gởi và không nhận tiền gởi của công chúng

pdf77 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình quỹ đầu tưphát triển của tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH LONG AN 1.1. Quỹ Đầu tư phát triển một khâu cấu thành của định chế tài chính: 1.1.1. Khái niệm các định chế tài chính: * Định chế tài chính là một doanh nghiệp mà tài sản chủ yếu của nó là các tài sản tài chính hay còn gọi là các hình thức trái quyền - như cổ phiếu, trái phiếu và các khoản cho vay - thay vì tài sản thực như nhà cửa, công cụ và nguyên-vật liệu. Định chế tài chính cho khách hàng vay hoặc mua chứng khoán đầu tư trong thị trường tài chính. Ngoài ra các định chế này còn cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính khác, từ bảo hiểm và bán các hợp đồng hưu bổng, cho đến giữ hộ tài sản có giá và cung cấp một cơ chế cho việc thanh toán, chuyển tiền và lưu trữ thông tin tài chính. *Theo từ điển ngân hàng của Jerry M.Roserberg: Định chế tài chính là một định chế sử dụng vốn của mình chủ yếu để mua các tích sản tài chính như ký thác, cho vay, trái phiếu dài hạn. Nó bao gồm trung gian có nhận tiền gởi và không nhận tiền gởi của công chúng. 1.1.2. Chức năng các định chế tài chính: Chức năng của các định chế tài chính thực hiện các chức năng cơ bản sau: 1.1.2.1. Huy động vốn: Các định chế trung gian tài chính chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay mượn để cung ứng tín dụng và các dịch vụ khác cho khách hàng vì thế huy động vốn là chức năng rất quan trọng của các định chế trung gian tài chính. 1.1.2.2. Cho vay: Cho vay là chức năng chủ yếu của các định chế trung gian tài chính nói chung và của ngân hàng nói riêng. Bao gồm các hình thức cho vay sau: 2-Cho vay theo hình thức chiết khấu hối phiếu, trái phiếu; -Cho vay dưới dạng cầm cố các hối phiếu, chứng chỉ tiền gởi; -Cho vay dưới hình thức cấp một hạn mức tín dụng có đảm bảo hoặc không đảm bảo. 1.1.2.3. Đầu tư chứng khoán: Với chức năng này đã tạo cho các định chế trung gian tài chính nguồn lợi quan trọng sau cho vay. Các định chế trung gian tài chính luôn có một chính sách đầu tư chứng khoán rõ rệt. Thông thường tập chứng khoán mà họ đầu tư (securities porfolios) bao gồm các chứng khoán an toàn nhất đến chứng khoán tương đối rủi ro. 1.1.2.4. Kinh doanh chứng khoán: Các định chế trung gian tài chính thực hiện kinh doanh dưới các hình thức sau đây: -Bảo đảm việc phát hành và bán chứng khoán; -Kinh doanh và làm trung gian cho các hợp đồng mua bán kỳ hạn các chứng khoán; -Mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán; -Làm dịch vụ đại lý chứng khoán như trả vốn, lãi…cho chứng khoán đã phát hành. 1.1.2.5. Kinh doanh ngân hàng quốc tế: *Nghiệp vụ ngoại tệ: -Mua bán ngoại tệ trực tiếp với khách hàng (nghiệp vụ giao ngay); -Mua bán ngoại tệ với các định chế trung gian tài chính trong nước và nước ngoài; -Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu chứng từ; -Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng chứng từ cho khách hàng. *Huy động và đầu tư vốn hải ngoại: 3Các định chế trung gian tài chính, đặc biệt là ngân hàng thương mại huy động vốn ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế và nhận tiền gởi ngoại tệ và sử dụng ngoại tệ đó để cho vay hải ngoại. *Kinh doanh chứng khoán hải ngoại: Các định chế trung gian tài chính cũng đảm bảo phát hành và bán các trái phiếu dài hạn cho công ty trong nước hoặc nước ngoài phát hành, mua bán chứng khoán trên thị trường quốc tế, làm dịch vụ đại lý chứng khoán như trả lãi, vốn cho chứng khoán đã phát hành. 1.1.2.6. Cung cấp các phương tiện quản lý rủi ro: Các định chế tài chánh trực tiếp thu nhập và đánh giá thông tin về chiều hướng rủi ro của khách hàng (đặc biệt là những người đi vay) – đó là công việc mà họ đã thực hiện một cách có hiệu quả hơn bất cứ những nhà cung cấp dịch vụ tài chánh nào khác.; 1.1.2.7. Cung cấp thông tin về thị trường tài chính: Các tổ chức trung gian tài chính sử dụng năng lực của họ để thu nhập và xử lý thông tin từ thị trường tài chính thay cho người tiết kiệm thường không có thì giờ lẫn nghiệp vụ để nắm bắt những thay đổi của thị trường và cũng không thể tiếp cận thông tin liên quan về các điều kiện của thị trường và các cơ hội đầu tư. 1.1.3. Cơ cấu của các định chế tài chính: Định chế tài chính được chia thành hai nhóm: các tổ chức trung gian tài chính và các định chế tài chính khác. 1.1.3.1. Định chế trung gian tài chính hay tổ chức trung gian tài chính: là những tổ chức thực hiện huy động nguồn tiền của những người tiết kiệm cuối cùng và sau đó cung cấp cho những người cần vốn cuối cùng; Định chế trung gian tài chính bao gồm: Định chế tài chính trung gian mang đặc tính ngân hàng, Định chế tài chính phi ngân hàng: 4- Định chế tài chính trung gian mang đặc tính ngân hàng: các ngân hàng thương mại có đủ các đặc điểm của một định chế trung gian tài chính. Ngân hàng thương mại cung cấp nhiều dịch vụ, thu hút quỹ từ các đơn vị thặng dư tiết kiệm bằng cách phát hành những tài sản tài chính hấp dẫn (chứng khoán thứ cấp) và cho vay những đơn vị thiếu hụt tiết kiệm đổi lại bằng giấy nợ (chứng khoán sơ cấp). Ngân hàng thương mại còn là những định chế trung gian đặc biệt quan trọng là có thể tạo ra tiền dưới dạng tiền gởi mới bằng cách cấp phát tín dụng cho khách hàng. - Định chế tài chính phi ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng bán lẻ và coi đó là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng được nhận tiền ký thác không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán. Những định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thông thường là các hiệp hội đầu tư, các trung tâm tài trợ, các công ty bảo hiểm, các quỹ trợ cấp, các đơn vị ủy thác và các cơ sở đầu tư ủy thác. 1.1.3.2. Định chế tài chính khác: là tổ chức huy động các nguồn vốn tài trợ cho các nhà đầu tư (cho vay, chiết khấu,…) bao gồm các môi giới chứng khoán, các công ty kinh doanh chứng khoán, các ngân hàng đầu tư… 1.1.4. Sự khác biệt giữa Quỹ đầu tư phát triển và các định chế tài chính: Quỹ đầu tư phát triển: -Tiếp nhận vốn ngân sách địa phương, vốn tài trợ, huy động vốn trung và dài hạn để thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội; -Tiếp nhận quản lý nguồn vốn ủy thác; -Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; -Nhận ủy thác quản lý hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa và một số quỹ khác; 5-Thực hiện đầu tư trực tiếp vào các dự án cho vay đầu tư; - Góp vốn thành lập doanh nghiệp; - Ủy thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ; Các định chế Tài chính: -Cung cấp các phương tiện thanh toán; -Chuyển giao những nguồn lực tài chính theo thời gian; -Cung cấp cơ chế nhằm huy động các nguồn lực và chia thị phần trong số các doanh nghiệp; -Cung cấp các phương tiện quản lý rủi ro; -Cung cấp thông tin về thị trường tài chính. 1.2. Quỹ đầu tư phát triển (Quỹ ĐTPT): 1.2.1.Khái niệm: -Quỹ ĐTPT là một định chế tài chính của địa phương nhằm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; -Quỹ ĐTPT là tiền đề cho việc chuyển hoá một phần hoạt động đầu tư của Nhà nước sang cho toàn xã hội nhằm thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các dự án, chương trình quan trọng, những dự án không có khả năng thu hồi vốn, hoặc những dự án phục vụ lợi ích cộng đồng. Đối với các dự án, chương trình gắn liền với kinh tế xã hội theo địa bàn và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thì việc đầu tư sẽ được xã hội hoá thông qua các kênh khác nhau, trong đó có kênh Quỹ ĐTPT. -Quỹ ĐTPT là công cụ tài chính để huy động các nguồn lực tài chính phục vụ cho mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được Hội đồng nhân dân phê chuẩn. -Vốn của Quỹ ĐTPT là nguồn vốn mồi để huy động các nguồn vốn khác từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên động lực mới để thu hút các nguồn lực tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tư. 6-Hoạt động của Quỹ ĐTPT bổ trợ cho các kênh đầu tư khác hiện có và tạo nên một mạng lưới đầu tư hoàn chỉnh trên địa bàn các tỉnh, thành phố. -Hình thành thêm một định chế trung gian tài chính mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước. 1.2.2. Chức năng của Quỹ đầu tư phát triển: -Tiếp nhận vốn ngân sách của địa phương, vốn tài trợ, viện trợ; huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. -Tiếp nhận, quản lý nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng uỷ thác; phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân để huy động vốn cho ngân sách địa phương. -Nhận uỷ thác quản lý hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển nhà ở và một số Quỹ khác. -Thực hiện đầu tư trực tiếp vào các dự án, cho vay đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp; uỷ thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ. 1.3.Nội dung về hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương: 1.3.1. Đầu tư trực tiếp vào các dự án: 1.3.1.1.Đối tượng đầu tư trực tiếp là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) thông qua, bao gồm: - Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; - Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; các dự án phụ trợ bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao; 7Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở và các dự án phát triển khu đô thị mới; Các dự án bảo vệ và cải tạo môi trường; Các dự án đầu tư trọng điểm khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 1.3.1.2.Điều kiện đầu tư: - Dự án đầu tư đã được quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật; - Dự án đầu tư phải có hiệu quả và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; 1.3.1.3.Phương thức đầu tư: - Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể thực hiện đầu tư với tư cách là chủ đầu tư hoặc tham gia góp vốn với các tổ chức khác để đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể trực tiếp quản lý dự án đầu tư hoặc thuê các tổ chức chuyên môn quản lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. 1.3.2. Cho vay đầu tư: 1.3.2.1.Đối tượng cho vay Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng có phương án thu hồi vốn trực tiếp thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, bao gồm: - Các dự án về: giao thông; cấp nước; nhà ở khu đô thị, khu dân cư; di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất; xử lý rác thải của các đô thị; - Các dự án quan trọng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. 81.3.2.2.Điều kiện cho vay Quỹ đầu tư phát triển địa phương chỉ cho vay khi chủ đầu tư bảo đảm có đủ các điều kiện sau đây: - Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; - Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi và phương án bảo đảm trả được nợ; - Có cam kết mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam; - Chủ đầu tư là các tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; 1.3.3.Góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế: Quỹ đầu tư phát triển địa phương được góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp vào các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; 1.3.4. Nhận ủy thác và ủy thác: 1.3.4.1.Nhận ủy thác - Quỹ đầu tư phát triển được nhận uỷ thác: quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư và thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư cho các công trình, dự án từ ngân sách nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Quỹ đầu tư phát triển với tổ chức, cá nhân ủy thác; 9- Quỹ đầu tư phát triển được nhận ủy thác quản lý hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quỹ phát triển nhà ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập; - Quỹ đầu tư phát triển được thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo uỷ quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để huy động vốn cho ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; - Quỹ đầu tư phát triển được hưởng phí dịch vụ nhận uỷ thác. Mức phí cụ thể được thoả thuận và ghi trong hợp đồng nhận uỷ thác; 1.3.4.2. Ủy thác: - Quỹ đầu tư phát triển được uỷ thác cho các tổ chức tín dụng và Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện cho vay và thu hồi nợ một số dự án thuộc đối tượng vay vốn của Quỹ đầu tư phát triển thông qua hợp đồng uỷ thác giữa Quỹ đầu tư phát triển với tổ chức nhận uỷ thác; - Các tổ chức nhận uỷ thác được hưởng phí dịch vụ uỷ thác. Mức phí cụ thể được thoả thuận và ghi trong hợp đồng uỷ thác; 1.4. Sự cần thiết và điều kiện thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An: 1.4.1.Nhu cầu bức xúc về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội địa phương: Theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Long an giai đoạn 2005- 2010: Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14% (cả nước 7,5-8%) thì nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh là 32.000-33.000 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng 10.400 tỉ đồng, số còn lại là vốn của doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn nhân dân đóng góp và vốn khác; Thành lập Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An nhằm: - Tạo ra cơ chế mềm dẽo, linh hoạt để huy động và tập hợp cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Khai thác và huy động nguồn vốn nhàn 10 rổi thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế-xã hội, dân cư, vốn viện trợ trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để điều hoà và sử dụng, đầu tư có hiệu quả cho các dự án phát triển kinh tế, công trình kết cấu hạ tầng của tỉnh; - Tạo tiền đề và công cụ quan trọng cho việc thực hiện xã hội hoá đầu tư tại địa phương. Đóng vai trò chủ thể khởi xướng, dẫn dắt hoạt động đầu tư thông qua các hình thức đầu tư rất đa dạng như: hợp vốn đầu tư, hợp vốn cho vay, góp vốn thành lập công ty cổ phần để huy động vốn phục vụ cho mục tiêu đầu tư… Trong đó, nguồn vốn của Quỹ Đầu tư phát triển được sử dụng như là nguồn “vốn mồi” để thu hút sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế khác trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm áp lực về vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, nâng cao hiệu quả đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương; - Tạo ra một công cụ tài chính mới giúp cho chính quyền địa phương huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; - Hình thành thêm định chế trung gian tài chính mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước; 1.4.2. Điều kiện để thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An: Tình hình đầu tư của tỉnh thời gian qua đã phát huy tác dụng tốt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, tuy nhiên nguồn vốn cho đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh Long An cũng gặp phải những vướng mắc: - Vốn ngân sách tỉnh tập trung chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng nhưng nguồn vốn hàng năm quá nhỏ so với nhu cầu, lại phải dàn đều cho các ngành, các huyện, thị và việc đầu tư của ngân sách tỉnh chủ yếu là không thu hồi lại vốn; 11 - Những nguồn đang cung ứng vốn sẳn có trên thị trường bị phân tán, thiếu tập trung quy mô đầu tư nhỏ. Nguyên nhân do mỗi nguồn vốn này có một cơ chế tạo lập và sử dụng khác nhau, cụ thể: Vốn đầu tư của doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện theo quy định quản lý tài chính doanh nghiệp hiện hành, quy mô đầu tư còn nhỏ; - Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thường tập trung vào các dự án sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh; - Nguồn vốn ODA đầu tư trên địa bàn tỉnh còn hạn chế; - Các ngân hàng thương mại chủ yếu là cho vay ngắn hạn, khả năng đáp ứng vốn trung dài hạn, vốn đầu tư phát triển hạ tầng rất hạn hẹp; - Một số dự án phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các công trình trọng điểm của tỉnh không có nguồn vốn đáp ứng; tại thời điểm có những dự án, chương trình rất cần vốn để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả ngay nhưng không có vốn. Trong khi có một số nguồn vốn khác đang nhàn rổi không được huy động để sử dụng. Tình hình trên dẫn đến vốn đầu tư đã thiếu nhưng việc khai thác sử dụng còn lãng phí, thiếu linh hoạt, không phát huy được hiệu quả đồng vốn. Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Long an về việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đã đưa ra mục tiêu: huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội để cùng với ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đề ra. Giai đoạn 2006-2010 tỉnh Long An phấn đấu huy động khoảng 32.000- 33.000tỷ đồng, chiếm 65-70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, đầu tư 12 từ ngân sách nhà nước khoảng 10.400tỷ đồng (chiếm 28% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng) Để huy động các nguồn lực xã hội và thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Long an về việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, UBND tỉnh Long an đã ban hành Quyết định số: 14/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2008 về việc ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh Long An thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, trong đó có giao cho Sở Tài chính Long An là cơ quan chủ trì soạn thảo “ Đề án thành lập Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An nhằm huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển tỉnh Long an đến năm 2020” 1.4.3. Cơ sở pháp lý thành lập Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An: Từ năm 2006 trở về trước đối với loại hình Quỹ tài chính nhà nước tổ chức dưới hình thức Quỹ Đầu tư phát triển các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có khung pháp lý điều chỉnh. Hiện nay, đã có các cơ sở pháp lý như sau: -Nghị định số: 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; -Thông tư số 139/2007/TT-BTC ngày 29/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; 1.5.Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của các Quỹ Đầu tư phát triển (Quỹ ĐTPT) của tỉnh, thành phố ở Việt nam: Kể từ khi Quỹ Đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh được thành lập (năm 1997), đến năm 2007 số lượng Quỹ ĐTPT địa phương đã tăng lên đáng kể, đã có 17 Quỹ được thành lập ở các tỉnh, thành phố. Trong 10 13 năm qua, sự đóng góp của các Quỹ trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đã chứng tỏ sự cần thiết phải có hệ thống Quỹ mạnh cả về chất và lượng. Tổ chức bộ máy của các Quỹ đang từng bước được kiện toàn. Các Quỹ hoạt động độc lập đã xây dựng được bộ máy tương đối hoàn chỉnh với các bộ phận chức năng, qua đó nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của Quỹ. Riêng Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh (HIFU) đã phát triển được một loạt các công ty vệ tinh để hỗ trợ Quỹ triển khai hoạt động. Các Quỹ đang sử dụng bộ máy kiêm nhiệm của Quỹ HTPT (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) cũng tổ chức được bộ máy chuyên môn gọn nhẹ để triển khai hoạt động. Tất cả c
Tài liệu liên quan