Đề tài Xây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Anh Trần Văn Hưng trú tại tổ 1 - Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội có sở hữu một chiếc xe máy Nova mang biển kiểm sát 30 – F3 3276. Ngày 21.4.2009, cả nhà anh Hưng đi du lịch xa nên anh đã mang chiếc xe máy sang gửi ở nhà ông Huỳnh Văn Phương (bố vợ anh Hưng) trú tại tổ 5 - Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội . 20h ngày 29.4.2009, Huỳnh Văn Lâm (sinh năm 1995) – hàng xóm của ông Phương sang mượn xe để đi chở đồ, ông Phương đã đồng ý cho Lâm mượn chiếc xe Nova của anh Hưng. Lâm điều khiển chiếc xe Nova chạy với tốc độ 90 – 100 km/h trên đường Láng. Cùng lúc đó, Trần Văn Minh (sinh năm 1987) điều khiển chiếc xe Honda mang biển kiểm soát 89 – H7 0083 cũng chạy với tốc độ tương đương. Lúc đó xe của Lâm vượt lên xe của Minh. Thấy vậy, Minh tăng tốc độ đuổi theo xe Lâm. Hai xe đuổi theo nhau đến Ngã Tư Sở thì xe Honda của Minh điều khiển đâm vào xe anh Lê Văn Cường đi đúng đường theo hướng ngược chiều. Cùng lúc đó xe của Lâm điều khiển cũng không làm chủ được tốc độ nên đã đâm vào đuôi xe của anh Cường. Hậu quả là anh Cường bị ngã đập đầu xuống lòng đường phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Minh và Lâm bị thương nhẹ. Xe máy của Lâm và Minh bị hư hỏng không đáng kể. Sau khi điều trị xong, anh Cường khởi kiện yêu cầu được bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, bao gồm : Tiền điều trị là: 5.000.000 đồng Tiền công lao động bị mất trong thời gian nằm viện là : 1.000.000 đồng ( 50.000 x 10 ngày) Tiền công người vợ theo nuôi là : 500.000 đồng Chi phí sửa chữa xe máy là : 1.500.000 đồng Tổng cộng : 8.000.000 đồng. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống : Quan hệ pháp luật dân sự là “quan hệ của các chủ thể về tài sản và về nhân thân được các quan hệ pháp luật dân sự điều chỉnh, mọi quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên được pháp luật đảm bảo thực hiện”. Quan hệ pháp luật bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung. Mỗi một quan hệ pháp luật phát sinh đều do một sự kiện pháp lí xảy ra. Sự kiện pháp lí bao gồm hành vi pháp lí hoặc sự biến pháp lí. Thứ nhất, quan hệ pháp luật phát sinh ở trường hợp này là do hành vi pháp lí, mà cụ thể, đầu tiên là do hành vi của cả Minh và Lâm. Xét mức độ lỗi của 2 người, Lâm và Minh đều có lỗi là đã không tuân thủ quy định của pháp luật khi điều khiển phương tiện xe cơ giới, cụ thể là đã không làm chủ được tốc độ của phương tiện dẫn đến hậu quả gây ra tai nạn cho anh Cường. Hành vi này của Lâm và Cường đã gây thiệt hại cho anh Cường về sức khỏe (anh Cường phải đưa đi cấp cứu và điều trị tại bệnh viện) và tài sản (xe máy của anh Cường bị hư hỏng) – là khách thể trong quan hệ pháp luật này. Đóng vai trò là các chủ thể trong mối quan hệ pháp luật này nên Lâm, Minh và anh Cường có các quyền và nghĩa vụ tương ứng để nhằm thực hiện nội dung của quan hệ pháp luật này. Trong vụ việc này, vì Lâm và Minh cùng gây thiệt hại cho anh Cường nên anh Cường có quyền yêu cầu 2 người bồi thường thiệt hại. Tương ứng với điều đó Lâm và Minh phải có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại cho anh Cường (bồi thường do sự thỏa thuận giữa các chủ thể).

doc5 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 5: Xây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó. Xác định mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thuộc về ai ? Giải thích tại sao? Bài làm Anh Trần Văn Hưng trú tại tổ 1 - Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội có sở hữu một chiếc xe máy Nova mang biển kiểm sát 30 – F3 3276. Ngày 21.4.2009, cả nhà anh Hưng đi du lịch xa nên anh đã mang chiếc xe máy sang gửi ở nhà ông Huỳnh Văn Phương (bố vợ anh Hưng) trú tại tổ 5 - Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội . 20h ngày 29.4.2009, Huỳnh Văn Lâm (sinh năm 1995) – hàng xóm của ông Phương sang mượn xe để đi chở đồ, ông Phương đã đồng ý cho Lâm mượn chiếc xe Nova của anh Hưng. Lâm điều khiển chiếc xe Nova chạy với tốc độ 90 – 100 km/h trên đường Láng. Cùng lúc đó, Trần Văn Minh (sinh năm 1987) điều khiển chiếc xe Honda mang biển kiểm soát 89 – H7 0083 cũng chạy với tốc độ tương đương. Lúc đó xe của Lâm vượt lên xe của Minh. Thấy vậy, Minh tăng tốc độ đuổi theo xe Lâm. Hai xe đuổi theo nhau đến Ngã Tư Sở thì xe Honda của Minh điều khiển đâm vào xe anh Lê Văn Cường đi đúng đường theo hướng ngược chiều. Cùng lúc đó xe của Lâm điều khiển cũng không làm chủ được tốc độ nên đã đâm vào đuôi xe của anh Cường. Hậu quả là anh Cường bị ngã đập đầu xuống lòng đường phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Minh và Lâm bị thương nhẹ. Xe máy của Lâm và Minh bị hư hỏng không đáng kể. Sau khi điều trị xong, anh Cường khởi kiện yêu cầu được bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, bao gồm : Tiền điều trị là: 5.000.000 đồng Tiền công lao động bị mất trong thời gian nằm viện là : 1.000.000 đồng ( 50.000 x 10 ngày) Tiền công người vợ theo nuôi là : 500.000 đồng Chi phí sửa chữa xe máy là : 1.500.000 đồng Tổng cộng : 8.000.000 đồng. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống : Quan hệ pháp luật dân sự là “quan hệ của các chủ thể về tài sản và về nhân thân được các quan hệ pháp luật dân sự điều chỉnh, mọi quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên được pháp luật đảm bảo thực hiện”. Quan hệ pháp luật bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung. Mỗi một quan hệ pháp luật phát sinh đều do một sự kiện pháp lí xảy ra. Sự kiện pháp lí bao gồm hành vi pháp lí hoặc sự biến pháp lí. Thứ nhất, quan hệ pháp luật phát sinh ở trường hợp này là do hành vi pháp lí, mà cụ thể, đầu tiên là do hành vi của cả Minh và Lâm. Xét mức độ lỗi của 2 người, Lâm và Minh đều có lỗi là đã không tuân thủ quy định của pháp luật khi điều khiển phương tiện xe cơ giới, cụ thể là đã không làm chủ được tốc độ của phương tiện dẫn đến hậu quả gây ra tai nạn cho anh Cường. Hành vi này của Lâm và Cường đã gây thiệt hại cho anh Cường về sức khỏe (anh Cường phải đưa đi cấp cứu và điều trị tại bệnh viện) và tài sản (xe máy của anh Cường bị hư hỏng) – là khách thể trong quan hệ pháp luật này. Đóng vai trò là các chủ thể trong mối quan hệ pháp luật này nên Lâm, Minh và anh Cường có các quyền và nghĩa vụ tương ứng để nhằm thực hiện nội dung của quan hệ pháp luật này. Trong vụ việc này, vì Lâm và Minh cùng gây thiệt hại cho anh Cường nên anh Cường có quyền yêu cầu 2 người bồi thường thiệt hại. Tương ứng với điều đó Lâm và Minh phải có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại cho anh Cường (bồi thường do sự thỏa thuận giữa các chủ thể). Thứ hai, Anh Hưng gửi xe ở chỗ ông Phương, sự kiện này đã làm xuất hiện hợp đồng gửi giữ giữa 2 người, theo đó, ông Phương có trách nhiệm bảo quản tài sản và nếu có thiệt hại đối với tài sản trong khi giữ tài sản thì phải bồi thường (trừ trường hợp bất khả kháng). Ông Phương nhận giữ xe của anh Hưng, nhưng trong thời gian giữ xe, ông lại cho Lâm mượn. Khi gây ra tai nạn, Lâm đã làm hư hỏng đến chiếc xe (lợi ích vật chất trong quan hệ pháp luật này). Như vậy, ở đây đã xuất hiện một mối quan hệ pháp luật khác, giữa những chủ thể là ông Phương và anh Hưng. Khi thiệt hại xảy ra, với tư cách là chủ sở hữu xe, anh Hưng có quyền yêu cầu ông Phương bồi thường và ông Phương có trách nhiệm bồi thường cho anh Hưng. Thứ 3, xuất hiện thêm một mối quan hệ pháp luật nữa, giữa những chủ thể là ông Phương và Lâm. Vụ tai nạn xảy ra một phần do hành vi pháp lí của Lâm. Việc đó đã gây ra thiệt hại cho người thứ 3 (anh Cường) và gây hư hỏng cho xe máy mà ông Phương cho Lâm mượn. Trong mối quan hệ này, với vai trò là người người được chủ sở hữu giao chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ nhưng ông Phương lại có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nên ông Phương cũng có nghĩa vụ liên đới với Lâm bồi thường thiệt hại cho anh Cường theo quy định tại Khoản 4 Điều 623 BLDS 2005. Nhưng ngược lại, ông Phương cũng có quyền yêu cầu Lâm bồi thường thiệt hại cho mình bởi ngoài việc gây thiệt hại cho anh Cường, Lâm đã làm hỏng xe máy , như vậy Lâm có trách nhiệm bồi thường chi phí sửa chữa xe cho ông Phương Mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại : Theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 BLDS thì : “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”. Như vậy, trong trường hợp trên thì xe máy gây tai nạn cũng được xem là nguồn nguy hiểm cao độ và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Thứ nhất, trong trường hợp trên, về lí thuyết anh Hưng là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe nhưng anh lại giao cho ông Phương chiếm hữu một cách hợp pháp ( thông qua hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định tại Mục 10 BLDS 2005), chiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 623 thì “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác” nên anh Hưng không phải bồi thường cho anh Cường. Thứ hai, Khoản 3 Điều 623 có quy định rằng : “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ”. Ở vụ việc nêu trên, Minh được xem là người điều khiển hợp pháp xe máy mang biển kiểm soát 89 – H7 0083 nhưng Minh đã không tuân thủ quy định của pháp luật khi điều khiển phương tiện xe cơ giới, có nghĩa là không làm chủ được tốc độ của phương tiện và đã gây ra tai nạn nên Minh cũng phải bồi thường cho anh Cường. Thứ 3, tại Khoản 4 Điều 623 BLDS 2005 quy định : “Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại....” Trong trường hợp nói trên, theo quy định của pháp luật thì Lâm dưới 15 tuổi nên không được phép điều khiển phương tiện xe cơ giới, nhưng Lâm lại điều khiển xe của anh Hưng tham gia giao thông nên Lâm được coi là người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật. Chiếu theo nội dung trên của Khoản 4 Điều 623 BLDS thì Lâm cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình. Mặt khác, theo một nội dung khác cũng được quy định tại Khoản 4 Điều 623 thì : “Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”. Như vậy, theo quy định này, ông Phương là người được anh Hưng giao chiếm hữu hợp pháp chiếc xe máy, nhưng ông lại để cho Lâm lấy xe đi và gây ra tai nạn nên ông Phương cũng phải liên đới với Lâm chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vụ việc trên xảy ra do hành vi của nhiều người gây ra, nhưng lại khó xác định được mức độ lỗi của từng người nên áp dụng Điều 616 BLDS 2005 về Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra như sau : “Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”. Như vậy, trong vụ việc nêu trên, Lâm và Minh phải liên đới bồi thường cho anh Cường số tiền là 8.000.000 đồng. Do không xác định được mức độ gây thiệt hại cụ thể của từng người nên trong trường hợp này, trách nhiệm liên đới bồi thường sẽ được chia đều cho cả 2 người. Cụ thể là : Lâm sẽ phải bồi thường cho anh Cường số tiền là : 4.000.000 đồng Minh sẽ phải bồi thường cho anh Cường số tiền là : 4.000.000 đồng Vì Lâm chưa đủ 15 tuổi nên chưa có năng lực pháp luật, mà Khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 có quy định :“Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này (….)”.Vậy nên số tiền mà Lâm phải chịu trách nhiệm bồi thường cho anh Cường sẽ do bố, mẹ của Lâm chi trả. Vì ông Phương cũng có lỗi trong việc để Lâm sử dụng chiếc xe trái phép và gây ra tai nạn nên theo Khoản 4 Điều 623 BLDS 2005 thì ông Phương cũng sẽ phải liên đới với Lâm bồi thường thiệt hại (theo quy định của pháp luật hoặc do các bên tự thỏa thuận). DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -------- *** -------- 1/ Giáo trình luật dân sự Viêt Nam (tập 2) – Trường ĐH Luật Hà Nội 2/ Bộ luật dân sự 2005 – NXB Tư pháp
Tài liệu liên quan