Đề tài Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm như một động lực phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam

Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, nền kinh tế thế giới đang biến chuyển rất cơ bản, mạnh mẽ và sâu rộng về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, chức năng và phương thức hoạt động trên mọi lĩnh vực. Đây chính là một sự biến đổi lịch sử có ý nghĩa trọng đại, đánh dấu sự hình thành một hình thái mới của nền kinh tế thế giới - nền kinh tế tri thức

doc88 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm như một động lực phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, nền kinh tế thế giới đang biến chuyển rất cơ bản, mạnh mẽ và sâu rộng về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, chức năng và phương thức hoạt động trên mọi lĩnh vực. Đây chính là một sự biến đổi lịch sử có ý nghĩa trọng đại, đánh dấu sự hình thành một hình thái mới của nền kinh tế thế giới - nền kinh tế tri thức. Trong thời gian tới, kinh tế thế giới sẽ có những biến động to lớn, theo chiều hướng chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo có thể sẽ còn tiếp tục gia tăng. Đó là thách thức gay gắt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Nếu không biết tận dụng cơ hội, nâng cao năng lực nội sinh, đi thẳng vào những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao, thì nguy cơ ngày càng tụt hậu là không tránh khỏi. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp phần mềm đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta. Ngày 05-06-2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005, trong đó có nêu ra mục tiêu xây dựng công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh quốc gia. Phát triển ngành công nghiệp phần mềm chính là một trong những cách đi tắt, đón đầu để Việt Nam tiến vào và hội nhập cùng với nền kinh tế tri thức của thế giới. Xuất phát từ ý tưởng trên, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vai trò của ngành công nghiệp phần mềm trong công cuộc xây dựng nền kinh tế tri thức tại Việt Nam, cũng như thực trạng hiện nay của ngành, em đã lựa chọn đề tài: “ Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm như một động lực phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam “ cho Khoá luận tốt nghiệp của mình. Khoá luận có kết cấu như sau: ChươngI: Công nghiệp phần mềm trong chiến lược phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam. Chương II: Thực trạng của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Chương III: Một số kiến nghị về chính sách và biện pháp để phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn thầy Ngô Quý Nhâm, giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh, đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện Khoá luận này. Do thời gian nghiên cứu không nhiều và trải nghiệm thực tế của tác giả còn hạn chế, Khoá luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong thầy cô và bạn đọc thông cảm. Hà Nội ngày 09 tháng 12 năm 2002 Nguyễn Thị Nguyệt Minh Chương I Công nghiệp phần mềm trong chiến lược phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam I. Khái quát về nền kinh tế tri thức và hội nhập vào nền kinh tế tri thức 1. Khái niệm nền kinh tế tri thức Năm 1996, lần đầu tiên trên thế giới, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra định nghĩa chính thức về kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức vẫn còn tỷ lệ nông nghiệp và công nghiệp nhưng hai ngành này chiếm tỷ trọng thấp, chiếm đại đa số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Đó có thể là những ngành mới như công nghệ thông tin (công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm), các ngành công nghiệp, dịch vụ mới dựa vào công nghệ cao, và cũng có thể là những ngành truyền thống (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được cải tạo bằng khoa học, công nghệ hiện đại. Ví dụ như sản xuất ôtô là một ngành công nghiệp truyền thống, nhưng nếu sản xuất ra những loại ôtô mới, trong đó phần lớn giá trị là do sử dụng vật liệu mới, kỹ thuật tự động điều khiển, như những ôtô có độ an toàn cao, những ôtô thông minh không cần người lái, thì ngành sản xuất ôtô có thể coi là ngành kinh tế tri thức. Thuộc các ngành kinh tế tri thức cũng có thể là: những nhà máy sử dụng công nghệ chế tạo có sự trợ giúp của máy tính, hạ đáng kể giá thành, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, giảm thiểu phế thải; những trang trại sản xuất nông nghiệp dựa vào công nghệ sinh học, tự động điều khiển, hầu như không có người lao động; những nhà máy dệt may sử dụng internet để sản xuất và cung cấp hàng may mặc theo yêu cầu của khách hàng trên khắp thế giới, v.v… Kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực, trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân. ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành. Hiện nay ở những nước này riêng về kinh tế thông tin (những ngành kinh tế dựa chủ yếu vào công nghệ thông tin), trong đó kinh tế tri thức là chủ yếu đã chiếm hơn 50%GDP. Nhiều người ước tính vào khoảng năm 2030 các nước phát triển đều trở thành các nền kinh tế tri thức. Có thể so sánh tóm tắt khái quát các thời đại kinh tế theo bảng sau: Kinh tế nông nghiệp Kinh tế công nghiệp Kinh tế tri thức Đầu vào của sản xuất Lao động, đất đai, vốn Lao động, đất đai, vốn, công nghệ, thiết bị, thông tin Lao động, đất đai, vốn, công nghệ, thiết bị, tri thức, thông tin Các quá trình chủ yếu Trồng trọt, chăn nuôi Chế tạo, gia công Thao tác, điều khiển, kiểm soát Đầu ra của sản xuất Lương thực Của cải, hàng hoá tiêu dùng, các xí nghiệp, nền công nghiệp Sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống, công nghiệp tri thức, vốn tri thức Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu Công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu Các ngành kinh tế thống trị Công nghệ chủ yếu thúc đẩy phát triển Sử dụng súc vật, cơ giới hoá đơn giản Cơ giới hoá, hoá học hoá, điện khí hoá, chuyên môn hoá Công nghệ cao, điện hoá, tin học hoá,xa lộ thông tin.. Lực lượng sản xuất chủ yếu Nông dân Công nhân Công nhân tri thức Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) Thấp hơn 0.3%GDP 1-2% GDP Trên 3%GDP Tỷ lệ đóng góp của KHCN cho tăng trưởng kinh tế Thấp hơn 10% Trên 30% Trên 80% Đầu tư cho giáo dục Nhỏ hơn 1%GDP 2-4% GDP 6-8% GDP Tầm quan trọng của giáo dục Nhỏ Lớn Rất lớn Trình độ văn hoá trung bình Tỷ lệ mù chữ cao Trung học Sau trung học Vai trò của truyền thông Không lớn Lớn Rất lớn (Nguồn: Kinh tế tri thức với chiến lược phát triển của Việt Nam – GS. VS. Đặng Hữu) 2. Một số đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tạo nên bộ mặt mới của nền kinh tế, tạo tiền đề hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin, với những nét đặc trưng nổi bật sau: 2.1 Công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin giữ vai trò hàng đầu trong nền kinh tế tri thức. Các ngành công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới…) phát triển nhanh chóng và có giá trị gia tăng cao. Nhịp độ tăng GDP trong ngành công nghệ thông tin tăng cao gấp 3-4 lần nhịp độ tăng tổng GDP; tốc độ tăng việc làm do công nghệ thông tin tạo ra nhanh hơn từ 14-16 lần so với toàn bộ các ngành kinh tế còn lại. Phát triển kinh tế có liên quan nhiều đến sở hữu trí tuệ, sáng tạo và sử dụng thông tin, đặc biệt trong các ngành sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng cao về trí tuệ trên cơ sở đầu tư mạnh mẽ vào vốn con người. 2.2 Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong nền kinh tế tri thức. Thời gian từ kết quả nghiên cứu khoa học đến công nghệ và đưa sản phẩm ra thị trường đang ngày càng được rút ngắn lại. Nếu như ở thế kỷ thứ 19 thời gian đó phải mất từ 60 tới 70 năm thì sang thế kỷ 20 đã được rút ngắn lại còn khoảng 30 năm và riêng thập niên 90 thì chỉ còn lại là 3 năm. Thị trường công nghệ mới, sản phẩm mới gia tăng nhanh chóng. Để đạt mức 500 triệu người sử dụng điện thoại phải mất 74 năm; radio 38 năm; tivi 13 năm, thế nhưng internet chỉ có 3 năm1 Nền kinh tế tri thức và mục tiêu công nghiệp hoá -hiện đại hoá của Việt Nam trong tầm nhìn 2020 – TS Đặng Ngọc Dinh – Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ khoa học công nghệ và môi trường . Phòng thí nghiệm, cơ quan khoa học, ngoài chức năng nghiên cứu còn mang cả chức năng sản xuất, kinh doanh. Quá trình đổi mới công nghệ đang diễn ra còn nhanh hơn cả khả năng thích nghi của con người. Phát minh khoa học ngày càng nhiều và mở ra khả năng khoa học có thể giải quyết được hầu hết những gì con người muốn làm để phục vụ cho cuộc sống của mình. Lực lượng sản xuất tinh thần đang chiếm ưu thế và có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với lực lượng sản xuất vật chất; tri thức (tức là các thành tựu của khoa học và công nghệ) trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các sản phẩm vật chất khác, vì nó đang tạo ra giá trị mới chiếm tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP. 2.3 Thời gian để tiến hành công nghiệp hoá được rút ngắn. ở thế kỷ 18 một nước muốn công nghiệp hoá phải mất khoảng 100 năm, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là khoảng 50-60 năm, trong những thập kỷ 70-80 là khoảng 20-30 năm, đến cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 quãng thời gian này còn có thể rút ngắn được hơn nữa. Đó là vì nhờ có cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới mà những nước nghèo đã có thể tìm được cơ hội để phát triển nếu như tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp cận được trình độ khoa học và công nghệ hiện đại. 2.4 Nguồn nhân lực trong xã hội nhanh chóng được tri thức hoá. Con người làm việc bằng năng lực trí tuệ là chính, càng không phải là chỉ là năng lực thể chất.Cơ cấu lao động xã hội có sự thay đổi cơ bản, nhân lực trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ xử lý thông tin và dịch vụ tri thức tăng nhanh. Sự cách biệt giàu nghèo chính là sự cách biệt về tri thức và năng lực tạo ra tri thức. Các nước đang phát triển chỉ bằng con đường phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo mới có thể rút ngắn được khoảng cách với các nước phát triển. 2.5 Cơ cấu kinh tế, hình thức tổ chức xã hội có sự thay đổi cơ bản. Một số cơ cấu tổ chức cũ theo kiểu kim tự tháp (phân cấp trên dưới) sẽ được thay đổi bằng cơ cấu mạng lưới. Mọi hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính, của các cơ quan, xí nghiệp đều thông qua mạng máy tính. Chính phủ điện tử, thương maị điện tử hình thành và phát triển. Xuất hiện công ty ảo, trường học ảo,… Trò chơi kinh tế “tổng không” (thắng thua) được thay bằng mô hình “hai bên cùng thắng” thể hiện trong cạnh tranh và hợp tác; chuyển giao công nghệ …Năng lực kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường trong nhiều trường hợp còn quan trọng hơn năng lực sản xuất. Với những đặc trưng trên, có thể khẳng định nền kinh tế tri thức đã được hình thành sớm hơn từ trong lòng của nền kinh tế công nghiệp với sức sản xuất đã phát triển vô cùng cao từ các nước phát triển. Những tiến bộ vượt bậc của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã kết nối nền kinh tế theo mô hình mạng, trí lực và thông tin quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bốn trụ cột lớn của nền kinh tế tri thức: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin… tạo nên những bước đột phá trong đối với sự phát triển kinh tế – xã hội loài người. Do đó, không phải là ngẫu nhiên mà Mỹ đã có một nền kinh tế mới có chu kỳ liên tục tăng trưởng trong suốt một thời gian dài. Nhờ đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, Mỹ đã dần tái chiếm lĩnh các vị trí hàng đầu về nhiều lĩnh vực trong tương quan sức mạnh so với các quốc gia EU và Nhật Bản. Như vậy, cũng có thể nói, các nước phát triển thực sự là những quốc gia đã bắt đầu bước vào nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên ở một thế giới toàn cầu hoá và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong một chỉnh thể thống nhất của thị trường như hiện nay, hiệu ứng của nền kinh tế tri thức cũng đã từng bước xuất hiện ở các nước đang phát triển. Nhiều quốc gia, kể cả một số quốc gia kém phát triển, đã và đang tích cực vạch ra chiến lược tiếp cận, ứng xử và tranh thủ các thời cơ và thách thức do thời đại nền kinh tế tri thức mang lại. 3. Hội nhập nền kinh tế tri thức là một xu thế tất yếu đối với Việt Nam Đối với Việt Nam, khái niệm nền kinh tế tri thức vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ. Vấn đề đặt ra ở đây là Việt Nam có khả năng thực tế để tiếp cận và hội nhập với nền kinh tế tri thức hay không. Nếu nhìn vào thực trạng của Việt Nam sau hơn 15 năm đổi mới có thể thấy tuy nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến triển vượt bậc nhưng nếu so với nền tảng cho một nền kinh tế tri thức như ở những quốc gia phát triển thì nền sản xuất của chúng ta vẫn còn rất lạc hậu. Hiện tại Việt Nam vẫn còn hơn 70% lao động trong nông nghiệp, mật độ dân số rất cao so với nhiều nước, bình quân theo đầu người về ruộng đất canh tác, năng lượng, sắt thép… lại rất thấp. Vậy việc hội nhập vào nền kinh tế tri thức tại Việt Nam liệu có là điều quá sức? Tuy nhiên, nếu như Việt Nam không biết làm chủ và vận dụng tri thức để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, không tìm ra cho mình con đường đi tới nền kinh tế tri thức thì chẳng bao lâu nữa nền kinh tế nước ta sẽ không kham nổi những đòi hỏi và những gánh nặng do chính bản thân sự phát triển của đất nước tạo ra, chưa nói tới các thách thức từ bên ngoài. Hay nói cách khác, hội nhập nền kinh tế tri thức chính là con đường tất yếu cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tại đại hội lần thứ VIII, Đảng ta đã quyết định phải đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá để đến khoảng năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong thời gian hai thập kỷ ấy kinh tế thế giới sẽ có những biến động to lớn không lường trước được, theo chiều ướng chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức với tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, khoảng cách giữa các nước giàu và nước nghèo có thể sẽ còn tiếp tục gia tăng. Đó là thách thức rất lớn đối với những nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Nếu không biết tận dụng cơ hội, nâng cao năng lực nội sinh, đổi mới cách nghĩ, cách làm, bắt kịp tri thức mới của thời đại, đi thẳng và những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao, thực sự đi tắt đón đầu, thì nguy cơ tụt hậu rất xa là không thể tránh khỏi. Việt Nam không thể rập khuôn theo mô hình công nghiệp hoá mà các quốc gia đi trước đã đi. Cũng không nên hiểu đơn thuần công nghiệp hoá chủ yếu chỉ là xây dựng công nghiệp, mà phải hiểu đây là sự chuyển biến nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu, năng suất, chất lượng hiệu quả thấp, dựa vào phương pháp sản xuất nông nghiệp, lao động thủ công là chính sang nền kinh tế có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, theo phương pháp sản xuất công nghiệp, dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhất. Vì thế mà công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá. Như vậy kinh tế tri thức chính là cơ hội quý báu để đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá tại Việt Nam . Trong những thập kỷ tới, Việt Nam không thể chần chừ, bỏ lỡ cơ hội mà phải đi thẳng vào nền kinh tế tri thức để rút ngắn khoảng cách với các nước. Để thực hiện được mục tiêu này thì công nghiệp hoá ở Việt Nam phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ vô cùng lớn lao: chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Hai nhiệm vụ ấy phải thực hiện đồng thời, lồng ghép vào nhau, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau. Điều đó có nghĩa là phải nắm bắt các tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đồng thời phát triển nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức, vào khoa học và công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức. Không thể chờ công nghiệp hoá hoàn thành cơ bản rồi mới chuyển sang kinh tế tri thức như các nước đi trước đã phải trải qua. Đây là lợi thế của các nước đi sau. Tuy nhiên để có thể làm được việc đó, cần phải có đủ năng lực trí tuệ, có khả năng sáng tạo, nắm bắt và làm chủ các tri thức mới nhất, và phải chủ động hội nhập quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của mình. Khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo chính là khoảng cách về tri thức. Đuổi kịp các nước chủ yếu là bằng cách rút ngắn khoảng cách về tri thức. Việt Nam có lợi thế so sánh lớn nhất là nguồn lực con người trong công cuộc xây dựng nền kinh tế tri thức. Hơn nữa, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang mang lại cơ hội cho bất kỳ quốc gia miễn là quốc gia đó có bản lĩnh và năng lực huy động các nguồn lực từ khắp thế giới, để làm ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao đem đi bán ở bất kỳ nước nào, nơi nào trên thế giới. Quan trọng hơn cả là chúng ta có con người làm được việc này, có nhà nước và các thể chế cần thiết giúp con người làm tốt được việc đó. Nói một cách khái quát: Không gian kinh tế đang sẵn sàng mở rộng ra khắp thế giới cho các quốc gia, các dân tộc có ý chí , có khả năng lựa chọn và quyết tâm làm chủ xu thế phát triển này. Cơ hội này cách đây ba bốn thập kỷ đã tạo ra các nước NICS. Cơ hội ngày nay lớn hơn rất nhiều, nhưng cũng kèm theo nhiều thách thức. Trong bối cảnh như vậy, vấn đề cốt lõi quyết định nội dung, lộ trình và những bước đi của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm cả chiến lược công nghiệp hoá của nước ta là việc lựa chọn sản phẩ m định làm ra và các quyết sách nhằm thực hiện sản phẩm đó, với mục tiêu: Mở rộng không gian kinh tế ra khắp thế giới, san lấp khoảng cách phát triển giữa nước ta với thế giới bên ngoài. II. Khái quát về công nghiệp phần mềm và vai trò của nó trong chiến lược phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam 1. Khái niệm sản phẩm phần mềm Phần mềm là những chương trình viết bằng mã số và chữ dùng để hướng dẫn điều hành thiết bị máy tính và quản lý nội dung thông tin hoặc dữ liệu trong máy2 “Công nghiệp phần mềm ấn Độ” Nhà xuất bản New Delhi, ấn Độ, 1996 – Richard Heeks . Có hai loại phần mềm thường gặp nhất là phần mềm hệ thống (systems software) và phần mềm ứng dụng (applications software). Phần mềm hệ thống là các chương trình dùng để quản lý cấu hình của một hệ thống máy tính, ví dụ như hệ điều hành máy tính có nhiệm vụ quản lý dữ liệu đầu ra hoặc đầu vào của máy. Phần mềm ứng dụng là những chương trình được thiết kế để ứng dụng những tính năng của máy tính vào việc giải quyết các công việc như quản lý dữ liệu về cơ sở vật chất và thiết bị trong bệnh viện, trường học, nhà ga, quản lý sổ sách trong ngân hàng hay sổ lương trong các văn phòng… Khi nói đến phần mềm, người ta thường nghĩ đến các sản phẩm đang được đem trao đổi và kinh doanh trên thị trường. Dựa trên những định nghĩa đã được công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới, ta có khái niệm sau: Sản phẩm phần mềm là phần mềm được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác sử dụng được. Hầu hết các sản phẩm phần mềm thường chỉ mang tên một nhà sản xuất duy nhất, người có quyền quyết định đến mẫu mã, nhãn hiệu, bản quyền, cải tiến kỹ thuật… của phần mềm đó. Ví dụ, những phần mềm cho Windows được biết đến tên với tư cách là các sản phẩm độc quyền của hãng Microsoft. Tại Việt Nam, các series từ điển MTD là sản phẩm của công ty phần mềm Lạc Việt… Tuy nhiên, trên thực tế, để làm được một sản phẩm phần mềm và đưa nó đến được với người sử dụng cuối cùng (end – user) thành công cần trải qua các công đoạn khác nhau. Nhiều khi, do không có đủ nguồn lực lao động kỹ thuật để thực hiện toàn bộ các công đoạn đó, nhà sản xuất phải sử dụng tới các dịch vụ phần mềm do một hoặc nhiều công ty khác cung cấp. Trong một trường hợp khác, một công ty nhận được một đơn đặt hàng lớn sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ cho một công đoạn sản xuất một phần mềm nhưng công ty này cũng không đủ nguồn lực để hoàn thành việc đó trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, công ty này sẽ liên kết, hợp tác với một công ty khác để cùng tiến hành hợp đồng. Nói cách khác, công ty đó đã sử dụng dịch vụ phần mềm của một bên thứ ba để hoàn thành hợp đồng của mình với bên đã thuê họ. 2. Ngành công nghiệp phần mềm Như mọi người đều biết, phần mềm là một bộ phận không thể thiếu được để một chiếc máy tính có thể hoạt động được. Lúc đầu các chương trình phần mềm chỉ được xây dựng ở quy mô nhỏ, theo đơn đặt hàng của một doanh nghiệp hay một cơ sở kinh d
Tài liệu liên quan