Đề tài Xây dựng phần mềm giáo trình điện tử dạy học Sinh thái học lớp 11

Sự phát triển mạnh mẽ của KHKT, kinh tế - xã hội trong thời đại hiện nay đặt ra một yêu cầu lớn cho ngành giáo dục. Yêu cầu lớn đặt ra đối với ngành giỏo dục nước ta là đào tạo những con người lao động mới có kiến thức, năng động, sáng tạo, có năng lực tư duy và hành động độc lập cao. Do đó, bờn cạnh việc trang bị cho học sinh những nội dung kiến thức của chương trình, người giáo viên cần phải trang bị cho các em con đường lĩnh hội tri thức, biết suy nghĩ sáng tạo, có kĩ năng tư duy, kĩ năng khai thác và ứng dụng trong học tập.

doc115 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng phần mềm giáo trình điện tử dạy học Sinh thái học lớp 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng phần mềm giáo trình điện tử dạy học Sinh thái học lớp 11 THPT PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Do yêu cầu phát triển khoa học kĩ thuật (KHKT) - Kinh tế - Xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của KHKT, kinh tế - xã hội trong thời đại hiện nay đặt ra một yêu cầu lớn cho ngành giáo dục. Yêu cầu lớn đặt ra đối với ngành giỏo dục nước ta là đào tạo những con người lao động mới có kiến thức, năng động, sáng tạo, có năng lực tư duy và hành động độc lập cao. Do đó, bờn cạnh việc trang bị cho học sinh những nội dung kiến thức của chương trình, người giáo viên cần phải trang bị cho các em con đường lĩnh hội tri thức, biết suy nghĩ sáng tạo, có kĩ năng tư duy, kĩ năng khai thác và ứng dụng trong học tập. 1.2. Do yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Muốn phát triển được giáo dục, một trong những vấn đề cấp thiết có tính chiến lược là đổi mới phương pháp giáo dục. Cốt lõi của hướng đổi mới PPDH là: Hướng học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, đề cao khả năng tự học của người học và đề cao vai trò của người thầy về khả năng dạy cho người học cách học có hiệu quả nhất. Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong nghị quyết TW2 khoá VIII là: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh,...”. Định hướng trờn đó được pháp chế hoá trong luật Giáo dục, mục 2 điều 4: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’. Để thực hiện chủ trương trên, một trong những hướng tiếp cận hiện đại là ứng dụng những thành tựu của CNTT trong giáo dục. Chỉ thị 58 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là: “...Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học và ngành học”[2]. Tiếp theo, chỉ thị số 29/2001/CT của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đưa ra mục tiêu cụ thể: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo ...theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giáo dục, học tập ở tất cả cỏc mụn học”[3]. 1.3. Xuất phát từ hạn chế của tài liệu hướng dẫn dạy học (TLHDDH) hiện nay: Các TLHDDH hiện nay còn tồn tại một số hạn chế sau: - Các TLHDDH chưa chú trọng phân tích lụgic cấu trúc nội dung của từng bài học trong sách giáo khoa (SGK) làm cho giáo viên (GV) chưa thực sự hiểu sâu sắc nội dung dạy học, do đó hạn chế việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học. - Các TLHDDH chỉ đề cập đến phương pháp (PP) một cách chung chung, không cụ thể nên rất khó cho GV khi thực hiện. Yếu tố phương pháp dạy học (PPDH) trong các TLHDDH nói chung và trong sách giáo viên (SGV) rất mờ nhạt. - Phương tiện truyền tải nội dung dạy học chủ yếu là kênh chữ. Nếu có kờnh hỡnh thỡ đa số chỉ là hình tĩnh, số lượng ít và không đủ. Điều này rất khó cho người học trong việc lĩnh hội kiến thức. - Các TLHDDH không cung cấp, hướng dẫn cho GV cách tìm kiếm, chỉnh sửa, xây dựng và sử dụng phương tiện dạy học (PTDH) phục vụ cho giảng dạy đặc biệt là PTDH dạng kỹ thuật số. 1.4. Do thực trạng dạy - học hiện nay. Mặc dù đã có nhiều thay đổi trong việc đổi mới PPDH, song sự thay đổi đó chưa hiệu quả. Chủ yếu do PTDH chưa đầy đủ, đồng thời GV chưa có nhiều thời gian để sưu tầm tư liệu và soạn giảng ứng dụng CNTT, trình độ tin học của GV còn hạn chế,... Nội dung phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 ban cơ bản chứa đựng nhiều kiến thức về khái niệm, cơ chế, quá trình, quy luật khá trừu tượng. Tuy nhiên, PTDH ở trường phổ thông cho phần này hiện nay mới chỉ dừng lại ở các tranh, ảnh tĩnh đơn giản. Với những PTDH đó, người GV gặp phải khó khăn rất lớn, không thể dùng lời để diễn tả hết những diễn biến phức tạp, những cái động trong các quỏ trình đó để HS hiểu một cách sâu sắc. 1.5. Xuất phát từ những tiện ích của CNTT, đặc biệt là truyền thông đa phương tiện (Multimedia). Ứng dụng CNTT đã tạo ra một bước đột phá trong đổi mới các PPDH, giúp cho người học tự khám phá kiến thức mới, bồi dưỡng năng lực tự học để tự học suốt đời, đặc biệt là sự vận dụng những nội dung đã nắm được vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Ứng dụng CNTT giúp cho người học hiểu nhanh, nhớ lâu các nội dung học tập, đồng thời giảm nhẹ sức lao động của người thầy, giỳp người thầy tiến hành bài học không bắt đầu bằng giảng giải, thuyết trình, độc thoại,…mà bằng vai trò đạo diễn, thiết kế, tổ chức, trọng tài, cố vấn…; trả lại cho người học vai trò chủ thể, không phải học thụ động bằng nghe thầy giảng giải, mà học tích cực bằng hành động của chính mình nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của CNTT đang được áp dụng trong dạy học hiện nay là thiết kế bài dạy trên phần mềm MS. Powerpoint, Violet. Ưu thế của các phần mềm này không chỉ là kênh chữ với nhiều hiệu ứng, mà quan trọng hơn là khả năng tích hợp kờnh hỡnh tĩnh hoặc động trong cùng một bài trình diễn nhờ kỹ thuật siêu liên kết - Hyperlink làm cho bài giảng trở nên sinh động, tạo hứng thú cho người học. Những năm gần đây, băng video, máy tính và hệ thống đa phương tiện (Multimedia) phát triển nhanh tạo điều kiện cho việc cá nhõn hoá việc học tập; GV đóng vai trò người hướng dẫn nhiều hơn. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu phát triển PTDH, đặc biệt là PTDH đa truyền thông. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Xây dựng và sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy - học phần Di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy - học phần di truyền học chương III, IV, V Sinh học lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể: Giáo viên và học sinh lớp 12 của một số trường THPT. 3.2. Đối tượng: Tài liệu hướng dẫn dạy học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 ban cơ bản theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xác định được những hạn chế của các tài liệu hướng dẫn dạy - học hiện nay và xây dựng thành công tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp TTĐPT thì sẽ nâng cao chất lượng dạy - học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT ban cơ bản, tích cực hoá nhận thức của học sinh. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu lí thuyết: - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của quá trình truyền thông và quá trình dạy - học, xác lập mối quan hệ giữa hai quá trình này để vận dụng vào quá trình dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. - Xác định hệ thống các nguyên tắc xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. - Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK phần di truyền học chương III, IV, V – Sinh 12 THPT ban cơ bản làm cơ sở cho việc sưu tầm, xây dựng mới các tư liệu đa truyền thông (multimedia) tương ứng với nội dung dạy - học. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài: - Tình hình sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy học hiện nay. - Tình hình dạy học môn SH nói chung và phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT ban cơ bản nói riêng ở trường THPT. - Tình hình trang bị và sử dụng PTDH - Tình hình ứng dụng CNTT trong QTDH - Thực trạng hiểu biết và vận dụng các PPTC của GV hiện nay 5.3. Phân tích mục tiêu, nội dung chương trình Sinh học 12 phần Di truyền học chương III, IV, V làm cơ sở cho việc sưu tầm, biên tập các nguồn tư liệu phù hợp với nội dung từng bài để xây dựng bộ tư liệu này. 5.4. Xác định nguyên tắc, quy trình sưu tầm, phân loại, xây dựng mới, gia công sư phạm, xử lý kĩ thuật các tư liệu bằng các phần mềm tin học để hình thành bộ tư liệu Multimedia hỗ trợ dạy học phần Di truyền học 12. 5.5. Thiết kế các giáo án kịch bản thể hiện phương pháp sử dụng bộ tư liệu Multimedia và chỉ định việc nhập liệu thông tin (các file text, các hình ảnh tĩnh, động,…) vào phần mềm công cụ (PMCC) để hình thành bộ giáo án điện tử. 5.6. Thiết kế Website để quản lí bộ tư liệu Multimedia cùng với các giáo án kịch bản và giáo án điện tử. 5.7. Xác định quy trình sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. 5.8. Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng bộ tư liệu này theo các biện pháp tích cực hoá hoạt động học tập của HS. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài. - Tìm hiểu cấu trúc, chương trình, nội dung sách giáo khoa (SGK) phần Di truyền học để định hướng cho việc tìm kiếm, sưu tầm nguồn tư liệu phù hợp với nội dung của từng bài học. - Nghiên cứu các tài liệu về phần mềm CNTT nói chung và phần mềm MS. Frontpage nói riêng với khả năng quản lý dữ liệu dưới dạng Web của phần mềm này. 6.2. Phương pháp điều tra cơ bản. - Điều tra thực trạng dạy học môn Sinh học nói chung và phần Di truyền học chương III, IV, V – Sinh học 12 nói riêng ở một số trường THPT. - Điều tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học của GV phổ thông hiện nay và nhu cầu về tài liệu hướng dẫn dạy học theo hướng ứng dụng CNTT. 6.3. Phương pháp chuyên gia. Gặp gỡ, trao đổi với những chuyên gia về lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để định hướng cho việc triển khai nghiên cứu đề tài. 6.4. Phương pháp thu thập tư liệu. Sưu tầm, phân loại, gia công sư phạm, xử lí kĩ thuật các tư liệu thu được và quản lí hệ thống các tư liệu bằng phần mềm Frontpage. 6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. * Thực nghiệm thăm dò để rút kinh nghiệm trong khi thiết kế bài giảng. * Thực nghiệm chính thức: Giảng dạy một số tiết thuộc phần Di truyền học chương III, IV, V – Sinh học 12 để kiểm tra hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. 6.6. Phương pháp phõn tích kết quả thực nghiệm. 6.6.1. Phân tích định lượng: Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm bằng phần mềm Microsoft Excel thông qua các tham số của toán thống kê – xác suất. 6.6.2. Phân tích định tính. 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 7.1. Bước đầu xác định cơ sở lí luận cho việc xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện nói chung và vận dụng vào xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy - học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT (Ban cơ bản) nói riêng. 7.2. Xác định được hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng và sử dụng tài liệu hướng dẫn trong dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện; vận dụng vào việc xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT (Ban cơ bản). 7.3. Xác định được quy trình sưu tầm và xây dựng các PTDH ở dạng kỹ thuật số phù hợp với nội dung để xõy dựng tài liệu hướng dẫn dạy - học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT (Ban cơ bản). 7.4. Xác định mô hình cấu trúc tài liệu hướng dẫn theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. 7.5. Xác định quy trình xây dựng tài liệu hướng dẫn trong dạy - học nói chung và vận dụng vào việc xây dựng tài liệu trong dạy - học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT (Ban cơ bản) nói riêng. 7.6. Thiết kế được bộ tài liệu hướng dẫn giảng dạy phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 THPT (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. 7.7. Xác định được phương pháp sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong quá trình dạy - học. 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn gồm 3 phần: ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần kết quả nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Xây dựng và sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy - học phần di truyền học chương III, IV, V - Sinh học lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Cơ sở lí luận 1.1.1. Quá trình truyền thông: 1.1.1.1. Một số khái niệm liên quan: - Sự truyền thông (Communication có nguồn gốc từ chữ La tinh là “Com - muni” nghĩa là “cỏi chung”) là sự thiết lập “cỏi chung” giữa những người có liên quan trong quá trình thực hiện hay nói rõ hơn là tạo nên sự đồng cảm giữa người phát và người thu thông qua một hay nhiều thông điệp được truyền đi [9]. - Phương tiện truyền thông: Là các phương tiện để giao tiếp giữa con người với nhau [32]. Ví dụ: Khi có một cuộc thảo luận thỡ “núi” là một dạng phương tiện truyền thông với âm thanh và điệu bộ. - Quá trình truyền thông (QTTT) là một quá trình bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin từ người truyền tin đến người nhận tin[9]. QTTT nhằm thực hiện sự trao đổi qua lại về kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng, ý kiến, tình cảm. Do có truyền thông mà các thành tố xã hội, hệ thống con người, các hệ thống xã hội liên tiếp được cải biến và phân hóa. 1.1.1.2. Các mô hình truyền thông. [9] - Mô hình công nghệ: Mô hình của Shannon - Weaver (1949) trường Đại học lllinois Press. Một thông điệp được tạo ra từ một nguồn và được truyền đến người thu tại địa điểm nhận thông qua một số phương tiện. Ngoài thông điệp chính (tín hiệu cần truyền), nhiều thông điệp ngoại lai và nhiễu cũng được truyền đi và thu lại nơi nhận, người ta gọi chúng là tiếng ồn trong hệ thống truyền thông. Mục tiêu của sự truyền thông có hiệu quả là đảm bảo cho “tỉ số tín hiệu trên tiếng ồn” đạt mức lớn nhất để người thu nhận được tín hiệu chính một cách tập trung, không bị phân tán bởi tiếng ồn và làm cho tiếng ồn giảm tối đa. Nguồn tin Người phát Tín hiệu Người thu Nơi nhận Tiếng ồn Thông điệp Tín hiệu thu được Thông điệp Hình 1.1. Mô hình công nghệ của quá trình truyền thông (Shannon - Weaver) Theo “Lớ thuyết toán học của sự truyền thụng” của Shannon - Weaver thì mô hình công nghệ gồm: Nguồn tin: tạo ra thông điệp hay một dãy thông điệp. b) Người phát: mã hóa thông điệp thành tín hiệu để có thể truyền đi trờn kờnh thông tin. c) Kênh: theo quan điểm kĩ thuật, là phương tiện truyền tín hiệu đi xa. d) Tiếng ồn: là tất cả các thông điệp ngoại lai và nhiễu có thể chuyển thành tín hiệu và được truyền đi trong kênh truyền thông. e) Người thu: đóng vai trò quan trọng như người phát nhưng theo chiều ngược lại và giải mã thông điệp. Hay nói cách khác, người thu nhận tín hiệu từ người phát, giữ lại và chuyển thành thông điệp để hiểu, thông thường có dạng giống như nguyên mẫu. f) Nơi nhận: là nơi thông điệp được thu và giải mã. - Mô hình tõm lớ: Mô hình tõm lớ của sự truyền thông chú ý đến tính hiệu quả của thông điệp cả ở nguồn tin lẫn nơi nhận tin, trong đó người ta quan tâm đặc biệt đến hiệu quả ở nơi nhận tin - người nhận. Khi truyền đi một thông điệp, người ta cần biết cái gì đã xảy ra tại nơi nhận thông điệp đó. Hiệu quả của thông điệp đã phát đi được đánh giá thông qua các hành động hay cách ứng xử của người nhận. Mô hình tõm lớ của Harold D. Lasswell, giáo sư trường Đại học Yale Hoa Kì (1948) được coi như một ví dụ về loại mô hình tõm lớ của sự truyền thông. Mô hình được thể hiện dưới bảng 1.1. Câu hỏi Ai ? Nói gì? Với phương tiện gì? Cho ai? Với tác động gì? Yếu tố Người phát Thông điệp Phương tiện Người thu Tác động Phân tích Kiểm tra Nội dung Phương tiện Người nghe Hiệu quả Bảng 1.1. Mô hình truyền thông Lasswell. Ai? Là nguồn tin do một hay nhiều người phát. Núi gì? Là thông điệp, nó là một khái niệm rất rộng có quan hệ với toàn bộ nội dung đã được phát đi. Với phương tiện gì? Đây là vấn đề có quan hệ với sự truyền thông điệp. Yếu tố này dẫn đến sự khảo sát phương tiện và ngôn ngữ bao gồm khái niệm “lập mó” và “giải mó” của phương tiện. Cho ai? Là nơi nhận thông điệp, có thể có một hay nhiều người nhận. Với tác động gì? Trình bày ảnh hưởng của phương tiện truyền thông tới người nhận, đây là yếu tố tõm lớ của sự truyền thông, nói lên tính hiệu quả của nó. Mô hình tõm lớ của Berlo (1960). Mô hình này nêu lên quá trình truyền thông điệp từ nguồn phát đến nơi nhận. Nó chỉ rõ những yếu tố của quá trình và quan hệ tương hỗ giữa các quá trình đó [10]. Nguồn phát/Người phát (Thầy) Thông điệp (Nội dung học) Kênh Nơi nhận/Người nhận (Trò) Kĩ năng truyền thông Nội dung Nhìn Kĩ năng truyền thông Thái độ Yếu tố Nghe Thái độ Kiến thức Cách xử lí Sờ Kiến thức Địa vị xã hội Cấu trúc Ngửi Địa vị xã hội Trình độ, văn hóa Mã hóa Nếm Trình độ, văn hóa Bảng 1.2. Các yếu tố của mô hình truyền thông Berlo. Qua bảng trên, ta thấy nếu vận dụng mô hình này vào QTDH thì: Nguồn phát là thầy giáo còn nơi nhận là HS. Cả GV và HS đều cú cỏc đặc điểm ảnh hưởng đến việc phát và nhận thông điệp: Kĩ năng truyền thông - Thái độ - Kiến thức - Địa vị xã hội - Trình độ văn hoá. Mỗi thông điệp đều có một nội dung, yếu tố, cách xử lí, cấu trúc và cỏch mó hoỏ riờng. Cũn trong dạy học, kênh truyền thông gồm năm giác quan: Nhìn, Nghe, Sờ, Nếm, Ngửi. - Mô hình tuyến tính (Linear Model): Được xây dựng bởi Harold Laswell (1948). Theo mô hình này, thông điệp được truyền đi một chiều từ bên gửi đến bên nhận. Ngoài thông điệp chính, nhiều thông điệp ngoại lai và nhiễu cũng được truyền đi và thu lại nơi nhận. Người ta gọi chúng là tiếng ồn trong hệ thống truyền thông. Truyền thông là chuỗi hành động tuần tự, bên nhận tiếp nhận thông điệp thụ động [8]. Thông điệp Bên gửi Bên nhận Tiếng ồn Hình 1.2. Mô hình tuyến tính (Linear Model) của QTTT được xây dựng bởi Harold Laswell (1948) - Mô hình tương tác (Interactive Model) được phát triển bởi Wilbur Schramm (1955) (Tiếng ồn) Mã hoá Thông điệp giải mã Bên gửi Miền kinh nghiệm Bên nhận Giải mã Phản hồi Mã hoá (Tiếng ồn) Hình 1.3. Mô hình tương tác (Interactive Model) được phát triển bởi Wilbur Schramm (1955) + Các thành phần trong tiến trình truyền thông. Bên gửi, bên nhận, thông điệp, tiếng ồn. Mỗi bên đều giải mã và mã hóa. Phản hồi. Miền kinh nghiệm. Theo Mô hình tương tác (Interactive Model) của Wilbur Schramm (1955) truyền thông là quá trình tuần tự, không xem truyền thông là quá trình động, thiếu yếu tố thời gian à quá trình tĩnh. Tách giữa bên gửi và bên nhận [8]. - Mô hình giao tác (Transactional Model) được phát triển bởi Julia Wood(1999). [19], [20] Bên tham gia A Bên tham gia B Miền kinh nghiệm A Miền kinh nghiệm B Miền kinh nghiệm chung được chia sẻ Thông điệp Phản hồi Tiếng ồn Hệ thống xã hội Tương tác ký hiệu Thời gian Hình 1.4. Mô hình giao tác (Transactional Model)được phát triển bởi Julia Wood (1999). Theo mô hình giao tác, các thành phần trong tiến trình truyền thông. - Bên tham gia truyền thông (gửi và nhận). - Bên tham gia truyền thông giải mã, mã hóa. - Thông điệp trao đổi. - Tiếng ồn (nhiễu). - Sự phản hồi. - Miền kinh nghiệm được chia sẻ. - Sự tương tác ký hiệu. - Yếu tố thời gian à Tiến trình truyền thông động. - Hệ thống xã hội. Tóm lại, khi ta truyền thông với người khác: - Ta và người khác đều gửi và nhận thông điệp. - Ta và người khác đều phản hồi thông điệp. - Ta và người khác đều dùng ký hiệu (lời, cử chỉ). - Ta và người khác đều bị ảnh hưởng của tiếng ồn. - Ta và người khác có những kinh nghiệm riêng. - Ta và người khác đều ảnh hưởng bởi hệ thống xã hội. Càng truyền thông, kinh nghiệm chung giữa ta và người khác càng lớn. Tương tác giữa ta với người khác càng nhiều à thay đổi ta lẫn người khác. 1.1.2.