Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn niêm yết cho thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam kể từ khi ra đời 7/2000 đến nay đã có nhiều thành tựu, đóng vai trò là một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Với giá trị vốn hóa đạt hơn 30% GDP, TTCK Việt Nam ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong thị trường tài chính khu vực. Đặt vấn đề: Hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay ra sao? Chất lượng hàng hóa của thị trường đó như thế nào? Uy tín của thị trường này trên thị trường tài chính thế giới hiện nay ra sao? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là TTCK thế giới, khu vực và TTCK Việt Nam, tập trung chủ yếu vào việc đánh giá tiêu chuẩn niêm yết của các sàn chứng khoán này. Xuất phát từ những bất cập trong thực tế đang xảy ra khi sử dụng tiêu chuẩn niêm yết hiện tại và chất lượng của TTCK còn thấp, chưa tìm được chỗ đứng trên thị trường tài chính thế giới nên thông qua đề tài này, chúng tôi đưa ra những phân tích, nhận định và đề xuất những kiến nghị để nâng cao chất lượng hàng hóa cho các sàn nhằm nâng cao vị thế và hiệu quả hoạt động của TTCK Việt Nam hiện tại và trong tương lai. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài: Thống kê, Toán tài chính, so sánh và quy nạp. Tuy nhiên, trong đề tài còn vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và mở rộng hơn, đó là vấn đề định lượng và phương pháp toán học để đưa ra một tiêu chuẩn niêm yết cho các doanh nghiệp một cách khoa học hơn. Giải quyết vấn đề: Đề tài đi vào việc phân tích, đánh giá tiêu chuẩn niêm yết của các sàn giao dịch lớn và có uy tín trên thế giới như Hongkong, Singapore, để có một cái nhìn khái quát về tiêu chuẩn của các sàn này. Sau đó là đánh giá thực trạng hoạt động của sàn HOSE, HaSTC và thị trường OTC. Từ đó, phân tích và nhận định lại tiêu chuẩn niêm yết hiện hành của sàn HOSE cho các doanh nghiệp hiện nay bằng cách đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn hiện tại, . Cuối cùng là việc đưa ra hướng giải quyết phù hợp hơn cho sự phát triển của TTCK Việt Nam hiện tại và tương lai gần, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như uy tín của TTCK Việt Nam trong thị trường tài chính khu vực và trên thế giới.

pdf59 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn niêm yết cho thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ................................................................ vi LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CỦA MỘT SỐ TTCK TRÊN THẾ GIỚI .................................................................................................................... 2 1.1. NIÊM YẾT TRÊN TTCK SINGAPORE ...................................................... 2 1.1.1. GIỚI THIỆU VỀ TTCK SINGAPORE ..................................................... 2 1.1.2. TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT ....................................................................... 4 1.1.2.1. NIÊM YẾT TRÊN SGX ......................................................................... 4 1.1.2.2. NIÊM YẾT TRÊN CATALIST .............................................................. 7 1.2. NIÊM YẾT TRÊN TTCK HONG KONG .................................................... 8 1.1.1. GIỚI THIỆU VỀ TTCK HONG KONG .................................................... 8 1.1.2. TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT ....................................................................... 9 1.1.2.1. NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÍNH HONG KONG.................... 9 1.1.2.2. NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG DOANH NGHIỆP ĐANG TĂNG TRƯỞNG ......................................................................................................... 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 15 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................................................... 16 2.1. TTCK VIỆT NAM ..................................................................................... 16 2.1.1. THỊ TRƯỜNG NIÊM YẾT ..................................................................... 16 2.1.2. THỊ TRƯỜNG OTC VÀ CÁC ĐỢT IPO TRONG THỜI GIAN QUA.... 26 2.2. PHÂN TÍCH TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CỔ PHIẾU TRÊN SỞ GDCK TP.HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ........................................................................ 30 2.2.1. TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CỔ PHIẾU................................................... 30 2.2.2. PHÂN TÍCH TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CỦA SỞ GDCK TP.HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................... 31 2.2.2.1. CHỈ TIÊU VỐN ĐIỀU LỆ ................................................................... 31 2.2.2.2. CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN ................................................................ 32 2.2.2.3. CHỈ TIÊU VỀ CÁC KHOẢN NỢ ........................................................ 33 2.2.2.4. CHỈ TIÊU VỀ TÍNH ĐẠI CHÚNG CỦA DOANH NGHIỆP ............... 33 2.2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT KHÁC ............................................ 34 2.2.3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP .............. 34 2.2.3.2. VẤN ĐỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN ...................................................... 37 2.2.3.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM ................................................................................................................. 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 41 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CHO TTCK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020 .................................................................................... 42 3.1. NÂNG CAO TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CHO SỞ GDCK TP.HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................... 42 3.1.1. NHỮNG CƠ SỞ PHÂN TÍCH ĐỂ ĐƯA RA TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT43 3.1.2. TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT ..................................................................... 43 3.1.2.1. TIÊU CHUẨN QUY MÔ VỐN ĐIỀU LỆ ............................................ 44 3.2.2.2. LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG, KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ TIỀM NĂNG TƯƠNG LAI ..................................................................................................... 45 3.1.2.3. BAN QUẢN LÝ CÔNG TY ................................................................. 46 3.1.2.4. TỶ LỆ PHÂN BỔ CHO CỔ ĐÔNG ..................................................... 46 3.1.2.5. THỜI HẠN RÀNG BUỘC CHUYỂN NHƯỢNG ................................ 46 3.1.2.6. CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN ............................................................... 46 3.1.2.7. CÔNG BỐ THÔNG TIN CỔ PHẦN .................................................... 46 3.1.2.8. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÁC ............................................................... 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 47 KẾT LUẬN....................................................................................................... 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... vii PHỤ LỤC ........................................................................................................ viii PHỤ LỤC 1: GIỚI THIỆU THÊM VỀ TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CỦA MỘT SỐ TTCK TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................. 49 PHỤ LỤC 2: TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CỦA TTCK MALAYSIA VÀ THÁI LAN .................................... 54 PHỤ LỤC 3: HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ......................................... 57 PHỤ LỤC 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM VÀ XÂY DỰNG BẢN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ .......................................................................................... 58 PHỤ LỤC 5: KẾT NỐI GIỮA SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VỚI CÁC SÀN TRONG KHU VỰC ................................................................................. 65 PHỤ LỤC 6: TRÍCH LƯỢC NGHỊ ĐỊNH 14 VỀ THI HÀNH LUẬT CHỨNG KHOÁN ............................................................................................................ 72 PHỤ LỤC 7: THÔNG TIN VỀ VỐN, LỢI NHUẬN CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN HOSE ................................................................................. 81 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  TTCK Thị trường chứng khoán  SGX Singapore Exchange Limited - Sở giao dịch chứng khoán Singapore  SESDAQ Sàn giao dịch thứ 2 của SGX  SGD Đô la Singapore  SAS Tiêu chuẩn kế toán Singapore  IAS Tiêu chuẩn kế toán Quốc tế  US GAAP Các Nguyên tắc Kế toán được chấp nhận chung của Mỹ  IPO Initial public offering - Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng  HKEX The Hong Kong Stock Exchange - Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong  USD Đô la Mỹ  HKD Đô la Hong Kong  NYSE New York Stock Exchange - Sở giao dịch chứng khoán New York  NASDAQ National Association of Securities Dealers Automated Quotation  LSE London Stock Exchange- Sở giao dịch chứng khoán London  Blue-chip Cổ phiếu có chất lượng cao  AIM Thị trường đầu tư thay thế  UKLA Cơ quan Cấp phép Niêm yết Vương quốc Anh  HĐQT Hội đồng quản trị  TGĐ Tổng giám đốc  FTSE 350 Tổng hợp từ FTSE 100 và FTSE 200  IFRS Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế  EURONEXT Sở giao dịch chứng khoán Châu Âu  TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán  TP.HCM Thành phố HồChí Minh  TTLKCK Trung tâm Lưu ký Chứng khoán  PNTR Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn  APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương  WTO Tổ chức Thương mại Thế giới  FED Cục dự trữ liên bang Mỹ  HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM  HASTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội  OTC Thị trường giao dịch phi tập trung  UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước  RMB Đồng nhân dân tệ  JPY Đồng Yên Nhật  EPS Lợi nhuận trên vốn cổ phần  TNHH Trách nhiệm hữu hạn  SET Chỉ số của Thị trường chứng khoán Thái Lan  SSC Ủy ban chứng khoán nhà nước  VND Việt Nam đồng  ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á  AFA Hiệp hội Kế toán Đông Nam Á  VAA Hội kế toán và kiểm toán Việt nam  LIFO Nhập sau xuất trước  IAS Chuẩn mực kế toán Quốc Tế  VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam  SIMEX Trung tâm Giao dịch Tiền tệ Quốc tế Singapore  WFE Theo Liên đoàn các SGDCK thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH BẢNG 1.1 : Thống kê giá trị vốn hóa thị trường của SGX tính đến tháng 3/2008 3 BẢNG 1.2 : Thống kê doanh thu của SGX tính đến tháng 3/2008 ....................... 4 HÌNH 2.1 : Tốc độ tăng trưởng số lượng tài khoản giao dich............................ 17 HÌNH 2.2 : Tốc độ tăng trưởng của các thị trường ............................................ 19 BẢNG 2.3 : Thống kê TTCK Việt Nam năm 2007 ............................................ 20 HÌNH 2.4 : Biểu độ phát triển của TTCK Việt Nam qua các năm ..................... 21 BẢNG 2.5 : Quy mô niêm yết tại HOSE ........................................................... 23 HÌNH 2.6 : Biểu đồ tỉ trọng khối lượng các loại chứng khoán .......................... 24 HÌNH 2.7 : Biểu đồ tỉ trọng giá trị các loại chứng khoán .................................. 24 BẢNG 2.8 : Phân loại và thống kê một số ngành trên thị trường OTC tính đến tháng 04/2008.................................................................................................... 27 BẢNG 2.9 : Thống kê chỉ tiêu vốn điều lệ của một số TTCK trong khu vực ..... 32 BẢNG 2.10: Thống kê số lượng công ty niêm yết theo xếp hạng tín dụng năm 2006 .................................................................................................................. 34 BẢNG 3.1 : Danh sách một số công ty đại chúng có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng (chưa niêm yết tính đến 20/04/2008) ................................................................. 44 LỜI MỞ ĐẦU Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam kể từ khi ra đời 7/2000 đến nay đã có nhiều thành tựu, đóng vai trò là một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Với giá trị vốn hóa đạt hơn 30% GDP, TTCK Việt Nam ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong thị trường tài chính khu vực. Đặt vấn đề: Hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay ra sao? Chất lượng hàng hóa của thị trường đó như thế nào? Uy tín của thị trường này trên thị trường tài chính thế giới hiện nay ra sao? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là TTCK thế giới, khu vực và TTCK Việt Nam, tập trung chủ yếu vào việc đánh giá tiêu chuẩn niêm yết của các sàn chứng khoán này. Xuất phát từ những bất cập trong thực tế đang xảy ra khi sử dụng tiêu chuẩn niêm yết hiện tại và chất lượng của TTCK còn thấp, chưa tìm được chỗ đứng trên thị trường tài chính thế giới nên thông qua đề tài này, chúng tôi đưa ra những phân tích, nhận định và đề xuất những kiến nghị để nâng cao chất lượng hàng hóa cho các sàn nhằm nâng cao vị thế và hiệu quả hoạt động của TTCK Việt Nam hiện tại và trong tương lai. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài: Thống kê, Toán tài chính, so sánh và quy nạp. Tuy nhiên, trong đề tài còn vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và mở rộng hơn, đó là vấn đề định lượng và phương pháp toán học để đưa ra một tiêu chuẩn niêm yết cho các doanh nghiệp một cách khoa học hơn. Giải quyết vấn đề: Đề tài đi vào việc phân tích, đánh giá tiêu chuẩn niêm yết của các sàn giao dịch lớn và có uy tín trên thế giới như Hongkong, Singapore, … để có một cái nhìn khái quát về tiêu chuẩn của các sàn này. Sau đó là đánh giá thực trạng hoạt động của sàn HOSE, HaSTC và thị trường OTC. Từ đó, phân tích và nhận định lại tiêu chuẩn niêm yết hiện hành của sàn HOSE cho các doanh nghiệp hiện nay bằng cách đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn hiện tại,…. Cuối cùng là việc đưa ra hướng giải quyết phù hợp hơn cho sự phát triển của TTCK Việt Nam hiện tại và tương lai gần, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như uy tín của TTCK Việt Nam trong thị trường tài chính khu vực và trên thế giới. CHƯƠNG 1: TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CỦA MỘT SỐ TTCK TRÊN THẾ GIỚI Khi đi vào tìm hiểu các tiêu chuẩn niêm yết của một số TTCK trên thế giới, chúng tôi đã tìm hiểu về TTCK của một số nước như Singapore, Hong Kong, London, Sở giao dịch chứng khoán Châu Âu và tìm hiểu tiêu chuẩn dành cho các doanh nghiệp Việt Nam của Malaysia và Thái Lan để có được cái nhìn chung về tiêu chuẩn niêm yết của thế giới. Tuy nhiên, trong giới hạn của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ giới thiệu về tiêu chuẩn niêm yết của Singapore và Hong Kong vì đây là hai thị trường khá lớn, rất gần Việt Nam về vị trí địa lý lẫn tình hình kinh tế, tài chính, nhưng phát triển trước chúng ta một bậc, có được sự hoàn thiện về TTCK, là tấm gương để chúng ta học hỏi và đây cũng là cơ sở để chúng tôi đưa ra tiêu chuẩn niêm yết cho TTCK Việt Nam ở phần sau. Chúng tôi tham khảo các thị trường còn lại và sẽ giới thiệu ở phần Phụ lục 1 và Phụ lục 2. 1.1. Niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore (SGX). 1.1.1. Giới thiệu về SGX. Vào năm 1999, hai sở giao dịch lúc bấy giờ ở Singapore là Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và Sở Giao dịch Tiền tệ Quốc tế đã sáp nhập và được hợp nhất lại thành Singapore Exchange Limited (SGX). Trước khi sáp nhập, các công ty thành viên sở hữu hai sở giao dịch này đều có các chức năng giao dịch, bù trừ và thanh toán. Theo quy định của pháp luật điều chỉnh vụ sáp nhập này, SGX được thành lập để quản lý hai sở giao dịch nói trên cũng như các trung tâm thanh toán bù trừ của các sở giao dịch đó. Những người chủ sở hữu và cổ đông cũ của các sở giao dịch đó được quyền nắm giữ cổ phần trong SGX. SGX là một trong những sở giao dịch riêng biệt đầu tiên ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương thực hiện giao dịch các chứng khoán và công cụ phái sinh. Ngày 23 tháng 10 năm 2000, SGX trở thành sở giao dịch đầu tiên trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được niêm yết thông qua một cơ chế bán ra công chúng và đặt lệnh cá nhân. Cho đến nay, Singapore đã trở thành một trong những trung tâm tài chính hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với hơn 800 tổ chức tài chính, cung cấp lượng hàng hoá và dịch vụ rất lớn. Với những chính sách kinh tế và chính trị ổn định, cộng với môi trường kinh doanh hấp dẫn và được quản lý tốt, Singapore được nhiều nhà đầu tư công nhận là một trong những thị trường vốn hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương. SGX có hai bảng giao dịch chứng khoán chính là: SGX Main board và SGX Catalist. Tính cho đến tháng 03 năm 2008, đã có 611 công ty niêm yết trên SGX Mainboard và 154 công ty niêm yết trên sàn SGX Catalist. Hơn nữa, số lượng công ty cũng như lượng vốn thị trường của các công ty niêm yết đã tăng đáng kể trong những năm qua. Bảng 1.1: Thống kê giá trị vốn hóa thị trường của SGX tính đến tháng 03 năm 2008 Giá trị vốn Hóa thị trường Tháng 01 2008 Tháng 02 2008 Tháng 03 2008 Số lượng công ty Giá trị vốn hóa thị trường $'000 Số lượng công ty Giá trị vốn hóa thị trường $'000 Số lượng công ty Giá trị vốn hóa thị trường $'000 Các công ty nội địa niêm yết trên SGX SGX Mainboard 356 436,118,146 355 446,927,640 355 441,744,068 SGX Catalist 117 5,199,097 117 5,623,859 116 5,023,714 Các công ty nước ngoài niêm yết trên SGX SGX Mainboard 255 219,451,124 259 233,935,030 262 222,874,687 SGX Catalist 37 2,429,462 37 2,516,280 37 2,193,768 Mức vốn hoá 765 663,197,829 768 689,002,809 770 671,836,237 thị trường của SGX Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Singapore. SGX Catalist là sàn giao dịch được chuyển đổi từ sàn SESDAQ (sàn giao dịch thứ 2 của SGX), chính thức đi vào hoạt động từ ngày 05/02/2008. Việc chuyển đổi này là kết quả của việc nghiên cứu mô hình của những thị trường khác và tham khảo ý kiến công chúng trong thời gian vừa qua của SGX. Sàn Catalist cũng sẽ hướng đến những công ty ngoài khu vực châu Á và cũng sẽ phục vụ các nhà đầu tư, nhà môi giới từ tất cả các khu vực trên toàn cầu. Sàn giao dịch mới không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà phục vụ tất cả các công ty, với điều kiện là họ chấp nhận có nhà bảo lãnh. Bảng 1.2: Thống kê Doanh thu của SGX tính đến tháng 03 năm 2008. Tổng doanh thu Tháng 02/2008 Tháng 03/2008 Tổng năm 2008 Khối lượng '000 Giá $'000 Khối lượng '000 Giá $'000 Khối lượng '000 Giá $'000 SGX Mainboard 24,794,054 33,888,949 29,040,926 36,851,694 92,985,791 121,292,154 SGX Catalist 4,855,841 472,130 2,401,896 246,524 11,347,385 1,119,252 SGX Xtranet 14,559 161,650 32,383 280,172 76,646 733,617 Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Singapore. 1.1.2. Tiêu chuẩn niêm yết: 1.1.2.1. Niêm yết trên SGX: Khi lập kế hoạch ban đầu và trong giai đoạn chuẩn bị, một công ty mong muốn được niêm yết trên SGX cần phải xem xét liệu mình đủ tiêu chuẩn để niêm yết trên SGX Mainboard (tương ứng thị trường tập trung). Nếu muốn niêm yết trên Mainboard, các công ty phải thoả mãn các tiêu chí định lượng sau:  Doanh thu và mức vốn hóa : Có ba tiêu chí khác nhau để thoả mãn các chỉ tiêu định lượng đối với quá trình hoạt động kinh doanh: Tiêu chí 1: Công ty cần có lợi nhuận trước thuế hợp nhất tích luỹ đạt ít nhất 7,5 triệu SGD trong vòng 3 năm và lợi nhuận trước thuế hợp nhất tối thiểu mỗi năm là 1 triệu SGD. Tiêu chí 2: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tích lũy trong 1 hoặc 2 năm kề trước ít nhất là 10 triệu SGD. Tiêu chí 3: Công ty cũng không cần phải có quá trình kinh doanh hay lợi nhuận trước thuế nếu giá trị thị trường của công ty đó ít nhất là 80 triệu SGD. Phép tính này được dựa trên cơ sở giá phát hành và vốn cổ đông lúc mới phát hành của công ty. Cách vừa nêu trên dành cho các công ty chưa có lợi nhuận nhưng phải bổ nhiệm những nhà lãnh đạo đứng đầu có thể tự đảm bảo rằng công ty của mình phù hợp với việc niêm yết.  Phân phối cổ phiếu: Có ba mức phân phối khác nhau phụ thuộc vào tổng khối lượng chào bán trong tổng số cổ phiếu phát hành (là cổ phiếu công ty phát hành ra công chúng chào mua). Nếu tổng giá trị cổ phiếu chào bán là ít hơn 75 triệu SGD (dựa trên giá phát hành), ít nhất 40% giá trị cổ phiếu đó hay 15 triệu SGD (chọn mức nào thấp hơn) cần phải được phân phối cho người đăng ký và người mua đại chúng (các nhà đầu tư), và mỗi nhà đầu tư sẽ nắm giữ không quá 8% lượng vốn phát hành hay 300.000 SGD (chọn mức nào thấp hơn). Nếu tổng giá trị cổ phiếu đó lớn hơn hoặc bằng 75 triệu SGD nhưng nhỏ hơn 120 triệu SGD thì ít nhất các nhà đầu tư phải nắm giữ 20% cổ phần và mỗi nhà đầu tư có thể mua nhiều hơn 0,4%. Không có một yêu cầu nào về phân phối cho lượng cổ phiếu phát hành lớn hơn 120 triệu SGD.  Mức nắm giữ cổ phần của cổ đông đại chúng: Về mức nắm giữ cổ phần, 25% vốn sau khi phát hành phải được phân phối cho 1.000 cổ đông đối với trường hợp công ty có giá trị thị trường ít hơn 300 triệu SGD. Những công ty có giá trị thị trường lớn hơn 300 triệu SGD thì mức nắm giữ cổ phần này phải là 12-20%. Ít nhất 2000 cổ đống với niêm yết thứ cấp.  Tính liên tục của ban Giám đốc: Có thể lựa chọn một trong hai trường hợp sau: Trường hợp 1: Ban giám đốc phải liên tục trong 3 năm. Trường hợp 2: Liên tục 1 hoặc 2 năm tùy trường hợp.  Tiêu chuẩn về kế toán: Các công ty phải đệ trình lên SGX bản thuyết minh tài chính cùng với đơn xin niêm yết. Các bản báo cáo tài chính định kỳ bao gồm các bản thuyết minh tài chính và báo cáo thường niên phải được lập phù hợp với Tiêu chuẩn Kế toán Singapore (SAS) hay Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IAS) hoặc Các Nguyên tắc Kế toán được chấp nhận chung của Mỹ (US GAAP).  Thời hạn ràng buộc: Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn 6 tháng sau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfphu luc.pdf
Tài liệu liên quan