Đề tài Xây   dựng  và  phát  triển  thị  trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro  biến động giá  cà phê

Việt   Nam  là  mộ t  trong  những  nước  xu ất  khẩu  cà  ph ê  lớn  nh ất  trên  th ế  giới,  kim   n gạch  xuất  kh ẩu   cà ph ê h àn g năm  ch iếm  tỷ   trọ ng đán g kể trong GDP  của quố c  gia.  Th ế  nhưng  h iện  na y   ngành  cà  phê  Vi ệt  Nam   vẫn   tồn  tại  những  p hươn g  thức  kinh   doanh  mua  bán  cũ,  không  phù  hợp  đ ể  có  th ể  cạnh  tranh  với  các  nước  trên  th ế  giới,  n ền  sản  xu ất  trong  nước  phụ   thuộc  vào   biến  độ ng  giá  cà  phê  thế  giới  mà  giá  n ày   được  người  mua  là  các doanh  ngh iệp  ch ế  b iến   cà ph ê n ước  ngoài  “sắp  đặt  sẵn ”  cho doanh  nghiệp xu ất khẩu  cà phê nư ớc t a.  Để có   thể  kh ắc phục điểm   y ếu   và  nâng  cao   khả  năng  chủ  độ ng  trong  sản  xuất,  ổn  định   lợi  nhuận  khôn g  chỉ  của  các  doanh  n ghiệp  kinh  doanh  cà  ph ê  mà  còn  của  người  nôn g  dân  th ì  việc  xâ y   dự ng  và  ph át  triển  th ị  trường  giao  sau   cà  phê  là  một  trong  nhữn g  giải  ph áp   khả  th i  và  hữu  hiệu  trong việc phòn g n gừa rủi ro b iến  động giá.

pdf74 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây   dựng  và  phát  triển  thị  trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro  biến động giá  cà phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1  LỜI MỞ ĐẦU  1.  Lý do chọn đề tài  Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới,  kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP của quốc  gia. Thế nhưng hiện nay  ngành  cà phê Việt Nam vẫn  tồn  tại những phương  thức  kinh doanh mua bán cũ, không phù hợp để có thể cạnh tranh với các nước trên thế  giới, nền sản xuất  trong nước phụ thuộc vào biến động giá cà phê thế giới mà giá  này được người mua là các doanh nghiệp chế biến cà phê nước ngoài “sắp đặt sẵn”  cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nước ta. Để có thể khắc phục điểm yếu và nâng  cao khả năng chủ động trong sản xuất, ổn định lợi nhuận không chỉ của các doanh  nghiệp  kinh doanh  cà phê mà  còn  của người  nông dân  thì việc  xây  dựng và phát  triển thị  trường giao sau cà phê  là một  trong những giải pháp khả thi và hữu hiệu  trong việc phòng ngừa rủi ro biến động giá.  2.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đề tài nghiên cứu tập trung vào sản phẩm cà phê nhân thô,  tìm hiểu những  tồn tại vướng mắc trong các khâu thuộc quy trình sản xuất kinh doanh nhằm tìm ra  những giải pháp dựa trên việc ứng dụng hợp đồng giao sau để giảm thiểu tác động  biến động giá cà phê, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và người nông dân.  3.  Phương pháp nghiên cứu  Bằng phương pháp phân tích nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ các tài liệu,  sách báo, Internet có liên quan đến ngành sản xuất kinh doanh cà phê, các công cụ  phái sinh, để cho thấy tổn thất của ngành kinh doanh cà phê do ảnh hưởng của biến  động giá và tác dụng của chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá thông qua hoạt  động của thị trường giao sau.  4.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu  Dựa trên tình hình thực tế của ngành sản xuất kinh doanh cà phê Việt Nam,  đề  tài  đề  xuất một  số  giải  pháp  khả  thi  trên  nền  tảng  xây  dựng  và  phát  triển  thị  trường giao sau để giảm ảnh hưởng xấu của biến động giá cà phê đến ngành này. 2  5.  Kết cấu của luận văn  §  Lời mở đầu.  §  Chương 1: Tìm hiểu những  rủi  ro  gặp phải do biến động giá đến sản  xuất  nông nghiệp, đồng thời tìm hiểu về vai trò của thị trường giao sau.  §  Chương 2: Tìm hiểu thực trạng kinh doanh cà phê ở Việt Nam và khả năng  ứng dụng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam.  §  Chương 3: Đề  xuất  các  giải pháp  liên quan đến  xây  dựng và phát  triển  thị  trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê.  §  Kết luận 3  CHƯƠNG I: RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ VAI TRÒ CỦA  THỊ TRƯỜNG GIAO SAU  1.1.  Rủi ro biến động giá cả đối với người sản xuất (nông nghiệp)  Đối với người sản xuất, rủi ro biến động giá cả là loại rủi ro đáng lo ngại và  ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập của họ. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa xuất  hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu vào tăng sau khi người sản xuất đã  quyết định đầu tư. Rủi ro do biến động giá hầu như xuất hiện ở mọi lĩnh vực kinh  doanh bao gồm cả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.  Đối với người nông dân, khi họ bắt đầu gieo trồng thì tất cả đều hy vọng đến  khi thu hoạch sẽ có sản lượng cao, chất lượng tốt và đặc biệt là giá bán ra bằng hay  tốt hơn thời vụ trước. Không ai muốn tiếp tục nuôi trồng các cây con mà giá cả đã  liên tục rớt trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, sản lượng và chất lượng sản phẩm lại  chịu  ảnh  hưởng  nhiều  bởi  biến  động  giá  theo  quan  hệ  cung  ­  cầu  cũng như  ảnh  hưởng bởi giá cả đầu vào và các yếu tố bất lợi khác như thời tiết, sản lượng của các  nước có diện tích canh tác lớn... Ở các nước đang phát triển, người nông dân luôn  trong  thế bị động, không biết  trước đầu  ra của sản phẩm, cũng như giá cả và nhu  cầu của thị  trường, phần đông trông chờ nhiều vào sự may rủi và phụ thuộc nhiều  vào hoạt động thu mua của các thương lái. Đa phần nông dân sản xuất và tiêu thụ  nông sản  theo  tập quán  lâu đời. Họ dốc  vốn,  công sức  đầu  tư  trong  nhiều  tháng,  thậm chí nhiều năm để làm ra một loại hàng hóa chưa biết chắc giá cả, không rõ sẽ  bán cho ai. Vì vậy, cả khi người nông dân đã thu hoạch xong lúa, cà phê, hạt tiêu,  thuốc lá, ngô, đậu tương, cao su… thì cũng vẫn gặp phải rủi ro về giá nếu như lúc  đó giá thị trường đang xuống mà chưa bán hết được hàng.  Bên cạnh đó còn có yếu tố do con người gây nên  ­ đó là tình trạng sản xuất  theo phong trào không tính đến giá cả sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới.  Người nông dân đứng trước một mâu thuẫn là khi được mùa thì giá rớt dẫn tới lỗ,  mất mùa thì giá cao nhưng lại không có hàng để bán. Giá đầu vào có xu hướng ngày 4  càng tăng trong khi giá nông sản đầu ra lên xuống thất thường. Ở trường hợp nào đi  chăng nữa thì người nông dân luôn phải chịu thiệt thòi nhiều nhất.  Đối với các doanh nghiệp chế biến, nhà xuất khẩu nông sản cũng sẽ gặp rủi  ro  tương  tự như người nông dân nếu  như họ  thu mua nông sản,  thu mua nguyên  liệu, chế biến  rồi  lưu kho để  tiêu  thụ hoặc xuất khẩu mà không có hợp đồng mua  trước nguyên liệu với người cung cấp với giá ấn định (vì  lúc mua giá có thể đang  lên) cũng như không có hợp đồng bán trước với người tiêu thụ với giá ấn định (vì  lúc bán  giá  có  thể đang  xuống)  thì khi  giá  cả mặt hàng đó biến động, có  thể đẩy  doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ nặng nề. Nhiều doanh nghiệp vừa ký hợp đồng  bán hàng xong, giá cả biến động tăng, tiền thu về không còn đủ để mua lại số hàng  tương tự vừa bán dẫn đến thua lỗ. Những biến động không thể dự đoán trước của  giá hàng hóa không những có  thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh  hưởng đến thị phần, sức cạnh tranh và thậm chí là cả sự tồn tại của DN nếu điều đó  xảy ra trong một thời gian dài.  Như vậy cả nông dân, các thương lái, nhà chế biến và nhà xuất khẩu đều phải  quan tâm đến việc quản lý rủi ro về giá đối với sản phẩm hàng hoá của mình để hạn  chế thiệt hại đến mức tối đa và thu được lợi nhuận cao nhất.  Chính  vì  vậy  họ  cần  có  những  công  cụ phòng  ngừa để đạt  được mục  tiêu  giảm  thiểu  rủi  ro biến động giá, một  trong những  công  cụ hữu hiệu  đã được  các  nước phát triển ứng dụng từ lâu đó là thực hiện giao dịch các hợp đồng giao sau trên  sàn giao dịch giao sau. Chính nhờ có hợp đồng mua, bán trước với giá ấn định và  giao hàng sau mà các bên có thể hạn chế đến mức tối đa rủi ro về biến động giá nhờ  cơ chế hoán đổi và lựa chọn mà sàn sẽ trực tiếp điều hành. Điều này không thể có  được trong thị trường truyền thống khi thực hiện việc giao hàng ngay theo phương  thức mua đứt bán đoạn thì giá bán chỉ là giá cao vào thời điểm đó, nhưng sau đó các  cơ hội giá có lợi hơn sẽ phải bỏ qua vì hàng đã bán rồi, hoặc nếu ký gửi để bán hộ  thì người bán phải thanh toán tiền lưu kho, tiền bảo quản… và vẫn có thể bị ép giá  do người mua cố tình gây ra. Như vậy nhờ chức năng quản lý rủi ro về giá (đây là  chức  năng  quan  trọng  nhất mà  thị  trường  giao  sau  thực  hiện  được)  và  nhờ  kinh 5  doanh tập trung có tổ chức với khối lượng giao dịch lớn thông qua các sàn giao dịch  trên khắp thế giới mà thị trường giao sau đã mang lại lợi ích trực tiếp cho các thành  phần tham gia cũng như góp phần bình ổn giá cả, tạo ra môi trường kinh doanh lành  mạnh.  Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về thị trường giao sau với  cách thức giao dịch như thế nào? Chức năng của nó trong hệ thống tài chính?...  1.2.  Tổng quan về thị trường giao sau  Thị trường giao sau là nơi mà hàng hóa được giao dịch tập trung tại một sàn  giao dịch, trong đó người bán và người mua gặp nhau trên thị trường với một mức  giá được chấp nhận và hàng hóa được chuyển giao khi đến một ngày đặc biệt được  ấn định  trong  tương  lai. Tất cả giao dịch đều được  thông qua một  trung gian môi  giới của sàn với những tiêu chuẩn khắt khe về số lượng và chất lượng của hàng hóa.  Hàng hóa ở đây bao gồm hàng hóa thông thường như lúa mì, cà phê, cao su,… và  hàng hóa tài chính như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, vàng, ngoại tệ, đồng, bạc,…  Thị trường giao sau rất khác biệt so với thị trường giao ngay và thị trường kì  hạn. Trước tiên là khác biệt về ngày giao hàng, trong giao dịch giao ngay là mua đứt  bán đoạn, còn hợp đồng giao sau là giao vào một ngày thỏa thuận trước với mức giá  định  trước. Tiếp đến  là cách  thức giao dịch, hợp đồng giao sau  thường được giao  dịch trên một sàn giao dịch chính thức mang đầy đủ tính pháp lý, người bán, người  mua cần phải thực hiện kí quỹ trên tài khoản phong tỏa để đảm bảo thực hiện nghĩa  vụ trong giao dịch. Trên thị trường này có thể tóm gọn lại chỉ có hai chủ thể, một là  người tham gia phòng ngừa (hegding), họ luôn muốn hàng hóa được bảo hiểm giá  trước sự biến động khôn lường của thị trường. Hai là người đầu cơ (speculator), họ  luôn muốn kiếm  lợi nhuận dựa  trên dự đoán chủ quan về giá cả  thị  trường, họ sẽ  chốt lời hoặc chốt  lỗ bằng cách chốt “vị  thế” mua­bán  trong thị  trường, số tiền họ  được hoặc mất sẽ không vượt quá giá trị kí quỹ phong tỏa. Trên thực tế, có 2% hợp  đồng đã  thỏa  thuận  được  chuyển  giao,  kết  thúc  “vị  thế” mua­bán  luôn  được  lựa  chọn nhiều khi đầu tư trên thị trường hàng hóa giao sau. 6  Điều khác biệt  tiếp theo là ở các đặc điểm của hợp đồng giao sau như: giá  cả,  trung  tâm  thanh  toán bù  trừ, nghiệp  vụ  phòng ngừa  rủi  ro biến động giá, đầu  cơ…  1.2.1.  Giá cả và các yếu tố quyết định  Giá cả được quyết định bởi các điều kiện cung cầu, nếu  trên  thị  trường có  nhiều người mua hơn người bán, giá hàng hóa sẽ tăng lên nhanh chóng, ngược lại  trên  thị  trường mà người mua  ít hơn người bán, giá  sẽ giảm. Vậy  từ đâu mà hình  thành nên các điều kiện cung cầu.  Đó là do các lệnh đặt mua và bán khắp nơi  trên thế giới đổ về và được tập  trung tại sàn giao dịch hàng hóa. Những lệnh này khi được nhập vào sàn giao dịch  thì sẽ trở thành các hợp đồng giao sau với những điều kiện ràng buộc nhất định giữa  bên bán và bên mua. Đối với các hợp đồng khác thì giá cả được hình thành trên mặt  bằng chung là thỏa thuận, nhưng giao dịch giao sau thì không, nó có nhiều hệ thống  đấu giá được kết nối với bảng điện tử của sàn, những giá này được tự do đặt theo ý  muốn chủ quan của nhà đầu  tư và được chuyển đến sàn  thông qua hệ  thống máy  tính kết nối. Sự đặt giá này được đặt trong một khoản thời gian quy định, đây được  gọi là giờ giao dịch. Theo đó sẽ có nhiều loại lệnh khác nhau được đặt tùy vào tính  chất đầu tư của cá nhân, ví dụ như lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng lỗ…  Chính vì cơ chế đấu giá và cơ chế vận hành của thị trường giao sau đã làm  giá cả hàng hóa phản ánh đúng giá trị  thực của nó. Mặt khác nếu lạm dụng thì sẽ  gây ảnh hưởng lớn đến hiện tượng đầu cơ giá, tất nhiên luật định sẽ tạo nhiều cản  trở cho các hoạt động đầu cơ giá đó, nhưng tất cả vẫn phải đảm bảo mục đích cơ  bản của sàn giao dịch giao sau là cung cấp cho các thành viên có thể tự do mua bán  các loại hàng hóa khác nhau vì mục đích lợi nhuận. Đồng thời sàn này được hoạt  động vì mục đích phi  lợi nhuận, nhưng mọi giao dịch thông qua sàn cần phải qua  một trung tâm môi giới, tất nhiên nhà đầu tư phải trả một khoản phí hoa hồng nhất  định cho trung tâm này. 7  Ngoài ra, tại sàn giao dịch luôn có một sự hiện diện không thể thiếu của một  trung tâm, đó là trung tâm thanh toán bù trù. Chính trung tâm này đã điều hành hoạt  động của sàn một cách trơn tru và hạn chế sự đầu cơ giá bất hợp pháp của nhà đầu  tư. Vậy  trung  tâm này có chức năng cụ  thể ra sao? Và  tầm quan  trọng của nó  thể  hiện như thế nào?  1.2.2.  Trung tâm thanh toán bù trừ (TTTTBT)  Mọi nhà  đầu  tư  trên  thị  trường hàng hóa  giao  sau  cần phải hiểu  rõ  cơ  chế  hoạt động và chức năng của trung tâm thanh toán bù trừ cũng như hiểu rõ sự vận  hành của thị trường giao dịch giao sau.  Tại mỗi sàn giao dịch đều có một trung tâm thanh toán bù trừ của riêng mình  để đảm bảo giao dịch được thông suốt. Mọi thành viên trên sàn luôn luôn yêu cầu  sự rõ ràng trong giao dịch ở cuối mỗi phiên thông qua trung tâm thanh toán bù trừ,  đồng thời các thành viên này phải thực hiện nghiệp vụ ký quỹ phong tỏa bắt buộc ở  trung tâm thanh toán bù trừ. Đây là yếu tố quy định bắt buộc cho một giao dịch giao  sau, khoản ký quỹ này sẽ đảm bảo các nhà đầu tư thực hiện đúng nghĩa vụ của một  hợp đồng giao sau.  Tùy vào  số  lượng hợp đồng giao dịch mà sẽ  có những quy định  cụ  thể về  lượng tiền cần ký quỹ và cuối mỗi phiên, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ thực hiện  chốt  lãi hoặc  lỗ  thông qua  tài khoản này. Ví dụ như  tại  cuối phiên giao dịch, một  quầy môi giới của một nhà đầu tư báo cáo về trung tâm thanh toán bù trừ như sau:  tổng cộng hợp đồng mua giao sau cà phê đã kí kết chuyển giao vào tháng 5 là 100  tấn, tổng hợp đồng bán giao sau cà phê kí kết chuyển giao vào tháng 5 là 50 tấn, nhà  đầu tư này đã có trạng thái “net long” (phòng ngừa vị thế mua) là 50 tấn. Trung tâm  thanh toán bù trừ yêu cầu phải mở tài khoản kí quỹ là 2.000.000VNĐ cho một tấn  thì số tiền bắt buộc kí quỹ là 100.000.000VNĐ.  Thông qua tài khoản kí quỹ, cuối mỗi ngày giao dịch,  trung tâm thanh toán  bù trừ sẽ thực hiện cộng tiền lãi hoặc trừ tiền lỗ vào tài khoản kí quỹ. Hiện tượng  này diễn ra cho đến ngày kết thúc hợp đồng hoặc kết thúc trạng thái mua­bán. Nếu 8  nhà đầu tư lỗ trong giao dịch và số tiền kí quỹ không đủ thì trung tâm thanh toán bù  trừ buộc nhà đầu tư phải thực hiện kí quỹ thêm theo đúng hợp đồng. Với điều này  sẽ ràng buộc bên mua và bên bán thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và giúp họ biết trước  khoản lãi lỗ khi đầu tư qua thông báo hằng ngày.  1.2.3.  Ký quỹ  Để đảm bảo các rủi ro trong giao dịch trên thị trường giao sau và tùy thuộc  vào tính chất đầu tư, hệ thống ký quỹ sẽ có những quy định ràng buộc khác nhau.  Chẳng hạn số tiền ký quỹ sẽ khác nhau khá lớn giữa chủ thể phòng ngừa biến động  giá (hedging) và chủ thể đầu cơ (speculator), lúc nào chủ thể đầu cơ giá cũng luôn  chịu  mức  ký  quỹ  cao  hơn.  Số  tiền  ký  quỹ  tùy  thuộc  vào  số  lượng  hợp  đồng  và  những quy định của sàn giao dịch giao sau.  Tuy nhiên, chỉ có ba loại tài khoản ký quỹ :  §  Mức ký quỹ ban đầu  (Initial margin): mức ký quỹ này do  trung  tâm thanh  toán bù  trừ  tại London quy định  dựa  trên những phân  tích  lịch  sử  về biến  động giá cả của các hợp đồng giao sau, nó được xem xét định kỳ, phụ thuộc  vào mức độ biến động. Mức ký quỹ ban đầu được áp dụng cho cả trạng thái  trường/đoản trên cơ sở mỗi hợp đồng, và có thể hoàn lại dựa trên tính thanh  khoản của các trạng thái. Mức ký quỹ thường chiếm khoảng 10­15% giá trị  hợp đồng.  §  Mức ký quỹ duy trì (Maintenance Margin) là số dư tối thiểu trên tài khoản ký  quỹ để duy trì một trạng thái mở sau khi đánh giá lại hàng ngày theo giá trị  thị trường và điều chỉnh lãi lỗ.  §  Mức ký quỹ bổ sung (Margin call): khi số dư tối  thiểu hoặc số tiền ký quỹ  ban đầu bị thiếu hụt theo quy định của trung tâm thanh toán bù trừ, các nhà  đầu  tư cần  thực hiện  ký quỹ  bổ  sung  (margin  call),  khoản ký quỹ  bổ sung  được tính  trên cơ sở chênh  lệch giữa giá  tất  toán  của ngày hôm nay và giá  đêm hôm trước, được tính toán dựa trên mỗi trạng thái mở. 9  1.2.4.  Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro biến động giá  Giao dịch giao sau xác lập được một thị trường mà người mua người bán trao  đổi mua bán  với những mục đích  khác nhau,  nhưng  chu  vi  lại  thị  trường  chỉ  bao  gồm hai chủ thể. Một là chủ thể phòng ngừa rủi ro biến động giá (hedging), một là  chủ thể đầu cơ (speculator) trong sự biến động giá.  Đối với chủ  thể  tham gia phòng ngừa, họ  thường  là những người  sản xuất,  chế biến, xuất nhập khẩu hàng hóa… khi giao dịch trên thị trường thường luôn đặt  mình ở vị  thế  thích hợp  (phòng ngừa vị  thế mua hoặc phòng ngừa vị  thế bán) để  phòng ngừa, bảo hiểm và hạn chế  rủi ro với sự biến động giá không  thể dự đoán  được. Trong đó, nghiệp vụ phòng ngừa (hedge) có rất nhiều loại, có thể đơn cử một  vài ví dụ như sau:  §  “Long hedge” – “phòng ngừa vị thế mua”: một công ty chuyên xuất khẩu cà  phê nhân đã ký hợp đồng chốt giá bán 100 tấn cà phê cho đối tác nước ngoài.  Lo ngại giá cà phê trên thế giới tăng mạnh (do nhiều yếu tố quyết định như  cung  cầu,  thời  tiết,  năng  suất…)  sẽ  làm  chi  phí  đầu  vào  tăng  mạnh,  ảnh  hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh giá cả trên thị trường. Chính vì vậy, công  ty  quyết  định  tham gia bảo hộ  giá  trên  thị  trường giao  sau. Giả định  rằng,  công ty muốn mua 100 tấn cà phê trong một tháng kể từ hôm nay, nhà quản  lý sẽ đặt lệnh mua cà phê bằng hợp đồng giao sau để giảm thiểu rủi ro khi giá  tăng lên. Theo quy định trên sàn 10 tấn  là  tối  thiểu cho mỗi hợp đồng giao  sau, vì vậy, công ty cần mua 10 hợp đồng giao sau. Trong bảng dưới sẽ cho  thấy sự biến động giá cà phê và lợi nhuận đạt được của 10 hợp đồng giao sau  này, giả định các hợp đồng này được định giá bằng VNĐ, Ft là giá giao sau  của hàng hóa, Sn là giá giao ngay và loại trừ mọi chi phí giao dịch.  Ngày  Vị thế  Ft (triệu đ)  Tích lũy  15/8/2010  Mua 10 HĐ giao sau  25  Sn – 25  15/9/2010  Bán 10 HĐ giao sau  27  27 – Sn  Tích lũy khi đến hạn  100*(27 – 25) = 200 10  Đến cuối tháng, giá cà phê trên thị trường giao sau tăng từ 25 triệu VNĐ mỗi  tấn  lên 27  triệu VNĐ. Công  ty  sẽ  tiến hành bán 10 hợp đồng giao sau này để kết  thúc vị  thế mua vào  ngày  15/9/2010,  lúc  này  công  ty  đã  tích  lũy  được khoản  lợi  nhuận ròng từ bảo hộ trên thị trường giao sau là 200 triệu VNĐ chỉ sau 1 tháng để  bù vào chi phí đầu vào gia tăng khi mua giao ngay cà phê.  §  “Short hedge” – “ phòng ngừa vị thế bán”: một chủ trang trại cà phê dự tính  bán 50 tấn cà phê sẽ thu hoạch vào tháng sau. Người này muốn chắc chắn sẽ  bán được giá nên đã quyết định bán chúng trên thị trường giao sau để bảo hộ  trường hợp  giá  cà  phê  trên  thế  giới  giảm  xuống. Đối  với  sàn  giao  dịch  cà  phê, giá trị nhỏ nhất cho mỗi hợp đồng giao sau cà phê được giao dịch là 10  tấn. Vì vậy ông ta phải thực hiện bán 5 hợp đồng giao sau cà phê. Bảng dưới  sẽ cho thấy sự biến động giá và kết quả bảo hộ giá từ hợp đồng này. Trong  đó, cà phê được định giá bằng VND, chi phí giao dịch không đáng kể. Giá cà  phê trong tháng ngày một tăng lên, đến 27 triệu đồng mỗi tấn, lúc này nếu để  đến hạn ông ta sẽ bị mất khoản tiền khá lớn. Khôn ngoan hơn hết là chốt vị  thế bán, chấm dứt hợp đồng.  Ngày  Vị thế  Ft (triệu đ)  Tích lũy  24/8/2010  Bán 5 HĐ giao sau  25  25­Sn  24/9/2010  Mua 5 HĐ giao sau  27  Sn­27  Tích lũy khi đến hạn  50*(25­ 27)= ­150.000  1.2.5.  Nghiệp vụ đầu cơ trên thị trường giao sau  Thị  trường  giao  sau  luôn  tồn  tại  tính  công  bằng  trong  giao  dịch,  đối  với  những nhà kinh doanh tham gia phòng ngừa biến động giá, họ có thể bán hàng hóa  ở mức giá tốt hơn hoặc loại bỏ vị thế trên thị trường giao sau để giao dịch hàng hóa  trên  thị  trường giao ngay. Với những khoản  tiền bị mất do dự đoán giá hàng hóa  giao sau sẽ được chuyển tiếp cho những nhà đầu cơ, những người dám cược chiều 11  ngược  lại của giá  hàng hóa. Họ cũng chính  là  thành phần không  thể  thiếu của  thị  trường.  Có thể lấy một ví dụ đơn giản. Thị trường sản phẩm dầu thô giao ngay đang  từng ngày tăng giá, cùng với các yếu tố vĩ mô khác, nhà đầu cơ dự đoán rằng trong  một tháng tới, giá dầu thô sẽ tiếp tục tăng lên nên đã mua 10 hợp đồng giao sau trên  thị  trường NYMEX, mỗi hợp đồng là 1.000 barrels (barrels  là đơn vị  tính của dầu  thô). Đến khi đáo hạn nhà đầu cơ này đã bị lỗ 20.000 USD, tuy nhiên, khoản lỗ này  đã được trừ theo từng ngày giao dịch với tài khoản ký quỹ, nên có thể theo dõi sát  tình hình biến động lỗ lãi. Ngoài ra, trong đa số trường hợp trên nhà đầu cơ thường  cắt lỗ của hợp đồng bằng cách đóng trạng thái vị thế.  Ngày  Vị thế  Ft  Tích lũy  3/8/2010  Mua 10 HĐ giao sau  $36  Sn­$36  3/9/2010  Ban 10 HĐ giao sau  $34  $34­Sn  Tích lũy khi đến hạn  10.000*($34­$36)=­20.000  Theo nhiều nhận định, đầu cơ trên thị  trường giao sau chẳng khác nào một  trò cờ bạc. Điều này không 
Tài liệu liên quan